1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền tự do tiếp cận thông tin và vụ nhà báo Lan Anh

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hoanghanlam, 08/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoanghanlam

    hoanghanlam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Quyền tự do tiếp cận thông tin và vụ nhà báo Lan Anh

    Báo Tuổi trẻ hôm nay đưa tin về việc một phóng viên của Báo bị khởi tố vì tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=62741&ChannelID=3)

    Theo tôi, một phần nguyên nhân của vụ này là do việc thực hiện quy định về bảo mật ở nước ta rất tùy tiện. Có những nội dung văn bản không có gì bí mật nhưng vẫn được đóng dấu mật, tối mật, tuyệt mật một cách tùy tiện. Tôi đã xem nội dung công văn mà nhà báo Lan Anh thể hiện lại trên báo tuôi trẻ (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=33671&ChannelID=3) thì thấy nội dung đó không có gì phải giữ bí mật, nếu bàn dân thiên hạ biết thì cũng không ảnh hưởng đến một chủ thể nào cả. Hơn nữa, việc thanh tra, kiểm tra về nguyên tắc phải được thông báo công khai, nhất là đối với đối tượng bị thanh tra, kiểm tra.

    Hiện tại nước ta chỉ mới có những quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước nhưng lại chưa có những quy định hoàn chỉnh về quyền tự do tiếp cận thông tin của công dân. Nếu có, chắc Bộ y tế còn bị kiện ngược về tội hạn chế quyền tiếp cận thông tin cũng nên.

