1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

RAJADHIRAJA YOGA (Giới thiệu hệ thống các bài thiền của Yoga Ananda Marga)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi phunglam, 15/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Một ngày cuối tháng 4 năm 1940, Prabhat bắt chuyến xe lửa tới một ngôi làng ở quận Bankura, khoảng hai trăm km từ Calcutta để dự đám cưới một người bạn. Khi mặt trời dần lặn, cậu được sắp đặt nhiệm vụ hộ tống chú rể cùng với vài người bạn tới nhà cô dâu, nhưng vì thầy chiêm tinh đã chọn giờ làm lễ cưới vào lúc tối muộn, cậu quyết định làm một chuyến đi bộ dài quanh vùng nông thôn. Sau vài km, cậu đi ngang một vùng đất gồ ghề, lô nhô các bụi cây, cách xa khu vực xóm làng. Đó chính xác là đích đến mà Prabhat thích nhất trong những cuộc đi dạo tối trời. Cậu đã được báo trước là khu vực này hay có thú rừng lang thang. Tiếng kêu của cú vọ trên các lùm cây chấm phá bầu không gian tĩnh mịch trong đêm tối. Chỉ có ánh sáng trên vòm trời đầy sao và chiếc đèn pin lập lòa trong tay cậu. Một lát sau cậu tới một khu vực trông vừa giống như bãi hỏa táng, vừa như nơi vứt những phần thừa của xác động vật sau khi bị làm thịt. Vài chiếc đầu lâu lăn lóc trên nền đất và những mẩu xương trần đã bị động vật ăn xác thối rỉa sạch. Bị hấp dẫn bởi vẻ huyền bí rùng rợn của khung cảnh, cậu an tọa tại một mô đất thoáng sạch để nghỉ ngơi và thực hành thiền định.


    Sau một khoảng thời gian, cậu để ý thấy một bóng người đang dần tiến về phía mình. Cậu chào người đó từ xa, nhưng thay vì trả lời, người đàn ông ngân lên một lời ca với nét giai điệu bí ẩn: “Vở kịch cuộc đời đã chấm dứt, người anh em, lễ hội thế gian đã không còn. Hãy trở về, hỡi con người tục lụy, hãy quay về.”


    Khi người đó lại gần hơn, Prabhat hỏi ông ta là ai và từ đâu tới.


    “Chàng trai, đường là nhà tôi.” Nói xong ông lại ngâm tiếp một lời ca: “Tôi là kẻ rong ruổi, sống trên các cung đường, đi cũng giống như đến, đến cũng giống như đi.” “Này chàng trai, mỗi khi cần giới thiệu về mình, tôi thường nói tôi tới từ Candil.”


    “Tên chú là gì?”


    “Người ta bảo rằng tên tôi là Kamalakanta Mahapatra.”


    “A, Kamalakanta, mời chú ngồi và hát tiếp bài khác.”


    Kamalakanta ngồi xuống và hát hàng loạt những bài ca kỳ bí với ca từ thâm sâu uyên áo. Sau đó ông hỏi Prabhat từ đâu tới và cậu kể cho ông nghe về quê hương mình.


    “Đó là một nơi rất xa. Cậu chắc hẳn đang rất mệt, hãy nằm xuống đây để tôi xoa bóp đôi chân, sau đó cậu còn quay về.”


    “Chú chắc hẳn cũng mệt chẳng kém gì cháu.” Prabhat phản đối.


    “Không, chàng trai. Tôi chẳng cảm thấy xuống sức tí nào. Tôi đã nói rồi, tôi lấy đường làm nhà. Nằm xuống đây cậu bé.”


    “Dù cháu mệt thế nào cũng là bất hợp lý khi để một người lớn tuổi xoa bóp chân cho mình.”


    “Vậy thì hãy gối đầu cậu vào lòng tôi rồi duỗi thẳng chân ra mà thư giãn.”


    Prabhat nhanh chóng rơi vào giấc ngủ nơi mộ địa trong khi gối đầu dưới chân người lạ. Khi tỉnh dậy lúc trời mờ sáng, cậu cảm thấy đau nhức dưới bàn chân và thấy Kamalakanta đang nắm bàn chân cậu với hai tay. Đầu cậu không còn nằm trong long ông ta. Thay vào đó, Kamalakanta đặt ba chiếc sọ người dưới đầu cậu làm gối.


    Prabhat gọi ông nhưng không thấy trả lời. Cậu đứng dậy lay ông. Prabhat nắm cổ tay ông và không thấy có dấu hiệu của sự sống. Thân thể ông đã trở nên lạnh. Người lấy đường làm nhà đã đi tới một nơi không ai biết.


    Prabhat quay trở về. Bình minh ló rạng khi cậu tới nơi tổ chức đám cưới, nơi các bạn cậu đang chờ trời sáng hẳn để đi tìm cậu. Cậu kể lại chuyện đã xảy ra và đề nghị họ cùng quay trở lại khu mộ địa để an táng Kamalakanta. Khi họ quay lại bãi đất, thi thể Kamalakanta đã biến mất trong khi những chiếc sọ được dùng làm gối cho Prabhat vẫn còn ở đó.


    “Cậu có chắc là cậu không uống cỏ gai dầu (gây ảo giác)?” các bạn hỏi đùa, nhưng Prabhat lắc đầu. “Đây là một yogi siêu việt,” cậu nói, “Ông đã chọn thời khắc đó để chủ động rời bỏ thân xác. Có điều huyền bí ở đây, nhưng trí tưởng tượng của tôi không có chỗ để hoạt động trong câu chuyện này.”


    Prabhat tiếp tục điểm đạo cho một ít các đệ tử được chọn lọc, tất cả đều trong vòng bí mật. Ngoại trừ một số ngoại lệ, hầu hết những vị được điểm đạo sớm ở thời kỳ này thường không được các đệ tử thế hệ sau biết đến.
    tranvukhanh thích bài này.
  2. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Sau khi hoàn thành học kỳ mùa xuân năm 1941 và vượt qua kỳ thi ISc với tấm bằng danh dự, Prabhat trở về nhà cho kỳ nghỉ hè. Tình hình tài chính của gia đình cậu trở nên khó khăn thực sự. Mặc cho mẹ thuyết phục cậu tiếp tục chú tâm vào chuyện học hành, Prabhat nhận thấy thời điểm của mình đã đến, với vai trò là con trai trưởng, cần phải gánh vác trọng trách tài chính gia đình . Cậu nộp đơn xin vào làm việc tại phòng tài chính của phân xưởng hỏa xa. Hồ sơ của cậu được chấp nhận. Tháng 8 cùng năm, cậu trở thành một nhân viên sổ sách ở cùng văn phòng nơi cha cậu từng công tác.


    IV. Phòng kế toán: 1941 – 1947


    Khi Prabhat nhận việc ở văn phòng, Thế Chiến II đang bước vào cao trào. Bất kể khoảng cách địa lý từ các mặt trận chủ chốt, Ấn Độ vẫn cảm nhận được ảnh hưởng thực tế của nó. Giá cả tăng vọt trên tất cả các nhu yếu phẩm, từ gạo tới quần áo. Rất nhiều vật dụng cần thiết trở nên khan hiếm. Lệnh tắt đèn và giới nghiêm đã được ban bố khi lo lắng về khả năng Nhật Bản mở rộng xâm lược có thể xảy ra. Nỗi lo này đã được xác nhận khi Nhật đưa quân tới Miến Điện vào tháng 1 năm 1942. Tháng 2, Singapore thất thủ. Vào trung tuần mùa hạ, quân đội Nhật đã tới gần biên giới phía đông Ấn Độ. Không lâu sau đó, đợt không kích đầu tiên vào Calcutta bằng các máy bay ném bom bắt đầu khiến người dân thành phố phải sơ tán trên diện rộng. Tại Jamalpur, chỉ 280 km từ Calcutta tới đại bản doanh của sở hỏa xa, tình trạng căng thẳng dâng cao. Một lệnh giới nghiêm được ban bố. Ban đêm, mọi người không dám bật đèn vì lo sợ sẽ dẫn đường cho các máy bay ném bom của Nhật tới thị trấn. Mặc dù sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Thái Bình Dương sau sự kiện Trân Châu Cảng làm phân tán sự chú ý của Nhật vào Ấn Độ, lo ngại về khả năng bị xâm lược vẫn tiếp diễn cho tới khi cuộc chiến gần tới hồi kết thúc.


