1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ XỬ LÝ BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC !!!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ngoc_nam, 14/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ XỬ LÝ BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC !!!

    Chào các bạn , hôm nay mình có một vấn đề mà hầu hết các bạn cũng như các cơ quan chức năng của cả nước đang quan tâm , đó là Rác thải công nghiệp và biện pháp xử lý bằng các cơ chế sinh học , Chúng ta hãy cùng nhau trao đổi nhé ?
    *Rác thải công nghiệp là gì ?
    *Phương pháp xử lý rác thải công nghiệp hiện nay ra sao ?
    *Su hướng phát triển của công nghệ sinh học trong công tác sử lý rác thải công nghiệp là gì ?

    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Mình hiểu khái niệm sơ sơ : những thứ như pin đồng hồ điện tử, điênh thoại di động hư cũ, máy vi tính phế thải của các nước công nghiệp phát triển, đồ điện - diện tử second hand các loại.
    Nghe nói người ta phát hiện một loại vi khuẩn có khả năng "gặm" những thứ này và tiêu hóa ra đất. Nhưng sản xuất loại vi khuẩn này ra sao và công hiệu ra sao, đặc biệt ở Việt Nam cơ quan nào nghiên cứu về chúng thì Enh_uong không có tài liệu.
  3. yeu_bachhop

    yeu_bachhop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Quả thật topic này rất tuyệt vời đấy !
    Các bạn nên hiểu tất cả các loại chất thải được chia ra làm các loại sau:
    *Rác thải sinh hoạt
    *Rác thải y tế
    *Rác thải công nghiệp
    Như vậy ! Rác thải công nghiệp là những loại rác thải rắn có cấu tạo từ những polyme hoặc những chế phẩm đặc hiệu .Hiện nay theo thống kê của tổ chức môi trường thế giới , mỗi năm thế giới sản xuất được 70 tỷ pound chất thải công nghiệp , trong đó có 40 % của số lượng đó chỉ được sử dụng một lần sau đó thì được đổ ra bãi rác , điều này đã gây ra hiện tượng khủng hoảng "Bãi rác " . mặt khác những chất thải này bao gồm cả những bao gói và các vật liệu polyme bậc cao , chung gây ra hiện tượng ứ đọng rất khó phân huỷ bởi VI SINH VẬT và tất nhiên là chúng còn tồn tại hàng nhiều chục năm,,,
    Vậy sử lý các chất thải này như thế nào ? Bạn Enh_uong nói cũng có một chút đúng nhưng thật ra . điều đó không phải là gặm nhấm các chất thải công nghiệp đó { VK có răng đâu mà gặm} Tất nhiên nó được ứng dụng rất rộng rãi nhưng cơ chế như thế nào thì mong các bạn giai thích thêm !
    TRÊN ĐỜI AI THÔNG CẢM VỚI TA NGƯỜI ĐÓ LÀ BẠN TA[/SIZE=11]
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    hey mọi ng ơi, có ai rành về quá trình phát triển vi sinh vật trong bãi rác ko vậy, nếu ko ai post thì tui sẽ từ từ post....
    ai phụ tớ với nào.......
    hú hu lên tiếng cái lào......