    Ai có thêm thông tin về vụ này xin chia sẻ nhé!
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Từ khoảng 10 năm nay, việc nhập khẩu và phân phối thuốc được kiểm soát bởi một nhóm người có thế lực rất mạnh, họ có thể làm được mọi thứ, kể cả bịt đầu mối. Việc dằn mặt một cô nhà báo thân cô thế cô đối với họ không khó...
  3. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Đặt ra một số vấn đề:
    - Công văn đóng dấu Mật của Bộ Y tế có vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước không. Nếu vi phạm, thì không coi là công văn Mật.
    - Nhà báo Lan Anh tiếp cận và phổ biến một văn bản Mật nhưng văn bản này vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, như vậy có coi là phạm tội không?
    - Đề nghị truy tố người cung cấp tin cho nhà báo Lan Anh thì mới đúng.
    - Có thể kiện Bộ Y tế vì vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước được không?
    - Hiện nay mới có quy định về tài liệu mật, nhưng vấn đề GIẢI MẬT còn chưa cụ thể. Ví dụ như tài liệu loại nào sau thời gian bao lâu thì tự giải mật (Một số nước có quy định loại tài liệu nào đó là 30 năm, tất nhiên, công văn của Bộ Y tế thì không thể 30 năm được).
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Bí mật Nhà nước ???
    Nội dung của công văn của Bộ y tế liên quan đến vụ việc này là : Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch , Đầu tư thanh tra công ty Zuellig Pharma VN.
    Công văn này được đóng dấu Mật (theo ý chí chủ quan của cơ quan ban hành thì đó là Bí mật nhà nước) - đây được coi là nguyên nhân dẫn đến việc PV Lan Anh bị khởi tố . Liệu đó có thực sự là Bí mật nhà nước hay chỉ là Bí mật công tác hoặc chẳng là loại bí mật gì cả (do thông tin đã ko còn mang "tính mới" tại thời điểm nó bị tiết lộ) ?!
    "Bí mật nhà nước" có thể được xác định theo các dấu hiệu sau :
    1. thông tin thuộc diện chưa được công bố hoặc ko được công bố;
    2. thông tin có khả năng gây nguy hại cho quốc gia nếu bị tiết lộ;
    3. thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    Công văn nêu trên có đảm bảo những tiêu chí này để được coi là Bí mật nhà nước hay ko ?
    Xem xét từng tiêu chí :
    - Tiêu chí thứ nhất : Tại thời điểm bị tiết lộ, thông tin có đảm bảo "tính mới" hay ko ?
    Theo nội dung một số bài báo thì việc thanh tra Công ty Zuellig Pharma VN (ZPV) đã được một số cán bộ của Bộ Y tế đề cập tại cuộc họp báo của Bộ Y tế trước đó. Còn việc đề nghị Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch, Đầu tư phụ trách thì chưa được công bố trước đó. Như vậy thông tin trong công văn này ko hoàn toàn mới.
    - Tiêu chí thứ hai : Tầm quan trọng của thông tin ?
    Cứ cho rằng đề nghị giao cho Bộ KH- ĐT là thông tin mới, nhưng nó có phải là điều đặc biệt quan trọng và có khả năng gây nguy hại đến lợi ích quốc gia nếu bị tiết lộ hay ko ? Nội dung mẩu tin đã đăng của PV Lan Anh cho thấy đó chỉ là công văn của Bộ y tế đề nghị Thủ tướng xem xét việc thanh tra đối với cty z, nội dung đó mang tính chất như một đề xuất - không phải là một thông tin mang tính quyết định. Có thể đề xuất này của Bộ y tế là quan trọng và có ý nghĩa đối với việc thanh tra công ty Z, tuy nhiên nó có quan trọng đến mức được coi là Bí mật nhà nước hay ko ? Nó có khả năng gây nguy hại ra sao nếu bị tiết lộ ? Thực tế là thông tin đã bị lộ, vậy hậu quả thực tế có hay không, nếu có thì nó đã gây nguy hại cụ thể thế nào?? Phải xác định rõ những điểm này để đánh giá tầm quan trọng của thông tin. Đối với Bí mật nhà nước, dấu hiệu "có khả năng gây nguy hại cho nhà nước CHXCNVN" là dấu hiệu căn bản, nếu ko xác định được mức độ quan trọng của thông tin thì ko có căn cứ để coi là BMNN.
    - Tiêu chí thứ ba : Thông tin có thuộc danh mục Bí mật nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành?
    Nội dung của CV này có thể là thông tin quan trọng nhưng nếu nó ko nằm trong danh mục Bí mật nhà nước trong lĩnh vực Y tế do Bộ công an quy định thì dù có đóng dấu thêm mấy cái dấu Mật nữa cũng ko được coi là Bí mật nhà nước. Danh mục BMNN trong lĩnh vực y tế hình như có một VB năm 1994, một cái vừa ban hành mới đây (2004) nhưng cả hai danh mục này đều thuộc diện không công bố, do vậy tôi ko rõ trong đó quy định cụ thể ra sao? Tham khảo một danh mục cũ (năm 1993) - đã bị huỷ bỏ thì Bí mật Nhà nước thuộc loại Mật trong lĩnh vực này gồm có :
    1. Những công trình nghiên cứu phát minh y, dược có giá trị về khoa học và kinh tế, những quy hoạch điều tra dược liệu, các số liệu, bản đồ, mẫu vật, kết quả đã điều trị được, các cây thuốc quý, các quy trình công nghệ sản xuất thuốc mà Nhà nước đang xuất khẩu.
    2. Tình hình các dịch vụ, số người mắc, số người chết, mức độ, địa điểm chưa được công bố hoặc không công bố.
    3. Tài liệu thống hê kế hoạch Nhà nước của ngành y tế hàng năm, quy hoạch cán bộ, hồ sơ lý lịch cán bộ, danh sách cán bộ, nhân sự.
    4. Hồ sơ công tác thanh tra, kiểm tra mới có nhận định đánh giá mà chưa có cấp thẩm quyền phê duyệt.
    5. Điện mật và các tài liệu mật của các cơ quan Đảng và Nhà nước chuyển đến.
    (Trích Quy chế bảo vệ Bí mật nhà nước trong lĩnh vực Y, Dược-1993)
    Nếu danh mục mới cũng tương tự thế này thì có thể xếp tài liệu đóng dấu Mật đó vào loại nào trong những loại tài liệu trên ? Loại quy định ở mục 4 chăng , có hợp lý và đúng đắn khi coi một đề xuất của Bộ Y tế đối với vấn đề ở công ty Z trình Thủ tướng xem xét là Bí mật nhà nước?
    Trong vụ việc cụ thể này, liệu có nên, có cần thiết phải áp dụng chế tài hình sự? Liệu có đủ căn cứ pháp lý vững chắc để khởi tố, truy tố PV Lan Anh ? Liệu công văn mà PV Lan Anh có được có đủ các dấu hiệu để được coi là tài liệu Bí mật nhà nước? Hay chăng đó chỉ là Bí mật công tác - thực tế tại nhiều cơ quan Nhà nước, cả 2 loại bí mật này đều được đóng cùng 1 loại dấu Mật? Phán quyết cuối cùng thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, chúng ta sẽ chờ xem. Tuy nhiên, dư luận thì có vẻ ko mấy ủng hộ quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra!
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 00:34 ngày 14/01/2005
  5. haeyoungsmu

    haeyoungsmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    khi chưa có phán quyết của toà án, thì bất cứ một người nào cũng được giữ bí mật cho dù ai cũng biết nhưng báo chí và truyền hình là những tổ chức lớn phải hiểu luật chứ.
    nhìn lại vụ MT, các em bán thân giả ca sĩ, người mẫu còn được tôn trọng hơn phóng viên
    đĩ còn cao hơn nhà báo
    thứ hai, trẻ em là người vô tội tại sao lại đưa mặt nó lên báo. nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. cho nên phải viết tắt, xoá mặt nếu muốn chiếu người đó lên truyền hình. kể sau khi phiên xử án kết thúc thì mới được replay lại cái mặt nó ra.
    Kết luật, luật pháp vietnam cần xửa nhiều hơn, phải tôn trọng quyền công dân đối xử nhân đạo hơn.

Chia sẻ trang này