1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền Thái ????? [chu?? đê?? có số ngươ??i đọc cao, được mod lyhl giới thiệu đâ??u tháng 12/2

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi macuoi, 14/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Báo Tuổi Trẻ Online :
    Thứ Sáu, 27/05/2005, 00:31 (GMT+7)
    Đường đến võ đài? (kỳ 1): Những ?ogiác đấu sĩ?!

    TT - Trong các môn võ thuật từ Thiếu lâm, boxing đến taekwondo, karate, judo... có lẽ không có môn võ nào sánh được với Muay Thái về sự khốc liệt.
    Thậm chí không ít người sau khi xem đấu Muay Thái được tận mắt chứng kiến các đấu sĩ thượng đài đã thốt lên: đó là môn thể thao dã man nhất! Nhưng ở một góc độ khác, Muay Thái thể hiện trái tim quả cảm của các đấu sĩ, thậm chí chấp nhận hy sinh vì danh dự và cả vì... tiền!
    Cuộc chiến một mất, một còn?
    Trưa chủ nhật một ngày đầu tháng tư, chúng tôi chen chúc trong dòng người xô đẩy nhau dưới cơn mưa trái mùa tầm tã để vào dự khán cuộc tỉ thí giữa các võ sĩ Muay Thái. Sàn đấu Muay Thai Stadium 7 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan có sức chứa hơn 2.000 người nằm ở khu công viên Chatuchak gần như không còn một chỗ trống.
    Stadium 7 được xem là sàn đấu nổi tiếng thứ ba tại Bangkok sau hai sàn Rajadamnoen và Lumphini. Tại đây, khán giả từng chứng kiến cuộc thăng hoa của võ sĩ nổi tiếng Somluck Khamsing - người xuất thân từ môn võ Muay Thái trước khi chuyển sang đánh quyền anh và mang về cho thể thao Thái Lan chiếc huy chương vàng đầu tiên trong một kỳ tranh tài Olympic ở Thế vận hội Atlanta (Mỹ) 1996.
    Xem Muay Thái ở Thái Lan không rẻ chút nào. Giá một chiếc vé hạng trung bình ngồi chót vót trên cao ở sàn Rajadamnoen không dưới 1.500 baht (gần 50 USD). Nhưng điều đặc biệt là Stadium 7 không bán vé và khán giả vào xem bằng giấy mời. Sàn đấu tồn tại nhờ vào tiền bán bản quyền truyền hình phát đi trên toàn cầu, mà tiền thu về lên đến vài triệu baht.
    Mỗi tháng bốn lần, cứ vào các chiều chủ nhật, Stadium 7 tổ chức sáu trận đấu với sự tham dự của những đấu sĩ chuyên nghiệp ở đủ lứa tuổi. Tùy theo mức độ nổi tiếng, nhưng khi thượng đài mỗi đấu sĩ thường nhận được trung bình khoảng 12.000 baht (300 USD). Nếu thắng cuộc, họ có thể nhận được thêm 8.000 - 12.000 baht.
    Gần một giờ nữa mới đến trận khai mạc mà khán đài đã chật cứng người với đủ loại âm thanh tạp nham pha trộn giữa tiếng la hét của khán giả, tiếng kèn trống, tiếng loa phóng thanh của những nhà tổ chức... Khán đài chật ních người, nổi bật nhất là những tay cò cá cược la hét ỏm tỏi, không khó nhận ra sự có mặt của ?ocò? vì trên tay họ luôn cầm một tấm bìa cứng dán trên đó 2-3 chiếc máy điện thoại di động hoặc máy bộ đàm.
    Đây là các ?ocò? chuyên tường thuật từ sàn đấu về cho các ông trùm ngồi nhà qua điện thoại di động hoặc bộ đàm, các ?ocò? này là những người có kiến thức cực kỳ nhạy bén về Muay Thái, thậm chí hơn cả các trọng tài chấm điểm trận đấu.
    Đôi mắt họ luôn dán chặt lên sàn theo dõi diễn biến trận đấu, đồng thời miệng liên tục áp sát vào loa điện thoại để ?ođọc? trận đấu về cho ?oông chủ? và các kèo được ra không chỉ trong phạm vi nội địa nước Thái mà còn khắp thế giới, các ?oông chủ? sẽ đưa ra kèo mới, báo giá để các con bạc sát phạt đỏ đen.
    13g30, những tờ **** công bố sáu cặp đấu sẽ diễn ra trong ngày được phát ra. Hàng trăm cánh tay vội vã chìa ra xin tờ rơi khiến sàn đấu càng trở nên náo nhiệt hơn. Trận đấu đầu tiên giữa hai võ sĩ cùng 15 tuổi là Kaymarn Sor Ubdul mang biệt danh ?ocọp dữ? và Kwanjai Kieatprapat có biệt danh ?orắn lì đòn? đã được tung ra.
    ?oCọp dữ? Kaymarn Sor Ubdul chưa hề nếm mùi thất bại sau 15 lần thượng đài, đồng thời được xem là tay đấm thiếu niên xuất sắc nhất của Thái Lan mặc quần xanh được xếp ở ?ocửa trên?. ?oRắn lì đòn? Kwanjai Kieatprapat mặc quần đỏ bị xếp ở cửa dưới. Cả sàn đấu vang rền tiếng hô ?oUbdul... Ubdul...?. Hôm nay, các con bạc đã trút cạn hầu bao đặt vào cửa ?ocọp dữ? Ubdul.
    Đúng 13g45, tiếng nhạc truyền thống ?oò e í e...? tấu lên. ?oCọp dữ? và ?orắn lì đòn? bắt đầu thực hiện nghi thức múa truyền thống ?oWai-kru?, bày tỏ sự tôn kính đối với thầy mình. ?oWai-kru? cũng là cách để tạo ra sức mạnh tinh thần, giúp đấu sĩ thư giãn, chuẩn bị cho cơ thể và tinh thần trước khi nhập cuộc. Ubdul và Kieatprapat chơi ngang ngửa trong hai hiệp đấu đầu tiên.
    Nhưng bước sang hiệp thứ ba, ?orắn lì đòn? Kieatprapat đã bộc lộ sự đuối sức. Đôi mắt sáng, lầm lì của anh đã biến mất, thay vào đó là nỗi tuyệt vọng khi liên tiếp trúng ba đòn đá bạt hiểm ác vào giữa mặt. Liền sau đó hai cú dậm chỏ của ?ocọp dữ? từ trên cao khiến ?orắn lì đòn? ngã vật ra giữa sàn. Đám đông hô to ?oUbdul?Ubdul??, nhưng tiếng chuông báo hết hiệp kịp cứu ?orắn lì đòn? khỏi bị knock-out.
