1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

RAJADHIRAJA YOGA (Giới thiệu hệ thống các bài thiền của Yoga Ananda Marga)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi phunglam, 15/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    RAJADHIRAJA YOGA

    (Giới thiệu hệ thống các bài thiền của Yoga Ananda Marga)

    Tác giả: Acharya Cidghanananda Avadhuta

    Việt dịch: Nhật Tú

    Dẫn nhập

    Tác giả của bảy bài viết ngắn này Acharya Cidghenananda Avadhuta (Ac. Cidghenananda Avt.) đã viên tịch vào tháng 10 năm 2006. Dada là một trong những vị Avadhuta lâu năm nhất của Ananda Marga, đã tham gia vào Sứ Mệnh năm 1961. Dada đã có quá trình thực hành chuyên sâu sadhana trong nhiều năm khi ông phục vụ ở trường trung học và cao đẳng Ananda Nagar. Một vài kinh nghiệm chi tiết của ông đã được bộc lộ trong bảy bài viết.

    Sau nhiều nỗ lực, bảy bài luận trong cuốn sách nhỏ này đã được phục hồi trong một bộ sưu tập cá nhân. Dường như được đánh máy lại từ tạp chí gốc, trong hiểu biết của chúng tôi, chúng giống như nguyên bản trong tạp chí Prajina Bharati vài thập kỷ trước. Chúng tôi quyết định giới thiệu các bài viết này vừa để tỏ lòng thành kính với tác giả, vừa như một nguồn tham khảo có giá trị cho việc hướng dẫn thực hành thiền định của Ananda Marga.

    Người đọc có thể thấy vài điểm thuộc về chuyên môn hoặc triết lý mà họ không hoàn toàn đồng ý. Chúng tôi không bình phẩm mà chỉ đưa ra các bài luận như nguyên tác. Việc chúng tôi làm là chỉnh lại danh sách các vrttis (chủng tự trong từng cánh hoa của các luân xa), cách phát âm, định nghĩa và các gốc âm thanh tương ứng đã được trình bày trong các bài giảng của Baba trong Plexi and Microvita trong ấn bản gần đây nhất Tâm lý học Yoga.

    Cuối cùng, xin được nói rõ rằng động lực chủ yếu khiến chúng tôi giới thiệu các bài luận này là để hỗ trợ những nỗ lực không ngừng nhằm giữ vững chân giá trị của phương pháp và lời thề thiêng liêng đã được đưa ra khi chúng ta được truyền trao sadhana của Ananda Marga. Lời thề tôn kính các bài thực hành được dạy từ Marga Gurudeva (Shri Anandamurti – Guru Sarkar) như những kho báu riêng tư vô giá đã được gìn giữ và truyền thừa qua nhiều năm thận trọng, âm thầm và cố gắng. Trong khi chúng ta bộc lộ một số khía cạnh bề ngoài của việc rèn luyện tâm linh, Marga Guru nhắc nhở cụ thể rằng chi tiết của việc thực hành cá nhân không được đem ra thảo luận công khai với người khác.

    Bảy bài viết này cung cấp một nền tảng chuẩn, những điểm quan trọng nhất có thể công khai trình bày về sáu bài thiền trong hệ thống thực hành của Ananda Marga. Đó là nguyện vọng của chúng tôi khi giới thiệu các bài viết này tới những người thực hành, vừa như một nguồn hướng dẫn, vừa là một nguồn cảm hứng.

    Những người biên tập:

    Ac. Manavendrananda Avt.

    Ac. Gunamuktananda Avt.

    Ac. Dhiirendra Brc.

    Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Avk. Ananda Laliita Ac. người đã phục hồi lại các bài báo, và tới Ac. Dhyanesh (Austin Tx), người đã giữ các bài báo trong bộ sưu tập cá nhân trong nhiều năm. Cám ơn Ramakrishna cho bức hình bìa.
  2. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    6 bài thiền của Ananda Marga gồm:
    1/. Ishvara Pranidhana
    2/. Guru Mantra
    3/. Tattva Dharana
    4/. Pranayama
    5/. Chakra Sodhana
    6/. Guru Yoga (Guru Dhyana)

    Bài 1: Ishvara Pranidhana (ý tưởng vũ trụ)


    Bài thiền đầu tiên có tên là Ishvara Pranidhana, có ba yếu tố rất quan trọng: mantra dipani (kéo rút), mantra aghat (niệm mantra), mantra caetanya (nghĩ về ý nghĩa của mantra). Trong giai đoạn này, nguyên lý chuyển hóa cá nhân từ chủ quan tới khách quan được áp dụng. Tâm trí là thực thể luôn bận rộn với những suy nghĩ. Căn nguyên tồn tại của tâm trí là do biểu hiện của cái Tôi. Cái Tôi này duy trì hiện diện tản mát khắp thân tâm. Do đó, đầu tiên là kéo rút tâm trí khỏi thế giới vật chất, sau đó mở rộng tâm trí là các bước được tiến hành.


    Điều bắt buộc là phải kéo rút tâm trí khỏi thế giới vật chất bên ngoài, bởi vì tâm trí tản mát không đủ sức mạnh và năng lực để hoàn thành bất cứ mục tiêu nào. Khi tâm trí được kéo rút khỏi thế giới vật chất bên ngoài, nó duy trì bên trong giới hạn thân thể, nhưng kể cả như vậy nó vẫn chưa được kéo rút hoàn toàn. Nó vẫn còn tản mát khắp toàn thân. Bởi vậy, nó cần được thu rút khỏi toàn thân bằng cách tập trung vào một điểm. Điểm tập trung này rất quan trọng, vì khi tâm trí được gom vào một điểm, nó sẽ tăng cường sức mạnh và năng lực. Điểm tập trung này phải là một phần của thân thể, nơi chịu sự chi phối của năng lượng tinh thần. Điều này đơn giản vì các dạng năng lượng trì trệ và dao động là nguyên nhân gây ra tình trạng tán loạn, buồn ngủ và hôn trầm, còn năng lượng tinh thần là nguyên nhân của sự tỉnh táo, tịch lặng và thanh bình. Vì vậy tâm trí cần được gom vào một điểm ở trung tâm nhận thức trên thân thể để tập trung. Cái Tôi, khi đã được yên vị ở điểm tập trung này, sẽ suy tưởng về Thượng đế để chuyển hóa chính nó thành thực tại tối hậu. Do đó sự suy tưởng thiêng liêng được đưa vào giai đoạn này.


