1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quỳnh Phụ mến thương..

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi beckham_1608, 22/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoconthaman

    meoconthaman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    677
    Đã được thích:
    0
    tôi đây , người đội 4 , sơn đồng , quỳnh giao , quỳnh phụ , thái bình . có ofline đươc không ?
  2. samichina

    samichina Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi, hôm nay bọn mình mới tổ chức xong rồi. Có gì liên lạc với mình qua yahoo là samichina, phone là 0989950168 nhé
    Thân
  3. beckham_1608

    beckham_1608 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    theo minh thi the nay nhe
    tu nay cac ban cu chiu kho vao top pic nay va de lai email nhe hoac Y!M minh se gui mail va nhan tin toi tat ca nhung ai da co email va Y!M tu truoc den gio de moi nguoi co nhieu co hoi gap go hon va neu moi nguoi dong vui thi chung ta se hop dong huong QP tai HN cac ban thay the nao hien tai co tui va honmacodoc se dung len de moi nguoi lien lac voi nhau
    Y!M cua to la beckham_84_2003
    con E_mail ua to la thaihung168@gmail.com cac ban nho de lai Y!M va email nhe
    Được beckham_1608 sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 11/09/2006
  4. meoconthaman

    meoconthaman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    677
    Đã được thích:
    0
    email minh la:saniayokita@yahoo.com.vn
    rất vui được làm wen với các bác đồng hương.
  5. betterman

    betterman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2003
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    chào tất cả mọi người .Quê mình ở An Cầu - Quỳnh Phụ nè !
  6. beckham_1608

    beckham_1608 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    ban oi sao ko de lai email hay Y!M de lien lac ha ban
  7. thaitulolem

    thaitulolem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2004
    Bài viết:
    1.566
    Đã được thích:
    0
    Làng không chồng ​