    Trong hoàn cảnh đó, chiến tranh là mối quan tâm hàng đầu trong suy nghĩ của mọi người. Trong giờ ăn trưa và giải lao, các nhân viên thường tụ tập để bàn luận về diễn biến của cuộc xung đột, nắm bắt những tin tức mới nhất trên chiến trường và dự đoán cuộc chiến sẽ tác động ra sao tới tương lai của Ấn Độ. Khi Prabhat tham gia thảo luận, các đồng nghiệp nhận ra rằng cậu thường nói ra các sự kiện mới từ chiến trường với những chi tiết sống động, như thể cậu trực tiếp chứng kiến những cảnh tượng đó bằng chính mắt mình. Thông tin từ những sự kiện này không hề xuất hiện trên báo chí địa phương hay trên sóng radio, chỉ được biết sau vài hôm, cùng những bản tin ra ba ngày một số, bị ngắt quãng bởi các sự cố chiến tranh. Khi họ hỏi làm thế nào cậu cập nhật được những tin tức nóng hổi đến từng phút như vậy, cậu chỉ cười hoặc lảng sang chuyện khác.


    Những phân tích sắc sảo của Prabhat về những xu hướng của cuộc chiến và kiến thức phong phú về khí tài quân sự, chiến lược, lịch sử, dường như không phù hợp với độ tuổi còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm sống của cậu. Cậu chưa bao giờ ở vào thế bí khi trả lời các câu hỏi mà họ đưa ra, và thường thì cậu lái câu chuyện sang các lĩnh vực mà các đồng nghiệp hiếm khi được tiếp cận như văn học cổ điển, ngôn ngữ, khoa học ứng dụng, huyền môn, triết lý – để rồi sau đó đưa ra các câu hỏi cho họ mà sau đó cậu sẽ giải đáp. Chẳng bao lâu, bàn làm việc của cậu trở thành điểm tụ tập vào giờ ăn trưa và giải lao. Prabhat không bao giờ rời văn phòng để đi ăn ở căng tin. Cậu mang theo một bữa ăn nhẹ từ nhà trong chiếc hộp nhôm và vừa đi dạo vừa ăn với các đồng nghiệp tới khi hết giờ nghỉ thì quay lại làm việc.


    Thông qua những buổi thảo luận, đồng nghiệp phát hiện Prabhat có tài xem tướng tay rất chuẩn xác. Thực tế, họ nhận ra cậu thông thạo mọi khía cạnh của ngành số mệnh học thuộc Ấn giáo, mà xem tướng tay là một bộ môn trong đó. Với lòng tôn kính tự nhiên đối với các bậc thầy của ngành khoa học cổ xưa này của Ấn Độ, họ bắt đầu tìm kiếm những lời khuyên từ cậu hết lần này tới lần khác. Bị ấn tượng bởi sự giải đoán chính xác của cậu, họ thường rủ bạn bè tới để xin những lời khuyên.


    Jiten Mandal có một anh bạn, Vishvakarma, đang tuyệt vọng vì không thể tìm được một công việc. Một hôm Jiten rủ bạn đến văn phòng để gặp Prabhat vào giờ nghỉ trưa. Khi Vishvakarma hỏi Prabhat có thể xem tướng tay cho anh để biết khi nào anh sẽ kiếm được việc, Prabhat bảo rằng cậu không cần xem tay. Tất cả những gì cần nhìn đã hiện ra hết trên trán anh. Prabhat nhìn chăm chú vào anh ta trong vài phút rồi bảo Vishvakarma anh ta sẽ tìm được việc vào ngày này tháng này … Vishvakarma sau đó quên mất lời dự báo, nhưng khi anh nhận được công việc vào chính xác ngày tháng mà Prabhat đã tiên tri, anh đi gặp ngay Jiten để thông báo rằng đó là lời tiên đoánh chính xác.


    Trong một dịp khác, một đồng nghiệp nói với người bạn, Mritunjay Sanyal, về Prabhat và năng lực đặc biệt của cậu về dự đoán số mệnh. Anh ta đảm bảo rằng nếu ai đó có thể giúp Mritunjay thì người đó chính là Prabhat. Mritunjay là trưởng phòng của một phòng ban khác, sắp đến tuổi về hưu, mặc cho các nỗ lực của mình, ông không thể tìm được chồng cho đứa con gái, và ngày càng lo lắng về chuyện đó. Ông là một Bà la môn Barendra và tự mãn về đẳng cấp của mình, nhưng trong nỗi tuyệt vọng của mình, ông chấp nhận hạ mình và yêu cầu Prabhat giúp đỡ. Prabhat trả lời nhanh và thẳng vào vấn đề: “Đây là chuyện đơn giản. Chú rể đang ngồi ngay trước mặt ông trong văn phòng này.” Prabhat chỉ vào một nhân viên trẻ, Maitra Babu, người đang ngồi trên ghế ở một góc khác trong phòng, làm cùng công việc với cậu. “Hãy tiếp cận với các bậc sinh thành của anh ta thì nguyện vọng của ông sẽ được thỏa mãn.” Mritunjay làm theo lời Prabhat. Ông ta được biết gia đình đó cùng đẳng cấp với mình và cũng đang tìm một cô dâu. Sự dàn xếp giữa hai gia đình không có gì khó khăn và hôn lễ đã được cử hành nhanh chóng.
    tranvukhanh thích bài này.
  3. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Thời gian trôi qua, phạm vi hoạt động tư vấn của Prabhat ngày càng mở rộng. Một hôm, trên đường vào văn phòng, cậu thấy một bác cửu vạn đang ngồi thẫn thờ với một vẻ mặt đau đớn. Prabhat hỏi thăm và bác cửu vạn trả lời: “Tôi rất muốn làm việc, nhưng không thể. Tôi nghĩ mình cần về nhà và điều trị. Nếu anh có cách nào đó giảm đau thì hãy làm ơn giúp tôi.”


    “Cháu không phải là bác sĩ.” Prabhat đáp lại, nhưng khi bác cửu vạn khẩn khoản yêu cầu, cậu đi nhổ một cái cây nhỏ trên nền đất và hướng dẫn bác cách chế tạo phương thuốc đơn giản từ những chiếc lá của nó. Hôm sau bác cửu vạn quay lại công việc, hoàn toàn khỏe mạnh. Bác kể với các phu lao động rằng Prabhat biết nhiều về y khoa. Từ đó, những người lao động thường tìm tới Prabhat nhờ giúp đỡ mỗi khi cảm thấy không khỏe. Mặc dù Prabhat không phải là một nhà điều trị vi lượng đồng căn như cha cậu, nhưng các đồng nghiệp văn phòng bắt đầu tìm đến cậu để xin tư vấn về các vấn đề thuốc thang. Thường thì cậu kê đơn các loại thảo dược hoặc các dạng tự nhiên liệu pháp như một phần của những lời khuyên.


    Một đồng nghiệp của Prabhat là Gunadhar Patra, một người thực hành vi lượng đồng căn và là một sinh viên ngành thảo dược. Tận dụng lợi thế được ngồi gần Prabhat trong văn phòng, anh ta thường xuyên hỏi cậu về các phương thuốc đối với các căn bệnh khác nhau, mà sau đó anh bắt đầu áp dụng vào thực tế. Một ngày, anh ta đề nghị Prabhat dẫn đến khu đồi gần ngôi đền Kali để chỉ cho anh ta những cây thuốc mà cậu từng đề cập. Khi họ quay trở lại, họ đi ngang một đám đông phụ nữ đang tụ tập bên ngoài một ngôi nhà.


    “Cậu ta hỏi tôi vì sao những người này lại tụ tập ở đây, nên tôi đi tới và nghe ngóng. Họ bảo rằng đứa trẻ trong nhà đó bị ốm, ngất xỉu, sùi bọt mép khiến họ lo rằng nó có thể bị động kinh. Khi tôi quay ra kể cho Prabhat, cậu bảo muốn vào xem chú bé. Sau khi vào nhà, cậu yêu cầu gia đình kể lại chi tiết các triệu chứng. Sau đó, cậu đưa tay ra rồi lướt bàn tay dọc trên thân mình chú bé rồi bảo mọi người có thể ra về. Cậu đảm bảo rằng chú bé sẽ bình phục. Tôi là một bác sĩ nên tôi nghĩ làm sao chú bé có thể được chữa khỏi mà không cần thuốc thang, điều trị? Sáng hôm sau tôi quay lại ngôi nhà đó và hỏi thăm gia đình, họ bảo rằng đứa trẻ đã khỏe. Họ kể có một chàng trai đeo kính đã vào đây hôm qua và chỉ bằng cách lướt dọc bàn tay trên thân mình chú bé mà bệnh đã được chữa khỏi. Tôi nghi ngờ cậu ta đã dùng một loại mantra nào đó để chữa cho chú bé và tôi muốn học, nên tôi đi hỏi cậu ta làm thế nào để thực hiện được điều đó. Prabhat bảo rằng chẳng có mantra hoặc cái gì tương tự cả. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách sờ chạm vào người. Tôi khó mà tin được điều đó, nhưng cậu ta khẳng định đó là sự thật. Cậu ta bảo rằng một bác sĩ như tôi cũng có thể điều trị bệnh nhân bằng cách sờ chạm. Sau đó tôi xin phép được rửa chân cậu ta để tỏ lòng kính ngưỡng.