    Sự kéo rút tâm trí khỏi thế giới vật lý bên ngoài gọi là bhuta shuddhi (bhuta nghĩa là năm yếu tố cơ bản cấu thành thế giới vật lý gồm: rắn, lỏng, ánh sáng, khí, chân không, shuddhi nghĩa là thanh tẩy). Bhuta shuddhi nghĩa là kéo rút tâm trí khỏi năm yếu tố cơ bản. Tiếp theo cái Tôi được kéo rút lần lượt khỏi từng phần thân thể, sau đó nó sẽ được tập trung vào một điểm thích hợp. Điểm thích hợp này gọi là asana shuddhi. Asana shuddhi nghĩa là tâm trí được tập trung vào một vị trí trong sạch. Hãy ghi nhớ rằng vị trí đặc biệt này phải có quan hệ đến trung tâm điều khiển của cả ba tầng tâm trí là: ý thức, tiềm thức và siêu thức, nếu không việc kiểm soát hoàn toàn tâm trí là bất khả thi. Do đó điểm kiểm soát tâm trí này cần được cân nhắc.


    Càng kéo rút tâm trí hiệu quả, người ta càng có khả năng kết nối với nguồn hạnh phúc thiêng liêng nhiều hơn. Những người thực hành thiền Ananda Marga thường kéo rút tâm trí không hiệu quả hoặc không muốn bỏ nhiều thời gian để kéo rút tâm trí. Đây là một nguyên nhân then chốt khiến họ không cảm thấy hỷ lạc tràn ngập trong khi và sau khi thực hành sadhana. Toàn bộ sự kéo rút tâm trí khỏi năm yếu tố cơ bản gọi là mantra dipani.


    Tiếp theo là việc sử dụng mantra. Mantra là ngôn ngữ linh thiêng – được gia trì thần lực bởi bậc giải thoát. Dipani nghĩa là “nguồn sáng” hoặc “ngọn đuốc”. Do đó sự kéo rút này khai sáng cho tâm thức hành giả và giúp sức cho cả mantra aghat (lặp lại mantra) và mantra caetanya (suy tưởng về ý nghĩa của mantra). Niệm mantra và nhận thức về ý nghĩa của nó sẽ đánh thức hỏa xả kundalini. Một sadhaka (người thực hành sadhana) do đó phải bỏ nhiều thời gian để kéo rút tâm trí nếu muốn thành công trong các bước niệm mantra và suy tưởng ý nghĩa của mantra. Khi thực hiện các suddhis thật kỹ lưỡng, các kỹ thuật khác sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Giả sử một người thực hành bài thiền này trong nửa giờ, anh/chị ta tốt nhất nên bỏ ra mười lăm (15) phút để kéo rút (kỹ thuật thực hiện kéo rút được dạy riêng bởi một acharya của Ananda Marga). Như vậy, sự kéo rút có ba phần: kéo rút khỏi thế giới bên ngoài, kéo rút khỏi thân thể, và kéo rút khỏi các suy nghĩ. Thực hiện mantra dipani là để kéo rút tâm trí khỏi thế giới bên ngoài và kéo rút khỏi thân thể, thực hiên mantra aghat và mantra caetanya để kéo rút tâm trí khỏi các suy nghĩ và tạp niệm.


    Mantra aghat có ba loại: thứ nhất là niệm to thành tiếng (được gọi là vacasika trong tiếng Phạn), thứ hai là niệm khẽ thì thào (upansu), thứ ba và là loại có tác dụng tốt nhất là niệm thầm trong ý nghĩ. Cách niệm thầm này không nằm trong phân nhóm japa (trì tụng), mà nó chính là dharana (tập trung) và dhyana (thiền). Do niệm thầm trong ý nghĩ, yogi sẽ thiết lập mối tương quan giữa bản thân ngôn từ và ý nghĩa của nó. Cách niệm mantra này khi được tập trung vào vị trí thích hợp (luân xa) sẽ tạo nên hiệu ứng mantra aghat và tiếp theo mantra caetanya là nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của mantra. Nếu niệm mantra mà không nghĩ về ý nghĩa của nó (caetanya), mantra sẽ vô hiệu, sẽ chỉ như một con vẹt lặp đi lặp lại những từ mà nó không hiểu gì. Mantra caetanya này của ishta shiddha mantra có tầm quan trọng sống còn. Vì vậy, như đã được nói rất đúng trong Kulanarva Tantra, một mantra mà không có caetanya sẽ chẳng là gì ngoài những từ vu vơ, không mang lại kết quả tích cực nào, chỉ là những ngôn từ bình thường.


    Một Mantra caetanya muốn có tác dụng thì cần có hai nội hàm: thứ nhất nó phải được Sadguru gia trì lực giải thoát, thứ hai nó phải được niệm cùng với nhận thức về nội dung. Do đó các mantra caetanya được truyền dạy đều có khả năng đánh thức kula kundalini (hỏa xà), tiềm lực tâm linh của mỗi người nằm trong luân xa gốc.


    [​IMG]

    Tiềm lực tâm linh này còn được gọi là jivabhava (năng lượng âm tính gốc) nằm dưới đáy cột sống và khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào việc nó đã được đánh thức bao nhiều phần. Jivabhava này ở một số người đã tới rất gần Thượng đế nhờ thực hành thiền định và phục vụ lợi ích chúng sinh, do đó nó càng ngày càng vi tế. Ở một số người khác, Jivabhava của họ có phẩm chất khác, bởi vì kundalini của họ chưa được đánh thức. Kundalini của mọi người không phải chỉ có một dạng và giống nhau. Kundalini thường nằm dưới đáy cột sống. Phần đáy này gọi là kula, người đã đánh thức kundalini từ kula gọi là kulaguru. Sadguru có thể đánh thức kundalini cho bất cứ ai.
  3. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Ishvara Pranidhana không chỉ dừng lại ở đó. Nó còn bao gồm cả các nguyên tắc đạo đức (Yama và Niyama) và các bài tập asanas tác dụng lên thể chất – tinh thần. Sống theo các chỉ dẫn đạo đức sẽ giúp hành giả kéo rút tâm trí hiệu quả. Nếu không người ta sẽ day dứt lương tâm với những hành vi sai trái và quá trình kéo rút tâm trí sẽ bị xáo trộn bởi tình trạng mất cân bằng tâm lý sau đó. Yama và Niyama là nền tảng cho thực hành thiền định và sự tiến bộ tâm linh sẽ giúp kundalini thức tỉnh, nhờ đó các nguyên tắc đạo đức trở nên kiên cố. Các nguyên tắc này và sự tiến bộ trong thiền định có sự tương thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên các nguyên tắc đạo đức chỉ là cơ bản.