    BachHop
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    ??oDùng thùng rác E.M vừa ích nước vừa lợi nhà!???
    Bác Lê Thị Doanh (P16, B11 Kim Liên, Hà Nội), một trong những hộ tham gia thử nghiệm sản phẩm E.M đã quả quyết như vậy. Bác nói thêm: ??oNhà tôi nuôi chó, mèo nên trước rất hôi, nay đem nước E.M tắm cho chúng là hết cả mùi; rồi dùng cọ rửa nhà bếp, toilet, đổ xuống cống hạn chế mùi hôi, chống ruồi muỗi..., pha loãng tưới cây cảnh đều tốt. Tóm lại là rất được việc".
    GS-TS Vũ Hoan, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Hà Nội, cho biết: Từ tháng 12/2000 đến nay, lần lượt 9 hộ tình nguyện tại phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội được hội cung cấp thùng rác và cám E.M Bokashi (cám gạo chất lượng thấp được lên men bằng E.M), dung dịch E.M thứ cấp (chế phẩm được tạo ra từ E.M gốc). Chi phí cho xử lý rác bằng E.M ở mỗi hộ chỉ hết khoảng 80 đồng/ngày.
    Thùng rác là một cái thùng nhựa 25 lít có vỉ ngăn rác (tựa như ở chõ thổi xôi) và vòi tháo nước ở đáy. GS Hoan giải thích: ??oSau khi cho rác hữu cơ được thái nhỏ vào, ta rắc lên một lớp cám E.M Bokashi, cứ như vậy cho đến khi đầy 80% thể tích thùng. Còn dung dịch E.M thứ cấp sẽ được các hộ dùng bổ sung khi rác quá khô do thời tiết???. Dưới tác dụng của các vi sinh vật hữu hiệu, rác sẽ được lên men phân hủy mà không có mùi hôi. Nước rác tiết ra được lấy ra hàng ngày, chứa các vi sinh vật nên cũng có nhiều tác dụng hữu ích.
    E.M là gì?
    Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu và đi khắp thế giới thu thập các vi sinh vật có ích, năm 1980, Teruo Higa, vị GS-TS người Nhật thuộc trường Đại học Tổng hợp Ruykuys Okinawa đã phân lập ra một hỗn hợp các vi sinh vật có ích gồm vi khuẩn quang hợp, nấm men, vi khuẩn lactic, xạ khuẩn, nấm lên men gọi là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (viết tắt của tiếng Anh là E.M).
    Trong tự nhiên, vi sinh vật được chia ra làm 3 loại chính: Loại có ích, loại có hại và loại trung gian. Trong đó, loại vi sinh vật trung gian là nhiều nhất và chúng sẽ đi theo hỗ trợ cho loại có ích hay có hại tuỳ theo bên nào chiếm ưu thế. Chính vì vậy chế phẩm E.M có tác dụng giúp cân bằng trở lại tự nhiên bằng cách đưa vào môi trường những vi sinh vật có ích hữu hiệu nhất chống lại những vi sinh vật có hại và kéo các vi sinh vật trung gian về phía mình, làm sạch hoá môi trường.
    Với cơ chế hoạt động như vậy, E.M hoàn toàn không độc hại và được ứng dụng rộng rãi có hiệu quả trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, hoá mỹ phẩm và xử lý môi trường. E.M gốc có độ pH dưới 3,5% nhưng khi pha loãng với tỷ lệ 1/1.000 thì nó trung tính và rất tốt cho tiêu hoá, có thể uống được nước này.
    EM vào Việt Nam
    Từ khi được phát minh, công nghệ E.M đã được khoảng 20 nước trên thế giới ứng dụng. Có thể kể đến Pusan (Hàn Quốc), Okinawa (Nhật Bản)..., là những thành phố lớn ứng dụng E.M khá thành công trong việc xử lý rác thải hàng ngày. Trong những năm 1994, 1995 chế phẩm E.M đã được biết đến ở nước ta. Nhưng phải đến tháng 4/1997, với chuyến thăm của GS Teruo Higa theo lời mời của Bộ KHCN&MT thì công nghệ E.M mới được chính thức nghiên cứu, ứng dụng. Vào năm 1998, Bộ KHCN&MT đã có quyết định cho phép thực hiện đề tài độc lập cấp nhà nước do trường Đại học Nông nghiệp I chủ trì với tên gọi: ??oNghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (E.M) trong nông nghiệp và vệ sinh môi trường???.
    ??oĐề tài khoa học: ??oXử lý rác thải sinh hoạt với việc phân loại và xử lý rác hữu cơ ngay tại hộ gia đình??? là một đề tài nhánh của đề tài trên, do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Hà Nội chủ trì. Buổi nghiệm thu đề tài sẽ được tổ chức vào chiều 21/3 với sự tham gia đánh giá của các cơ quan khoa học của TP Hà Nội.
    Rác không còn là rác
    Thực ra, chế phẩm E.M đã được ứng dụng vào xử lý rác từ nhiều năm nay. E.M được hoà với nước và phun đều lên rác đã hạn chế khá hiệu quả mùi hôi thối bốc ra từ các bãi rác lớn. Bãi rác Tây Mỗ, Hà Nội (nay đã đóng cửa do hết diện tích chôn lấp) sau khi được xử lý với E.M đã giữ được một môi trường trong sạch, đứng ngay giữa bãi rác này cũng không thấy mùi thối.
    Tuy nhiên, việc ứng dụng E.M vào xử lý rác hiện nay vẫn chưa đạt được hiệu quả cao như mong muốn vì rác chưa được phân loại từ nguồn. Các loại chất thải vô cơ lẫn trong rác sẽ làm giảm đáng kể tác dụng của E.M đối với rác hữu cơ.
    Theo số liệu của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, bình quân chất thải phát sinh mỗi ngày tại thành phố vào khoảng 3.000 m3, trong đó chất thải hữu cơ chiếm tới 51,9%, còn lại là các loại rác vô cơ khác. Như vậy, nếu xử lý được số rác hữu cơ này bằng công nghệ E. M thì số rác thải ra môi trường sẽ giảm đi đáng kể, kèm theo đó là giảm các chi phí về nhân công thu dọn, vận chuyển, diện tích chôn lấp... và còn thu được một khối lượng tương đương nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ cho nông nghiệp. Một bài toán đơn giản vừa làm lợi môi trường và mang tính kinh tế cao.
    Trở ngại từ thói quen
    Tuy nhiên trở ngại lớn nhất trong thử nghiệm này là vấn đề nhận thức. Lâu nay, đa phần dân ta vốn chỉ quen ??osạch nhà mình???, còn thì đã có Công ty Môi trường lo. Thay đổi một thói quen cũ thật không dễ dàng. Chị Thảo ở tập thể Kim Liên nói: ??oCách rách nhất là phải phân loại rác và phải thái nhỏ trước khi cho vào thùng. Nhưng dùng rồi cũng thành quen, chỉ mong các bác môi trường hết thử nghiệm thì bán E.M cho chúng tôi dùng tiếp???.
    (Theo Lao Động, 20/3)