    Nhưng đó là khoảnh khắc gượng dậy cuối cùng, tiếng kèn ?oWai-kru? nghe giống tiếng kèn đám ma... Ngay phút đầu tiên của hiệp thứ tư, ?orắn lì đòn? đã nhận bốn cú lên gối trúng ngực và mặt, khi anh còn đang loạng choạng thì ?ocọp dữ? Ubdul đã lao tới, bay người lên không trung dùng hết lực cắm tiếp hai cú chỏ vào đỉnh đầu đối phương.
    ?oRắn lì đòn? Kieatprapat đổ sụp xuống sàn đấu như một ngôi nhà sụp móng vỡ vụn. Trọng tài ngay lập tức kéo ?ocọp dữ? Ubdul ra và tuyên bố anh thắng knock-out! Cả khán phòng như bùng nổ, tiếng reo hò, tung hô, trong khi ?orắn lì đòn? vẫn nằm bất tỉnh giữa sàn đấu, chẳng ai ngó ngàng gì đến anh.
    Chúng tôi còn chưa hoàn hồn khi thấy bộ phận y tế lên khiêng ?orắn lì đòn? xuống thì cặp đấu sĩ 18 tuổi Thanasak Sithuhubol và Sathandej Skindeoymp xuất hiện. Trận đấu này dự kiến diễn ra trong sáu hiệp, nhưng mới được ba hiệp thì đấu sĩ quần đỏ Skindeoymp đã trúng liền ba đòn đá giữa mặt và một đòn chỏ vào ót ngã lăn ra sàn bất tỉnh, máu phún đầy nơi khóe miệng. Khán đài lại hô vang trước sự gục ngã của Skindeoymp...
    Cố gắng lắm chúng tôi mới xem hết trận thứ ba, cậu SV VN tên Nguyễn Hữu Hạnh - đang theo học khoa markerting ở Trường Đại học ABAC - đi cùng đã kéo chúng tôi khỏi đấu trường. Chúng tôi rất ngạc nhiên vì Hữu Hạnh đã ở Bangkok hơn hai năm và ban đầu anh tỏ ra rất háo hức khi được đến đấu trường. Hạnh nói trong hơi thở gấp: ?oTôi đã hiểu vì sao các bạn SV Thái cùng trường khuyên không nên đi xem Muay Thái, ép tim quá!?.
    Chiếc quan tài bên sàn đấu!?
    Muay Thái ra đời cách đây hơn 700 năm và được hình thành bởi những cuộc chiến chống lại những đạo quân xâm lăng, đó là tập hợp những thế cận chiến của các chiến binh trên chiến trường. Ông Sampong, một người am hiểu lịch sử Muay Thái, cho biết: Muay Thái ngày xưa dã man hơn nhiều. Đấu sĩ được phép sử dụng mọi đòn thế, kể cả việc đá vào hạ bộ đối phương và quấn băng tay nhúng keo trộn miểng thủy tinh để tăng tính sát thương khi ra đòn.
    Cách đây vài chục năm, những trận đánh Muay Thái chuyên nghiệp thường đặt sẵn một cỗ quan tài cạnh đài, hai giác đấu sĩ được đưa vào sàn đấu là chiếc ***g sắt, trận đấu sẽ không có chuyện cả hai cùng bước ra khỏi ***g mà chỉ có một - là người chiến thắng, còn kẻ bại trận đã có sẵn cỗ quan tài dành cho mình!
    Ngày nay Muay Thái cấm tuyệt đối đòn dã man có thể dẫn đến thiệt mạng, nhưng người xem vẫn ớn lạnh khi chứng kiến những cú đá ra đòn quyết định, nhất là cú cắm hai cùi chỏ vào đỉnh đầu đối phương. Ông Sampong cho biết: vì tính chất đối kháng tự do cho phép các võ sĩ sử dụng nhiều bộ phận trên cơ thể ra đòn đánh đã khiến không ít người liệt Muay Thái vào môn võ dã man.
    Nhưng với ông thì: ?oTôi đã nhiều năm gắn bó với Muay Thái và từng chứng kiến nhiều đấu sĩ bị thương nặng trên sàn đấu, nhưng chưa thấy ai chết cả. Trong một trận đấu Muay Thái rất khó có đối thủ thiệt mạng khi hai đấu sĩ có cùng cân nặng, chiều cao và kỹ năng giao chiến, họ che chắn rất kỹ những chỗ hiểm...?.
    Nhưng khi chúng tôi cho biết đã được nghe những câu chuyện thiệt mạng ở những sàn đấu cá cược bất hợp pháp tại những khu xóm lao động ở ngoại ô Bangkok, thì Sampong gật gù: ?oDo hai võ sĩ đã chênh nhau đẳng cấp, điều đó rất nguy hiểm. Luật Muay Thái nghiêm cấm sự chênh lệch này??.
    Nhưng với ông Amnuay Kesbumrung - thành viên Hội đồng Muay Thái thế giới mà chúng tôi tiếp xúc tại MuayThai Institute, nơi được xem là học viện Muay Thái lớn nhất thế giới, gần sân bay Don Muong mà ông làm chủ - thì: ?oTôi đã chứng kiến bốn trường hợp võ sĩ thiệt mạng, nhưng họ không chết ngay trên sàn đấu mà chết tại bệnh viện vì bị chấn thương sọ não hoặc tim?.
    Dù bị xem là môn võ dã man nhưng chỉ riêng tại Bangkok đã có đến hàng ngàn trung tâm huấn luyện, lò luyện Muay Thái mà thanh thiếu niên Thái Lan theo học rất đông. Theo ông Amnuay Kesbumrung, ủy viên Hội đồng Muay Thái thế giới, toàn nước Thái có đến hơn 10.000 trung tâm, lò, trại huấn luyện dạy Muay Thái với cả triệu võ sinh tham gia.
    Chúng tôi thắc mắc khi tiếp xúc với nhiều công chức, trí thức hay sinh viên các trường đại học ở Bangkok, đa số họ đều tỏ vẻ sợ môn võ này, thậm chí không đi xem thi đấu, sao chỉ thấy thanh thiếu niên nghèo, ở nông thôn chọn học Muay Thái, cả ông Sampong lẫn ông Amnuay đã không chút đắn đo, nhún vai nói: ?oĐó là con đường mà thanh niên nông thôn chọn lựa để thoát nghèo và mưu sinh tại những đô thị lớn...?.
    BINH NGUYÊN - DUY BÌNH
    Bác Kim Qui đâu rồi nhỉ ? Đăng lên tiếp 1 số chuyện của làng võ thế giới UFC & PRIDEFC cho chúng em xem tiếp với Bác ơi .
    Được MuayThai sửa chữa / chuyển vào 19:17 ngày 16/09/2005
  2. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Báo Tuổi Trẻ Online :
    Thứ Bảy, 28/05/2005, 00:37 (GMT+7)
    Đường đến võ đài? :
    Kỳ 2: Quả đấm và những giấc mơ đổi đời?
