1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi free_thinker, 14/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. free_thinker

    free_thinker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

    Trong vụ PMU18 đuợc đưa tin rất "sôi nổi"t rên báo chí, em có chú ý đến hai chi tiết sau, mong các bác thông hiểu pháp luật cho em mở rộng tầm mắt một chút:
    1-Trước khi bắt tạm giam cựu Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, trên báo nói Cơ quan điều tra phải xin ý kiến của Ban Bí thư
    2-Ngày hôm qua, trên truyền hình nói Bộ Chính trị đồng ý với quyết định của Thủ tướng chấp nhận để Bộ trưởng Đào Đình Bình từ chức.
    Theo em hiểu thì các quyết định này phải là của (1)-Cơ quan tư pháp và (2)-là của Quốc hội chứ. Vậy giả sử Ban bí thư và Bộ Chính trị có quyết định khác thì bác Tiến, bác Bình vẫn bình yên vô sự à?
  2. marlight

    marlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Về nguyên tắc thì là như vậy đó bạn, nhưng thực tế thì chẳng bao giờ, chính xác hơn là chưa bao giờ có tình huống như thế xảy ra đâu. Đừng có mà hỏi tớ là tại sao nhé
  3. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Hai bác này hỏi và trả nhời như thía là chưa nắm vững hoạt động của đảng và nhà nước ta nhá
    1. các Đ. viên đều xuất thần từ giai cấp công nông và là những người con ưu tú của đất nước đã được thanh lọc kỹ càng trước khi được đề cử vào các chức vụ điều hành đất nước . Mục tiêu duy nhất của Đ. ta là đại diện giai cấp công nông lãnh đạo đất nước với phương chấm ... 16 chữ vàng . Việc sai phạm của các Đ. viên là điều khó có thể sảy ra
    2. các Đ. viên luôn luôn trau giồi đạo đức cách mạng , sống chiến đấu học tập theo gương bác Hồ vĩ đại . việc một bộ phận nhỏ các Đ. viên tham ô hủ hoá là việc cực kỳ khó xảy ra .
    3. Các Đ. viên luôn nghiêm khắc triệt để phê bình và tự phê lẫn nhau để tự thanh lọc hóa các thành phần xấu ra khỏi hang ngũ Đ. . Cụ thể là những thành phần xấu xa như bác Tiến , bác Bình đều đã bị đưa ra điều tra , nghiêm khắc cảnh cáo . Kể cả các thành phần bị nghi ngờ là có liên quan cũng đều tự giác rút lui khỏi đanh sách đại biểu Đ. như các bác đã thấy . Vì thế Cơ quan tu pháp và quốc hội không cần phải can thiệp vào các quyết định thuộc phạm vi Đ.
    Những hành động lợi dụng một vài sự việc cỏn con đã và đang được các cơ quan có thẩm quyền điều tra và sét xử để lung lạc niềm tin vào Đ. của đông đảo nhân dân VN trong ngoài nước đều là sai trái và sẽ bị xử lý nghiêm khắc
    Hai bác đã nắm vững vấn đề chưa nào
  4. marlight

    marlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ, bác ra khói hiểu nhầm ý em. Nhưng Em nói chưa bao giờ là cho cái đoạn em quote ở trên cơ.
    Em cũng đã từng được quán triệt sâu sắc mấy cái điều bác nói từ hồi em phải thi đi thi lại môn lịch sử Đảng đấy ạ.
  5. free_thinker

    free_thinker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Em không được học Luật nên tò mò một tý thôi. Em là em cứ đinh ninh là nước mình là Nhà nước Pháp quyền-thì Pháp luật là tối cao. Hoá ra có quyền lực trên cả Pháp luật à? Báo Thanh niên hôm nay tường thuật "vừa rút một kiểm sát viên" không cho làm vụ PMU18 này nữa, thấy câu chuyện giữa bác kiểm sát và điều tra viên vui phết. Nhân tiện bác nào giảng cho em biết qui trình tố tụng ở nưóc mình là như nào vậy, vai trò của điều tra viên, kiểm sát viên phải như thế nào? Em thỉnh thoảng xem phim hình sự nước ngoài thấy điều tra viên không mặc cảnh phục vậy họ có phải là công an không mà xem ra ông này có quyền điều khiển cả công an. Ở ta thì hình như ngược lại các bác an ninh mới là người điều khiển quá trình điều tra thì phải.
  6. phuongdong2212