    Trong một số sự kiện, Prabhat còn giúp mọi người bộc lộ khuynh hướng siêu nhiên của họ. Có một lời đồn xung quang làng xóm là Prabhat sở hữu một chiếc gương phép thuật mà trong đó cậu có thể giúp linh hồn của những người đã quá cố hiện ra và có thể biết những người ở xa đang làm gì. Thực ra đó không phải là một chiếc gương mà là một tấm kính mà Prabhat nhờ ông anh của mình, Manas sơn đen ở phía sau để nó có thể phản chiếu hình ảnh. Nhiệm vụ của Manas là mang tấm kính tới và dựng nó lên mỗi khi Prabhat cần sử dụng.


    Một hôm, vợ của ông Punjit Ramchandra Jha, thầy dạy tiếng Phạn cho Prabhat, đến thăm bà Abharani. Bà Jha đã vắng mặt khi mẹ bà qua đời và tới để kể lể về nỗi day dứt trong lòng. Prabhat tình cờ nghe được câu chuyện liền bảo với mẹ rằng nếu bà Jha mong muốn, cậu có thể khiến bà gặp lại người mẹ đã quá cố, miễn là bà phải hứa không được sợ hãi và kể lại với bất cứ ai về chuyện này. Bà Jha đồng ý. Vài ngày sau bà quay lại, Manas sắp xếp tấm kính và đặt một ngọn nến ở phía trước. Prabhat hướng dẫn bà chú tâm vào ngọn nến. Bà nhanh chóng nhập tâm vào trạng thái thiền sâu. Trong trạng thái đó, bà nhìn thấy mẹ mình đang ngồi trên một chiếc thuyền. Sau đó bà cảm ơn Prabhat và nói rằng từ nay bà đã trút được gánh nặng trong lòng khi biết rằng mẹ của bà đã an toàn và đang trên hành trình của mình.


    Trong một dịp khác, một người đàn bà hàng xóm có chuyện lo lắng về đứa con trai của mình và tới gặp Prabhat nhờ giúp đỡ. Con trai bà đã đi nước ngoài và bà đã không nhận được lá thứ nào từ anh ta trong nhiều tuần. Prabhat đồng ý và bảo Manas mang tấm kính tới cùng một cây nến. Người đàn bà đi vào trạng thái tập trung sâu và có một linh ảnh về cậu con trai đang đi vào một cửa hiệu để mua thực phẩm ở đất nước mà anh ta đang sống. Linh ảnh đã đủ xoa dịu nỗi lo lắng của bà.


    Sau vài tháng, Abharani lo ngài rằng việc sử dụng năng lực này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con trai bà, và trên thực tế, cậu toàn bị ốm sau mỗi lần giúp người làm chuyện đó. Prabhat, người luôn thể hiện lòng kính ngưỡng vô hạn và quan tâm sâu sắc đối với mẹ mình đã không bao giờ sử dụng tấm kính đó nữa.
    tranvukhanh thích bài này.
  4. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Mọi người trong gia đình không còn lạ gì với những năng lực phi thường của Prabhat, đối với các chị em ruột của cậu, đó chỉ đơn giản là một phần trong cuộc sống của họ. Một hôm những đứa trẻ nhà Sarkar tụ tập quanh bàn ăn khi Prabhat đang dùng bữa sáng trước khi đến văn phòng. Đột nhiên chú mèo nuôi trong nhà nhảy lên bàn. “Mọi người có muốn xem chút huyền thuật không?” Prabhat hỏi các chị em của mình. Cậu thực hiện một cử động nhỏ nơi bàn tay và chú mèo tê liệt như thể đã hóa thành một bức tượng sống. Bọn trẻ ùa tới để nhìn thật gần, sờ mó rồi trầm trồ. Lúc đó, mẹ của Prabhat đi vào phòng, nhìn thấy những gì đang diễn ra liền quở trách: “Để con mèo yên thân, Prabhat, không cẩn thận nó sẽ chết.” Prabhat đưa ra một cử động nhỏ khác với bàn tay khiến chú mèo bắt đầu hô hấp trở lại. Nó nhảy ra khỏi chiếc bàn và chạy mất. Mẹ cậu trở lại việc nội trợ hàng ngày, đôi chút bực dọc, nhưng sau đó như thể vẫn chẳng có gì bất thường xảy ra.


    Những đứa trẻ trong vùng tin rằng ông anh của chúng biết hết mọi thứ như mẹ chúng thường kể. Một ngày đầu năm 1948, Himanshu đề cập tới chuyện đó: “Dada, anh biết hết mọi thứ. Anh có thể dạy em làm sao để đạt được điều đó? Em rất muốn có khả năng biết mọi thứ.” Prabhat nghiêm mặt: “Biết được mọi thứ không phải là hay. Không hay một tí nào. Em sẽ không thích nó đâu. Có một lý do vì sao Thượng Đế không chấp nhận chuyện này.”


    Sau đó vài ngày, Prabhat đang ngồi trên bàn ăn với với cậu em họ Ajit Biswas, đang nghỉ hè ở nhà Sarkar. Trong lúc em gái của Prabhat, Bijli Prabha, đang phục vụ họ bữa ăn nhẹ, Abharani bắt đầu chê trách cô thiếu kỹ năng trong các vấn đề nội trợ. “Con sắp sửa bước vào hôn nhân mà vẫn chưa biết chuẩn bị một bàn ăn đúng cách, nói gì đến chuyện nấu nướng! Chồng con sẽ nghĩ sao?” Prabhat liền lên tiếng bênh vực Bijli Prabha tới khi Abharani cảm thấy nguôi ngoai và để cô bé được thảnh thơi.


    “Bijli không cần thành thục các công việc nội trợ.” Prabhat nói nhỏ với Ajit khi cùng ngồi riêng ở bàn ăn. “Cuộc hôn nhân mà mẹ anh dày công lên kế hoạch cho em gái sẽ không bao giờ thực hiện được.”


    “Prabhat, thật tuyệt vời khi có thể biết trước chuyện gì sắp xảy ra trong tương lai.” Ajit sửng sốt trước năng lực phi thường của anh họ.


    “Chẳng tuyệt vời chút nào.” Prabhat nói, “Khả năng này không phải là một ân điển, có thể nói đó là một tai họa. Hãy xem, em gái anh sẽ có một tuổi thọ ngắn ngủi. Nó sẽ chẳng sống đủ lâu để chứng kiến ngày cưới của mình. Do đó anh chỉ mong nó được yên thân, để nó không phải trải qua những rắc rối không cần thiết cho tới ngày cuối cùng. Hãy nghĩ về chuyện này. Bất cứ lúc nào anh nhìn thấy nó, anh đều biết cái chết của nó đang tới gần. Cậu thấy một cô gái khỏe mạnh, anh lại thấy cái chết của nó. Thử hình dung xem sẽ khó khăn thế nào với một người phải tỏ ra tự nhiên hoặc thoải mái với bạn bè hoặc người thân trong gia đình trong khi biết rằng họ đang sắp chết. Có một lý do tích cực vì sao Thượng Đế sắp đặt loài người không nên biết trước chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai.”


    Ngày hôm sau, Prabhat rủ Himanshu đi cùng với mình tới Calcutta. Khi hai anh em trở lại Jamalpur năm, sáu ngày sau đó, gia đình họ đang bao trùm trong không khí tang tóc. Cô em gái ngây thơ Bijly Prabha đã mất được một ngày do sốt hắc nhiệt, một căn bệnh ập đến mà không có biểu hiện nào để chuẩn đoán khi họ tới Calcutta vài hôm trước.
    Lần cập nhật cuối: 28/11/2015
    tranvukhanh thích bài này.
  5. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Gia đình Prabhat thường đến thăm Bamunpara, nơi mọi người vẫn còn gọi cậu với biệt hiệu Bubu. Anil Gosh kể lại những chuyến thăm đó như sau:


    Mặc dù Bubu là em họ, nhưng tôi vẫn thể hiện sự tôn kính với cậu ấy. Chúng tôi thường tới chỗ cậu ngay khi nghe tin cậu đến. Một hôm chúng tôi thấy Bubu đang làm gì đó trong phòng. Mẹ cậu là chị dâu của nhà tôi. Sau khi hỏi về cậu, bà bảo: “Bubu đang ngồi thiền. Nó ngồi thiền và suy tưởng lâu lắm. Lần trước nó ở đây và thiền rất lâu, chị tò mò và nhìn trộm vào phòng qua cửa sổ. Chị thấy nó đang bay. Thân thể nó lơ lửng trên sàn nhà một chút. Chị sợ quá liền đóng cửa sổ lại. Tốt hơn là đừng quấy rầy khi nó đang hành thiền. Tuy nhiên cũng khá lâu rồi, chắc nó sắp đứng dậy rồi đó.” Quả nhiên sau một lúc Bubu đã đi ra. Khi thấy tôi, cậu ôm lấy tôi thân mật. Bubu luôn là người tình cảm và vô tư, thường hòa đồng với tất cả chúng tôi.