    TT - Với một bộ phận lớn thanh thiếu niên nông thôn Thái Lan, Muay Thái có thể là lối thoát duy nhất giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo. Mỗi lần thượng đài tùy theo tính chất khốc liệt của trận đấu, mỗi võ sĩ được trả trung bình 8.000 - 12.000 baht (khoảng 200 - 300 USD) - một khoản tiền không nhỏ ở quê nhà.
    Những nắm đấm, những cú đá, cú chỏ... có thể đưa họ ra khỏi cảnh tăm tối đói nghèo, nhưng cũng có thể đó là lần cuối cùng họ được thấy ánh mặt trời...
    Tuổi thơ khổ luyện
    Tại Bangkok có đến hàng ngàn lò võ thu hút hàng trăm ngàn võ sinh tham gia và những lò võ nổi tiếng có liên hệ mật thiết với những sàn đấu hợp pháp lẫn không hợp pháp luôn đầy ắp thiếu niên đến từ các tỉnh miền đông bắc, miền nam vốn được xem là nghèo nhất nước Thái.
    Tại một trại huấn luyện ở ngoại ô Bangkok, chúng tôi chứng kiến hàng trăm gương mặt non choẹt tuổi chỉ khoảng sáu, bảy, cao lắm là 12,13 tuổi, tất cả đều đến từ vùng đông bắc Thái bởi ông chủ cũng xuất thân từ đây. Các em đều cho biết những người bỏ quê ra đi và trở về có tiền bạc, sắm sửa nhà cửa đều là những võ sĩ Muay Thái nên ai cũng kỳ vọng vào con đường này để đổi đời. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội bước chân vào ?olò? để theo đuổi giấc mơ trở thành võ sĩ.
    Một khóa học kéo dài ba tháng ở các lò nổi tiếng tại Bangkok đã lên đến 1.500 USD/khóa, chưa kể chi phí lưu trú. Những gia đình quá nghèo không đủ tiền đóng học phí thường có cách riêng là ?obán xác? con em mình, người chủ sẽ nhận trước một khoản học phí tượng trưng và gia đình làm cam kết sau các khóa huấn luyện, chủ sẽ tung ngay các em vào sàn đấu, những khoản tiền cá cược sau những trận thắng sẽ trừ dần vào học phí.
    Dĩ nhiên, không phải võ sinh nào cũng được ưu đãi nhận vào với hình thức ?obán xác? này. Chủ lò sẽ chọn lựa hết sức kỹ lưỡng, xem giò xem chân, xem mức độ dũng cảm, khả năng lì đòn và sức chịu đựng của võ sinh xem họ có thể thắng và trụ được bao lâu trên những sàn đấu. Vì nếu võ sĩ sớm chấn thương và thua cuộc thì họ sẽ chẳng nhận được đồng nào!
    Những học sinh nội trú bắt đầu một ngày làm việc rất vất vả. Họ thức giấc từ tờ mờ sáng, bắt đầu những bài luyện thể lực trước khi bước vào những giờ tập luyện kỹ thuật cực kỳ vất vả. Tại lò võ gần khu vực sàn đấu Samrong, chúng tôi đã chứng kiến một bé trai chừng 10 tuổi bắt đầu buổi tập với cảnh nghiến răng chịu đau đớn khi bị nắm hai chân và tay kéo dãn ra trong phần khởi động chuẩn bị cho bài tập thể lực.
    Đứng sát bên cạnh, người huấn luyện viên miệng cứ hét lớn vào tai em: ?oKéo mạnh vào, mạnh vào, mạnh vào??. Khóe mắt em đỏ hoe vì đau đớn. Chưa kịp lau nước mắt sau bài khởi động như tra tấn này, em lại được một huấn luyện viên khác kéo ra với bài luyện tập đòn chân. Cái chân còm nhom, ống quyển sưng vù cứ thế mà đá vào bao cát suốt một giờ đồng hồ, nhưng vẻ mặt của huấn luyện viên thì chẳng có gì hài lòng khi nhìn thấy cảnh học trò mồ hôi nhễ nhại. Miệng ông luôn lẩm bẩm: ?oRa đòn yếu quá, yếu quá??.
    Đứa bé gần như không còn sức nhưng môi luôn mím chặt và chân vẫn phải tung cước. Trong giây phút giải lao ngắn ngủi, chúng tôi lân la trò chuyện, em cho biết tên Dun, quê cách Bangkok 500km về phía nam, em mới 9 tuổi, cả nhà chỉ có em là con trai, các chị gái đều làm ruộng, mẹ em đã mất 20.000 baht mới có thể cho em vào lò này, số tiền gần 40.000 baht học phí còn nợ sẽ phải trả khi em được thượng đài. Dun nói: ?oThầy bảo em ráng tập, đến cuối năm nay là có thể thượng đài được rồi??.
    Ở một góc khác trong trại, chúng tôi thấy một võ sinh tuổi chỉ khoảng 12,13 đang ra sức đấm vào bao cát cứng như đá, em cứ đấm liên tục nhưng vị huấn luyện viên vẫn nhìn và lắc đầu. Khi chúng tôi tỏ ý khuyên ông cho em nghỉ, ông cười bảo: ?oChưa ăn thua gì đâu!?. Theo ông, luyện chiêu này cần phải có ý chí và bản lĩnh kiên cường.
    Trong tháng đầu tiên, đôi tay người luyện sẽ sưng húp và rỉ máu liên tục, nhưng sẽ không có chuyện ngưng tập. Họ sẽ được sử dụng một loại dược thảo giảm đau đặc biệt, bôi vào và dùng vải quấn quanh đầu ngón tay. Họ tiếp tục đấm cho đến khi các khóe bàn tay chai sạn và không còn cảm giác đau mới gọi là hoàn thành giai đoạn cơ bản!
    Với các võ sinh, gian nan nhất là giai đoạn tập luyện tạo lực cho các cú đá. Một ngày họ phải dành ít nhất ba giờ đồng hồ liên tục đá vào bao cát hoặc thân cây chuối. Không ít học viên đã phải bỏ cuộc trong giai đoạn này vì không thể lết đi nổi với hai ống quyển sưng vù, thậm chí nứt xương.
    Một nhà báo Thái Lan chuyên viết về Muay Thái nói với chúng tôi rằng cách luyện tập này là bình thường vì ông từng được chứng kiến nhiều lò chuyên cung cấp võ sĩ cho các sàn đấu bất hợp pháp còn bắt học viên luyện những cú đá chân bằng cách cho đá vào gạch hoặc cột nhà.
    Theo họ, nếu học viên luyện thành công tuyệt chiêu này thì chỉ cần một cú đá là có thể ?ophang? gãy chân đối phương như chơi và họ sẽ hốt bạc, vì nhiều sàn đấu bất hợp pháp thường cá cược theo mức độ chấn thương của các võ sĩ!
