1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyền và Luật

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fanyushi, 14/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fanyushi

    fanyushi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Quyền và Luật

    Bữa nay rảnh ngồi lục lọi lại news thấy có bài khá thú vị, post lên để các bác cùng đọc


    Quyền và luật
    17:19'' 13/09/2004 (GMT+7)
    http://www.vnn.vn/chinhtri/skbl/2004/09/258692/

    (VietNamNet) - Xây dựng một nhà nước gốc rễ của pháp quyền không chỉ là việc ban hành luật, mà pháp luật phải qui định đủ quyền lợi của công dân.




    Một người dân đã tố cáo một Thẩm phán Tòa dân sự, TATPHCM nhận tiền chạy án. Ảnh: Tấn Thuấn
    Hiện nay có hai hệ chuẩn để xây dựng qui trình lập pháp. Thứ nhất, đó là một qui trình năng động, nó có động lực ở nội tại của qui trình. Tức có sự tương tác giữa nhà cầm quyền và người dân. Thứ hai, xây dựng pháp luật theo qui trình vì chúng ta muốn, chứ không phải vì nhu cầu cuộc sống, nghĩa là không có sự tương tác giữa các thành phần xã hội và lực lượng xã hội.



    Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng Việt Nam đang làm luật theo qui trình thứ hai. Do vậy mà ?opháp luật của chúng ta có đến 70-80% chưa đi vào cuộc sống. Bởi vì đó là cái chúng ta muốn chứ chưa hẳn là cuộc sống cần?-ông Dũng khẳng định.



    Các nước trên thế giới họ quan niệm, mà cũng chính là cái gốc rễ chúng ta đang nói: Đó là nhà nước pháp quyền. Bởi vấn đề chính là quyền, khi xây dựng một nhà nước gốc rễ của pháp quyền không phải là việc ban hành pháp luật đối với xã hội, mà là pháp luật qui định các quyền của con người và nó tương tác với các quyền đó tạo nên mô hình xã hội gọi là pháp quyền.



    Như vậy ở đây có một quan niệm giữa pháp luật và tự do. Đa số các nước cho rằng tự do là cần thiết hơn pháp luật. Vì rằng tự do giữa sự phát triển, giữa sự năng động và giữa sự sáng tạo của con người, và pháp luật trong sự quan niệm như vậy chỉ là pháp luật bảo vệ các quyền, các sự tự do đó.



    Nếu theo tuyến như vậy rõ ràng tương quan giữa pháp luật và tự do là một tương quan hệ trọng nhất. Pháp luật đóng vai trò gì và đến bao nhiêu, còn bao nhiêu sự tự do. Đây chính là vấn đề hàng đầu của tư duy lập pháp cũng như chiến lược lập pháp.



    Pháp luật thường có nhiều chủ thể có quyền ban hành, nhưng trên thế giới cũng như ở nước ta thì hành pháp là chính. Vì hành pháp là quyền lực cai trị. Vậy khi hành pháp làm luật là chính và lập pháp thẩm định về luật, thì qui trình chủ yếu là hai chủ thể này. Nếu công tác lập pháp có hai công đoạn, một của Chính phủ, một của Quốc hội thì rõ ràng đây là hai công đoạn có hai ý nghĩa khác nhau, không phải là một việc làm hai lần.



    Người ta quan niệm công đoạn chính phủ là hoạch định chính sách, còn quốc hội là thẩm định chính sách đó về mặt lợi ích, về mặt cử tri có cần hay không. Ví dụ mỗi khi ra một đạo luật thuế, Quốc hội chỉ cần hỏi chính phủ hai việc. Thứ nhất, đạo luật này ra tăng thu nhập ngân sách được bao nhiêu, và từ đó nó ảnh hưởng đến đời sống xã hội như thế nào. Thứ hai, chính phủ phải có giải pháp gì để bảo đảm cho được và hạn chế mức tối đa sự tác động của luật thuế này đối với sự vận hành của xã hội.



    Thế nên công đoạn chính phủ không bắt đầu bằng một qui trình mình muốn được gì, mà bao giờ cũng bắt đầu từ việc cuộc sống đang đặt ra vấn đề gì. Và vấn đề đó do nguyên nhân nào, cần chính sách tiếp theo là gì. Tất cả những công đoạn này là của Bộ và khi đã được ?odịch? ra chính sách, thì chính sách đó phải được chính phủ phê chuẩn.



    Điều quan trọng ở chỗ chính sách bao giờ cũng được chính phủ duyệt và nếu chính phủ chưa quyết thì chưa thể nào soạn thảo được. Trong lúc đó, công tác làm luật của chúng ta thì hình như ngược lại, soạn thảo rồi mới đưa ra chính phủ, như vậy rất tốn kém ở chổ chính phủ có thể bác, chính sách đó và như vậy phải soạn thảo lại từ đầu. Công đoạn soạn thảo của các nước tiên tiến bao giờ cũng bắt đầu bằng một công trình nghiên cứu, sau đó là phân tích chính sách, rồi chuyển lên Chính phủ phê chuẩn.



    Ở đây có hai vấn đề của pháp luật. Một bên là khoa học về chính sách, còn một bên là khoa học điều chỉnh hành vi, không phải một chính sách nào đó dịch ra đều thành hành vi được. Vì khoa học về soạn thảo văn bản và lý thuyết lập pháp, điều chỉnh hành vi, nó rất ít khi được áp dụng trong quá trình dịch chính sách đó thành pháp luật.



    Như vậy công đoạn chính phủ hết sức quan trọng, nếu công đoạn này về kỹ thuật văn bản, chính sách và nhiều mặt khác không sáng tỏ, thì rất khó. Vì rằng công đoạn quốc hội chỉ thẩm định về mặt lợi ích, cử tri và các lực lượng xã hội có đồng ý không và cái đó có lợi cho những người mà đại biểu đại diện hay không, cái triết lý nằm ở chính chỗ đó.

    Trần Thanh

Chia sẻ trang này