    Việc thực hành các asanas không thể tách rời với bài thiền 1. Các asana yoga này không phải là các bài thể dục thông thường, chúng có những ảnh hưởng vi tế lên tinh thần cũng như thể chất thông qua tác động vào các tuyến nối tiết và các luân xa. Các vị chân sư thời cổ sau khi phân tích sự khác nhau giữa các khuynh hướng tâm lý đã xây dựng nên các asana khác nhau. Do tác động cụ thể của từng asana khác nhau, mỗi động tác lại có tên khác nhau.

    [​IMG]

    Mayurasana (thế con công), động tác giống con công. Thực hành asana này, người ta có thể tiêu hóa một con rắn, giống như con công. Tuy nhiên mục tiêu của asana này không phải như vậy, mà để tạo ra hiệu quả đặc biệt về tiêu hóa, những gì nặng nề trong hệ tiêu hóa sẽ được đào thải bằng việc thực hiện asana này. Tất cả các asana đều được nghiên cứu bởi các yogi bậc cao từ xa xưa và là một phần rất quan trọng của Hatha Yoga. Nhìn chung các bài tập đơn thuần về tinh thần như thiền định khó có thể mang lại sự thanh lọc toàn diện và nhanh chóng cho cả thể xác và tinh thần. Vì vậy các asana được xây dựng nên để có tác dụng điều hòa và cân bằng các tuyến nội tiết, hệ thần kinh và các luân xa khi thực hành đều đặn.

    Việc thực hành các asana không thể mang lại sự giác ngộ, bởi chúng vẫn còn trong giới hạn thể xác và một chút mở rộng ảnh hưởng lên bình diện tinh thần, bởi vì asana chủ yếu thanh lọc Annamaya Kosa. Annamaya Kosa hoặc thân thể rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ bất tịnh, bị chi phối bởi các lực loạn động và trì trệ. Asanas điều hòa sự tiết xuất của các tuyến nội tiết, do đó tâm trí không bị chế ngự bởi các khuynh hướng tâm lý (vrttis – 50 chủng tự ở 50 cánh hoa của các luân xa). Do có tác dụng kiểm soát các vrttis, các asana đóng một vai trò thiết yếu. Có rất nhiều asana nhưng trong hệ thống của chúng ta, có khoảng 40 – 50 asanas được chọn lọc. Các asana này không phải là những bài tập thể dục thô thiển, mà có những tác dụng vi tế vào các luân xa và các tuyến. Có những quy định bắt buộc phải tuân thủ nếu người tập muốn nhận được lợi ích tối đa từ các bài tập này. Nếu không biết những quy định này, việc thực hành asanas có thể gây ra nguy hiểm hoặc bệnh tật bởi tác động của chúng quá mạnh. Ngoài ra để đảm bảo việc thực hành đúng, tốt hơn người tập nên được hướng dẫn riêng. Các Acharyas của Ananda Marga dạy các asanas rất đúng cách.
  4. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Thể xác và tinh thần có thể được thanh lọc chỉ đơn thuần bằng thiền định, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn và hành giả có thể mất kiên nhẫn và rời bỏ con đường.


    Cùng với thực hành asanas, ăn chay là một điều cần thiết (tránh không ăn thịt, cá, trứng, hành, tỏi, nấm – nhưng vẫn nên uống sữa tươi) vì chúng có tác động rõ ràng lên cả thể xác và tinh thần.


    Bài thiền 1, nếu được hành trì đúng đắn và cẩn thận có thể đưa hành giả tới Savikalpa Samadhi. Trong định này (và cả sau khi xuất định) hành giả sẽ kinh nghiệm sự hội nhập với Tâm trí Vũ trụ và niềm hạnh phúc vô tận chưa từng có trên thế gian. Tất cả các gông cùm trói buộc con người (thù ghét, nghi ngờ, sợ hãi, xấu hổ, cay nghiệt, tự tôn dòng dõi, tự tôn văn hóa, nhục nhã) và sáu kẻ thù (tham lam, giận dữ, đói khát, bám luyến, tự cao tự đại, ghen tị) trong tâm trí con người đều được kiểm soát. Đạt tới mức độ cao nhất của bài thiền này, tất cả các lực tinh thần khiến tâm trí con người rơi vào hôn trầm và tán loạn đều được kiểm soát, chúng không thể quấy nhiễu tâm thái của hành giả được nữa. Rất khó để mô tả thành tựu này thông qua ngôn từ. Một cách ngắn gọn, có thể nói rằng tâm trí hành giả trở nên an định phi thường, luôn duy trì ở trạng thái bình lặng không dao động ở bên trong. Trong bài thiền này, Ista Mantra (câu mantra mà học viên sử dụng để thiền) được truyền dạy từ Krishna và Shiva.

    [​IMG]

    Những kiểu người khác nhau sẽ có những câu mantra khác nhau tùy thuộc vào sóng tâm trí phản hồi của họ (trước khi dạy bài thiền, các acharyas – dada hoặc didi - sẽ ngồi thiền trước mặt học viên để thực hiện tha tâm, dò sóng tâm trí của người học để xem họ đang ở trình độ tâm linh nào, luân xa nào sẽ là điểm tập trung, phù hợp với câu mantra nào …). Các thao tác này chỉ được biết cụ thể bởi các acharyas.
  5. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Bài 2: Guru Mantra


    Bài 1 của hệ thống thiền Ananda Marga dạy người ta nhận ra bản thể của họ thực sự là ai. Bài 2 dạy người ta biết bản chất vũ trụ thực sự là gì.