    Khó mà tả được hứng thú cậu khơi lên ở chúng tôi thông qua các chủ đề thảo luận. Thời đó, trong làng này có hai người học thức cao là anh Sachidula Mitra và anh Gopikrishna Mitra, một kế toán viên. Cả hai đều nhiều tuổi hơn Bubu. Thật tuyệt khi quan sát họ trong bất cứ cuộc thảo luận nào, với chiều sâu triết luận, hiểu biết văn chương, xử thế, xã hội học, và các chủ đề khác. Kiến thức của Bubu trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau khiến người ta choáng ngợp. Cậu có thể giải thích cặn kẽ từng vấn đề bằng cách trích dẫn các bài thơ tiếng Phạn để củng cố quan điểm của mình. Như thể cậu đã nhồi nhét tất cả kinh điển và luận điển Veda, luật định xã hội, sử thi và các mật điển vào bộ não của mình. Bất cứ chủ đề nào người khác hỏi, Bubu đều đưa ra câu trả lời rõ ràng kèm theo các thí dụ minh họa cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau. Thỉnh thoảng cậu còn nói về các trường phái triết học huyền bí như Shaiva, Shakta, Vaeshnava, Saora, Kaula và Ganapatya. Ai cũng cảm thấy hài lòng với những giải đáp của cậu.


    Trong một lần đến chơi Bamunpara, Prabhat ngồi với Gopi Babu, khi Gopi kể với cậu về một yogi tên là Bamakhyapa từ quận Birbhum ở tây Bengal. Gopi nói rằng người đó sở hữu những quyền năng tâm linh siêu đẳng.


    “Một lần người soát vé đuổi ông ta ra khỏi toa tàu hỏa vì ông không có vé. Ngay khi ông ra khỏi toa, còi tầu hú lên và người lái tầu khởi động máy, nhưng đoàn tầu không nhúc nhích. Khi một hành khách nói với nhân viên an ninh rằng người mà họ vừa đuổi ra là một yogi vĩ đại. Đoàn tàu sẽ không lăn bánh cho tới khi nào ông ta được mời trở lại lên toa. Họ kiểm chứng điều này bằng cách cho phép người đó lên khoang. Ngay lập tức, đoàn tàu di chuyển.”


    “Người ta cần một dạng quyền năng tâm linh nào đó để làm việc này, hẳn là như vậy,” Prabhat nói, “nhưng đó không phải là một quyền năng tâm linh bậc cao. Chỉ điều đó thôi thì chưa hẳn ông ta là một yogi vĩ đại.”


    Gopi Babu nhướng mày nghi ngờ: “Cậu có làm được như thế không?”


    Thay vì trả lời, Prabhat cười và chuyển sang chuyện khác: “Bao giờ anh quay về Kolkata?”


    “Anh sẽ về ngày mai” Gopi đáp.


    “Tốt. Mai em cũng đi. Chúng ta đi cùng nhau.”


    Hôm sau Gopi dừng chân ở nhà Sarkar trên đường đến nhà ga.


    “Em vẫn chưa chuẩn bị xong,” Prabhat nói khi nhìn thấy ông anh. “Chúng ta có nhiều thời gian, không cần phải vội.”


    “Prabhat, anh có việc gấp ở Kolkata. Anh không thể để lỡ chuyến tầu.”


    “Vậy anh đi trước đi. Em thì cứ thong thả thôi.”


    Gopi vội vã đến nhà ga và các hành khách đã ở trên tầu. Lúc đó Gopi mới thầy Prabhat từ xa đang lững thững đi tới. Anh gọi lớn giục Prabhat đi nhanh, tầu sắp lăn bánh, nhưng Prabhat không bước nhanh hơn. Còi tầu đã hú mà Prabhat vẫn thong thả từng bước như thể cậu sở hữu tất cả thời gian trên đời. Cuối cùng cậu vào ga và lên quầy bán vé để mua. Còi tầu lại giục giã nhưng đoàn tầu không thể di chuyển. Chỉ sau khi Prabhat lên toa và ngồi cạnh Goppi thì nó mới bắt đầu lăn bánh. Gopi nhìn cậu đầy nghi hoặc nhưng không nói gì. Khi tới Bandel, theo lịch trình là một chặng dừng khá lâu, Gopi đứng dậy cùng vài hành khách và định đi ra sảnh chờ để uống trà.


    “Tốt hơn là anh đừng ra khỏi khoang,” Prabhat nói, “Hôm nay họ sẽ chỉ dừng ở đây ít phút thôi.”


    “Vô lý,” Gopi đáp, “Lúc nào chẳng dừng ở Bandel ít nhất 20 phút.”


    Gopi vừa gọi tách trà thì còi tầu rú lên báo hiệu đoàn tầu sắp chuyển bánh. Anh vội vàng lao lên toa và thắc mắc Prabhat với một giọng điệu ấm ức.


    Prabhat trả lời: “Chuyến tầu đã bị muộn, nó đã trễ ở Shaktigarth. Bây giờ họ phải tận dụng thời gian.”
    tranvukhanh thích bài này.
  6. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    PHẦN II


    V. Những học trò đầu tiên


    Hãy chuyển hóa tâm trí bạn bằng thực hành tâm linh và Thượng Đế sẽ xuất hiện như bơ từ kem sữa. Ngài như một dòng sông ngầm trong bạn. Loại bỏ những hạt cát trong tâm trí rồi bạn sẽ thấy làn nước trong mát bên trong.


    Pranay Kumar Chatterjee là một thanh niên 22 tuổi, thấp, gầy, thông minh, gia nhập văn phòng kế toán công ty hỏa xa vào mùng 2 tháng 6 năm 1947, hai tháng mười ba ngày trước khi Ấn Độ giành được độc lập từ Anh quốc. Anh chàng là một kẻ hoài nghi cố hữu, chỉ đặt niềm tin vào khoa học, và ngờ vực những gì được coi là mê tín tôn giáo trong nền văn hóa của mình. Sáng hôm đó phòng nhân sự giới thiệu anh với các đồng nghiệp, gồm cả Prabhat, bàn làm việc đối diện với anh. Lúc 11h 30’, Pranay nghỉ ăn trưa cùng với các đồng nghiệp. Khi mở hộp cơm, anh để ý đám đông dần tụ tập xung quanh bàn Prabhat. Tò mò, anh hỏi người bên cạnh đang có chuyện gì.


    “Anh không biết thôi,” đồng nghiệp nói nhỏ, “Prabhat là một đại học giả. Cậu ấy có thể xem chỉ tay và đoán tương lai của anh đấy.”


    Bị chạm vào bản tính thâm căn cố đế của mình, phản ứng đầu tiên của Pranay là nghi ngờ rõ rệt. Một đại học giả mà làm một nhân viên kế toán ở Jamalpur với thu nhập 40 rupi cọc cạch mỗi tháng? Vừa ăn cơm rau sốt cà ri mà mẹ nấu cho từ nhà, anh vừa quan sát diễn biến một cách thích thú. Anh nhận ra sự kính trọng mà các nhân viên văn phòng dành cho Prabhat. Cuối cùng sự hiếu kỳ thôi thúc, sau khi ăn xong, anh luồn vào đám đông để coi Prabhat xem tay cho một đồng nghiệp và lắng nghe những lời tư vấn. Anh cảm thấy rất lôi cuốn, nhưng đồng thời cũng thấy không thoải mái với cái gọi là tiên tri, nhất là lại ở nơi làm việc. Điều này dường như khiến anh có cảm giác đất nước mình bị thụt lùi. Tuy nhiên anh nghĩ chắc cũng chẳng có hại gì nếu mình làm một cuộc kiểm nghiệm.