  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Tiến sĩ Nguyễn Đức Lượng, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ sinh học Đại học Bách khoa TPHCM:
    Xử lý rác thành phân bón sinh học là tốt nhất
    Hiện nay, trên thế giới có 3 phương pháp xử lý rác được sử dụng nhiều nhất: làm phân bón sinh học, đốt, chôn lấp hợp vệ sinh. Lựa chọn phương pháp xử lý rác phải tùy thuộc vào loại rác thải ra. Đối với các nước phát triển Nhật, Đan Mạch, Pháp, lượng rác thải chủ yếu là rác công nghiệp, lượng rác hữu cơ chỉ chiếm 30 ??" 40% nên chủ yếu họ chọn phương pháp đốt. Trong khi đó, tại TPHCM lượng rác hữu cơ chiếm 60% đến 90%. Do vậy, phương pháp xử lý rác thích hợp nhất hiện nay là chôn lấp hợp vệ sinh và làm phân bón sinh học.
    Để xử lý vấn đề rác của thành phố hiện nay cần phải tiến hành hai việc. Đó là xử lý nước rỉ rác riêng và xử lý rác bề mặt. Việc xử lý rác bề mặt rất quan trọng ảnh hưởng đến phần nước rỉ rác. Rác trên bề mặt còn thì khi trời mưa xuống sẽ tiếp tục sản sinh ra nước rỉ tiếp tục. Cứ thế chúng ta cứ tiếp tục việc xử lý rác dài dài. Nếu giải quyết rốt ráo rác trên bề mặt thì có thể hạn chế được phần nước rỉ rác. Để giải quyết rác bề mặt, chúng ta phải tiến hành theo cách làm phân bón sinh học. Đó là, ủ rác với các hóa chất sinh học, xử lý chuyển thành phân bón sinh học phục vụ nông nghiệp. Việc làm này sẽ không tạo mùi, gây ô nhiễm môi trường. Phần nước rỉ rác sẽ được xử lý riêng triệt để các chất hữu cơ, kim loại và vi sinh vật độc hại.
  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Gene "ăn" kim loại
    David E. Salt, Phó giáo sư phân tử - sinh lý thực vật Đại học Purdue, Mỹ, vừa phát hiện loại gene giúp thực vật tích luỹ kim loại trong mô của chúng. Salt đã xác định được 350 loài thực vật có khả năng "chén" kim loại như kẽm, đồng, cadmi hoặc mangan với hàm lượng cao.
    Các cây này trữ kim loại vào các hốc nhỏ bên trong tế bào. Chúng là những cấu trúc của tuyến màng, bảo vệ tế bào thoát khỏi những tác động có hại của kim loại.
    Salt cho biết, thực vật làm như vậy để ngăn thói phàm ăn của côn trùng và những sinh vật khác, vì côn trùng rất sợ những thực vật có vị như kim loại. Khám phá này có thể dẫn đến việc tạo ra giống cây ??odọn sạch??? chất thải công nghiệp, những thực phẩm chống bệnh và giảm công sức cho các nông gia.
    (Theo Tuổi Trẻ, VnExpress Thứ bảy, 25/8/2001)
  8. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Lợi ích của thực vật "ăn kim loại"