    Đồng tiền xương máu?

    Bé Kao, 9 tuổi, đến từ miền nam Thái Lan để học Muay Thái chỉ vì "kiếm được nhiều tiền gửi về cho mẹ"
    Chúng tôi đến thăm lò võ Jittigym - một trong những lò danh tiếng nhất tại Bangkok, nằm gần ga tàu điện ngầm Ratchadapisek. Chủ lò võ này là ông Jitti Damriram - cựu võ sĩ một thời vang bóng của Thái. Jitti Damriram từng lọt vào top 5 những tay đấm xuất sắc nhất trong giai đoạn 1978-1981.
    Sau khi thiết lập kỷ lục với hơn 80 lần thượng đài toàn thắng ở những sàn nổi tiếng nhất Bangkok, Jitti Damriram quyết định giã từ sự nghiệp võ sĩ vào năm 1991, ông mở lò Jittigym gần đại lộ Khao San.
    Đây cũng là một trong những lò đầu tiên tại Bangkok thu nhận học viên nước ngoài. Jittigym bắt đầu nổi tiếng với cái tên ?oInternational Muay (Muay quốc tế)? sau khi cho ra đời một số nhà vô địch đến từ châu Âu.
    Ông Jitti Damriram cho biết Jittigym hiện có hơn 100 học viên. Khoảng 20% trong số này là học viên nội trú chủ yếu là người Thái đến từ các tỉnh, tuổi từ 5-15. Tùy theo sự tiến bộ của từng học viên, nhưng trung bình từ sáu tháng đến một năm, các học viên ?onhí? sẽ được tung lên sàn đấu. Nơi đó, họ sẽ có cơ hội khẳng định tên tuổi và tài năng.
    Một trận thắng sẽ giúp họ bỏ túi ít nhất 8.000 baht (khoảng 200 USD). Nếu bại trận, họ chỉ được một khoản tiền nhỏ gọi là ?otiền công thượng đài?. Và dĩ nhiên, những kẻ bại trận sẽ khó tìm được chỗ đứng lâu dài trên con đường mưu sinh khốc liệt này.
    Trong buổi chiều quan sát cảnh tập luyện tại lò Jittigym, chúng tôi rất ấn tượng với hai anh em nhà Somsak. Các em có đôi mắt sáng nhưng luôn ánh lên vẻ lì lợm của một đấu sĩ chuyên nghiệp. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở tỉnh Nakhorn Nayok, cách Bangkok hơn 120km, cha mẹ buôn bán hàng rong với khoản thu nhập ít ỏi không đủ nuôi con ăn học.
    Họ đã gửi cả hai anh em cho thầy Jitti Damriram với phương thức ?obán xác?, hy vọng một ngày nào đó con mình sẽ trở thành những đấu sĩ tên tuổi để giúp gia đình vượt qua cảnh nghèo. Người anh có biệt danh Dudt, 14 tuổi, học Muay Thái chưa đến một năm nhưng đã 12 lần thượng đài và kiếm hơn 10.000 baht (gần 300 USD). Em không tiêu xài riêng đồng nào cả, chỉ sử dụng một phần tiền đóng học phí, còn toàn bộ gửi về cho cha mẹ ở quê nhà.
    Dudt tâm sự: ?oBuổi sáng em đến trường (Dudt đang học lớp 7). Em dành toàn bộ thời gian buổi chiều luyện Muay Thái. Những ngày luyện tập đầu tiên của em rất khổ cực. Có những lúc chân tay em đau buốt đến độ không thể cất bước đi hay cầm bút được. Nhưng em vẫn gượng dậy khi nghĩ đến cảnh dãi nắng dầm mưa buôn bán của cha mẹ ở quê nhà. Em muốn trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp, nhưng giấc mơ xa hơn của em là được vào đại học?.
    Không phải lúc nào Dudt cũng giành thắng lợi, lần đầu tiên khi được xuất hiện tại sàn đấu danh tiếng Rajadamnoen, em đã bị đối thủ hạ knock-out. Thân thể em bầm dập và thâm tím phải nằm liệt giường hàng tuần liền. Nhưng đồng môn của Dudt nói họ chưa bao giờ chứng kiến cảnh Dudt rên la, một phần vì đó là bản lĩnh của Dudt và một phần vì đó là đặc tính của Muay Thái. Người võ sĩ có thể đau đến tột cùng nhưng không bao giờ được kêu ca.
    Còn bé Kao là học viên nhỏ nhất ở đây, em chỉ mới 9 tuổi, quê ở tận miền nam Thái Lan, giáp với Malaysia. Chúng tôi hỏi Kao vì sao thích Muay Thái, em chỉ cười: ?oSẽ kiếm được nhiều tiền, mẹ bảo thế??. Kao chỉ mới được gửi lên đây hơn một tuần, những bài tập đầu tiên mới chỉ là những điệu múa khởi động ?oWai-kru? mà Kao rất thích, nhưng em đâu thể biết phía trước sẽ là con đường dài đầy máu và nước mắt?
    BINH NGUYÊN - DUY BÌNH
    -----------
    * Kỳ sau: Câu chuyện của nhà vô địch Muay Thái
  3. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Báo Tuổi Trẻ Online :
    Thứ Hai, 30/05/2005, 00:34 (GMT+7)
    Đường đến võ đài? (kỳ 3):
    Câu chuyện của nhà vô địch Muay Thái
    TT - Ở Thái Lan không ai không biết đến cái tên Nong Tum - nhà vô địch Muay Thái lừng danh với bộ sưu tập thành tích đáng nể: thượng đài gần 60 trận, trong đó hơn 30 trận hạ knock-out đối phương.
    Chúng tôi được nghe kể nhiều về Nong Tum, nhưng ngồi trước mặt chúng tôi hôm nay lại là một con người khác đến bất ngờ!...
    ?oNụ hôn của mãnh hổ? !
    Chúng tôi thật may mắn khi có mặt ở Bangkok cũng là lúc Nong Tum vừa trở về từ Mỹ. Nhưng gặp nhân vật nổi tiếng như Nong Tum thật không phải dễ. Sau hàng chục lần email, nhờ cậy cả quan chức địa phương, điện thoại trực tiếp nhưng vẫn không thể tiếp cận được.
    Kiên trì liên lạc, cuối cùng người trợ lý điện thoại cho biết: Nong Tum đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn! Chúng tôi đến nơi hẹn, tiếp chúng tôi lại là một gương mặt nữ xinh đẹp đến lạ thường, mái tóc dài đen nhánh, gương mặt trái xoan gợi cảm và miệng luôn nở nụ cười đầy quyến rũ... Câu chuyện Muay Thái được bắt đầu từ những ký ức tuổi thơ:
    ?oTôi sinh ra tại Bangkok nhưng lớn lên ở Chiang Mai trong một gia đình rất nghèo. Chính vì cuộc sống quá nghèo nên như bao đứa trẻ khác ở Chiang Mai, tôi đã quyết định tìm đến Muay Thái không chỉ để thoát khỏi cái nghèo, cái đói mà còn có một ước nguyện thầm kín ẩn sâu trong tâm hồn một cậu bé mười tuổi...?.
