1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

RAJADHIRAJA YOGA (Giới thiệu hệ thống các bài thiền của Yoga Ananda Marga)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi phunglam, 15/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Ba hôm sau, trong khi Dipnarayan đang tắm, một ý nghĩ xuất hiện trong đầu anh rằng dường như không đúng khi niệm thầm mantra ở nơi bất tịnh như vậy. Anh liền ngừng việc niệm thầm mantra và đợi đến khi ra khỏi phòng tắm rồi mới tiến hành tiếp. Tối đó Baba tới giảng đường và có một bài thoại ngắn, giải thích rằng mantra nên được niệm thầm mọi lúc mọi nơi, thậm chí ngay cả trong toilet. “Con có hiểu không Dipnarayana?” Baba hỏi. Sau đó, Dipnarayan phải thích với những đồng môn tò mò vì sao Baba lại nhắc nhở riêng anh như vậy.


    Mười hôm sau, Dipnarayan, Nagina và Vishvanath đang trên đường tới nhà Baba với một tinh thần phấn chấn để đón Giáng Sinh với thầy mình. Trước khi tới nơi, họ thấy Baba đang tản bộ phía trước. Họ bước nhanh tới gần và khấu đầu chạm vào chân thầy theo truyền thống để thể hiện lòng kính ngưỡng guru. Baba thông báo cho họ biết về cuộc họp và gợi ý họ nên tới giảng đường để hỗ trợ những người khác cho một ngày làm việc dài. Trong lúc đi tới giảng đường. họ dừng lại ở nhà Bindeshvari để dùng bữa trưa. Nagina, người nghiện thuốc lá có thâm niên, sẽ phải bỏ điếu thuốc trước khi bước vào nhà như thường lệ, nhưng Vishvanath khuyến khích anh tiếp tục mang theo. Bởi đó sẽ là một ngày dài, Nagina sẽ rất khó chịu nếu không có một điếu thuốc.


    Khi họ tới giảng đường, Nagina bỏ gói thuốc ở bên ngoài, trên gờ cửa sổ trước khi hòa vào đám đông đang ngồi xung quanh chiếc giường gỗ. Có một tấm nệm vải sợi batic phủ trên chiếc giường, trên đó có một bức hình Baba đang tác ấn Varabhaya. Pranay yêu cầu Nagina đọc tài liệu cho anh ghi chép. Cuối giờ chiều, phần lớn bản cương lĩnh thành lập đã hoàn thành, Nagina xin phép ra ngoài hút thuốc. Tuy nhiên các học trò khác vẫn muốn tiếp tục. Vài người gợi ý Nagina cứ hút thuốc trong khi họ làm việc. Mọi con mắt đổ dồn vào Pranay, người được giao nhiệm vụ quản lý giảng đường. Pranay nghĩ ngợi một lúc rồi đề xuất một cách: “Shishir, mang bức hình Baba sang phòng bên cạnh và để đó tới khi Nagina hút xong điếu thuốc. Như vậy chúng ta sẽ không vô lễ với guru.” Khi bức hình được mang đi, Pranay làm một chiếc gạt tàn tạm thời cho Nagina. Mặc dù Nagina cảm thấy không yên tâm về nó, nhưng anh vẫn châm một điếu và quay lại với công việc. Sau một hai hơi, điếu thuốc bị tắt và anh không thể châm lại được trước khi bỏ cuộc. Anh nhún vai, bỏ điếu thuốc trên gạt tàn và tiếp tục viết.


    Hai tiếng sau nhóm mới hoàn thành công việc của họ. Một vài người, gồm cả Nagina rời đi để gặp Baba tại nhà. Số còn lại quyết định ở lại giảng đường và nghỉ ngơi cho đến khi Baba tới. Khi Nagina cùng những người khác đang đi bộ trên đường tới nhà Baba, họ nhìn thấy thầy đang đi tới giảng đường với dáng vẻ gấp gáp. Khi tới gần, họ nhận ra biểu cảm của thầy rất nghiêm nghị. Họ rảo bước theo thầy và cảm thấy lúng túng với ánh mắt mãnh liệt trên khuôn mặt ông. Một lúc sau có người rụt rè hỏi thầy xem có chuyện gì. “Toàn thân thầy đang bị thiêu đốt,” Baba nghiêm giọng. Không ai dám hỏi gì thêm. Khi tới giảng đường, Baba tiến thẳng tới ghế ngồi và yêu cầu có một mảnh giấy, cây bút và một người ghi chép.


    “Hình phạt thứ nhất,” Baba tuyên bố, “Nagina sẽ không chạm vào chân thầy cho tới khi có tuyên bố thứ hai, và cậu ta sẽ không tham dự gurupuja.” Nagina chấn động, cố gắng giữ bình tĩnh khi đang ghi chép lại hình phạt dành cho mình. “Hình phạt thứ hai: Dipranayan sẽ không chạm vào chân thầy trong bốn ngày. Hình phạt thứ ba: Pranay Kumar và Shishir sẽ không chạm vào chân thầy trong ba ngày.” Nagina bắt đầu thiếu kìm chế và khóc lóc trong lúc những người khác lo lắng với vẻ mặt của Baba.


    “Các anh nghĩ rằng mang bức ảnh của thầy sang phòng khác thì thầy không nhìn được chuyện gì đang diễn ra ở đây sao? Toàn thân thầy đã bị thiêu đốt bởi khói thuốc lá.”


    Tối đó trong khi đi dạo trên cánh đồng, Baba tiếp tục quở trách Pranay vì không giữ vững kỷ luật của giảng đường, trách Nagina không tuân thủ chỉ dẫn tránh hút thuốc lá từ lúc được dạy pranayama. Nagina không hiểu rằng tránh hút thuốc có nghĩa là anh ta cần cai thuốc lá. Anh hứa sẽ bỏ thuốc và đó sẽ là điếu thuốc cuối cùng anh hút trong đời.