    Mới đây, một nhà khoa học tại trường Đại học Tổng hợp Purdue (Mỹ) đã tách được các gen được xem là cho phép thực vật có khả năng tích luỹ một số lượng lớn kim loại trong các mô của chúng. Qua phát hiện này, việc làm sạch các ô nhiễm công nghiệp sẽ được tiến hành dễ dàng hơn, đồng thời từ đó có thể tạo ra các loại thực phẩm mới chống được bệnh và giảm nhẹ công lao động trong nông nghiệp.
    Đây thực sự là một trong các công cụ đầu tiên mà các nhà khoa học có được để điều khiển quá trình siêu tích luỹ kim loại. Từ đó, với một số loài thực vật, người ta có thể tính đến khả năng biến đổi chúng thành thực vật có khả năng tích luỹ được kim loại.
    Hiện có khoảng 350 loại cây được biết đến là có khả năng tích luỹ các kim loại như niken, đồng, selen, mangan với mức cao. Phó giáo sư về sinh lý phân tử thực vật đồng thời là nhà nghiên cứu chính của dự án - ông David E. Salt cho biết - với những loại cây gọi là "đặc biệt" này thì khả năng tích luỹ kim loại của chúng có thể đạt đến mức 1% trọng lượng sinh khối thô của cây. Trong khi đó thì với các loài cây thông thường, tỷ lệ này chỉ đạt từ 10 đến 100 phần triệu. Đây hoàn toàn là khả năng tự nhiên của cây, không hề có sự can thiệp của bàn tay con người.
    Về nguyên nhân tại sao các loài thực vật lại có được khả năng hấp thụ kim loại một cách kỳ diệu như thế, theo các nhà khoa học thì có thể đó là cách để ngăn cản côn trùng và các sinh vật khác ăn chúng. Xét về mặt ứng dụng, chúng có thể được các nhà môi trường đưa vào "canh tác" nhằm xử lý các vùng đất bị ô nhiễm công nghiệp bởi các kim loại nặng hoặc các chất phóng xạ. Cụ thể hơn, thay cho việc xử lý bằng cách đào chỗ đất ô nhiễm để chôn lấp hay xử lý bằng cách này hay cách khác, thì nay người ta chỉ cần trồng một diện tích lớn các loại cây có khả năng tích luỹ kim loại, sau một thời gian luân canh loại cây này thì có thể khử kim loại ra khỏi đất.
    Một lợi ích khác có thể áp dụng là trong sản xuất các thực phẩm bổ dưỡng - là những thực phẩm chứa các vi chất không có trong thức ăn ở một số khu vực. Một số kim loại đã được biết đến như là những chất thiết yếu cho sinh giới, tuy rằng với lượng rất nhỏ. Nhưng một số nơi trên thế giới thiếu các thực phẩm chứa đủ mức vi lượng chất dinh dưỡng này và hậu quả là đã gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ. Sử dụng các công cụ di truyền mà giáo sư Salt và cộng sự đã xác định được, các nhà khoa học có thể biến đổi sinh học thực phẩm để chứa những vi chất dinh dưỡng thiết yếu này. Ngoài ra, có thể nghiên cứu tạo ra giống cây thực phẩm tự hấp thụ kim loại một cách hiệu quả hơn để giảm bớt đầu vào trong nông nghiệp.

