1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quỳnh Phụ mến thương..

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi beckham_1608, 22/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. honmacodoc

    honmacodoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    0
    Một loại gia vị ko thể thiếu của bat Canh cá đó là rau thì là , thiếu loại gia vị này canhcá sẽ thiếu đi hương vị đăc trưng
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bài giáo rối làng An Phú
    (Ghi theo ông Nguyễn Văn Ớt)
    Hà hương sống sản
    Hoạ hoả sinh ra
    Gió nam thuận hoà
    Dân đâu xướng ca
    Kính trình làng nước
    Thượng hạ mọi nơi
    Lẳng lặng mà nghe
    Trò rối tươi vui
    Mới phán âm dương
    Vua Hồ Hán Xương
    Trị vì thiên hạ
    Lấy người họ Lã
    Là ả Phi Nương
    Vua mới kết duyên
    Được mười năm đẹp
    Hiềm vì một kiếp
    Sao chửa có con
    Thấy tiếng người đồn
    Tu chùa Vân Mộng
    Hội công đồng tiễn
    Biến hoá quần thần
    Ai cầu nam nữ
    Ắt có thai mang
    Vua Hồ phán xuống
    Kiệu vàng lên vai
    Bà Lã Hoàng Hậu
    Khi ấy thụ thai
    Ở trong chướng đài
    Lo đủ chín tháng
    Cho đủ ngũ tạng
    Mẹ mới ra sinh
    Được một bọc quả
    Mười sáu con tròn
    Như đầu bồ lốc
    Vô thủ vô túc
    Chẳng có chân tay
    Sự lạ nhường nay
    Cổ kim mới thấy
    Mẹ ôm con khóc
    Ở góc vườn hoa
    Nửa đêm canh ba
    Cơ chừng giờ tý
    Ta đã là con
    Vua Hồ Minh quân
    Cớ sao lại khóc
    Mẹ bảo rằng bay
    Mẹ đặt tên này
    Đủ lo danh vị
    Nhất danh Hồ ví
    Nhị danh Hồ truyền
    Tam danh Hồ quý
    Tứ danh Hồ chính
    Ngũ danh Hồ hoá
    Chớ ở tà gian
    Giết người lấy của
    Vua cha phụ tình
    Hạ liễu nghinh quân
    Lập Thái Hoa Xuân
    Tước chiềng rối ông
    Sau chiềng rối bà
    Chiềng cho vui vẻ
    * Đây là bài chiềng (giáo) rối của làng An Phú, xã Quỳnh Côi xưa (nay là xã Quỳnh Hải), đã thất lạc gần 60 năm nay.
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bài giáo rối làng An Phú
    (Ghi theo ông Nguyễn Văn Ớt)
    Hà hương sống sản
    Hoạ hoả sinh ra
    Gió nam thuận hoà
    Dân đâu xướng ca
    Kính trình làng nước
    Thượng hạ mọi nơi
    Lẳng lặng mà nghe
    Trò rối tươi vui
    Mới phán âm dương
    Vua Hồ Hán Xương
    Trị vì thiên hạ
    Lấy người họ Lã
    Là ả Phi Nương
    Vua mới kết duyên
    Được mười năm đẹp
    Hiềm vì một kiếp
    Sao chửa có con
    Thấy tiếng người đồn
    Tu chùa Vân Mộng
    Hội công đồng tiễn
    Biến hoá quần thần