    Bài thiền 1 thực hành ít lần trong ngày, thường là hai lần sáng và tối đối với hầu hết học viên Ananda Marga. Tuy nhiên, suốt cả ngày dài, sóng tinh thần của một người thường bị ảnh hưởng bởi các làn sóng thể chất và lãng quên định hướng tâm linh. Vì vậy Guru Mantra được dạy để giúp người ta thường nghĩ về Thực tại Tối hậu mọi lúc mọi nơi. Bài 2 khiến tâm trí không ngừng nhận ra mọi thứ họ gặp trong ngày đều là biểu hiện của Nhất thể Tuyệt đối.


    Nhìn chung, con người trong quá trình phát triển nhận thức về thế giới xung quanh đều phải ghi nhận các đối tượng thông qua sự phân biệt về đặc điểm hình thể vận động và tên gọi (danh và sắc). Tất cả các loài hữu tình, các đối tượng vô tri, các hiện tượng hữu hình & vô hình đều được con người nhận thức thông qua danh và sắc. Chính sự phân biệt danh sắc này là nguyên nhân của nhận thức tương đối, là đặc trưng của quan kiến nhị nguyên trong thế giới huyễn ảo (maya), nơi mọi hiện tượng đều nằm trong mối tương thuộc với các hiện tượng khác. Ở đâu có quan kiến nhị nguyên, ở đó có xiềng xích đau khổ trói buộc. Tâm phân biệt là nguyên nhân của mọi lo âu và sợ hãi. Quan kiến bất nhị và sự hội nhập hài hòa chính là căn nguyên của an lạc và hạnh phúc. Bằng cách liên tục hiện diện trong tâm trí của Guru Mantra, các làn sóng của ý thức thiên sai vạn biệt sẽ dần dần tan biến, làm lộ ra sự hiện diện trong trẻo của Bản thể Nhất như.


    Trên thực tế, chẳng có gì tồn tại mà tách biệt được cái toàn thể, cả vũ trụ và các thành phần của vũ trụ. Tuy nhiên, do maya, các thành phần của vũ trụ với đủ các hình thể và màu sắc xuất hiện dường như tách biệt nhau về không gian và cách biệt nhau về thời gian. Khi maya bị xóa tan trong tâm trí, người ta sẽ thấy mọi thứ là một và chỉ một mà thôi. Nhất thể Tuyệt đối chẳng có khởi thủy, chẳng có trung gian, chẳng có kết thúc, vô thủy vô chung. Thực tại Tối hậu không bao giờ có thể là hai, chẳng bao giờ nhiều hơn một. Ai kinh nghiệm được điều này sẽ là bậc giải thoát.
  6. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Kinh Yoga Vashista viết rằng:


    Nahambrameti drih


    Samkalpata badho vavati manah


    Sarvabrahmeti drih


    Samkalpata mukto bhavati manah


    [Bởi tin tưởng và xác quyết rằng mình không phải là Brahma, tâm trí trở nên bận rộn. Bởi tin tưởng và xác quyết rằng tất cả là Brahma, tâm trí được giải thoát]


    Vua Janaka viết điều tương tự trong Sukhadeva rằng trong vũ trụ, chẳng có gì ngoài Paramamatma (Tâm trí vũ trụ).


    Bhaghavad Gita viết rằng những gì không thật (asat) chưa bao giờ thực sự tồn tại trong vũ trụ, còn sự thật – chân lý (sat) chưa bao giờ thiếu vắng trong vũ trụ.


    Ngài là cội nguồn hạnh phúc. Một Brahmajinani (người luôn nghĩ về Chân lý tối thượng) sẽ chẳng khi nào có cảm giác tách biệt với Ngài. Anh ta sẽ luôn bất tử như Ngài, như thể anh ta chính là Ngài. Chân lý này chỉ có thể được rao giảng bởi một bậc giác ngộ. Giống như bhuta shuddhi (kéo rút tâm trí khỏi thể giới sinh diệt vô thường) và asana shuddhi (kéo rút tâm trí khỏi thân thể sinh diệt vô thường) của bài thiền 1, bài thiền 2 giúp hành giả kéo rút cái Tôi để không bị ảnh hưởng bởi các làn sóng vật chất thô thiển và ý thức tạp loạn. Khi ý tưởng Vũ trụ hoặc Cái Vô Hạn trở thành đối tượng thường trực trong tâm trí, tham và sân sẽ tan biến bởi vì tất cả tham luyến và sân hận chỉ đeo bám dai dẳng khi tư tưởng không thuộc về cái Toàn thể. Nỗi sợ hãi cũng sẽ bị diệt trừ. Khi trạng thái này trở nên vững chắc, hành giả sẽ đi vào Dharma Megha Samadhi. Đạt được Dharma Megha SamaDhi khi tâm trí luôn sống trong Pháp. Tất cả đối tượng bên ngoài và cảm nhận bên trong cùng hòa tan vào Pháp. Mọi cái bên ngoài và bên trong cùng hội nhập vào một Tâm trí Vũ trụ duy nhất. Do đó, tất cả đối tượng là Ngài, tất cả tư tưởng là Ngài. Tất cả những gì từ vật chất tới tinh thần cũng đều là Ngài.


    Đạt đến trình độ này, người tầm đạo sẽ nhận ra không có gì là vật chất thô thiển trong vũ trụ. Vật lý học hiện đại (cả vật lý thiên văn và vật lý lượng tử) sau rất nhiều thí nghiệm từ vi mô tới vĩ mô đã đi đến kết luận rằng vũ trụ này là sản phẩm của tư tưởng. Chẳng phải tư tưởng chủ quan của cá nhân mà là tư tưởng khách thể bao trùm. Đối với bậc giác ngộ, Nhất thể Tuyệt đối tồn tại và không bao giờ nhiều hơn Một. Ở đây tôi muốn cảnh giác mọi người về cách cư xử trong giao tế đời thường, rằng mọi người phải rất thận trọng và biết tiết chế, bởi vì sự giác ngộ Nhất thể Tuyệt đối là hiếm. Tuyệt đại đa số mọi người vẫn bị trói buộc trong vô minh, vì vậy vẫn còn bị sợ hãi, đau khổ, tội lỗi và các phiền não khác xâm chiếm trong suốt quá trình rèn luyện tâm linh. Khi chưa thành tựu tuyệt đối, trạng thái miễn nhiễm với đau khổ & sợ hãi vẫn chưa xuất hiện. Do đó, người tầm đạo phải nỗ lực thực hành để đạt đến giác ngộ, hơn là ba hoa lý thuyết suông, mặc dù lý thuyết suông cũng có chỗ đắc dụng vì nghĩ nhiều về cái gì thì sẽ có ngày trở thành cái đó.