    Năm 12 tuổi, Nong Tum lần đầu tiên thượng đài. Nong Tum kể: ?oGần như tôi đã đánh cược cả đời mình, thậm chí tính mạng cho trận đầu tiên!?. Do nhà quá nghèo nên Nong Tum không đến học tại lò võ nào mà tự luyện tại nhà qua người hàng xóm biết chút ít Muay Thái. Trên sàn đấu hôm ấy là cuộc đọ sức giữa một người được đào tạo bài bản và một bên là ?ođấu sĩ miệt vườn? - điều tối kỵ và rất nguy hiểm trong Muay Thái. Nhưng đó là con đường duy nhất của Nong Tum.
    Cậu bé lao vào đối thủ như mãnh thú với những trận đòn khủng khiếp mà sau này nhiều người thân kể lại: nếu trọng tài không kịp can thiệp chắc có lẽ đối thủ của Nong Tum khó lòng tiếp tục theo nghiệp võ! Theo dự kiến, trận đấu kéo dài năm hiệp. Nhưng mới ở hiệp thứ hai, đối thủ của Nong Tum đã nằm bất động trên sàn đấu giữa tiếng reo hò man dại của những kẻ cá cược. Các chủ lò đã tranh nhau mời chú bé con này về đào tạo miễn phí. Họ đã nhận ra sự lạnh lùng đến khủng khiếp khó có đối thủ nào trụ nổi trước cậu bé.
    Sau hơn 20 trận hạ knock-out đối thủ, tên tuổi của Nong Tum bắt đầu vang danh khắp Thái Lan. Nhiều đối thủ ?ocó số, có má? nghe nhắc đến cái tên Nong Tum là từ chối thượng đài, cho dù tiền cá cược rất cao. Điều lạ thường là sau mỗi trận hạ knock-out đối phương, Nong Tum thường cúi xuống hôn lên gương mặt đẫm máu của đối thủ đang gục ngã trên sàn! Phong cách rất ?otình tứ? và lối đánh không tuân thủ theo chuẩn mực nào càng giúp Nong Tum nổi tiếng. Một thời báo chí Thái Lan đã gọi nụ hôn của Nong Tum là ?onụ hôn của mãnh hổ?...
    Tiền thù lao mỗi trận giác đấu dành cho Nong Tum cứ thế tăng dần theo từng cú ngã bất động, những hình hài đầy máu me, những chấn thương mang theo suốt đời của các đối thủ đã chạm mặt với anh. Có những lúc thu nhập hằng tháng của nhà vô địch lên tới hàng chục ngàn baht (4.000 baht bằng khoảng 100 USD). Nổi tiếng và có tiền, Nong Tum thường chỉ gửi về quê nuôi cha mẹ phân nửa, số còn lại anh âm thầm gửi ngân hàng và chờ đợi cho tới một ngày...
    ?oNgay từ năm lên 6-7 tôi đã biết trái tim mình không thuộc về thân xác này, nhưng cái nghèo, cái đói giày vò hằng ngày vẫn còn là nỗi ám ảnh trước mắt. Thật tình tôi chỉ thích được yêu thương dỗ dành, tôi rất sợ những trò bạo lực, đấm đá. Ngày nhỏ bọn con trai thường lôi tôi ra để đấm để đá vì chúng bảo tôi ?oõng ẹo như con gái?, tôi chỉ biết khóc và ước gì mình là con gái thật để bọn bạn khỏi mang ra cười chê.
    Có lần nghe người làng bảo trên thủ đô có thể ?obiến? nam thành nữ được, tôi rất chú ý câu chuyện này và nghĩ: chỉ có đi theo Muay Thái ước nguyện này mới có thể thành sự thật... Nụ hôn của mãnh hổ ư? Người ta không hiểu tôi, đó là nụ hôn yêu thương, nụ hôn của lời xin lỗi vì tôi đã làm họ đau đớn, tôi luôn yêu thương những chàng trai, nhất là những chàng trai khỏe mạnh, cường tráng...? - Nong Tum trở lại những ký ức ngày xưa bằng lời thổ lộ về cuộc đời mình với chúng tôi.
    ?oNếu có kiếp sau??
    Hội đồng Muay Thái thế giới (WMC) được Chính phủ hoàng gia Thái thành lập và hoạt động dưới sự kiểm soát của Bộ TDTT và du lịch Thái. Chủ tịch WMC là ông Chetta Thanajaro - cựu tướng lĩnh trong Quân đội hoàng gia Thái, đồng thời là chủ tịch danh dự Ủy ban Olympic Thái Lan. Nhiệm vụ chính của WMC là tìm cách mở rộng môn võ dân tộc Muay Thái ra khắp thế giới.
    Đến nay WMC đã có 109 nước thành viên đến từ năm châu lục. Các thành viên của WMC sẽ được giúp đỡ lập ra các hiệp hội, CLB, liên đoàn hoặc hội đồng Muay Thái. Các thành viên trong ban điều hành WMC đến từ 50 quốc gia. Cứ hai năm một lần, WMC sẽ nhóm họp và bầu ra ban điều hành mới.

    Nong Tum quyết định treo găng vào năm 1999, đã đến lúc Nong Tum muốn cho mọi người biết ý nguyện thầm kín của mình: ?oTôi là một katoey (người có giới tính thứ ba). Tôi muốn sống đúng với con tim mình qua một cuộc phẫu thuật chuyển giới tính!?. Cả nước Thái bàng hoàng.
    Những người katoey ở Thái Lan không ít, họ sống giữa hai giới tính nam và nữ khá bình đẳng, nhưng với Nong Tum thì không thể được vì đây không chỉ là thần tượng của ý chí, sức mạnh và lòng tự hào của bao nhiêu thanh thiếu niên nghèo ở nông thôn mà còn là nhà vô địch huyền thoại của các sàn giác đấu! ?oKhông thể được!? - những người đam mê môn Muay Thái gào thét. Nhưng đó là ý chí sau cùng của nhà vô địch!
    Để bước lên đỉnh vinh quang, không ít lần Nong Tum cũng phải sụp đổ, mê man trên sàn đấu với cơ thể đầy máu và không ít lần phải đưa vào bệnh viện cấp cứu tính mạng, nhưng có lẽ không đau đớn nào bằng khi thực hiện tâm nguyện được trở thành nữ giới. Với một võ sĩ, một nhà vô địch thì việc giã từ sàn đấu khi còn đang sung sức là một điều đau đớn không kém.