    Vài phút sau anh có cơ hội. Pranay tiếp cận Prabhat và đề nghị được xem chỉ tay. Prabhat nhìn anh ta trong giây lát rồi cười bí hiểm, sau đó chẳng nói chẳng rằng cầm tay Pranay lên xem. Ngay khi chạm vào tay, Pranay cảm thấy như có dòng điện nhẹ truyền sang người mình. Đột nhiên Prabhat gập tay Pranay lại rồi quay sang nói chuyện với người khác. Thật coi thường người khác quá, Pranay nghĩ bụng, quay đi mà không nói lấy một lời nào. Trở lại bàn của mình, có phần bực dọc và tự nhủ sẽ chẳng có gì hơn với Prabhat nữa, kẻ mà anh đang nghi là một tên thầy bói rởm.


    Sau hai ba ngày, Pranay cảm thấy không yên tâm. Cả cha mẹ và ông bà anh đều là tín đồ Ấn giáo sùng đạo. Cha anh thực ra là một thầy tu Bà la môn từ Bengal, tuy có thành kiến xấu về cái mà anh coi là niềm tin mù quáng vào tín ngưỡng giáo điều, anh vẫn không hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của truyền thống giáo dục tôn giáo. Prabhat đã nhìn thấy điều gì trên đường chỉ tay của anh mà lại từ chối tiết lộ? Chẳng may có tai họa nào đó sắp xảy ra với anh thì sao? Tuy Pranay tự hào về cách sống đầy lý trí của mình, nhưng anh không thể bỏ qua nỗi lo đang lớn dần trong thâm tâm.


    Mấy hôm sau, Pranay thấy Prabhat đang đứng một mình ở góc hành lang. Tranh thủ cơ hội, anh nhắc Prabhat rằng đã được xem tay vài ngày trước.


    “Có phải anh thấy điều gì đó trên tay tôi mà không muốn cho tôi biết?”


    Prabhat nghiêm mặt: “Anh có thực sự muốn biết không?”


    “Có. Hãy cho tôi biết.”


    “Thôi được. Hãy gặp tôi ở phòng đọc lúc 7h30, chúng ta sẽ nói chuyện.”


    Khi Pranay vào phòng đọc của thư viện đường sắt lúc trời tối, anh nhìn thấy Prabaht đang ngồi bàn, lật nhanh từng trang báo tiếng Anh. Các báo tiếng Hindi và Bengal đang bày ra phía trước. Họ chào hỏi và Prabhat yêu cầu anh ta đi dạo cùng. Trên đường ra, Pranay hỏi có phải Prabhat đang xem lướt qua các tiêu đề của tờ báo?


    Prabhat cười: “Không, tôi đọc các bài báo. Anh có thể hỏi tôi về nội dung nếu muốn.”


    Pranay biết rằng đó là một thử thách ngầm. Anh nhớ lại một vài bài báo đã đọc lúc sáng sớm và đưa ra vài câu hỏi. Trước sự ngạc nhiên, Prabhat trả lời chúng chính xác như thể cậu trích dẫn nguyên văn từ các bài báo.


    Hai người đến một đại lộ rộng lớn chạy dọc theo tường rào của tổ hợp đường sắt. Từ đó, họ rẽ sang một đại lộ khác dẫn tới những cánh đồng bên ngoài thị trấn. Đó là một tối hè muộn với gió mát đủ để xua tan phần lớn cảm giác oi bức ban ngày. Trong khi họ rảo bước, Prabhat kể lại lịch sử nơi sinh của Pranay, Bhagalpur. Cuộc nói chuyện trôi chảy tự nhiên như nước uốn khúc quanh co qua nhiều đề tài như địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, thực vật, thiên văn. Càng nói chuyện, chiều sâu kiến thức của Prabhat càng khiến Pranay kinh ngạc. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các đồng nghiệp gọi cậu ta là đại học giả, Pranay nghĩ thầm: “Dường như cậy ấy đọc nhiều hơn bất cứ ai mình đã từng gặp.” Tuy nhiên chủ đề mà Prabhat không đề cập đến là chuyện xem chỉ tay. Pranay giữ lịch sự không muốn ngắt quãng, nhưng đêm đã xuống và hai người đã đi quá xa ra cánh đồng, anh bắt đầu mất kiên nhẫn. Họ đã đi bộ hơn một giờ nên anh sốt ruột, nhận định câu chuyện rất hay và bổ ích nhưng anh tới đây để biết Prabhat nhìn thấy gì trên đường chỉ tay của mình.


    Prabhat ngập ngừng rồi nhìn chăm chú vào Pranay khiến anh cảm thấy bối rối.


    “Anh có thật lòng muốn biết không?” Prabhat hỏi sau một lúc tạm dừng.


    “Rất muốn. Đó là lý do vì sao tôi ở đây.”


    “Tốt thôi.” Prabhat tiếp tục rảo bước: “Cho tôi biết, mục đích sống của anh là gì?”


    “Được hạnh phúc,” Pranay đáp “Cười và vui chơi.”


    Prabhat cười lớn. “Suy nghĩ của anh có khiếm khuyết, này Pranay, tôi thấy anh sắp gặp một tai họa khủng khiếp. Nếu còn tiếp tục theo đuổi định hướng này, anh sẽ sụp đổ.”


    Pranay giật bắn người. Anh tự nhủ mình không tin trò bói toán, nhưng anh cảm thấy sợ hãi.


    “Có cách nào để tôi phòng tránh nó không?”


    “Thật đáng tiếc, Pranay, để tôi nghĩ về chuyện này. Hãy gặp lại tôi ngày mai vẫn giờ như vậy.”
    Lần cập nhật cuối: 03/12/2015
    tranvukhanh thích bài này.
  7. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Thời gian tới buổi đi dạo tiếp theo chỉ hai mươi tư tiếng đồng hồ nhưng cũng không làm giảm bớt nỗi lo bên trong Pranay. Họ lại gặp nhau trong phòng đọc và đi ra cánh đồng. Một lần nữa Prabhat không đả động gì tới tương lai của Pranay. Tuy nhiên lần này, khi họ tới ngôi mộ chôn hổ, Prabhat dừng lại và ngồi xuống. Cậu lấy ra từ túi áo một mẩu giấy và đưa cho Pranay. “Đây là mantra thiền của Shiva. Hãy thực hành nó một cách thành tâm mỗi buổi sáng theo hướng dẫn của tôi thì anh sẽ thoát được tai ương đang rình rập.”


    Pranay nhìn vào mantra với sự trợ giúp của cây đèn pin và cố giấu nỗi thất vọng khi nghe Prabhat hướng dẫn. Anh không thích làm bất cứ điều gì với các vị nam và nữ thần Ấn giáo. Điều cuối cùng anh có được là thực hành một nghi thức Ấn giáo với câu mantra về Shiva. Thay vì một thái độ khiếm nhã, anh cảm ơn sự giúp đỡ của Prabhat và hứa sẽ thực hành.


    Sau hai hôm, anh cố gắng dụng tâm chút ít vào câu mantra mà Prabhat đã dạy, nhưng anh không thể đặt niềm tin vào việc thực hành của mình. Tới ngày thứ ba, khi đi làm, anh thấy Prabhat đang đợi mình ngoài sảnh.


    “Đồ vô lại! Vô tích sự! Thiếu tôn kính câu mantra linh thiêng sau khi anh đã hứa sẽ thực hành chân thành. Nếu anh không thực hiện nó đúng cách thì hãy trả lại tôi câu mantra.”


    Pranay sửng sốt với thái độ và ngôn từ gay gắt của Prabhat. Anh xin lỗi và hỏi vì sao Prabhat biết.


    “Một vị ẩn sĩ râu tóc rậm rạp đã nói với tôi.”


    Prabhat khiến Pranay bối rối nhưng anh cũng có cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Ít ra thì anh cũng không phải thực hành câu mantra đó nữa. Anh hỏi Prabhat “trả lại câu mantra” nghĩa là gì.


    “Lấy mẩu giấy tôi đưa anh rồi nhúng xuống nước, ao hồ hoặc sông cũng được.”