    Bậc giác ngộ cũng giống như sư tử. Họ chẳng sợ hãi cái gì bởi vì những nền tảng kiến tạo nên sợ hãi đã bị sụp đổ.


    Trong Guru Mantra, ý tưởng quan trọng hơn rất nhiều việc niệm mantra. Trong bài này, tâm trí được hiến dâng trọn vẹn cho ý niệm tối cao, mà cái tối cao ở đây là Nhất thể Tuyệt đối, người tầm đạo sẽ ngây ngất phiêu linh trong rung cảm thần thánh khi anh/chị ta liên tục nhận ra mọi thứ mình gặp bên trong và bên ngoài, hàng ngày và trong đời đều chính là biểu hiện của Đấng Tối Cao. Ban đầu chỉ là áp dụng những ý niệm được dạy ở một vài thời điểm trong ngày, sau quá trình lâu dài thực hành chuyên cần và mở rộng áp dụng mọi mặt trong sinh hoạt, người ta sẽ thâm nhập vào chiều sâu nhận thức, luôn nhận ra cái Một giữa vô vàn cái nhiều và sẽ giác ngộ cái Toàn thể ẩn sau mọi diễn biến cuộc sống. Nhờ ơn huệ của Guru và đều đặn thực hành sadhana, hành giả sẽ giác ngộ trạng thái đó.
  7. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Bài 3: Tattva Dharana (tập trung vào năm yếu tố cơ bản)


    Tattva Dharana là tập trung vào năm yếu tố cơ bản cấu tạo nên thân thể, có trung tâm ở các luân xa khác nhau. Toàn bộ thân vật lý được cấu thành từ năm yếu tố (ngũ đại): rắn, lỏng, khí, ánh sáng và ete. Những yếu tố này phân bố trên toàn thân nhưng được kiểm soát bởi các trung tâm cụ thể.


    Luân xa Muladhara ở đáy cột sống kiểm soát yếu tố rắn.
    [​IMG]


    Luân xa Svadisthana trên luân xa gốc khoảng 10cm kiểm soát yếu tố lỏng.
    [​IMG]

    Yếu tố ánh sáng được kiểm soát bởi luân xa Manipura vùng rốn.
    [​IMG]

    Luân xa Anahata vùng tim kiểm soát yếu tố khí.

    [​IMG]

    Luân xa Vishudha vùng cổ họng kiểm soát yếu tố ete.
    [​IMG]


    Thứ nhất, việc làm cho các yếu tố này cân bằng và duy trì kiểm soát chúng có vai trò thiết yếu để giữ gìn sinh lực cho thân thể. Thực hành bài thiền 3 giúp tăng cường kiểm soát và giữ cân bằng cho các yếu tố đó. Thứ hai, cảm giác về cái Tôi có liên hệ đến các luân xa này. Ở đây có sự áp dụng tập trung tinh thần ở mức độ vừa phải vào các luân xa. Sử dụng ý nghĩ để kéo rút tâm trí sẽ không tạo ra hiệu quả tâm trí được kéo rút thực sự. Do đó quy trình tập trung vào năm yếu tố này được đưa ra một cách khoa học để tạo tiền đề cho các bước kéo rút triệt để hơn và dẫn đến sự kiểm soát hiệu quả ngũ đại.

    Bài thiền ba có tên là Dharana. Dharana là sự tập trung ngắn vào các đối tượng là các yếu tố cơ bản. Sự tập trung dài của Dhyana không được thực hiện ở đây. Điều này đơn giản vì Dharana chỉ liên quan đến ngũ đại. Tự bản chất nó không thể giải thoát tâm trí, bởi vì sự giải thoát vượt xa ngũ đại và thậm chí vượt xa cả tâm trí. Tuy nhiên Dharana giúp tâm trí được kéo rút khỏi năm yếu tố, và bài thiền 1 Ishvara Pranidhana được hỗ trợ rất nhiều. Người ta sẽ phải tiến xa hơn nữa với bài thiền 1 hoặc thiền 6, vì bài thiền 1 có mục tiêu ở giai đoạn rất cao, còn bài thiền 6 có cái đích ở trạng thái cao nhất.

    Bài 3 cũng có thể giúp người ta thoát khỏi các bám luyến. Nhờ thực hành kiểm soát năm yếu tố, người ta thấu hiểu các đối tượng bám luyến chỉ là tổ hợp của ngũ đại và vượt qua chúng dễ dàng hơn. Tattva Dharana do đó sản sinh nhiều năng lượng tinh thần để chịu đựng các đau đớn và khổ ải mà năm yếu tố gây ra trong cuộc sống hàng ngày. Sự sản sinh năng lượng tinh thần dữ dội trong bài thiền này cuối cùng sẽ làm xuất hiện các quyền năng huyền bí.

    Các quyền năng này đến một cách tự nhiên thông qua thực hành. Hiệu quả của sự tập trung ý niệm vào các yếu tố là cảm nhận về cơ thể trở nên tích cực hơn. Nhìn chung các đau đớn khổ sở bắt nguồn từ các đối tượng vật lý sẽ được kiểm soát.

    Có một thế ngồi đặc biệt gọi là Viirasana (kiêu hùng) được sử dụng trong bài thiền này. Thế ngồi này rất đặc biệt vì không có động tác nào khác có thể giúp tâm trí tập trung sản sinh ra sức mạnh và năng lượng mạnh mẽ như thế ngồi này.

