1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quỳnh Phụ mến thương..

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi beckham_1608, 22/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DUYENQUE

    DUYENQUE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    cac sbác quỳnh phụ cho hỏi thăm tý :có ai biết_ đặng thị biên thuỳ sinh năm 1983 ở an ấp quỳnh phụ ,trước hoc cao đẳng kinh tế thái bình vào sài gòn được 2 năm nay ..tôi là bạn của thuỳ nhưng mất liên lạc từ lâu ,có bác nào biết giúp tôi với xin cảm ơn và hậu tạ
  2. honmacodoc

    honmacodoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    0
    bó tay với những câu hỏi loai này
  3. muchike

    muchike Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    ui ui,nghe thấy tên Quỳnh Phu_gần gũi quá! có em....
    có anh chị nào học Quỳnh Thọ cùng em không? nhớ quá đi thôi...
  4. anchoivip

    anchoivip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2007
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là người Thái Bình trên Hà nội rất là đông á Em xin phép mời các bác đang là SV tại Hà Nội tham gia Hội Sinh Viên Thái Bình tại Hà Nội ---->http://www8.ttvnol.com/forum/thaibinh/982946/trang-15.ttvn
    Nơi anh em Sinh Viên với nhau có thể chia sẻ ,trà đá, nhân trần ....off ẹp mang đậm tính cách Sinh Viên và đặc biệt là SV Thái Bình .Hy vọng các bác ủng hộ Hội Sinh Viên Thái Bình tại Hà Nội