    Pranay làm như hướng dẫn. Tối đó anh thả miếng giấy xuống một cái ao nhỏ gần khu nhà mình. Anh thấy mừng rỡ khi nhìn nó trôi đi nhưng cảm giác thoải mái này không tồn tại lâu. Trong thời gian ngắn anh phát hiện mình thích thú tham gia các buổi thảo luận giờ ăn trưa với Prabhat trong tâm trạng hứng khởi, ý định giữ khoảng cách với Prabhat từ lúc đầu đã không còn. Một hôm Pranay tiếp cận Prabhat trong lúc làm việc và hỏi liệu anh có thể đi dạo cùng cậu buổi tối trong vài hôm được không. Prabhat đồng ý và lời mời đã nhanh chóng biến thành một thói quen. Prabhat thường rời nhà lúc 7h30 tối, sau khi hoàn thành thực hành tâm linh và quay về lúc 10h hoặc 10h30. Pranay đi cùng bất cứ lúc nào có thể. Thời gian trôi qua, anh ngày càng bị hấp dẫn bởi cuộc đồng hành với Prabhat. Trong bất cứ chủ đề nào, chiều sâu kiến thức của Prabhat dường như không thể dò được. Chẳng bao lâu Pranay bắt đầu tìm kiếm các lời khuyên từ Prabhat cho các vấn đề cá nhân, giống như các đồng nghiệp khác, cho dù anh chẳng bao giờ nhờ xem chỉ tay nữa. Anh ta gần như bị mê hoặc bởi người bạn có tài hùng biện khiến những cuộc đi bộ buổi tối nhanh chóng trở thành hoạt động lôi cuốn nhất trong cuộc sống của anh ở Jamalpur.


    Chẳng có lĩnh vực nào trong kho tàng tri thức của nhân loại nằm ngoài sự quan tâm của Prabhat, nhưng chủ đề mà anh hay đề cập nhất là đạo học, và đó cũng là chủ đề mà Pranay ít hứng thú nhất. Anh kiên nhẫn lắng nghe, đôi khi cũng có chút thích thú, nhưng anh cảm thấy không thoải mái khi nói về những thứ có vẻ không thực tế và không nhìn thấy được. Hết lần này tới lần khác, Pranay nhắc đi nhắc lại rằng mục đích sống của anh là được hưởng thụ như người Mỹ và người Anh. “Đó chỉ là cái bóng đen của sự hưởng thụ đích thực,” Prabhat trả lời, “như một con chó gặm miếng xương khô tới chảy máu miệng và nghĩ rằng nó đang thưởng thức cao lương mỹ vị, nhưng thực tế nó đang nếm mùi máu của chính nó.” Pranay tranh luận với Prabhat, nhưng thời gian trôi qua, các câu hỏi Prabhat đặt ra, những điều khó hiểu về bí ẩn đời người, đã ngấm sâu vào tâm thức Pranay và bắt đầu làm nảy sinh sự chú ý ngày càng lớn từ phía anh.
    Lần cập nhật cuối: 03/12/2015
    tranvukhanh thích bài này.
  8. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Sang năm 1949, Ấn Độ giành được độc lập. Mọi thứ dường như rất khả quan ở đường chân trời của nền độc lập, nhưng mặc cho tình hình lạc quan chung, Pranay cảm thấy một sự trống trải ngày càng lớn dần bên trong. Một sáng tháng 8, khi đang ngồi bàn làm việc, nỗi tuyệt vọng dâng tràn trong anh. Anh ngồi đó não nề, chẳng chú tâm vào công việc của mình, ngập tràn suy tư. Sau một lúc, Prabhat đứng dậy và bước tới hỏi:


    “Có chuyện gì với anh vậy?”


    “À … chẳng có gì,” Pranay thảng thốt đáp, thoát ra từ vũng lầy tư tưởng.


    Những câu tiếp theo của Prabhat là tiếng Phạn.


    “Prabhat, tôi không hiểu anh đang nói gì.”


    Prabhat liền đưa tay và gõ nhẹ vào vùng Ấn đường của Pranay, vị trí trikuti. Giật mình, Pranay nhìn Prabhat và thấy hào quang lóe lên từ đó, như một tia sét bất chợt vụt sáng. Một dòng điện truyền sang thân thể anh, như bị điện cao thế giật, kéo theo một làn sóng phúc lạc lan truyền khắp châu thân. Prabhat quay lưng và trở lại ghế ngồi, tiếp tục làm việc như chưa có gì xảy ra.


    Trái tim Pranay bắt đầu phập phồng. Trong một khoảng thời gian, anh cảm thấy mình sắp bị điên. Khi hướng sang nhìn chăm chú vào Prabhat, anh cảm thấy rào cản tư tưởng bấy lâu của mình đã biến mất. Chắc chắn phải có chân lý tôn giáo mà mình chưa thể lĩnh hội được, anh nghĩ, nước mắt ứa ra. Từ trước tới nay mình chỉ mò mẫm trong hang tối. Nếu không vươn tới ánh sáng chân lý, đời mình sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Mình sẽ phải nương tựa vào một bậc thầy, người có thể hướng đạo tâm linh cho mình. Quyết định được đưa ra, anh tiến lại bàn của Prabhat, quỳ mọp xuống chạm vào chân của bạn mình. “Tôi nguyện từ bỏ tất cả, Prabhat. Xin hãy hướng đạo cho tôi, nhận tôi làm đệ tử.”


    Prabhat cười và nói ôn tồn: “Vậy thì tốt rồi. Hãy đến cánh đồng tối nay. Chúng ta sẽ nói chuyện ở đó.”


    Tối đó Prabhat đưa Pranay tới thẳng ngôi mộ chôn hổ và điểm đạo cho anh vào thực hành thiền định của Mật giáo. Cậu cũng hướng dẫn anh một số tư thế yoga và chế độ ăn kiêng. Trong lễ điểm đạo, Pranay nhận được những rung cảm mãnh liệt mà anh không thể hiểu, còn mạnh mẽ hơn lúc anh cảm nhận được ở văn phòng. Khi trở về nhà, anh không thể ngủ được. Anh hồi tưởng lại các sự kiện trong ngày hết lần này tới lần khác: hào quang bí ẩn, sự quy phục Prabhat, lễ điểm đạo trên cánh đồng và rung động tâm linh mà anh cảm nhận được ở đó. Anh tự hỏi bản thân mình là kiểu người gì mà có thể làm những chuyện như thế này, nhưng không thể tìm thấy câu trả lời.


    Khi anh tới văn phòng sáng hôm sau, Prabhat hẹn anh quay lại cánh đồng buổi tối, cậu sẽ dạy anh thêm.


    Buổi tối, khi hai người tới cột đèn ở rìa cánh đồng, Prabhat dừng lại và lấy ra một mảnh giấy từ túi áo và đưa cho Pranay.


    “Đây là yamaniyama, mười nguyên tắc sống đạo đức của Yoga. Là một người thực hành tâm linh, anh phải rất nghiêm túc tuân thủ yama và niyama.”


    Pranay đọc những gì Prabhat viết. “Prabhat, đây là những giới luật dành cho các ẩn sĩ sống trong rừng,” anh phản đối, “Sẽ không thể tuân thủ tất cả những giới luật này trong cuộc sống hiện đại.”


    “Anh đang nói gì thế!” Prabhat đưa ngón tay lên và nói như một mệnh lệnh: “Anh sẽ phải tuân thủ chúng, anh sẽ phải tuân thủ chúng!”


    Đột nhiên Pranay thấy mình bị vây quanh bởi vô số hình ảnh của Prabhat, mỗi thân tướng đều đang răn dạy anh với cùng ngón tay giơ cao. Âm thanh “anh sẽ phải tuân thủ chúng” cứ văng vẳng trong tai anh như những tiếng vọng liên hồi. Anh vội giơ hai tay lên đầu hàng: “Được rồi Prabhat. Tôi hứa. Tôi sẽ làm như anh nói.” Ngay khi vừa nói xong, các hình ảnh của Prabhat biến mất.


    Giọng Prabhat nhẹ nhàng: “Nào, chúng ta cùng đi dạo.” Họ đi đến mộ chôn hổ, Prabhat dạy anh bài thiền thứ hai, Guru mantra. Lúc đó vừa qua tám giờ tối khi họ kết thúc.
    tranvukhanh thích bài này.
  9. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Vì Prabhat không bao giờ cho phép những đệ tử sau này và những người được điểm đạo vào thập kỷ trước đó có mối liên hệ với nhau, nên Pranay trở thành đệ tử công khai đầu tiên, trong số những người thuộc thế hệ đầu hoạt động tích cực trong tổ chức yoga được sáng lập sau này. Vào thời điểm đó, bức màn bí mật vẫn bao trùm. Prabhat đưa ra quy định nghiệm ngặt rằng Pranay không được tiết lộ thân phận của mình với bất cứ ai. Do vậy Pranay không biết ai là đệ tử giống như mình, hoặc anh có bạn đồng môn hay không. Ý nghĩ rằng mình là đệ tử duy nhất khiến anh thấy băn khoăn, và âm thầm quan sát xem ai đó có thể đang theo học với vị thầy của mình. Anh chú ý đến những thay đổi rõ ràng trong cách cư xử của một số đồng nghiệp: tính khí thô lỗ trở nên hòa nhã, sâu sắc, thói quen ăn mặn cả đời bỗng thay đổi một cách khó hiểu sang ăn chay trường, lời đồn về một vài đồng nghiệp, khi ở nhà, tự nhốt mình hàng giờ trong phòng để rèn luyện bí mật. Anh nghĩ, có những người khác đã nhập môn, nhưng không tiện hỏi để giải tỏa nghi vấn của mình vì e sẽ vi phạm mệnh lệnh từ guru.