    Như tôi đã nói ở trên, bài thiền 3 sẽ làm xuất hiện một số quyền năng tâm linh nhưng một sadhaka chẳng có lý do gì để coi trọng và quyến luyến các khả năng đó, nếu không anh ta sẽ suy thoái ngay lập tức. Bởi vì nó dễ làm người ta tự mãn và cái Tôi lớn sẽ làm người ta xa rời phẩm chất Brahmabhava (người không có các phức cảm tự tôn và tự ti). Những người tiến bộ nhanh chóng trên con đường hội nhập với Thượng đế thường trầm lặng, khiêm nhường, và rất nhân từ. Nhân từ ở đây không có nghĩa là yếu đuối và để cho sự quyến luyến chi phối. Có thể thấy rất nhiều hành giả tâm linh đã phải trả giá vì lạm dụng quyền năng huyền bí, cuối cùng họ xa rời mục tiêu giải thoát.

    Trong bài 3, các âm thanh gốc (chủng tử tự) của các yếu tố cơ bản được áp dụng, cùng với miêu tả cụ thể trạng thái tự nhiên của từng yếu tố và các biểu hiện thành tựu. Những thực hành này giúp kéo rút tâm trí và kiểm soát ngũ đại.

    Có một số người cảm thấy đau đầu khi mới thực hành bài thiền này. Có hai nguyên nhân: một là thân thể chưa đủ khả năng tiếp nhận năng lượng được sản sinh ra và thứ hai là nội thể vẫn còn bất tịnh. Theo sát các chỉ dẫn của Acharya từ đầu và tiếp tục thực hiện bài luyện, yogi sẽ chế ngự được cơn đau.

    Một điều nữa mà Sadguru làm khi gia trì thần lực vào bài thiền này là, kể cả khi xuất hiện quyền năng, Thầy sẽ không để những người tầm đạo nhận thức được nó, nhờ vậy, Thầy giúp các học trò của mình không bị sa ngã và suy thoái.
  8. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Bài thiền 4: Pranayama (kiểm soát năng lượng)


    Bài thiền 4 có tên là Pranayama. Kinh điển viết rằng: Indriyanam ranonathah manonathatsu marutah (tâm trí làm chủ các giác quan, và làm chủ tâm trí, marutah, là năng lượng vi tế).


    Khi hơi thở được kiểm soát, cân bằng và trong trạng thái tạm ngưng, tâm trí có thể suy nghĩ sâu xa hơn. Một người đang bị kích động sẽ không thể có suy nghĩ tỉnh táo hoặc giữ cho tâm trạng thanh thản. Nguyên nhân là khi hô hấp bị rối loạn hoặc trong trạng thái đầy cảm xúc, tinh thần sẽ bị tác động mạnh. Khi hơi thở gấp gáp, người ta không thể thư giãn, ngủ, lại càng không thể tư duy về những điều huyền diệu. Bằng thực hành pranayama, hơi thở sẽ được kéo dài.


    Một cách tự nhiên, có một giai đoạn tạm ngưng (kumbhaka) sau mỗi lần hít vào (puraka) và thở ra (rechaka). Trạng thái tạm ngưng này có thể làm phát triển trí tuệ bậc cao, tư tưởng triết học tôn giáo hoặc các kinh nghiệm siêu hình. Ở bài thiền 1, có một dạng tương tự pranayama đơn giản, xảy ra tự nhiên, nhưng trong bài 4, việc kiểm soát hệ thống hô hấp là bắt buộc. Do đó, bằng cách kéo dài giai đoạn ngưng thở, pranayama sẽ giúp tâm trí trở nên yên tĩnh, bớt lan man, lơ đãng, giảm thiểu các xao động, và phát triển định lực. Vì vậy, đây là một bài thiền cực kỳ quan trọng.


    [​IMG]

    Có năm loại khí vi tế (vayus) bên trong và năm loại bên ngoài: prana, apana, samana, vyana, udana, naga, kurma, kara, devadatta, dhanainjaya. Vayus có trách nhiệm duy trì sự sống, nhờ thực hành pranayama, yogi có thể đưa tất cả vayus vào tầm kiểm soát. Có thể nói rằng pranayama chính là cuộc sống. Thành tựu pranayama sẽ giúp người ta làm chủ sinh tử. Pranayama cũng mang lại rất nhiều năng lượng khiến thân thể trở nên khỏe mạnh và đầy sức sống. Tuổi thọ của người thực hành pranayama sẽ được kéo dài vì những người này ít hô hấp hơn. Cơ thể sẽ phải làm việc ít hơn những người khác, nhờ vậy thời gian sống được kéo dài.


    Các loại Pranayama khác nhau sẽ khiến các kinh mạch khác nhau đang ngủ yên được đánh thức và hoạt động đúng cách. Các bế tắc và uế trược trong các kinh mạch và luân xa sẽ được đả thông khiến hệ thần kinh và các tuyến nội tiết được thanh lọc vì thân khí vi tế luôn kết nối chặt chẽ với thân vật lý. Trong quá trình thực hành kiểm soát prana, sự cẩn thận cao độ là cần thiết vì bài tập làm sản sinh ra rất nhiều năng lượng thể chất và tinh thần. Điểm tập trung thích hợp và ý tưởng về Đấng Chí Tôn có tầm quan trọng sống còn. Khi thực hành kiểm soát năng lượng, nếu không có điểm tập trung đúng đắn và đi kèm với ý tưởng về Thực tại Tuyệt đối, pranayama thay vì có tác dụng tốt lại có tác hại vì tâm trí trong hơi thở vi tế sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đối tượng được nghĩ đến. Vì thế pranayama, cũng như các bài thiền khác, không thể được thực hiện khi không có một acharya hướng dẫn các kỹ thuật đặc biệt và những quy định bắt buộc phải tuân thủ.
  9. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Pranayama có nhiều loại, như Sadharana Pranayama, Shahaja Pranayama, … những dạng kiểm soát Prana này có thể được dạy từ bài học đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bài luyện pranayama bậc cao được thực hành ngay từ đầu, nó sẽ ảnh hưởng lên thân thể và tâm trí. Do đó từ bài thiền 1 đến bài 3, phần thực hành kiểm soát prana riêng biệt này chưa được dạy. Một dạng tương tự pranayama nảy sinh tự nhiên có tác dụng chuẩn bị cho thân tâm sẵn sàng với bài luyện kiểm soát prana đặc biệt này. Do vậy pranayama được dạy ở bài 4. Đây là thứ tự không thể đảo lộn của các bài thiền. Điểm tập trung và ý tưởng trong pranayama được dạy bởi các acharya.