    Các chị hàng ngày rau cháo nuôi con với nỗi lo con mình sau này không có ai để nhờ cậy .
    Một ngôi làng ở Thái Bình có những người phụ nữ không chồng, họ là những nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng làng An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, chỉ cách thị trấn Quỳnh Côi có vài km.
    Làng An Hiệp, Quỳnh Phụ cũng êm đềm như bao làng quê khác vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với triền đê xanh mướt, những khóm tre chắn sóng dài tít tắp, ruộng ngô xanh ngằn ngặt mênh mông bãi đất bồi.
    Nơi đây, mọi lễ giáo phong kiến cổ hủ không tồn tại. Ở chính những ruộng ngô bát ngát trên bãi bồi mênh mông phía ngoài đê kia, những sinh linh bé bỏng lặng lẽ hoài thai rồi lặng lẽ chào đời trong những nếp nhà của những phụ nữ cô đơn.
    Cách đây vài năm, ở An Hiệp gần 90 phụ nữ quá lứa thì hơn 30 người đã "chủ động tấn công" để khỏi cảnh gối chăn đơn chiếc. Sau cái đêm hạnh phúc ngắn ngủi, gấp gáp ấy, họ chủ động cắt đứt mọi quan hệ và chẳng ai trong số họ hé lộ bất kì một thông tin nào về "người chồng một đêm".
    Thỉnh thoảng những chiếc xà lan cập bến Hiệp, có những thủy thủ phóng đãng tiếp cận đúng đối tượng, họ hứa hẹn đủ điều, nhưng họ cũng có nhiều kinh nghiệm với phụ nữ, sắp đến lúc "cao trào" thì họ biết cách làm thế nào để khỏi gây rắc rồi về sau. Có những chị âm thầm hy vọng rồi thất vọng vì sau một thời gian chờ đợi.
    Các chị "ra giá" sinh con gái 3 tạ thóc, sinh con trai 4 tạ hoặc hơn vì không phải các chị lo không có ai hương khói lúc về già mà điều lớn lao hơn khiến tôi trào nước mắt là các chị lo lắng ngộ nhỡ con gái mình sau này cũng lặp lại giống cuộc đời cô đơn, hẩm hiu như mẹ chúng.
    Như chị Nguyễn Thị Hường công tác lâu năm trong Hội Phụ nữ, chị em trong Hội thông cảm hoàn cảnh của chị, động viên chị tiếp tục công việc trong ban chấp hành, chị buồn rầu: "Hơn bốn chục tuổi đầu rồi, cứ đói rách ngáng chỗ mãi thì còn ai tin nữa".
    Chị xin rút khỏi ban chấp hành và chủ động "trong công việc" của mình. Chị gặp lại anh Phong đặt vấn đề một cách thẳng thắn, anh Phong đã có gia đình nhưng vợ anh sinh toàn con gái, trong nhà 5 cái "máy khâu con ****" anh lại là trưởng họ nên anh gật ngay lập tức.
    Anh Phong còn đưa ra "lời đề nghị khiếm nhã" rằng muốn cưới chị về nhà có chị cả, chị hai cho vui cửa vui nhà, chị bật lại thẳng tưng như ruột ngựa: "Vợ vợ, con con gì cái nhà anh. Có cho tôi xin đứa con thì "ừ" không tôi còn tìm chỗ khác?". Vốn tếu táo anh Phong dấm dẳng: "Gớm, làm gì mà đã quớ lên thế. Vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả".
    Chị Hường phì cười nhưng vẫn quả quyết chỉ xin con không có chuyện loằng ngoằng nào khác. Chính vì cái "sự à ơi" của anh Phong nên sự việc ồn ĩ ra ngoài. Và sau cái đêm mưa sấm chớp ì oàng chị Hường mang thai. Khi cháu bé cất tiếng khóc chào đời, mọi người ùa sang ngôi nhà, mà nói đúng hơn là túp lều giấy dầu, áo mưa vá chằng vá đụp chúc mừng: "Thằng cu kháu quá, nom dễ ghét, giống cái thằng bố Phong mày như lột".
    Cô giáo Vân, sống phòng không 15 năm nay rồi, tâm sự: "Tớ không hiểu sao chẳng thấy rung động trước đàn ông, nhưng ở một mình trong tập thể của trường, lắm đêm mưa phùn gió bấc từ nghĩa trang sau trường cứ hu hú qua khe cửa, eo ơi hãi lắm".
    Rồi chị Vân chỉ tay ra sân: "Đấy, thằng mặc quần thủng đít, cậu ấm sứt vòi nhà mình đấy". Theo tay chị, mấy đứa trẻ đang nô đùa ngoài sân nắng. Nói chuyện một lát, tôi thấy cô giáo Vân là người sâu sắc, đọc cho tôi câu thơ đầy triết lý phương Đông: "Người từ vô tận tái sinh/ Đi qua trần thế mang tình nhân gian".
    Đến thăm nhà gần hai chục chị thôn Nguyên Xá, xã An Hiệp này, tuổi tác tuy khác nhau nhưng các chị đều có chung sự thèm khát: nghe tiếng ọ ẹ của trẻ thơ, ngửi mùi khai của nước đài dầm, và cả nỗi lo âu khi con trẻ đi ngoài xì xoẹt hoa cà hoa cải.
    Chung một cảnh ngộ chỉ có mẹ và con mà vắng bóng người cha, có chị thì bệnh triền miên, chị hỏng mắt... Các chị rất nghèo khó, trong nhà chẳng có tài sản nào đáng giá, bàn ghế siêu vẹo, rặt ngô, khoai và một quây thóc nhỏ ở góc nhà, nhưng các chị đã có ngọn lửa trong đời - những "mặt trời bé con" đã sưởi ấm những ngày đông giá lạnh trong tâm hồn các chị.
    Tất cả phụ nữ không chồng đều có chung một tình trạng về tâm lý: bất ổn, khó tính, càu cạu suốt ngày, lầm lì, ít nói, đi về lầm lũi, mà cũng đúng: phụ nữ muộn chồng, muộn con sinh lý ức chế, tâm lí dồn nén hay bực bội là điều dễ hiểu, với lại cuộc sống cơ cực, quần quật suốt ngày, một nắng hai sương trên bãi bồi đầy nắng gió, có chị có khi cả đời chẳng rời lũy tre lãng, khi có mụn con tâm tính họ cũng phần nào dịu xuống.
    Ở An Hiệp này, hầu hết những đứa trẻ không cha đều có tình trạng thể chất rất tốt, hiếm thấy chúng ốm đau, đầu trần phơi nắng nghịch ngợm cả ngày rồi thoắt cái lại lao xuống sông tắm, chúng học hành sáng dạ. Khi lớn lên nhanh nhẹn, hoạt bát và xinh đẹp. Người dân nơi đây cũng dành cho lũ trẻ một tình cảm đặc biệt, nhất là thái độc của các bà vợ, nhiều người thừa biết chồng mình đi làm "từ thiện", lúc đầu các bà vợ nhảy "tanh tách như cào cào" nhưng rồi "giận thì giận mà thương thì càng thương", thấy con hàng xóm giống con mình lại cùng lứa, bữa nào có đồ ăn ngon lại sẻ đôi, tối lửa tắt đèn có nhau.
    Sau khi sinh con, nỗi cô đơn của các chị vơi đi nhưng cái nghèo lại đầy lên. Cuộc sống của họ chỉ trông vào cây lúa, thêm chút ngô khoai đất bãi. Nhà có nhiều nhân lực còn bữa đói bữa no huống hồ chỉ thui thủi một thân một mình trồng giống cấy, giờ lại thêm một miệng ăn.
    Bến Hiệp, nơi kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng chỉ người có sức khỏe tốt mới có thể kham nổi, một ngày đội đá cát cật lực cũng chỉ được khoảng gần hai chục nghìn bạc.
    Chiều xuống, gió ngoài bãi sông thổi ù ù vào làng. Con trai của một chị đi học về ngoan ngoãn cúi đầu chào khách. Những đứa trẻ không cha tầm khoảng 10-15 tuổi và nhỏ hơn một chút, trong khi những người mẹ chúng đã bước qua con dốc của cuộc đời. Nỗi buồn, sự khắc khổ hằn sâu trên khuôn mặt sạm đen vì nắng gió của các chị.
    Chị Hường thở dài, chị nói nghe não lòng: "Cô cũng là phụ nữ, về nhà có chồng con sum vầy. Cô chẳng thể nào hiểu thấu cảnh cơ cực của chị em tôi đâu?".
    Chị em phụ nữ không chồng An Hiệp đều có chung nỗi lo: được sống trong tình mẫu tử bao lâu nữa, khi tài sản chắt bóp dành dụm cả cuộc đời không thể đảm bảo tương lai cho con.
    Chẳng may có mệnh hệ gì thì những mái đầu thơ dại kia sẽ có ai đùm bọc. Mặc dù họ nhận được sự chia sẻ của xóm làng nhưng nỗi niềm của những người mẹ xin con như ngọn gió chiều thổi mênh mang hun hút triền đê.
    Theo nguồn : http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2006/09/3B9B9D84/
    Lại thấy buồn và nhớ quê hương quá, ai ở An Hiệp xác minh thông tin trên cái nhỉ ?
  8. beckham_1608

