1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rác của điện thoại di động

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi hf1p5, 05/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Để máy tính "xanh" hơn
    Báo Tuổi Trẻ - ĐH Liên Hợp Quốc đang kêu gọi các tổ chức trên thế giới phải có những biện pháp để giảm thiểu tác hại môi trường do thiết bị máy tính gây ra. Mặc dù xuất hiện chưa lâu, nhưng những thiết bị CNTT ngày nay đã để lại hàng ?onúi rác?. Chúng đang được chất đống hoặc được tái chế ở những nhà máy kém chất lượng tại các nước đang phát triển, do đó rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.
    Do các thế hệ máy tính lỗi thời quá nhanh chóng, đồng thời với nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng gia tăng, trong khi lại có quá ít cơ sở tái chế ở phương Tây, khiến tại các nước này ngày càng tăng ?orác máy tính? và nhu cầu xuất khẩu loại ?orác này gia tăng, theo hướng đổ về các nước đang phát triển. Ước tính chỉ riêng tại Mỹ, mỗi tuần có khoảng 100 container các thiết bị điện đã qua sử dụng (khoảng 225 tấn) được xuất đi. Báo cáo cũng cho biết, khoảng 80% rác thải điện tử ở nước này đáng lẽ được thu thập và tái chế, nhưng lại được đẩy sang quốc gia khác - một cách làm tiện lợi và rẻ hơn nhiều!
    Vì một số lợi ích kinh tế, không ít quốc gia đang phát triển đang tiếp nhận và xử lý loại rác thải này Thế nhưng, đi kèm theo chúng là hàng tấn phế liệu ẩn chứa nguy cơ độc hại lớn. Trong khi đó, các quốc gia nhập khẩu lại bỏ lơ hoặc không hề có các tiêu chuẩn về môi trường và chất thải. Thậm chí, tại nhiều nước, người dân không được ?ochỉ bảo? vất cục pin cũ vào đâu!
    Một số chất độc trong PC

    1. Chì trong đèn hình và trong các mối hàn
    2. Arsen trong đèn hình đời cũ.
    3. Selen dùng làm bộ chỉnh lưu nguồn điện trong bo mạch.
    4. Chất chống cháy chứa Brom trong vỏ máy bằng plastic, cáp và bo mạch.
    5. Ôxít Ăngtimoan trong chất chống cháy.
    6. Cadimi trong bo mạch và chất bán dẫn
    7. Crom trong kim loại chống mòn các bộ phận bằng sắt thép.
    8. Coban làm chất gia cố và tăng từ tính cho thép.
    9. Thủy ngân trong công tắc và vỏ máy.
    Theo nghiên cứu, chất độc sa?n sinh ra như nhưfng chất liệu không cháy được va? các kim loại nặng có thê? la? một nguy cơ đối với sức khoẻ cu?a công nhân sa?n xuất thiết bị va? nhưfng ngươ?i sinh sống gâ?n các ?onúi rác? máy tính phế tha?i. Rất nhiều trẻ em địa phương và công nhân làm việc tại những cơ sở tái chế kém chất lượng trên đã mắc những chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp và ngoài da do linh kiện điện tử. Nhiều người khác còn bị ung thư.
    Mới đây, báo cáo của Basel Action Network (BAN) đã đưa ra những hình ảnh minh họa về "hành trình" của rác thải điện tử nhập vào các quốc gia đang phát triển. Trẻ em gái và phụ nữ đập vỡ các thiết bị, làm chảy các mối hàn chì để tháo rời các chip máy tính, đem bán lại. Chì được nung nóng trên chảo, từ đó làm bay các hơi kim loại độc như chì, cadmi, thủy ngân? và giải phóng chúng vào không khí dưới dạng hơi sương độc hại. Sau khi các chip được lấy ra, thật đơn giản, chì được ?otự do? chảy nhiểu xuống đất. Thế nhưng, không mấy người làm nghề này hay biết rằng, chì nằm trong số những chất độc thần kinh mạnh nhất, gây tác hại đặc biệt lên trẻ em và những bé sơ sinh.
    Để làm ra một chiếc PC, con người đang thải ra môi trường lượng chất thải nặng gấp 10 lần
    Nhiều người hy vọng rằng khi những máy tính ngày càng trở nên nhỏ hơn và xử lý hiệu quả hơn, thì gánh nặng về môi trường hy vọng sẽ giảm nhẹ hơn. Thế nhưng, nghiên cứu nêu trên cho thấy thực tế hoàn toàn ngược lại.
    LHQ khuyến cáo người dùng hãy nâng cấp máy tính và cân nhắc thật kỹ càng trước khi mua PC mới
    Theo nghiên cứu, để chế tạo một máy tính và một màn hình nặng 24kg, phải cần đến 240 kg nhiên liệu, 22kg hóa chất, 1,5 tấn nước (để làm nguội), cùng rất nhiều nguyên liệu khác. Trong khi đó, khi sản xuất một xe hơi hoặc tủ lạnh, thì chỉ sử dụng nhiên liệu nhiều hơn có? 1,5 lần. Thế cho nên, sản xuất hơn 130 triệu máy tính, sẽ thải bao nhiêu chất thải?
    Nghiên cứu đaf hoan nghênh các điê?u luật cu?a Liên Hiệp Âu Châu, đo?i ho?i nga?nh công nghiệp điện tư? pha?i gánh lấy trách nhiệm nhiê?u hơn trong việc tái chế thiết bị cuf một cách an toa?n. Tuy nhiên, điê?u luật na?y có được thi hành hay không, thì vâfn co?n là một hoa?i nghi.
    Các nha? nghiên cứu đaf kêu gọi các chính phu? khuyến khích ngươ?i tiêu dùng nâng cấp phâ?n cứng cu?a máy tính nhiều hơn thay vi? ném chúng vào thùng chất thải và mua PC mới.
    THÙY MINH tổng hợp từ Internet
    Bụi máy tính cũng rất nguy hiểm
    Một cuộc nghiên cứu mới đây vừa cho thấy sự hiện diện của các hợp chất độc hại trong máy tính của chúng ta, đặc biệt là chất PBDE có nhiều trong bụi máy tính. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng các hợp chất dể cháy này có thể thâm nhập vào da chúng ta và phát tán ra môi trường xung quanh.
    Theo các thí nghiệm được tiến hành nơi loài vật thì khi các hợp chất này trở nên đậm đặc thì có thể gây ra các tổn thương nơi não, gan, hệ thống hormone và tăng nguy cơ bị bệnh ung thư. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng khi nghiên cứu trên những người thường xuyên sử dụng máy tính thì một lượng lớn các hợp chất này đã được hấp thụ.
    Hội đồng liên minh Châu Âu đã có quyết định phải tiến hành giải quyết triệt để các vấn đề này trước năm 2006. Từ đây cho đến năm 2006, có lẽ các bạn nên hạn chế việc ăn uống trước màn hình máy vi tính.
    Bảo Châu
    (Theo AFP)
  2. TrNg

    TrNg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Vậy rác điện tử ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng được xử lý như thế nào?

Chia sẻ trang này