    Ai cầu nam nữ
    Ắt có thai mang
    Vua Hồ phán xuống
    Kiệu vàng lên vai
    Bà Lã Hoàng Hậu
    Khi ấy thụ thai
    Ở trong chướng đài
    Lo đủ chín tháng
    Cho đủ ngũ tạng
    Mẹ mới ra sinh
    Được một bọc quả
    Mười sáu con tròn
    Như đầu bồ lốc
    Vô thủ vô túc
    Chẳng có chân tay
    Sự lạ nhường nay
    Cổ kim mới thấy
    Mẹ ôm con khóc
    Ở góc vườn hoa
    Nửa đêm canh ba
    Cơ chừng giờ tý
    Ta đã là con
    Vua Hồ Minh quân
    Cớ sao lại khóc
    Mẹ bảo rằng bay
    Mẹ đặt tên này
    Đủ lo danh vị
    Nhất danh Hồ ví
    Nhị danh Hồ truyền
    Tam danh Hồ quý
    Tứ danh Hồ chính
    Ngũ danh Hồ hoá
    Chớ ở tà gian
    Giết người lấy của
    Vua cha phụ tình
    Hạ liễu nghinh quân
    Lập Thái Hoa Xuân
    Tước chiềng rối ông
    Sau chiềng rối bà
    Chiềng cho vui vẻ
    * Đây là bài chiềng (giáo) rối của làng An Phú, xã Quỳnh Côi xưa (nay là xã Quỳnh Hải), đã thất lạc gần 60 năm nay.
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Honmacodoc Một loại gia vị ko thể thiếu của bat Canh cá đó là rau thì là , thiếu loại gia vị này canhcá sẽ thiếu đi hương vị đăc trưng
    Đúng vậy. Vì bài viết này có lẽ của người không phải dân Quỳnh Côi, nên chỉ viết adua thôi. Trước đây, trên chuyên san Người đẹp Việt Nam của báo Tiền Phong, còn có bà phóng viên điên khùng nào viết canh cá gắn với Nguyễn Công Trứ (hồi bé ở Quỳnh Côi, trong khi ông ta ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh và chỉ làm Doanh điền sứ ở Tiền Hải thôi), lại còn dạy là phải ăn với rau cần, rau muống, rau rút, giá đỗ, chả cá công nghiệp. hô hô.
    Trước đây, rau kèm với canh cá chỉ có thìa là, hành củ (ít dọc hành), rau mùi, húng chó (húng dũi, húng dây thôi).
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Honmacodoc Một loại gia vị ko thể thiếu của bat Canh cá đó là rau thì là , thiếu loại gia vị này canhcá sẽ thiếu đi hương vị đăc trưng
    Đúng vậy. Vì bài viết này có lẽ của người không phải dân Quỳnh Côi, nên chỉ viết adua thôi. Trước đây, trên chuyên san Người đẹp Việt Nam của báo Tiền Phong, còn có bà phóng viên điên khùng nào viết canh cá gắn với Nguyễn Công Trứ (hồi bé ở Quỳnh Côi, trong khi ông ta ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh và chỉ làm Doanh điền sứ ở Tiền Hải thôi), lại còn dạy là phải ăn với rau cần, rau muống, rau rút, giá đỗ, chả cá công nghiệp. hô hô.
    Trước đây, rau kèm với canh cá chỉ có thìa là, hành củ (ít dọc hành), rau mùi, húng chó (húng dũi, húng dây thôi).
  6. thangvnn292