    Người tiếp theo được Prabhat điểm đạo là Haraprasad Haldar, một chàng trai Bengal, nhiều hơn Pranay vài tuổi, nhà thiết kế của tổ cơ khí. Một hôm, Haraprasad dừng lại trước phòng kế toán để nói chuyện với một người bạn. Prabhat gọi anh ta tới bàn để hỏi thăm về một kế toán viên sống cùng nhà trọ với anh đang nghỉ làm hôm đó. Haraprasad biết Prabhat là ai nhưng chưa bao giờ nói chuyện. Khi Prabhat đang hỏi về người cùng phòng, Haraprasad thấy cậu đang nhìn chăm chú vào trán mình. Biết tiếng tăm của Prabhat, anh hỏi cậu đang nhìn ra điều gì.


    “Không có gì,” Prabhat đáp. “ Dù sao, quá khứ vẫn là quá khứ. Tốt hơn là đừng nghĩ về nó nữa.”


    Haraprasad cảm thấy háo hức: “Không, làm ơn hãy nói cho tôi biết.”


    “Anh bị ám ảnh bởi ba thứ ở trong đời. Tôi sẽ nói ra hai thứ đầu tiên, thứ còn lại tôi sẽ vạch trần vào một ngày khác.”


    Prabhat nói ra chính xác hai điều quan tâm chủ yếu của Haraprasad trong đời. Sau đó cậu khiến anh ta bị sốc khi tiết lộ định mệnh anh ta sẽ có thọ mạng ngắn ngủi, và ngày ấn định cái chết của anh đang đến gần. Haraprasad quá sợ hãi, chẳng nói được điều gì.


    “Đừng lo về chuyện đó,” Prabhat trấn an, như thể những gì cậu đang nói là điều bình thường trên thế gian: “Giờ đây anh đã có mối liên hệ với tôi thì điều đó có thể thay đổi. Tôi sẽ xử lý chuyện đó. Anh sẽ gặp tôi ở ngôi mộ chôn hổ sau một tháng kể từ hôm nay, khoảng tám giờ tối. Chúng ta sẽ nói chuyện sau đó.”


    Haraprasad bị chấn động mạnh bởi cuộc gặp này, nhưng anh cố gắng không để nó ảnh hưởng tới mình. Anh biết uy tín của Prabhat trong việc tiên đoán tương lai. Dù anh không tin những gì cậu nói, anh tự nhủ nếu số phận của mình đã như vậy, anh sẵn sàng đối diện với nó. Anh cũng không hề tin Prabhat có quyền năng thay đổi định mệnh của anh, cho dù nó như thế nào. Nhưng mặc cho những cố gắng hết mình để loại bỏ những điều Prabhat nói ra khỏi đầu, nỗi ám ảnh về cái chết có thể đang đến gần tiếp tục đeo bám tâm trí anh. Anh viết một lá thư cho bạn thân, Sukhen Naik, ở quê nhà Krishnagar, bộc bạch về tiên tri của Prabhat. Khi Sukhen đưa lá thư cho cha của Haraprasad, cha anh đã đưa Sukhen và một ông chú tới Jamalpur để trấn an và giữ anh tránh xa khỏi Prabhat. “Tay đó nhất định là một hành giả Mật giáo,” người chú bảo anh khi đến thăm, “tránh xa hắn ra thì mọi thứ sẽ tốt thôi.”


    Haraprasad ghi nhớ lời khuyên của họ nhưng định mệnh lại có kế hoạch khác dành cho anh. Ngày 18 tháng 5 năm 1950, chính xác một tháng sau khi Prabhat báo trước họ sẽ gặp lại nhau ở hố chôn hổ, anh tới thư viện đường sắt vào buổi tối. Khi đi vào phòng đọc, anh thấy Prabhat ngồi trên bàn đọc báo, cảnh tượng gợi lên nỗi sợ hãi về cái chết mà anh đã cố hết sức để xua tan khỏi suy nghĩ. Lo ngại sẽ phải đối diện với kẻ là nguồn cơn của mọi lo lắng, anh vội quay lưng bỏ đi, mong rằng Prabhat chưa nhìn thấy mình. Trong lúc hoảng loạn, anh rảo bước mà không nhận thức mình đang đi đâu. Một lúc sau, anh giật mình bởi một giọng nói gọi tên mình từ ngôi mộ chôn hổ, nơi mà anh không chủ tâm đi tới. Giọng nói của Prabhat, chẳng cần mất nhiều thì giờ để gợi nhớ điều Haraprasad đã quên, cậu nhắc lại một tháng trước đã dự liệu họ sẽ gặp nhau nơi đây, tối nay và vào giờ này.


    Không thoải mái, nhưng buộc phải đối mặt, Haraprasad chấp nhận đi theo Prabhat đến bãi đất đầy cỏ gần ngôi mộ hổ, nơi ba cây cọ tạo thành một tam giác đều. Prabhat tháo giầy trước khi bước vào, Haraprasad làm theo và hai người ngồi trên bãi cỏ đối diện nhau. Prabhat giải thích cho anh ý nghĩa của dấu hiệu tâm linh của địa điểm này, là một tantra pitha, nơi yogi Prabhirnath đã đạt tới giác ngộ, và là nơi rất nhiều vị thánh tới hành đạo.


    “Bây giờ hãy cho tôi biết, Haraprasad, vì sao anh lại có khao khát mãnh liệt muốn đi theo con đường tâm linh?”


    Đó chính là điều thứ ba đã thống trị tâm tư của anh trong vài năm gần đây, là điều anh chưa từng chia sẻ với ai. Thực tế, anh đã bí mật thực hành một vài kỹ thuật yoga học được trong một cuốn sách. Trước sự ngạc nhiên của anh, Prabhat nói ra chính xác những kỹ thuật mà anh đang thực hành và cảnh báo anh phải thận trọng vì chúng không nên được thực hiện khi chưa có những chỉ dẫn đúng đắn. Tiếp theo Prabhat giải thích nội hàm của Bhagavad Gita, kinh điển truyền thống của Ấn giáo được xưng tụng ở Ấn Độ như là một kinh điển nguyên thủy về yoga. Sự giải thích của Prabaht đã làm sáng tỏ rất nhiều nghi vấn của Haraprasad về kinh Gita. Khi Prabhat nói xong, Haraprasad mạnh dạn hỏi về cái chết của anh.


    “Đó là định mệnh của anh nhưng nó có thể bị thay đổi.”


    “Bằng cách nào?”, anh khẩn khoản, “Tôi có thể làm gì? Hãy làm ơn giúp tôi.” Anh quỳ xuống, chạm vào chân Prabhat trong tư thế truyền thống Ấn Độ để bày tỏ lòng tôn kính với bậc trưởng thượng và các vị thầy.


    “Anh sẽ phải thực hành thiền định theo phương pháp tôi dạy, thực hiện các asana theo chỉ dẫn của tôi chứ không phải qua một cuốn sách, và anh sẽ phải chấm dứt ăn những gì không phải đồ chay.”


    Haraprasad sẵn sàng tuân thủ.


    “Trước hết,” Prabhat tiếp tục, “anh phải đoạn tuyệt bất cứ cảm giác tự mãn nào về đẳng cấp của mình. Thượng Đế không có đẳng cấp. Tất cả chúng ta đều là những đứa con của Người Cha Vĩ Đại. Nếu anh chấp nhận Đấng Tối Thượng là Người Cha Cao Cả và cũng là mục đích thiền định của anh, thì anh phải chấp nhận rằng mọi tạo vật đều là con cháu của Ngài với quyền bình đẳng như nhau dưới ân điển của Ngài. Không có sự phân biệt đẳng cấp nào giữa mọi người. Bây giờ hãy ngồi theo tư thế hoa sen và tháo sợi chỉ hộ mạng của anh ra.”


    Haraprasad dâng lên một mối ngờ. Anh nghĩ: “Mình đang ở đây, nơi vắng vẻ này cùng với một hành giả mật giáo. Khi nào mình còn mang sợi chỉ hộ mạng, anh ta sẽ không thể hại mình. Nếu mình bỏ nó đi, tính mạng mình sẽ phó thác cho anh ta.”


    “Tôi hứa với anh, tôi sẽ bỏ nó ra, nhưng không phải bây giờ và tại đây.”