    Kiểm soát khí vi tế, cũng như các bài tập khác, có tác dụng kéo rút tâm trí, khiến nó trở nên tinh nhạy và bình lặng. Trong khi tập trung sâu, kumbhaka, sự ngưng thở tự động diễn ra khiến yogi có nhiều kinh nghiệm tâm linh phong phú. Prana nghĩa là năng lượng khí vi tế, Yama nghĩa là thực hành điều khiển, kiểm soát. Pranayama trên bình diện cơ thể là kiểm soát hơi thở, ở phạm vi thân khí vi tế, nó có nghĩa là điều khiển năng lượng. Sự tập trung giúp cho hơi thở trở nên sâu và chậm, làm tăng cường tính kiên định, điềm tĩnh. Pranayama khiến cho sức tập trung phát triển cao độ, ở mức cao nhất là sóng tâm trở nên phẳng lặng. Hởi thở và tâm trí sẽ cùng gặp nhau ở trên đỉnh cao nhất của quá trình hành thiền: đại định ngưng thở (Nivikalpa Samadhi). Khi tâm trí đi vào tầng thiền định cao nhất, hơi thở sẽ ngừng lại hoàn toàn, toàn bộ nhịp sinh học hạ xuống bằng không. Đây là cảnh giới của quả vị shiddhi – thành tựu giả – có thể thực hiện các thần thông biến hóa như phân thân, biến hình, tàng hình, bất tử … Quả vị shiddhi (thành tựu giả), trong Yoga nói chung và các truyền thống mật giáo nói riêng, là cao hơn quả vị mukti (tự giác ngộ)hoặc moksa (giải thoát khỏi luân hồi). Quả vị mukti đạt được do chứng nhập Savikalpa Samadhi (đạt được nhờ thực hành bài thiền 1), còn quả vị shiddhi là do chứng nhập Nivikalpa Samadhi (nhờ thực hành Kumbhaka Pranayama hoặc bài thiền 6). Savikalpa Samadhi sẽ giúp hành giả chứng ngộ được Saguna Brahma (Thực tại tuyệt đối Toàn thể), còn Nivikalpa Samadhi giúp hành giả chứng ngộ Niguna Brahma (Thực tại tuyệt đối Phi thuộc tính).


    Kumbhaka, sự ngưng thở hoàn toàn xảy ra trong đại định là trạng thái tự nhiên do công phu hành thiền đã lên trình độ cao tột, sóng tâm phẳng lặng và nhịp sinh học hạ xuống bằng không, chứ không phải là trạng thái cố ý kìm nén hơi thở trong lúc tâm trí chưa nhập định và khi nhịp sinh học vẫn đang ở mức cao. Việc cố ý kéo dài thời gian nín thở trong trạng thái bình thường sẽ có tác hại rất lớn lên thể chất và tinh thần. Cần phân biệt đúng trạng thái tự nhiên của kumbhaka.


    Pranayama được thực hiện trong một thế ngồi riêng biệt, vì điều hòa hơi thở, điểm tập trung và ý tưởng thiền, tất cả được đưa vào trong cùng một sự tập trung. Người rèn luyện pranayama cần tránh xa thuốc lá, khói bụi, môi trường ô nhiễm, ánh nắng gay gắt. Trong thời gian đầu nên ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, uống nhiều sữa tươi, vì pranayama sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển hóa bên trong khiến tiêu hao nhiều năng lượng thể chất để biến đổi thành năng lượng tinh thần, gây cảm giác hay đói và cơ thể có thể bị gầy đi. Điều này có nghĩa là người ta sẽ có cảm giác thèm ăn nhiều hơn và tiêu hóa sẽ nhanh hơn (trong thời kỳ đầu thực hành bài thiền này).


    Pranayama giúp phát triển trí tuệ, mở rộng các lớp tâm trí, thâm nhập vào chiều sâu thực tại, làm chủ cái chết và là phương tiện để đạt đến quả vị cao nhất trên con đường rèn luyện tâm linh.
  10. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Bài thiền 5: Chakra Sodhana (Thanh lọc các luân xa)


    Bài thiền 5 có tên là Chakra Sodhana bởi vì các luân xa cần được thanh lọc. Nhờ các kỹ thuật đặc biệt mà các luân xa được thanh tẩy.


    Bất tịnh nghĩa là gì? Xét về mọi khía cạnh và đặc biệt là trên phương diện tình trạng vận động, bất tịnh chính là sự chi phối của các lực trì trệ và loạn động, đối với tâm trí đó là các trạng thái hôn trầm và tán loạn. Những gì bị chế ngự bởi các lực trơ ì và hỗn loạn này đều trở nên bất tịnh. Những gì được coi là trong sạch khi hai lực kia không còn. “Không còn” ở đây chẳng có nghĩa là biến mất, điều này là không thể, bởi vì ba lực này của Prakrti (đó là ổn định, hỗn loạn và trì trệ) cùng tồn tại. “Không còn” có nghĩa là sự chi phối toàn diện của lực ổn định lên trên hai lực hỗn loạn và trì trệ. Do đó, biểu hiện của bất tịnh là tán loạn và trơ ì, còn biểu hiện của thanh tịnh là ổn định.


    Các luân xa được thanh lọc khi các lực trì trệ và loạn động bị suy yếu. Ngoài ra, dưới sự chi phối của lực ổn định, cái Tôi dễ dàng được kéo rút. Dưới ảnh hưởng của lực trì trệ, cái Tôi sẽ ở trong tình trạng trơ ì, buồn ngủ. Do sự ảnh hưởng của lực loạn động, nó sẽ rơi vào tán loạn. Cả sự trơ ì và hỗn loạn đều ngăn trở quá trình kéo rút cái Tôi, vốn có liên quan chặt chẽ với các luân xa. Do đó tâm trí trở nên trong trẻo nhờ thực hành thanh lọc trong bài thiền 5.