    Thay mặt Hội: Tía Xù đã ký
  5. dangoanhsss

    dangoanhsss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    TextText
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Phố huyện Quỳnh Côi, ngày ấy, bây giờ
    Ghi chép của Lã Quý Hưng
    Trước cách mạng tháng Tám, phố huyện Quỳnh Côi nghèo xơ xác, những nóc nhà thưa thớt, vài quán hàng lèo tèo, vắng vẻ, đìu hiu. Người dân thị trấn chủ yếu sống bằng nghề gồng thuê, gánh mướn, buôn bán vặt vãnh, đan gầu, cót, rổ, rá kiếm miếng cơm bát cháo qua ngày. Trên một mảnh đất nhỏ như lòng bàn tay mà có tới 30 người sống kiếp ?ongựa người? kéo xe tay.
    Trận đói năm Ất Dậu, ngay ngã tư Bạt rộng dài, bốn bề hàng quán hôm nay, ngày ấy hàng trăm người chết ngổn ngang. Có những gia đình ?ođi? cả nhà, như gia đình ông Ty. Anh Điệu, con cụ Khoan lăn đùng chết giữa phố. Dịch tả, lỵ, thương hàn, đậu mùa, sâu quảng ?ohiệp đồng binh chủng? khép kín bốn mùa bủa vây những người nghèo đói.
    Năm 1939, ông Liên Cường, tỉnh ủy viên về nằm vùng ngay đầu phố huyện. Chỉ trong một thời gian bằng tiếng đàn, tiếng hát, đường ban, đường bóng, ông đã thu hút được 40 thanh niên và nhen nhóm được hai cơ sở cách mạng, giác ngộ được nhiều thanh niên như anh Hương, Chẩn, Nhị, Kính Sơn. Rạng ngày 19/ 8 / 1945 hàng nghìn người dân thị trấn qua cổng huyện đường giành chính quyền. Trong tuần lễ vàng, có cụ già 70 tuổi đã tháo đôi khuyên vàng ?" của hồi môn, ủng hộ kháng chiến. Xuất hiện nhiều tấm gương như ông Khiếu Luân, Hà Văn Phong, Nguyễn Hữu Thưởng trong kháng chiến. Thị trấn dài chưa đầy 1 km, có tới 3-4 bốt gác mà địch vẫn ăn ngủ không yên.
    Ông Vũ Quang Ất, nguyên chủ tịch UBND thị trấn ?" là con cả của cụ Hạng ?" một trong những cơ sở cách mạng, chỉ ra đầu nhà ?" nơi đặt chiếc cối giã gạo. Đây là nơi quan sát bốt cầu Tây và họp bàn kế hoạch tác chiến của bộ đội, dân binh.
    Cụ Nguyễn Thị Thu cũng là người tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng. Cụ ông làm nghề rửa phản thịt thuê, cụ bà bán bánh đúc bánh giò. Đông con, nhà nghèo, nên cả nhà ngày chỉ có bữa cháo loãng. Nhà cụ có ba con theo cách mạng. Không bắt được các con, tên tay sai mật vụ đã nói: con mụ này đẻ ra một tổ *********, cứ tóm cổ nó là ra hết. 9 tháng tù đày, qua mấy đồn bốt, cụ vẫn chịu đựng, kiên quyết ngăn con dâu không được gọi chồng về. Cụ nói với chị con dâu trưởng: ?oKhổ đau mẹ chịu được. Rồi chúng nó chẳng làm gì được mẹ đâu. Gọi về là chúng nó bắn chết hết đấy con ạ!?. Một tấm gương khác là bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Khỉnh, vốn làm nghề buôn bán hàng tấm, nay chợ Hới, mai chợ Đồng Bằng, truyền tài liệu từ ngoại vi vào nội thị. Một lần phiên chợ huyện, địch bắt được cụ. Tra khảo ở Quỳnh Côi không moi được tin tức gì, chúng đưa cụ về bốt Đông, nhưng cụ vẫn nhận về mình.
    Cụ Lai, 70 tuổi, làm nghề bán bánh đa quạt rong cũng là người đưa truyền đơn cách mạng. Cụ Vỉ, tự bôi rượu vào mặt, giả say, mang tài liệu qua bốt giặc giữa ban ngày. Cụ Chỉ, một phụ nữ nghèo cũng là người tích cực mang truyền đơn, tài liệu.
    Suốt hai cuộc kháng chiến, một thị trấn chưa quá 3000 dân, mà đã tiễn đơn 1.120 người con tham gia quân ngũ, trong đó 36 người đã nằm lại chiến trường, 44 người mang thương tích.
    [​IMG]
    ảnh: Phạm An Phú
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 20:43 ngày 09/12/2007
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn Quỳnh Côi xưa