    Prabhat cố thuyết phục anh, nhưng Haraprasad tiếp tục từ chối. Giọng Prabhat trở nên đanh thép: “Suy nghĩ của anh thật là ngớ ngẩn.” Prabhat vươn tay điểm chỉ vào trán anh ta, Haraprasad cảm thấy một dòng điện truyền vào thân thể mình khiến một niềm hạnh phúc mãnh liệt dâng trào. Mọi nghi ngờ đều tan biến. Chẳng còn e ngại gì, anh tháo sợi chỉ hộ mạng ra và đặt vào tay Prabhat. Prabhat niệm một vài câu mantra và ném nó đi. Sau đó cậu điểm đạo cho anh ta vào thiền định của mật giáo và yêu cầu Haraprasad thực hành ngay trước mặt mình. Chỉ trong một vài phút, Haraprasad đắm mình trong lạc thọ kỳ diệu khiến anh mất mọi giác quan về không gian và thời gian. Sau khi xả thiền, anh vẫn được tận hưởng trạng thái sung sướng vô ngần còn sót lại sau cơn thiền định. Khi họ đi về thị trấn, mọi thứ xung quanh, cánh đồng, cây cối, những quả đồi, ánh sáng từ thì trấn … tất cả xuất hiện với anh như biểu hiện của Thượng Đế, và chính bản thân anh cũng là biểu hiện của Ngài.
    Lần cập nhật cuối: 06/12/2015
    tranvukhanh thích bài này.
  10. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Prabhat đi về cùng anh tới nhà trọ, nơi các bạn trọ đã ngủ. Họ để phần bữa tối cho anh nhưng anh không muốn ăn. Sau khi tạm biệt Prabhat, anh trèo lên mái và ở đó gần hết đêm, đôi lúc thiền, đôi lúc đi đi lại lại trong tâm trạng say sưa với Thượng Đế.


    Buổi sáng, Haraprasad dường như chìm vào một cảnh giới khác, không thể nói, không muốn lấy đồ ăn. Các bạn trọ không biết điều gì khiến anh rơi vào trạng thái kỳ quái như vậy. Họ lo ngại rằng anh có thể bị nhiễm phải một căn bệnh lạ. Họ khuyên anh nên nghỉ ngơi, hy vọng sau một hai ngày anh sẽ hồi phục tri giác vốn có. Nhưng vài ngày trôi qua, tình trạng của anh không có dấu hiệu thuyên giảm. Cuối tuần, một hàng xóm mời mọi người trong nhà trọ tới dự lễ Satyanarayana. Họ cố nài nỉ Haraprasad đi cùng, nhưng anh bảo họ rằng anh chính là đấng Narayana (Vishnu), anh sẽ nhận sự thờ phụng của họ từ nhà trọ.


    Khi họ bỏ đi, Prabhat tới xem xét người học trò mới của mình. Họ lên mái nhà để nói chuyện và Prabhat hỏi liệu anh có gặp khó khăn gì không.


    “Không, chẳng có khó khăn gì, chỉ có niềm hạnh phúc tâm linh tràn ngập tâm hồn tôi thôi. Vấn đề duy nhất tôi gặp phải là mọi người vào đây và quấy rầy tôi.”


    “Đừng lo. Chừng nào tôi còn ở đây thì chúng ta sẽ không bị quấy nhiễu nữa.”


    Prabhat điểm chỉ vào trán và Haraprasad lại cảm nhận thấy dòng điện và hỷ lạc trào dâng khắp thân tâm giống như trong lễ điểm đạo. Khi anh trở lại trạng thái tri giác bình thường, Prabhat dạy anh bài thiền thứ hai, Guru Mantra, rồi ra về.


    Khi các bạn trọ quay lại, họ nhận ra tình hình của Haraprasad còn tồi tệ hơn. Họ hỏi nhà bếp xem có chuyện gì xảy ra khi họ đi vắng. Đầu bếp kể có một chàng trai tới đây nói chuyện với Haraprasad trên mái nhà khá lâu. Thông tin này khơi lên mối ngờ vực nhưng họ không chắc về danh tính của chàng trai kia. Chẳng biết phải làm gì hơn, họ liên lạc với gia đình Haraprasad tới để đưa anh về Krishnagar. Anh ở lại đó một tháng trong khi xin nghỉ phép, trong thời gian này, anh dần dần trở lại trạng thái bình thường, cho dù niềm hạnh phúc do ấn chứng sự hiện diện của Thượng Đế vẫn tiếp diễn bên trong.


    Sau khi Haraprasad quay lại Jamalpur, các bạn trọ phát hiện ra anh tiêu tốn thời gian với Prabhat, thỉnh thoảng đi bộ cùng nhau trên cánh đồng lúc tối trời. Họ quả quyết rằng Prabhat đã bỏ bùa bạn mình và nghi ngờ cậu đã dạy anh ta những thực hành tâm linh tà quái. Sau vài cuộc thảo luận, họ quyết định dạy cho Prabhat một bài học. Một người trong số họ, Sadhan Dey, có tiếng là một kẻ cứng rắn, không ai dám đụng vào. Sadhan thề sẽ túm được Prabhat và dọa cho đến mức không bao giờ dám quấy rối Haraprasad nữa.


    Sadhan dò hỏi về thời gian Prabhat hay đi dạo buổi tối. Một tối, hắn giấu một con dao găm vào túi quần và chờ Prabhat ở gần Bia Kỷ Niệm, biết rằng Prabhat sẽ đi qua chỗ này trên đường ra cánh đồng. Kế hoạch của Sadhan là bám sát từ phía sau ở khoảng cách gần và sau đó khống chế Prabhat khi cậu tới chỗ vắng vẻ bên ngoài thị trấn. Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên, Prabhat gọi tên hắn khi vừa đi qua Bia ký và đi tới trước mặt hắn như thể cậu vui mừng gặp lại người bạn cũ, mặc dù hai người chưa từng chính thức gặp mặt. Prabhat mời hắn đi dạo cùng mình. Lưỡng lự trước tình huống ngoài dự kiến, Sadhan đồng ý. Khi tới cánh đồng, Prabhat hỏi thăm về từng thành viên gia đình, các thế hệ trước của hắn. Prabhat hỏi về làng quê của hắn ở phía đông Bengal và tán gẫu về tiếng địa phương cùng các vấn đề quen thuộc theo cách rất lôi cuốn khiến Sadhan thấy mình như bị mê hoặc bởi tính cách của Prabhat. Khi họ đi dạo, hắn bắt đầu thấy không thoải mái với con dao găm trong túi quần. Mỗi lần Prabhat tới gần, hắn cảm thấy bồn chồn, sợ rằng Prabhat có thể vô tình chạm vào hắn và phát hiện ra con dao đang giấu bên trong. Vài lần Prabhat cười và hỏi vì sao hắn có vẻ không thoải mái, càng khiến hắn thêm sốt ruột.


    Khi tới ngôi mộ hổ, Prabhat đề nghị ngồi xuống.


    “Sadhan”, cậu nói, “sao anh không lấy con dao ra khỏi túi quần?”


    Mặt Sadhan đỏ bừng: “Anh nói gì thế?”


    “Lấy con dao ra, ngay!”


    Sadhan đã mất can đảm. Hắn ngần ngại một lúc rồi lấy con dao ra.


    “Đặt nó xuống ngôi mộ!”


    Sadhan tuân lệnh và đặt nó xuống ngôi mộ bên cạnh hắn. Prabhat hạ giọng:


    “Sadhan, anh và các bạn đang là nạn nhân của một nhận thức sai lầm. Chẳng có vấn đề gì với Haraprasad. Tôi dạy anh ta phép thiền định yoga. Chỉ vậy thôi. Anh sẽ trở nên tốt hơn khi rèn luyện thiền định yoga.”


    Prabhat giải thích cho hắn những lợi ích của việc thực hành yoga và xóa tan mọi hiểu lầm trong hắn.


    Cuối cùng, Sadhan đồng ý học thiền. Sau khi nhận lễ điểm đạo, hắn thiền một vài phút trước mặt Prabhat. Đến lượt hắn cũng đắm mình trong niềm hạnh phúc ngất ngây mà Haraprasad đã cảm nhận được. Khi về nhà trọ, các bạn trọ đang lo lắng chờ đợi, nhận ra hắn đã thay đổi hoàn toàn. Sau đó, Haraprasad và Sadhan bắt đầu cùng nhau thực hành thiền định. Họ hộ tống Prabhat trong các buổi tối đi dạo bất cứ khi nào được phép. Sau cùng, các bạn trọ từ bỏ mọi nỗ lực, để mặc Haraprasad và Sadhan với cuộc sống mới kỳ quặc của họ.
    Lần cập nhật cuối: 08/12/2015
    tranvukhanh thích bài này.

Chia sẻ trang này