    thangvnn292 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Nhìn bát canh cá mà
    Đúng là canh cá quê mình ngày xưa nổi tiếng thật đấy
  7. thangvnn292

    thangvnn292 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Nhìn bát canh cá mà
    Đúng là canh cá quê mình ngày xưa nổi tiếng thật đấy
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn_Khi nắng xanh về
    Đã hết những cơn mưa ri rỉ, kéo bầu trời sũng nước sát gần mặt đất. Đã cạn những giọt mưa bay bay xoay xoay vương trên vai áo như những hạt sương mai. Đã kiệt những bông hoa xoan tim tím chao liệng trong gió se se. Đã thưa những bông gạo thắm, tung cánh rực trời, liệng xuống rợp đất. Đã vắng những đàn chào mào, sáo sậu, chích chòe...cãi nhau ỏm tỏi trên cành cây gạo muôn hồng nghìn tía....
    Nắng đã xanh cành, mướt lá. Đã đẩy óng ả bầu trời bay lên. Đã dâm dấp mồ hôi trong lớp áo mỏng manh. Tự nhiên, thấy đường phố bức bối, thấy dòng người cồm cộp, thấy mặt mình dầy lên những lớp khói xe, bụi băm. Tự nhiên, "một ngày trong veo, một mùa nghiêng nghiêng, cánh đồng xa mờ, cánh cò nghiêng cuối trời" ùa tới. Muốn được rong ruổi ra vùng ngoại thành, nơi có những triền đê bát ngát cỏ, sông bắt đầu đỏ lựng phù sa, để thấy "có những chân trời xanh thế, mây xa vời, tia nắng xa vời, con sông sao lững lờ trôi". Không hiểu sao, khi ngân nga giai điệu Tháng tư về, Giấc mơ trưa, lại thấy hiển hiện lên bờ đê sông Đuống, vùng núi đồi Phật Tích đất Kinh Bắc? Và người như chầm chậm trôi từ bến phà Đen về ngã ba sông Luộc - sông Hồng, rồi về bến Hiệp. Những người lớn tuổi kể, thời bao cấp, có ca nô từ phà Đen (Hà Nội) về tận bến Hiệp (Thái Bình). Không biết bao lần mơ được nằm bồng bềnh trên thuyền. Có lẽ nắng đã ửng lên lấp loáng khắp mặt sông. Xa xa bờ có bóng người giặt giũ, bóng trẻ con tắm truồng dưới những lũy tre, bóng cây xanh mướt mát. Có màu nắng "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu" trong Đường thi không nhỉ?Cứ trôi về bến ấy. Là về tới nhà rồi...Cứ mơ đi. Mơ tới khi lọm khọm có chiếc du thuyền, chắc sẽ treo xuôi dòng về quê nhà. Cũng như có thể ngang dọc trên sóng nước trong những đêm trăng sáng hay mưa dầm gió Bấc...
    Đã lâu lắm, không đi đường 1A, rẽ vào đường 10 qua Nam Định, thành phố Thái Bình về nhà. Đường ấy vừa xa, vừa ồn ào. Thỉnh thoảng đi quốc lộ 5, rẽ vào đường 39 A, qua phố Hiến, cầu Triều Dương, qua những con đường xanh mát và ngọt dịu hương nhãn cổ thụ ở Hưng Hà là cũng tới nhà. Ngắn nhất và thường xuyên đi là theo quốc lộ 5, rẽ vào Quán Gỏi, qua Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang, thấy phà Hiệp là chẳng mấy chốc tới nhà. Hồi còn sinh viên, chưa biết đường này và cũng ít người đi, nên toàn đi lối Thái Bình và Hưng Yên. Khi nghe cô bạn nói nhiều bạn bè hồi PTTH toàn đi xe đạp về nhà cuối tuần, bèn đi thử. Thong dong đạp xe nửa ngày cũng về đến nhà. Có lần, tận 4 - 5 h chiều mới về. Tới bến phà gần 10 h đêm. Thất thểu trên đường đê gần 5 - 7 km (từ bến Trại về đò gốc Mít hay phà Hiệp). Tối om om. Về bố mẹ cứ cằn nhằn. Nhưng từ đó, chuyện đi xe đạp từ Hà Nội về nhà được viết tiếp và sau này là xe máy. Nhiều khi gặp mưa lạnh, mong mỏi có ô tô riêng để về (đường này chưa có ô tô khách về tận thị trấn). Nhưng chưa biết đến bao giờ?
    Chán nhất là đoạn đường từ ngã ba đường liên huyện Thanh Miện - Ninh Giang về phà Hiệp. Chỉ có chừng 3 km nhưng chính quyền không chịu làm. Vẫn để đường cấp phối. Nắng còn đỡ, mưa thì khốn khổ. Đứa bạn bảo khu vực này tuy nằm bên kia sông, nhưng thuộc Thái Bình, nên chẳng ai thèm quan tâm tu sửa. Bao lần về là bấy lần càu nhàu chỉ vì mấy km đường này.
    Không hiểu sao, qua sông Luộc sang bờ này bến Hiệp, đã cảm thấy rộn rã. Chỉ còn 4-5 km nữa là tới nhà. Ấy vậy mà ngồi ở phía Ninh Giang, Hải Dương, cách mỗi con sông, mùa cạn chỉ chừng 200 - 300 m, mà lòng hoang vắng, cồn cào thế?
    Thoáng chốc đã thấy thị trấn Quỳnh Côi với lớp lớp hoa dâu da trắng xóa như mây. Chạy chầm chậm để nghe hương dâu da nồng nàn, ngòn ngọt. Để nghe bầy ong líu ríu cánh....

    Cây đa Ba kia rồi. Ngạo nghễ vươn lên giữa khu đồng nội và đồng chiều. Nắng rát đầu rồi đấy nhỉ. Vẫn còn một vài bóng nón chập chờn trên ruộng. Không biết bố mẹ đã về nghỉ chưa hay còn cố làm xong việc?