    (PV NetNam Ngày 24/ 6/ 2002 10:59:00 AM )
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    hoan nghênh enh_uong, bài viết của em thú vị lắm, em tham gia cùng chị??okie? tìm hiểu về hoạt động của vi sinh trong đống rác, 1 đề tài hay đấy!

    BachHop
  10. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    BachHop quên set title cho Enh_uong rùi.
    Còn về rác thì nhiều lém, Enh_uong thấy chủ đề chỉ nói về rác công nghiệp thui.
    Còn xử lý rác nói chung bằng công nghệ vi sinh thì chắc post ở chủ đề khác sẽ phông phú diễn đàn hơn. Ví dụ (nếu thấy Enh_uong nói hợp lý thì chuyển sang chủ đề khác nhé) :
    Phân hữu cơ vi sinh mới - nguồn dinh dưỡng "dài hơi" cho cây
    Gần đây, nước ta đã có một số cơ sở sản xuất phân hữu cơ sinh học, từ than bùn và các phế thải nông nghiệp..., nhưng chất lượng sản phẩm không cao do không chọn lọc chủng sinh vật đặc dụng. Vừa qua, Viện Công nghệ sinh học đã tạo ra một loại phân hữu cơ vi sinh thực sự, làm tăng năng suất cây trồng, xốp đất và duy trì tác dụng bền hơn hẳn NPK.
    Phân bón hữu cơ sinh học của các cơ sở thường được tạo ra trên nguyên tắc phối trộn giữa than bùn với các phế thải của nông nghiệp và phân chuồng, thêm một tỷ lệ thấp phân hóa học đạm lân và kali. Quy trình ủ và phối trộn dựa chủ yếu vào hệ vi sinh vật hoang dại có sẵn trong phân, rác và một phần do tác dụng các acid mùn (acid humic, fulvic,???) có sẵn trong than bùn. Vì vậy, thời gian ủ trộn kéo dài, chất lượng không ổn định vì không có sự chọn lọc định hướng hệ vi sinh vật. Cũng có một số cơ sở đã sử dụng các chế phẩm vi sinh vật để ủ than bùn hoặc các chất phế thải như vỏ bã cà phê??? nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức phân hữu cơ sinh học. Rất hiếm có chế phẩm đúng nghĩa là phân hữu cơ vi sinh, bởi vì không chứa một lượng lớn vi sinh vật hữu ích cho cây trồng.
    Thực trạng này đã lôi kéo các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sinh học vào cuộc. Qua nghiên cứu và thử nghiệm, họ chọn được các chủng vi sinh vật hiệu quả nhất trong việc chuyển hóa chất hữu cơ sang dạng mùn, sản xuất thành chế phẩm Micromix 3. Ủ rác với chế phẩm này đã rút ngắn 14 ngày so với ủ rác thông thường, chất lượng mùn trong sản phẩm tăng.
    Tiếp theo bổ sung vào chế phẩm các giống vi sinh vật hữu ích cho cây trồng, tạo nên một loại phân bón vi sinh thực sự, có tác dụng tăng năng suất cây trồng, giảm lượng phân bón hóa học, tiết kiệm đầu tư sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường đất, nước và thực phẩm.
    Thử nghiệm ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh lên một số loại cây trồng như lúa, ngô, cây ăn quả nhãn, vải??? tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Đăk Lăk,... nông dân đều cho nhận xét bón loại phân này làm cây phát triển tốt, đỡ hẳn sâu bệnh, đất xốp và thấy tác dụng của phân bền lâu hơn hẳn so với bón phân hóa học hoặc NPK. Năng suất lúa, ngô, quả tăng và ngoại hình sản phẩm đẹp hơn.
    Các kết quả nghiên cứu từ Mỹ, Canada, Nga, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan??? cũng cho thấy sử dụng chế phẩm vi sinh vật có thể cung cấp cho đất và cây trồng từ 30-60 kg nitơ/hécta đất/năm, có thể thay thế từ 1/3 đến 1/2 lượng lân hóa học.
    (Theo SGGP, VNExpres Thứ tư, 8/8/2001, 14:57 (GMT+7) )

Chia sẻ trang này