1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rác y tế

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi svmtk29, 04/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. svmtk29

    svmtk29 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Rác y tế

    Đây đang trở thành vấn đề nóng bỏng của VN đây.
    Bác nào có số liệu thống kê và công nghệ xử lý rác y tế thì post lên cho mọi người học hỏi nha.

    Mình chỉ có số liệu thống kê rác y tế của các cơ sở y tế miền Trung của PGS.TS Phùng Thị Thanh Tú. Bác nào cần thì mình share cho. Email của mình là : cuho2402@gmail.com
    Mong các bác nhiệt tình ủng hộ nha.
    Thanks a lot.
  2. xdvn

    xdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Nóng là do mấy ông nhà báo phóng đại lên quá chứ ở nước ngoài nhựa y tế nó tái sinh ầm ầm có sao đâu. Cái đek gì cũng lôi kim tiêm vào lo gì người dân chả sợ.
  3. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Bạn dẫn chứng cụ thể cho vài nước đang tái chế nhựa đã từng là rác thải y tế?
  4. svmtk29

    svmtk29 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Sao lại là ko NÓNG !
    Nếu ko có vấn đề "tái chế Rác y tế" thì làm sao người ta đưa lên được.
    Đó là 1 thực tế xã hội đang tồn tại. Chúng ta có quyền được biết và được có ý kiến mà.
    Theo sự hiểu biết của mình thì những dụng cụ y tế là những dụng cụ được làm từ nhựa ..cực tốt. Vì thế tái sử dụng nó là một biện pháp giảm thải và có hiệu quả về mặt kinh tế. Ở nhiều nước tiên tiến thì công nghệ xử lý rác của họ là rất cao ( Rác y tế sẽ được nung với nhiệt độ trên 1000 oC. Khi đó thì những VSV gây bệnh và các tác nhân gây bệnh khác bị tiêu diêt một-cách-sạch-sẽ. Vì thế, họ có thể "tái sử dụng" mà ko gây hại cho sức khoẻ cộng đồng và môi trường.
    Ở topic này, mình mong muốn chia sẻ, trao đổi với các bạn về công nghệ xử lý rác y tế chứ mình ko muốn bình luận "chính trị" nào cả. Mong các bạn giúp đỡ. Thanks.
  5. xdvn

    xdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Tất cả các nứơc tiên tiến đều tái sinh rác thải nói chung và nhựa ngành y tế nói riêng. Bạn lật đít vỏ chai nhựa lên, nhìn các ký hiệu trên đó sẽ thấy các ký hiệu phân loại để tái sinh các loại chất thải từ nhựa.
    [​IMG]
    Tôi không nói rác thải y tế tái sinh, mà là nhựa y tế có thể tái sinh và sử dụng được. Vấn đề chỉ là khâu phân loại của ta chưa được tốt nên còn bị lẫn.
    Không nên đánh đồng mọi thứ cái gì cũng đem đi đốt trên 1000oC như vậy là lãng phí.
    những cái đốt trên 1000oC thì chỉ còn CO2, H2O và tro thôi chả còn tái sinh được gì.
  6. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Ở đây chúng ta chỉ nói đến rác thải là nhựa từ các cơ sở kinh tế. Bạn dẫn hãy đưa ra bất kì một tài liệu hay số liệu cụ thể, tên nước, lượng nhựa đã tái sử dụng, bệnh viện cung cấp rác thải là nhựa xem.
    Cái hình mà bạn đưa ra là hình phân loại nhựa nói mà thôi. Các nước tiến tiến mà bạn nói đến đều xếp rác thải bệnh viện vào loại "rác thải nguy hiểm" (mức phân loại cao nhất). Rác thải bệnh viện được quản lý và xử lý rất nghiêm ngặt. Giá thành xử lý rất cao. Do vậy tái sử dụng rác thải y tế không nhưng nguy hiểm mà còn không có hiểu quả kinh tế.
  7. xdvn

    xdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Tưởng bạn cũng biết ít nhiều hóa ra chả biết cái khỉ gì, thôi chuyển qua chuyện khác đi.
  8. svmtk29

    svmtk29 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bạn Idn chưa tìm hiểu kỹ mà đã vội kết luận "tái sử dụng rác thải y tế không nhưng nguy hiểm mà còn không có hiểu quả kinh tế".
    Mình đồng ý với ý kiến của bạn là chi phí cho tái chế hay xử lý rác y tế (RYT) là rất...rất cao. Tuy nhiên, người ta vẫn có tái chế RYT. Vì 2 lý do : Kiểm soát được ÔN và thu kinh phí (từ việc bán các vật dụng từ tái chế).
    Bác xdvn nói hoàn toàn chính xác. Khâu quan trọng trong tái chế RYT là PHÂN LOẠI ĐẦU NGUỒN. Nếu khâu phân loại tốt thì quá trình tái chế rất hiệu quả. Còn việc tái chế thì nhất định là chỉ tái chế chất nhựa,.. chứ đâu thể tái chế hết được. Bác xdvn có thể giải thích các biểu tượng mà bác đã post lên được ko ? Nếu được thì cám ơn bác nhiều nha. Mà mình nghĩ rằng, các biểu tượng đó chỉ áp dụng cho các vật dụng hàng ngày trong cuộc sống chứ đâu áp dụng cho RYT.
    Theo kiến thức của mình thì người ta ký hiệu và phân loại RYT như thế này :
    - Túi nylon màu xanh : đựng chất thải y tế không nhiễm khuẩn.
    - Túi nylon màu vàng : đựng chất thải y tế nhiễm khuẩn.
    - Túi nylon màu đen : đựng chất thải hoá học, chất phóng xạ và thuốc gây độc.
    - Hộp cứng màu vàng đựng các vật nhọn, sắc.
    Đối với mỗi loại túi trên sẽ có cách xử lý khác nhau.
    Qua đây, mình muốn các bác hiểu rằng thành phần RYT bao gồm :
    1. Các chất hữu cơ ( chiếm 52,9 % ).
    2. Chai nhựa PVC, PE, PP ( chiếm 10,1 % ).
    3. Bông băng ( chiếm 8,8 % ).
    4.Vỏ hộp kim loại ( chiếm 2,9 % ).
    5.Chai lọ thuỷ tinh, xylanh thuỷ tinh, ống thuốc thuỷ tinh ( chiếm 2,3 % ).
    6.Kim tiêm, ống tiêm ( chiếm 0,9 % ).
    7.Giấy loại, catton ( chiếm 0,8 % ).
    8. Các bệnh phẩm sau mổ ( chiếm 0,6 % ).
    9 Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác ( chiếm 20,9 % ).
    Trong đó, tỷ lệ thành phần nguy hại là 22,6 %
    ( Nguồn : Báo cáo của Bộ Y tế )
  9. nikiesun

    nikiesun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Đây là một tài liệu khá hay cho bác tham khảo về vấn đề rác thải y tế của Mỹ
    Bác xem trang 11 nhé
    http://www.dhs.ca.gov/ps/ddwem/environmental/Med_Waste/LawRegs/MWM_Act.pdf

  10. ThanhCTC

    ThanhCTC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Nguồn của bộ y tế này chắc là do Bác Hải viện YHLĐ và VSMT cấp đúng ko? Chính xác đó.
    Nhưng để xử lý thì em nghĩ là khó đấy, giá thành xử lý 1kg rác y tế nguy hại khá cao, lò đốt của VN thì kém quá( chuyển từ ô nhiễm rác thải sang ô nhiễm khí thải).
    Quan trọng nhất là phân loại rác tại bệnh viện thôi.

Chia sẻ trang này