    beckham_1608 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    tui xin thong bao voi ba con 1 tin ma co le nhieu nguoi cung biet rui nhung tui van thong bao de phong co nguoi chua biet do la vao CN ngay 1/10 nay doi bong thai Binh tren ttvnol se to chuc 1 tran bong da lam quy tu thien ung ho nan nhan chat doc mau da cam rat mong ba con co bac dong huong di co vu nhiet tinh
    neu ai co kha nang da bong bam sinh thi cung co the tham du tran dau nay .......... moi thong tin chi tiet minh se thong bao sau
    than ai
    www.thaihung168.tk
  9. quen_de_nho

    quen_de_nho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Bến An Hiệp, gần đấy mà chưa một lần ghé qua. Ngày trước mỗi lần có dịp lên thị trấn đều đi qua cái biển đề Bến Hiệp chỉ nhìn thế đọc thế rùi lại quay bước đi vì chẳng có việc gì ở đó. Sao lại có những cuộc đời buồn đến thế.
  10. Haibangqt

    Haibangqt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Xã An Hiệp không có một đoạn sông nào cả, không có đê, vì 2 xã Quỳnh Thọ và An Đồng nối tiếp nhau, xã An Hiệp nằm vào phía trong nên không thể có "Bến An Hiệp", mà chỉ có "Bến Hiệp" thôi!
    Được haibangqt sửa chữa / chuyển vào 05:36 ngày 15/09/2006

Chia sẻ trang này