    ?oCơ thể tôi bắt đầu trở nên mềm nhũn ra sau những tuần lễ đầu tiên uống thuốc hormon. Cảnh vinh quang chiến thắng, những bắp thịt căng tròn, những đòn quyết chiến, những gương mặt đầy máu cứ ùa về trong giấc mộng mị hằng đêm. Đã có lúc tôi chợt nghĩ: Mình có sai lầm không, hy sinh vì cái gì nào? Được sống đúng với bản năng hay tiếp tục con đường vinh quang?...? - Nong Tum tâm sự.
    Sau nửa năm được các bác sĩ tư vấn tâm lý và uống thuốc bổ sung hormon nữ, nhà vô địch quyết định ký giấy xác nhận và đặt mình dưới lưỡi dao phẫu thuật của các bác sĩ. Sau gần hai năm trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, nhà vô địch huyền thoại một thời đã chính thức trở thành cô Parinya Jaroenphon - Nong Tum!
    Dù đã giã từ sàn đấu nhưng hiện tại Nong Tum vẫn được xem là ngôi sao, nhưng là ngôi sao sáng của nền công nghiệp giải trí Thái Lan. Cô đã đi biểu diễn Muay Thái ở nhiều nước trên thế giới như Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ... Những show một nữ võ sĩ thách đấu với các nam võ sĩ trên khắp thế giới đã mang về cho cô cả núi tiền.
    Cô cũng đã tham gia đóng bộ phim Beautiful boxer (Nữ võ sĩ xinh đẹp) mà nội dung tái hiện cuộc đời của chính mình. Bộ phim đã gây xôn xao dư luận ngay ở những tuần lễ đầu tiên công chiếu, nhiều người tỏ ra cảm thông nhưng cũng không ít người phản đối vì làm mất đi hình ảnh một thần tượng của Muay Thái!
    Đầu tháng 4-2005, kênh truyền hình Channel 3 của Thái Lan cũng vừa cho trình chiếu bộ phim hình sự nhiều tập Người đàn ông thép, trong đó Nong Tum được mời thủ vai chính chuyên đi tìm tiêu diệt những kẻ gian ác trong xã hội. Một hãng phim khác cũng vừa ký hợp đồng với Nong Tum để thực hiện một bộ phim kể về cuộc sống của những người thay đổi giới tính...
    Đã là một siêu sao trên bầu trời nghệ thuật Thái Lan nhưng Nong Tum vẫn không quên con đường đầu tiên đưa cô đến đỉnh vinh quang như hôm nay. Nong Tum bỏ tiền túi ra lập một trại huấn luyện Muay Thái ở ngoại ô Bangkok và thu nhận các thiếu niên nghèo từ nông thôn ra nuôi dạy miễn phí. Nong Tum bảo: ?oVới tôi, Muay Thái đã là máu là thịt, không có nó tôi chẳng có ngày hôm nay?.
    Chúng tôi hỏi Nong Tum: ?oNếu có kiếp sau, cô sẽ chọn giới tính nào để đầu thai??. Nong Tum đặt tay lên tim mình: ?oTôi muốn là một người đàn ông, một người có trái tim đàn ông và tôi tin rằng mình vẫn sẽ là một nhà vô địch Muay Thái!?...
    BINH NGUYÊN - DUY BÌNH
    -----------
    * Kỳ cuối: Muay Thái đã có mặt ở VN!
  4. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Báo Tuổi Trẻ Online :
    Phóng Sự - Ký Sự
    Thứ Ba, 31/05/2005, 00:37 (GMT+7)
    Đường đến võ đài? (kỳ cuối):
    Muay Thái đã có mặt ở VN!
    TT - Muay Thái có mặt ở VN từ bao giờ? Không ai biết chính xác, nhưng một số bậc tiền bối võ thuật trước năm 1975 cho biết Muay Thái đã xuất hiện tại miền Nam vào đầu những năm 1950.
    Muay Thái vào VN và biến cách thành võ tự do từng bị chính quyền cũ cấm đoán vì quá dã man. Thời điểm đó, những trận đánh thường có hai cỗ quan tài đặt ở hai bên góc đài. Trong hợp đồng giữa các võ sĩ luôn có một điều khoản ghi rõ ?ochết không được đền mạng?...
    Trận thượng đài với ?ođệ nhất võ sĩ Đông Dương?
    Ba tên tuổi võ thuật lừng danh mà bất kỳ người yêu võ thuật nào trước năm 1975 cũng đều biết đến gồm võ sư Huỳnh Tiền (võ tự do), Minh Cảnh (quyền anh) và Minh Sang (võ tự do)... Minh Sang vang danh khắp thiên hạ thời ấy với sự nghiệp lẫy lừng 64 lần thượng đài bất bại.
    Khi chúng tôi đến thăm, võ sư Minh Sang năm nay đã 75 tuổi nhưng trông vẫn rất hồng hào, khỏe mạnh. Mỗi ngày ông di chuyển đều đặn vài chục cây số từ nhà ở Thủ Đức sang quận Bình Thạnh làm việc tại Hợp tác xã bến xe Đông Bắc. Thậm chí ông còn đủ khỏe mạnh để nhận luôn vai trò cố vấn kỹ thuật cho bộ môn quyền anh tại TP.HCM.
    Võ sư Minh Sang tên thật là Trương Văn Lâm, người gốc tỉnh Bạc Liêu. Năm 5 tuổi, Trương Văn Lâm đã bắt đầu tìm đến học võ thuật và người thầy đầu tiên của ông chính là ông Ba Sen - thầy dạy võ nổi tiếng ở đất Nam bộ với những học trò sau này là những tên tuổi lớn như Lưu Hòa Phát, Mã Thành Long...
    Sau mười năm trời ròng rã dày công khổ luyện ở Bạc Liêu, năm 24 tuổi chàng thanh niên Trương Văn Lâm đặt chân đến Sài Gòn quyết chí theo nghiệp võ dù ông còn có một nghề tay trái là vẽ tranh thủy mặc. Chỉ trong một thời gian ngắn, tên tuổi của Trương Văn Lâm đã nổi như cồn khi đánh gục các đối thủ như Nguyễn Đạt, Nguyễn Thôi, Nguyễn Hưng, Phạm Trung Thành... Trở thành nhà vô địch ở đất miền Nam, Trương Văn Lâm tự đặt cho mình một nghệ danh mới là Minh Sang và cái tên đó lưu danh đến tận bây giờ.
    Ngồi trò chuyện với ông về nghiệp võ, về những khoảnh khắc vinh quang, ông Minh Sang cho biết kỷ niệm lớn nhất trong sự nghiệp của ông chính là lần hạ võ sĩ Muay Thái người Việt gốc Hoa tên Lý Bỉnh Sâm. Năm 1963, Lý Bỉnh Sâm sau nhiều năm luyện Muay Thái bên Thái Lan đã trở về thách đấu với các tên tuổi lớn nhất của võ thuật Nam bộ thời bấy giờ.