    Bài thiền này sử dụng sóng rung động hài hòa cùng với ý tưởng về Đấng Thiêng liêng. Sự rung cảm trong hải âm vi diệu của Tạo Hóa biến thành các làn sóng hỷ lạc lan truyền khắp thân thể. Ý tưởng về Đấng tối cao được thấm nhuần trong từng luân xa, nơi kiểm soát các yếu tố vật chất và tinh thần (địa, thủy, hỏa, phong, không, ý thức, trí tuệ) khiến mọi tầng bậc tồn tại đều thấm đẫm hân hoan hạnh phúc, hệ luân xa được trầm mình trong những cơn sóng an lạc của thanh âm huyền ảo.

    Khi tâm trí được thanh lọc, sức tập trung sẽ được tăng cường. Các vrttis (các khuynh hướng tinh thần) khác nhau thuộc quyền kiểm soát của các luân xa khác nhau. Mỗi vrtti – khuynh hướng tinh thần này tọa lạc ở một cánh hoa, được tượng trưng bởi một chữ tiếng Phạn biểu hiện âm thanh mà nó phát ra. Với quá trình phổ biến kiến thức của Yoga và Tantra ngày nay, các phép tu luyện về hệ luân xa cũng được du nhập vào nhiều pháp môn khác có thực hành kiểm soát năng lượng (ví dụ khí công Trung quốc, năng lượng sinh học phương tây …). Tuy nhiên, hầu hết họ chỉ thực hành trên bề nổi của hệ luân xa, là việc dẫn năng lượng đi qua, hút, đẩy, tích tụ, xả … mà không biết 50 khuynh hướng tâm lý, biểu tượng bằng 50 âm thanh ở 50 cánh hoa của các luân xa) tạo thành bảng 50 chữ cái trong tiếng Phạn. Việc thực hành chuyên sâu vào hệ luân xa, thực chất là tịnh hoá 50 khuynh hướng tinh thần ở các cánh hoa này và thanh lọc các bindu ở trung tâm luân xa để tâm trí trở nên trong suốt, tỉnh thức & có khả năng nắm bắt bản chất thực tại.
    --- Gộp bài viết: 28/07/2015, Bài cũ từ: 28/07/2015 ---
    Bhaoma Mandala

    [​IMG]

    Muladhara chakra: 4 cánh hoa - 4 khuynh hướng – 4 âm thanh

    (Luân xa gốc dưới đáy cột sống)

    1. Dharma [ham muốn tinh thần & tâm linh tôn giáo] Va
    2. Artha [ham muốn tinh thần] sha
    3. Kama [ham muốn thể xác] sa
    4. Moksa [ham muốn tâm linh tôn giáo] sa
    --- Gộp bài viết: 28/07/2015 ---
    Tarala mandala

    [​IMG]

    Svadisthana chakra: 6 cánh hóa - 6 khuynh hướng – 6 âm thanh

    (Luân xa sinh dục)

    1. Avajina' [coi thường người khác] ba
    2. Mu'rccha' [ngẩn ngơ, thiếu nhận biết chung] bha
    3. Prashraya [đam mê] ma
    4. Avishva'sa [thiếu tin tưởng] ya
    5. Sarvana'sha [đoạn kiến] ra
    6. Krurata' [độc ác] la
    --- Gộp bài viết: 28/07/2015 ---
    Agni mandala

    [​IMG]

    Manipura chakra: 10 cánh hoa – 10 khuynh hướng – 10 âm thanh

    (Luân xa vùng rốn)

    1. lajja [xấu hổ, nhục nhã] da
    2. pishunata [tàn bạo] dha
    3. iirsa [ghen tỵ] na
    4. susupti [hôn trầm] ta
    5. visada [u sầu] tha
    6. kasaya [cáu kỉnh] da
    7. trsna [ham muốn chiếm đoạt] dha
    8. moha [ham mê cuồng dại] na
    9. ghrna [thù ghét] pa
    10. bhaya [sợ hãi] pha
    --- Gộp bài viết: 28/07/2015 ---
    Saora mandala

    [​IMG]

    Anahata chakra: 12 khuynh hướng - 12 cánh hoa – 12 âm thanh

    (Luân xa vùng tim)

    1. asha [hy vọng] ka
    2. cinta [lo lắng] kha
    3. cesta [cố gắng] ga
    4. mamata [tình yêu vị kỷ] gha
    5. dambha [ngạo mạn] una
    6. viveka [lương tâm] ca
    7. vikalata [tê liệt tinh thần vì sợ] cha
    8. ahamkara [cái tôi] ja
    9. lolata [hám lợi] jha
    10. kapatata [đạo đức giả] ina
    11. vitarka [ham tranh luận] ta
    12. anutapa [hối hận] tha
    --- Gộp bài viết: 28/07/2015 ---
    Naksattra mandala

    [​IMG]

    Vishuddha cakra: 16 khuynh hướng – 16 cánh hoa – 16 âm thanh

    (Luân xa vùng cổ họng)

    1. sadaja [âm thanh của con công đực] a
    2. rsabha [âm thanh của con bò đực] a'
    3. ga'ndha'ra [âm thanh của con dê] i
    4. madhyama [âm thanh của con hươu] ii
    5. paincama [âm thanh chim cu cu] u
    6. dhaevata [âm thanh của con lừa] u'
    7. nisada [âm thanh con voi] r
    8. om [âm thanh gốc của sáng thế, bảo tồn, hủy diệt] rr
    9. hummm [âm thanh thức tỉnh kulakundalini] lr
    10. phat' [biến lý thuyết thành thực hành] lrr
    11. vaosat [thể hiện kiến thức thế gian] e
    12. vasat [nội lực, sức khỏe vi tế] ae
    13. svaha [thực hiện hành vi cao quý] o
    14. namah [hiến dâng cho Thượng đế] ao
    15. visa [tỏ ra ghê tởm] am'
    16. amrita [tỏ ra ngọt ngào] ah
    --- Gộp bài viết: 28/07/2015 ---
    Shashi mandala

    [​IMG]

    Ajna chakra: 2 khuynh hướng – 2 cánh hoa – 2 âm thanh

    (Luân xa mắt)

    1. apara [hiểu biết thế gian] ksa
    2. para [hiểu biết tâm linh tôn giáo] ha
    Lần cập nhật cuối: 28/07/2015

Chia sẻ trang này