    phuongdong2212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    1/ Về nguyên tắc thì Nhà nước Pháp quyền thì pháp luật là tối cao.
    2/ Việc bắt tạm giam một cán bộ cấp cao nhà nước thì có trình tự, thủ tục đặc biệt (ví dụ đối với đại biểu quốc hội...). Đối với một số cán bộ cấp cao của Đảng thì theo tôi hiểu cũng thế (tương tự như tang lễ cấp quốc gia cũng dành cho uỷ viên Bộ Chính trị). Do vậy trường hợp NVT xin phép BCT, BBT có lẽ là đúng, Quy định ở văn bản cụ thể nào thì tôi xin trả lời sau !he he
    3/ Trình tự tố tụng ngắn gọn, nôm na là Điều tra (khởi tố)- Kiểm sát (truy tố)- Toà án (xét xử)- Thi hành án (không có mấy bác an ninh ở đây).
    4/ Nói chung là việc Đảng lãnh đạo nhà nước ntn còn chưa được quy định rõ ràng, về vấn đề này nên xem mấy bài báo chính luận trên vnn.net khá rõ.
    Tạm thời trả lời vậy, ai có ý kiến tui xin trao đổi tiếp.
  7. free_thinker

    free_thinker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Em cũng công nhận là ngay cả ở các nước "tiên tiến" thì thanh gươm pháp luật động đến các "cán bộ cấp cao" cũng rất là khó. Ví dụ ở Pháp: Toà án muốn triệu tập (triệu tập thôi nhé) tổng thống đương nhiệm Chirac ra toà liên quan quan đến vụ bê bối hồi ông này còn làm thị trưởng Paris cũng không hề dễ dàng vì ông này viện đủ cớ để né tránh-cao nhất là quyền miễn trừ của Nguyên thủ quốc gia. (Tất nhiên em đồ rằng đây cũng chỉ là chò trơi chính trị của các phe phái thôi), nhưng ít ra cơ quan tư pháp cũng CÓ QUYỀN làm như vậy. Ở đây em cũng thấy vai trò của quyền lực thứ Tư: báo chí là rất lớn vì họ đưa thông tin này trước công luận. Có lẽ phải có sự cân bằng quyền lực thì mới giảm thiểu được tham nhũng...?
  8. phuongdong2212

    phuongdong2212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    1/ Chỉ thị 52 của Bộ Chính trị quy định việc tạm giam và những gì gì đó với cán bộ ... nhất là cán bộ cao cấp phải báo cáo với Đảng ủy cùng cấp... rồi báo cáo với nhiều nhiều cấp trên nữa (cụ thể đọc trên báo Pháp luật TPHCM số chủ nhật ngày 16/4/2006), thế nên mới dẫn đến cần phải thành lập Ban chỉ đạo liên ngành vụ án Năm Cam và chuyên án 420B - PMU18 này để tránh trường hợp ách tắc ví dụ như phải báo cáo với người mình định bắt là tôi định bắt ông (như tướng Nguyễn Việt Thành là cấp dưới của Bùi Quốc Huy).
    2/ Các bác sẽ hỏi em là tại sao phải có và thực hiện theo chỉ thị 52. Em xin trả lời các bác đó xuất phát từ cụm từ xã hội chủ nghĩa trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nếu nhà nước ta là "nhà nước pháp quyền" mà không "xã hội chủ nghĩa đi kèm" thì chỉ cần làm theo pháp luật tố tụng mà thôi.
    3/ Ở nước nào cũng thế là có đặc quyền của "nguyên thủ quốc gia", nhưng đặc quyền này chỉ là về chính trị chứ phạm tội theo luật hình sự thì bị xử tuốt. Dù sao thì ở nước ngoài cũng "pháp quyền" hơn ở VN mình nên mới có chuyện nhiều cán bộ cấp cao ra tòa, trong khi VN mình đang có chỉ số tham nhũng cao nhất Châu Á (có lẽ cũng gần cao nhất thế giới - chỉ kém mấy bác ở Châu Phi) thì số lượng cán bộ cao cấp ra tòa thế thì còn quá ít. He he, hy vọng Đại hội X của Đảng và sau này mình sẽ "pháp quyền" hơn.
  9. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Việc giảm đảng quyền, tăng pháp quyền là điều kiện bắt buộc để quốc gia tiến bộ và phát triển .
    Pháp quyền chi phối hơn 80 triệu nhân dân còn đảng quyền chỉ chi phối 3 triều .
    Không thể để thiểu số đề đầu cưỡi cổ đa số trong nguyên tắc sinh hoạt dân chủ .
    Cá nhân gia nhập đảng với ý chí phục vụ dân tộc, không phải vào đảng vì lợi ích cá nhân ... điều này, đa số đảng viên đã quên đi rồi chăng ?
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Có 1 điểm đặc biệt của VN khác với các nước tư bản là Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước đương nhiên, quy định ngay trong Hiến pháp. Đảng can thiệp vào cả lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các vấn đề quan trọng, nhạy cảm đặc biệt là trong lĩnh vực nhân sự, an ninh- quốc phòng hay đối ngoại phải được các cơ quan của đảng như Bộ Chính trị hay Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo. Điều này không nêu công khai trong các văn bản của Nhà nước nhưng được nêu trong các văn bản của Đảng.
    Việc truy tố các cán bộ cấp cao cũng phải được BCT hay BBT cho ý kiến.

Chia sẻ trang này