    So với khá nhiều làng quê khác, buổi trưa, đường làng An Phú không tĩnh lặng để nghe thấy tiếng gà gọi trưa, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng bà ru cháu hay thấy mùi rạ rơm nồng nồng xộc vào mũi. Chợ đầu mối rau quả họp từ 10 h sáng tới 12 h trưa ở đường trung tâm làng khá náo nhiệt. Cũng hình thành tự phát chừng 10 năm nay rồi. Mùa nào thức ấy, nào rau hành, ớt tỏi, xu hào, bắp cải, dưa hấu, dưa chuột, mía, dứa, vải, nhãn...Một phần từ đồng ruộng của làng, nhưng phần lớn do dân làng đi mua từ Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên...mang về bán buôn cho dân làng và dân buôn bán các nơi khác đến. Những người này sẽ tiếp tục mang đi các chợ khắp Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định... bán lại. Bao lần, chính quyền đẩy chợ vào sân chùa họp, nhưng được vài hôm, mọi người lại tràn ra đường chính. Cứ bần thần, nếu mình có tiền, chỉ vài trăm triệu thôi, sẽ hô hào những người buôn bán mạnh nhất của làng hợp lại mở một chợ đầu mối hoa quả cung cấp cho toàn vùng, tìm tới các công ty chế biến hàng nông sản và mối sang Trung Quốc. Bao lần về trao đổi với mấy vị bí thư, chủ tịch xã, thì bảo: đang đợi chủ trương của tỉnh, huyện. Vị bí thư trẻ lại kể: phải đợi họp đảng ủy xã, rồi đưa ra hội đồng nhân dân bàn bạc, rồi chuyển xuống các thôn, sớm nhất cũng mất 1-2 năm. Ôi, trời ơi...Vừa rồi, về lại nói chuyện với một số người. Lại kể: tỉnh có chủ trương rồi, tới cuối....năm 2008 sẽ xây dựng. Mới chat với đứa bạn làm ở Sở giao thông vận tải tỉnh, nó cũng bảo: chủ trương rồi, ta cứ chờ thôi, tự làm làm gì...

    Chạy xe chậm chậm trên đường làng. Mùi rơm rạ tươi òa lên. Làng mình mỗi năm làm 3 vụ, 2 vụ lúa, 1 vụ rau màu cuối năm, nên thường cấy và thu hoạch lúa sớm hơn làng khác. Khi các cánh đồng xung quanh còn rườm rượp lúa vàng, thì thóc làng Đó đã vào bao, rạ rơm đã thành đống lù lù hoặc ngả ngớn trên đường.
    Cũng phải đến gần 10 năm nay, làng không trồng thuốc lào. Bây giờ hình như ở quê cũng chẳng còn mấy người "nhớ ai như nhớ thuốc lào" nữa. Hồi trước, tới thời điểm này, gần như cả làng rợp trong màu xanh của thuốc lào non, rộn ràng trong tiếng dao cầu thái thuốc. Vụ chiêm, ở khu đồng nội (đồng cao), nếu không cấy lúa thì trồng thuốc lào. Bố bảo: một sào thuốc lào bằng ba sào lúa. Tới vụ thu hoạch thuốc lào, vừa thích vừa ngán. Ngán vì be bé thì bẻ thuốc, rọc thuốc đen tay, rửa mãi mới sạch. Lớn lên một chút thì lòng thuốc (quấn thuốc thành cuộn để thái). Lớn lên tí nữa, nếu khéo tay thì thái thuốc (việc này đàn ông độc quyền nhưng không phải ai cũng thái được), rồi phơi thuốc (vụ này đàn bà độc quyền), chạy thuốc...Thích vì tới vụ thu hoạch thuốc lào, bữa cơm có thêm bát canh cua rau đay, cà pháo. Vục mặt vào nước mưa đựng trong chậu nhôm dưới bóng cây bòng, rồi chan canh cua rau đay vào bát cơm, gắp quả cà pháo, cắn cái rụp, ngon ơi là ngon. Và xụp một cái là hết bát cơm. Hồi ấy, có lẽ chẳng ai mơ được ăn bữa cơm ngon hơn thế giữa trưa hè ve bắt đầu ồn ã, nắng bắt đầu xanh lá, mồ hôi xâm xấp da thịt và quạt nan, quạt mo bắt đầu giãy phành phạch?
    Bây giờ...không biết nắng đã xanh chưa? Ve đã bắt đầu rền rĩ chưa? Mùi rơm rạ tươi còn nồng nồng? Nước mưa có còn ngọt mát không? Canh cua, cà pháo có còn giòn tan, lìm lịm không?
    * Giếng đình làng An Phú, Quỳnh Hải hoang tàn bây giờ như thế này. Ảnh: Phạm Thanh Tùng
    [​IMG]
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 13:02 ngày 14/06/2007
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bến Hiệp, nhìn từ Quỳnh Giao, Thái Bình.
    Ảnh: Phạm An Phú (chụp 2006)
    [​IMG]
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 13:10 ngày 14/06/2007
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    * Bến Hiệp - nhìn từ phà. Ảnh: Phạm An Phú (tháng 11/ 2006)

Chia sẻ trang này