    Lý Bỉnh Sâm bắt đầu cuộc hành trình từ Nha Trang vào phía Nam, đi đến đâu là dựng đài thách đấu đến đó và thắng như chẻ tre, khi đến đất Phan Thiết thì Lý Bỉnh Sâm đã không còn đối thủ, suốt hai ngày liền không võ sĩ nào dám ra mặt nhận lời đấu với Lý Bỉnh Sâm. Trước đó ở Lào, Campuchia, Lý Bỉnh Sâm cũng không có đối thủ.
    Các ông bầu lúc đó đã nghĩ ngay tới người cuối cùng là Minh Sang. Ngay trong đêm, Minh Sang được mời từ Sài Gòn ra Phan Thiết để trưa hôm sau một lễ ?ocáp độ? đã được tổ chức. Minh Sang cân nặng 57kg, đồng ý nhận lời thách đấu với Lý Bỉnh Sâm nặng gần 70kg. Minh Sang sẽ nhận được khoản tiền 3.500 đồng tương đương với ba lượng vàng thời điểm đó bất kể thắng hay thua.
    Hợp đồng của trận tỉ thí này còn ghi rõ: ?oHai bên tự nhận trách nhiệm nếu bị thiệt mạng trên sàn đấu?. Sàn đấu, được dựng lên tại một trường học ở Phan Thiết, chật ních người. Giới truyền thông ở Sài Gòn cũng ào ạt kéo ra xem trận tỉ thí có một không hai này. Vé bán hết vèo chỉ trong ít giờ. Nhiều người không mua được vé đã leo lên và làm sập cả mái ngói ở một ngôi chùa cạnh sàn đấu...
    Đúng 8 giờ tối, trận đấu bắt đầu diễn ra. Theo dự kiến, trận đấu sẽ diễn ra trong bốn hiệp (mỗi hiệp 3 phút), nhưng mới đến hiệp thứ hai thì Minh Sang đã phát hiện được tử huyệt của đối phương là không thủ kín mặt khi ra đòn đá. Minh Sang liên tục tung các cú đá và đấm nhắm vào mặt khiến Lý Bỉnh Sâm chao đảo. Đến hiệp thứ ba thì Lý Bỉnh Sâm đã gần như kiệt sức, máu từ mũi và miệng phun vọt ra. Minh Sang chớp cơ hội, tung cú chỏ cực mạnh cắm vào ngay giữa miệng đối phương.
    Ông bầu của Bỉnh Sâm đã buộc phải thảy chiếc khăn trắng vào sàn đấu, đó là tín hiệu chấp nhận thua để bảo toàn mạng sống cho Lý Bỉnh Sâm. Sau trận thua này, Lý Bỉnh Sâm được đưa ngay về Thái Lan và từ đó người ta không còn nghe thấy tên ông nữa. Một thời gian ngắn sau trận tỉ thí lịch sử, Minh Sang cũng chính thức tuyên bố giải nghệ và lui về mở trường dạy võ tại Trung tâm Cộng đồng Nguyễn Tri Phương.
    Muay Thái sẽ ?otái xuất giang hồ??
    Vẫn chưa thành lập đội tuyển Muay Thái VN
    Trả lời Tuổi Trẻ sáng 26-5, ông Nguyễn Hồng Minh - vụ trưởng Vụ Thành tích cao 1, cho biết đến thời điểm này, Ủy ban TDTT vẫn chưa có quyết định thành lập đội tuyển Muay Thái dù SEA Games 23 đang cận kề.
    Ông Minh nói: ?oỦy ban TDTT đang cân nhắc kỹ lưỡng đến khả năng thành lập đội tuyển Muay Thái vì hiện nay có nhiều ý kiến phản đối khi cho rằng Muay Thái là môn thể thao bạo lực không phù hợp phát triển ở VN?.
    Tuy nhiên, khi được hỏi quan điểm riêng của mình về việc thành lập đội Muay Thái, ông Minh cho biết: ?oTôi ủng hộ. Theo tôi, Muay Thái có nhiều nét tương đồng với một số môn võ thuật VN. Điều quan trọng là khi đưa môn này vào VN, chúng ta phải có những điều chỉnh luật sao cho phù hợp với thể trạng người Việt. Ở một góc độ khác cũng phải nhìn nhận, nếu được bảo hộ nghiêm ngặt, Muay Thái không quá nguy hiểm như nhiều người nghĩ?.

    Từ năm 1997, VN đã từng gửi vận động viên tham dự Muay Thái tại SEA Games 19 và một số giải quốc tế khác, nhưng môn này sau đó bị xóa sổ khỏi các trận tranh tài khu vực vì không phù hợp với sự phát triển chung.
    Tuy nhiên tháng 10-2004, sau khi Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á chấp nhận bổ sung Muay Thái (bốn nội dung thi đấu) vào danh sách các môn thi đấu tại SEA Games 23 tổ chức tại Philippines vào cuối năm nay, Ủy ban TDTT VN đã cân nhắc đến việc tái thành lập đội Muay Thái dựa trên thành phần vận động viên của các bộ môn võ cổ truyền, pencak silat, quyền anh... để tham dự SEA Games và Á vận hội sắp diễn ra.
    Hiện nay dư luận có hai luồng ý kiến khác nhau xung quanh sự kiện này. Những người không ủng hộ thì cho rằng Muay Thái sẽ dễ gây chấn thương cho người chơi.
    Anh Hà Huy Tường - cựu võ sĩ quyền anh và võ cổ truyền VN của CLB quân đội từng tiếp cận và nghiên cứu sâu về Muay Thái - cho biết: ?oTôi từng tập môn này và nhận ra sự khốc liệt của nó, phải thừa nhận là kịch chiến nhất so với các môn võ thuật khác. Đấu sĩ có thể chấn thương ngay trên sàn đấu vào bất cứ lúc nào nếu bị trúng đòn chỏ hoặc đầu gối của đối phương. Nếu để Muay Thái du nhập và phát triển, theo tôi, nên có những điều chỉnh mang tính khoa học để hạn chế tối đa những chấn thương cho võ sĩ?.
    Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Đoàn - phó chủ tịch Liên đoàn Muay Thái châu Á - lại đưa ra một quan điểm khác: ?oChúng tôi chỉ cho phép phát triển Muay Thái ở mức độ nghiệp dư. Khác với các sàn đấu chuyên nghiệp mang tính cá cược ở Thái Lan, các đấu sĩ sẽ được bảo hộ toàn thân từ đầu, hạ bộ đến găng tay, ngoài ra luật của các giải đấu nghiệp dư sẽ bắt buộc các vận động viên mang dụng cụ bảo hộ cùi chỏ và đầu gối để đòn đánh trở nên lành hơn. Các trận đấu Muay Thái cũng bị giới hạn hiệp đấu và thời gian đánh...?.