    (Phạm Thanh Tùng ghi theo lời kể của ông Nguyễn Quang Sáng, người An Phú, xã Quỳnh Hải, hiện là giáo viên về hưu tại Bái Trang, Quỳnh Hoa)
    1. Lăng mộ quận công tại Quỳnh Nguyên
    Làng Sẻ, xã Quỳnh Châu có tượng đá ở lăng quận công, tương truyền là lăng của một quận công, đời vua Lê chúa Trịnh, người làng Hới Gạo, Quỳnh Nguyên. Khu lăng mộ này có tượng quân lính, voi đá, ngựa đá chầu. Cuối những năm 1970, khu lăng mộ được khai quật. Người ta tìm thấy những đồ tang cùng như: lụa, trà, trang sức, quạt?Đặc biệt là khi những tấm lụa được mang lên mặt đất thì trong thoáng chốc nát mủn.
    2. ?oGái Hàm Long gánh đất đường rồng??
    Miếu Lê, làng Lê Xá, xã Quỳnh Hải (khu vực trường cấp 2 Quỳnh Hải hiện nay) trước mặt là mắt rồng (ao tròn) và đường rồng. Theo thuật phong thủy, thì hai con rồng con cùng rồng mẹ ở Mè, Trại (khu vực trại Vàng, xã Quỳnh Hoàng) vốn là rồng đất, bị ông Tả Ao yểm, phải vượt sông Luộc, chạy về bến Hiệp, rồi chạy xuống thị trấn Quỳnh Côi. Một con sang làng Rồng (Quỳnh Bảo) ngóc đầu lên để thở ở miếu rồng, thôn Nam Đài, Quỳnh Bảo. Một con chạy qua trước miếu Lê. Làng Lê Xá có vị trí thật đẹp. Tả: hổ phục (cuối làng Lê, đầu làng Vông, xã Quỳnh Hội có đống hình con hổ phục), hữu thanh long (rồng con), nên người xưa nói đất Lê Xá có thể phát tích đế vương. Nhưng Lê Xá thời ấy không thể phát tích đế vương được vì tương truyền đã bị một phù thủy Tàu trấn yểm. Nơi đây, xưa kia có đền bà Vú Sữa (có lẽ là đền thờ Mẫu?) rất thiêng, ở cổng đền có bia đá hạ mã (ai đi qua cũng phải xuống ngựa hoặc kiệu, xe). Sau đền bị đổ nát, không ai phục dựng. Tới những năm 1970, trường cấp 1 Quỳnh Hải được xây dựng ở khu vực này. Khi đào móng, người ta còn phát hiện một con ngựa sắt ở dưới lòng đất đã han gỉ (là đồ trấn yểm chăng)? Trong tương lai, liệu có thể di dời trường cấp 2 Quỳnh Hải đi nơi khác, phục dựng lại ngôi đền linh thiêng này chăng?
    Đầu thế kỷ 20, khi thực dân Pháp quy hoạch và xây dựng thị trấn huyện lỵ Quỳnh Côi đã cho đắp đường giao thông nối các huyện. Con đường 217 được đắp cũng trong thời kỳ này, gọi là đường cái Tây. Dân làng Hàm Long (Quỳnh Giao?) phải phu phen tạp dịch vất vả. Họ ra một vế đối mà đến nay chưa ai đối được: ?oGái Hàm Long gánh đất đường rồng vì thương chồng nên phải đi phu? . Khó vì trong câu đối này có 2 cặp chữ đồng nghĩa khác âm (long/ rồng, chồng/phu), lại nhịp nhàng có vần có điệu.
    3. Thế đất làng An Phú
    Trong sáu làng của xã Quỳnh Hải hiện nay (xã Quỳnh Côi xưa), làng An Phú lớn nhất và đông dân nhất, nằm ở trung tâm xã. Theo thống kê 2005, xã Quỳnh Hải có 8800 người thì An Phú chiếm tới 4000 người. Từ năm 1894 về trước, làng An Phú là trung tâm của tổng Quỳnh Côi (gồm các xã Quỳnh Hải, Quỳnh Xá, Quỳnh Hội, Quỳnh Trang hiện nay), huyện Quỳnh Côi. Nơi đây từng có khá đầy đủ công trình chính trị, văn hóa thời đó: phủ đường, đình, chùa, miếu, bàn thờ thiên quan (dân làng hay gọi là ông Từ hạ, ở 5 góc làng: gần chợ Đó, đống Điện, cầu Tre, ao Méo và cạnh đình), cầu ngói, quán đá, văn chỉ hàng huyện (thờ Khổng Tử, tiên hiền và ghi danh những người trong huyện đỗ đạt), từ chỉ hàng tổng (thờ Khổng Tử và ghi danh những người đỗ đạt trong tổng)?nhưng đáng tiếc hiện chỉ còn đình, chùa, miếu, bàn thờ thiên quan.