    Đầu năm nay, đội tuyển Muay Thái VN với thành phần nòng cốt là các võ sĩ pencak silat đã có chuyến tập huấn gần 20 ngày tại Thái Lan để tham khảo cách chơi, chuẩn bị cho SEA Games 23. Phía Thái Lan đã tài trợ 50% cho chuyến đi này.
    Một thành viên trong ban huấn luyện cho biết: ?oBan đầu các võ sĩ VN đã lắc đầu lè lưỡi khi được xem các trận đấu chuyên nghiệp của võ sĩ Thái. Nhưng khi biết trong các giải đấu chính thức của các kỳ SEA Games, võ sĩ sẽ được bảo hộ toàn thân thì họ mới thở phào nhẹ nhõm và cho biết sẵn sàng thi đấu và thử thách với môn võ này!?.
    Võ Danh Hải - một thành viên trong ban huấn luyện Vovinam quân đội từng nghiên cứu Muay Thái - thì khẳng định: không nên để Muay Thái phát triển tại VN vì môn này quá dã man. Danh Hải đã nhiều lần đến Thái Lan và nghiên cứu rất kỹ luật chơi chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư của Muay Thái.
    Anh đưa cho chúng tôi xem một xấp tài liệu dày cộp về luật nghiệp dư và tỏ ra khá bức xúc: ?oCó người nói người chơi Muay Thái nghiệp dư sẽ rất an toàn nhờ được bảo hộ toàn thân. Nhưng thực chất cú chỏ và gối, võ sĩ chỉ được bọc mảnh vải hay miếng băng keo. Nghĩa là đấu sĩ nghiệp dư vẫn có thể bị chấn thương nặng như đấu sĩ chuyên nghiệp?. Danh Hải còn cho rằng VN sẽ lãng phí tiền nếu đầu tư vào Muay Thái.
    BINH NGUYÊN - DUY BÌNH


  5. sihyeu

    sihyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Tôi đang học ở Thái, gần học viện Muay Thai, thấy bên này bọn nó tập môn này đông lắm. Dân Thái cũng thích xem thi đấu, tuần nào trên tivi cũng có truyền hình trực tiếp các trận đấu.
    Quyền Thái cũng là môn võ rất hay, đòn thế uy lực, mãnh liệt, tính chiến đấu rất cao. Theo tôi, đấy là những yếu tố cần thiết của một môn võ. Ai học võ mà không muốn những điều này. Hy vọng khi về nước sẽ mang về cho anh em một ít hiểu biết về MT.
  6. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    To sihyeu :
    Có gì hay thì đăng lên trước cho anh em xem trước đi , ở VN thiếu thông tin quá Sihyeu ơi , đợi tới lúc bạn về thì sốt ruột lắm đó . À , mà bên đấy có người VN nào tập MuayThai chuyên nghiệp chưa vậy ?

  7. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    To MuayThai :
    Bạn MuayThai siêng năng và mê quyền Thái quá ta . Tôi kể cho bạn nghe 1 chuyện ngộ nghĩnh lắm . Có 1 anh chàng người Mỹ da đen , Quinton Jackson - sở trường là Wresling + Muaythai - đánh ở King of the Cage và PrideFC , có sức mạnh khủng khiếp . Để gỡ các đòn khoá tay , xiết cổ , anh ta nâng hẳng đối thủ lên không trung và cắm đầu đối thủ xuống sàn đấu , có rất nhiều đối thủ đã bị KO với đòn nầy . Anh nầy chiến thắng KO Chuck Liddell , võ sĩ hạng nặng của UFC , đứng thứ nhì thế giới sau V.Silva . Trận nầy được xếp trong những trận hay nhất của PFC . Thừa thắng xông lên , Q.Jackson thách đấu với V.Silva . Silva là võ sĩ số 1 thế giới , hạng cân 90kg - chuyên chấp nhận thách đấu với các võ sĩ hạng nặng , trên mình ít nhất 15-20kg .
    Chuyện nầy mới lạ nè , Q.Jackson chuyên chửi tục bằng.....tiếng Việt , khi đài truyền hình Nhật phỏng vấn về trận đấu sắp tới với Silva , lúc nào anh ta cũng kèm theo 1 câu " Đ.M mầy Silva , thằng Silva bú C. tao nè" , nếu chửi bằng tiếng Anh như mấy lần trước , ĐTH sẽ cắt ngay , nên chuyển qua việt Ngữ - hehe , mấy cha đó cười vui lắm mà không hiểu gì , vẫn phát đi khắp thế giới , nếu bạn nào có theo dõi truyền hình cáp thì đã xem được rồi phải không . Mấy giải trước , tôi nghe anh ta nói còn lơ lớ , tưởng tiếng Thai , mấy giải sau , anh ta chửi rõ mồn một , y như người VN ( Chắc có thể Q.Jackson có theo học võ VN chăng ? trên chiếc quần lính rằn ri của anh ta có thêu 1 con rồng )
    2 lần thách đấu với Silva , rất tiếc anh ta đều bị KO , tuy rằng có vật được Silva xuống đất , nhưng Silva cũng là 1 cao thủ về Nhu Thuật Brazil , nên không làm gì anh ta được . Trận thách đấu sau , Silva tung 1 đòn gối vào mặt , mạnh đến nỗi , thân hình đồ sộ của Q.Jackson văng ra khỏi dây đài ! ( Pride final 2003 và Pride 24 )
    Thật ra , nếu Q.Jackson đừng bị cuốn theo lối đánh của Silva , dùng sở trường vật - đè + sức mạnh của mình , liên tục ép cho Silva đánh nằm dưới đất thì có thể chiến thắng , chứ dùng quyền cước với anh nầy thì mạo hiểm quá .
    Người có ngọn cước MuayThai nhanh , mạnh và hay nhất bây giờ (2005) là Mirko Filipovic , hạng nặng 115kg , làm cảnh sát ở Croatia . ( đã thủ hoà 3 hiệp với Silva )
    So với MuayThai chuyên nghiệp , mức độ dã man và ác liệt của võ đài PrideFC , UFC - MMA hơn xa lắm .
  8. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Tặng MuayThai và các bạn 1 số hình ảnh xem chơi :
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    Được Kimquiufc sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 17/09/2005
  9. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    Được Kimquiufc sửa chữa / chuyển vào 15:29 ngày 17/09/2005
  10. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Bác Kim Qui , đã quá - lâu rồi em chưa được xem lại . Thế , sắp tới , ngày 25/09/2005 có 2 giải để tranh chức vô địch tổ chức chung trong Pride Bushido the Tournament ( em xem trong www.PrideFC.com ) Bác có biết không ? làm sao mà xem được ?
    Em thấy võ sĩ Takanori Gomi của Nhật chắc chắn kỳ này vô địch , Bác thấy sao ?

Chia sẻ trang này