    Làng Đó nằm trên mảnh đất cao ráo ở trung tâm xã Quỳnh Hải, nơi cao nhất là đình làng, rồi thoải dần về cuối làng. Phía cuối làng là một số gò đống, như đống Chiền (nghĩa địa cũ), đống Mả Săng (nghĩa địa cũ), đống Hến, đống Trọc, đống Miễu Cao, đống Yến, đống Chàng Rì (giáp với làng Xuân Trạch), đống Con Cáo (đồng Đó), đống Con Cá (ở đồng Cầu), đống hình nhân (người cụt đầu, trước cửa nhà ông Bang, trên đường 216, gần cầu Đoàn), đống Lâu, đống Cổ Ngựa (giáp làng Lê Xá), đống Con Hỏa (cạnh chùa làng). Tương truyền, những cư dân đầu tiên tới làng Đó lập nghiệp đã tụ cư xung quanh đống Hến. Đó là những người họ Nguyễn mà con cháu ngày nay là anh em ông Bang.
    3. Sông Đó
    Sở dĩ làng có tên Nôm là làng Đó bởi vì dòng sông bao quanh làng có hình dáng như cái đó đơm cá. Sông rộng chừng 30 - 40 m, bắt nguồn từ sông Hóa Khê ở gần làng Đồn (xã Quỳnh Vân), uốn lượn chảy qua Miễu Cao, chảy vào cầu Tre (cuối làng). Nơi đây xưa có một cầu tre bắc qua nối làng Đó với làng Đồn, nên đoạn sông này cũng được gọi là sông Cầu Tre. Qua khỏi cầu Tre, con sống uốn ra cánh đồng Ổ Gà (có lẽ là khu vực trũng nhất làng, giáp làng Đồn) rồi lượn ra đồng chiều (giáp đường nối làng La Vân và làng Đồn, đoạn này gọi là sông Sen vì thời bao cấp trồng sen), vòng lại đồng Đó, đồng Cầu (có cầu ngói hay còn gọi là cầu Bát Nóc, xây kiểu thượng gia hạ kiều, như kiều cầu ngói Thanh Toàn ở Thừa Thiên Huế), rồi tẽ làm hai nhánh, một nhánh đổ ra cống bà Hồi, chảy về phía làng Lê, chảy xuống Vông (Quỳnh Hội) gặp sông mẹ Hóa Khê ở ngã ba Vông; một nhánh chảy về làng Đoàn Xá, Quảng Bá gặp sông đào Yên Lộng từ Hiệp chảy xuống.
    Xưa kia, sông Đó khá rộng và sâu. Tới tận giữa thế kỷ 20, đoạn sông này còn sâu, rộng, có nhiều hến to, cà ra (một loại cua biển) và có nước lợ, thuyền buôn từ các nơi còn vào tận bến cầu Tre mua thóc gạo, bán gỗ, đá, cát, vôi... Năm 1945, khi An Phú sửa lại miếu, thuyền bè đã chở đá, gỗ từ Kiến An (Hải Phòng) về cầu Tre. Dân làng hò lại, kéo đá, gỗ về miếu.
    Hiện nay, con sông đã chết. Vì đầu nguồn giáp làng Đồn bị cống bít lại. Hơn nữa, những năm 1980, khi làng Đó đào sông mới (dân làng gọi là sông Mới) nhỏ hơn, nhưng dòng chảy thẳng hơn, nhằm tưới và tiêu nước cho cánh đồng Đó thì sông Đó bị quên lãng. Các đoạn sông bị chia cắt thành ao hồ nuôi cá. Nổi tiếng nhất là đoạn sông cầu Tre và đoạn sông đồng Cầu cũng thành ao, được xây cống bé ti hi. Vài chục năm nay, khi công trình thủy lợi Trà Linh (Thái Thụy) được đưa vào sử dụng, nước mặn không thể xâm nhập lên trên, nên hến to, cà ra, nước lợ ở sông Đó cũng mất. Cầu ngói Bát Nóc nổi tiếng cũng bị dỡ bở vào những năm 1970, nên đoạn sông đồng Cầu cũng đìu hiu.
    Những năm gần đây, ao hồ trong làng Đó bị lấp gần hết để xây nhà, làng bị ngập khi vừa mưa xuống, cánh đồng tiêu nước không kịp, nên việc khơi thông, nạo vét sông Đó sẽ là biện pháp chống ngập, trữ nước cho cánh đồng của cả xã Quỳnh Hải.

    (còn tiếp)[​IMG]
    * Làng An Phú và con sông Đó
    [​IMG]
    * Làng An Phú (màu xám giữa nền xanh). Ảnh chụp từ www.wikimapia.com
  8. thangvnn292

    thangvnn292 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    hic hic
    nhớ nhà wá
  9. anchoivip

    anchoivip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2007
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác Quỳnh phụ em giao lưu với nhá CÙng đất lúa với nhau
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    hừm, bài này viết láo toét. Bến Hiệp ở Quỳnh Giao, chứ ko phải An Hiệp. Cung điện báo nào viết bài này chắc chỉ bịa hay ngo hơi nồi chõ. hờ hò

Chia sẻ trang này