    Cuộc gặp gỡ tiếp theo diễn ra vào Thứ Bảy, ngày đầu tiên của tháng 1, với sự có mặt của Baba. Thầy bắt đầu chia sẻ với các trò rằng đang cân nhắc gọi tên của tổ chức mới là Ananda Marga. “Ananda”, thầy bảo, “là từ tiếng Phạn để chỉ hạnh phúc vô hạn, mục đích của tất cả chúng sinh. Marga là con đường dẫn tới mục đích đó.” Vì vậy Ananda Marga là “con đường hạnh phúc.” Thầy hỏi mọi người nghĩ gì về cái tên này, khi họ phản hồi với ý kiến tán thành, thầy gợi ý tên “Ananda Marga Pracaraka Samgha”, hội truyền bá Ananda Marga, sẽ được dùng làm tên chính thức của tổ chức mới. Trường phái triết lý cũng sẽ được gọi là “Ananda Marga.” Quy trình sadhana sẽ được gọi là sahaj yoga, yoga “đơn giản”, tuy nhiên Nagina nhận xét với Baba vài ngày sau đó rằng chẳng có gì là đơn giản trong hệ thống này. Baba được bầu làm chủ tịch với sự cương quyết của hội chúng bất chấp ý muốn từ chối của thầy. Sau đó một vài nhóm trưởng được chọn ra: Pranay được chỉ định làm thư ký, còn Shishir làm thủ quỹ.
    tranvukhanh thích bài này.
  2. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Baba đưa ra một vài hướng dẫn đơn giản cho tổ chức. Thầy bảo các học trò nên gặp nhau hàng tuần để thiền tập thể, tốt nhất là vào Chủ Nhật. Buổi thiền tập thể này sẽ được gọi là “Dharmachakra”, cộng đồng tâm linh. Thầy gợi ý thành lập các nhóm theo quận huyện ở mỗi thành phố để tiện tổ chức các hoạt động. Thầy cũng cảnh giác mọi người rằng tên và địa chỉ của guru không được để lộ ra ngoài. Baba chỉ vào mình và nói: “Từ nay rất nhiều người sẽ bắt đầu tìm đến và thầy sẽ không thể đích thân điểm đạo cho tất cả. Một vài người trong số các con sẽ làm đại diện cho thầy, trải qua các đợt đào tạo để trở thành các acharya.” Vài hôm sau, Baba bắt đầu đào tạo Pranay trở thành vị acharya đầu tiên, tiếp đó trong tháng 2 là một nhóm năm người. Cuối cùng Baba tuyên bố rằng vào các Chủ Nhật sau, họ sẽ tổ chức một hội nghị tâm linh lớn có kèm theo bữa ăn, và sau này sẽ sinh hoạt định kỳ. Trong tương lai, những cuộc họp tâm linh như vậy sẽ được gọi là “Dharmamahachakra” cộng đồng tâm linh lớn.


    Tối đó, Baba có một bài giảng chính thức. Nhiều học trò ghi chép tỉ mỉ, cố gắng lưu giữ nội dung bài giảng tốt nhất có thể. Chủ đề của bài giảng là “Sự phát triển từng bước của xã hội.” Lần đầu tiên Baba sử dụng tên Ananda Marga để nói đến triết lý mới. “ … Trong chu kỳ hướng nội của Tâm trí Vũ trụ”, thầy giảng, “khi năm yếu tố (rắn, lỏng, khí, ánh sáng, chân không) tiếp xúc với năng lượng linh thiêng của Purushottama, thực thể Toàn tri Toàn giác, nó sẽ nảy sinh rung động của sự sống, thứ năng lượng sống này càng nhận được nhiều ánh sáng từ Đấng toàn thể, nó sẽ càng được khai sáng, và thứ ánh sáng này sẽ dẫn dắt nó quy hướng về con đường tự - giác ngộ.” Từ đó, thầy trình bày sự phát triển của ý thức khi nó biểu hiện trong sự tiến triển của xã hội, từ khởi thủy cho đến thời kỳ hiện tại, kết thúc với mô tả ngắn gọn về tình trạng có thể coi là thảm họa của nhân loại hiện nay. “Vấn nạn này không thể tiếp diễn. Cấu trúc mất cân bằng này cần phải bị tiêu diệt và nghiền nát vì lợi ích chung của nhân loại. Chỉ sau đó người ta mới có thể dẫn dắt xã hội đi trên con đường công hạnh.” Cuối cùng, Baba kêu gọi các học trò của mình, và toàn thể nhân loại cùng nhau đảm nhận trách nhiệm kiến tạo một xã hội thực sự hạnh phúc:


    Các bạn, cấu trúc xã hội xưa nay thường liên quan đến các nhu cầu của con người. Đừng theo đuổi các mục tiêu bị thúc đẩy bởi những động lực tầm thường không vững bền, trong khi lờ đi cảm nhận phổ quát. Guồng quay khắc nghiệt của thời gian sẽ nhấn chìm chúng vào quên lãng mà không ai hiểu vì sao. Chẳng cần thiết phải học hỏi sách vở để biết làm thế nào để triển khai, để hành động, để sở hữu và từ bỏ chúng. Điều cần thiết là nhìn vào mỗi sinh linh trong vũ trụ với tình cảm chân thành của tình yêu và lòng cảm thông, và chỉ cần như vậy, bạn sẽ nhận ra mọi thứ bạn làm ra, duy trì, hoặc phá bỏ, đều được khởi tạo và dẫn dắt bởi Hạnh Phúc Vô Tận. Với lòng thành như vậy và hành động theo sự dẫn lối của tri thức, bạn sẽ có thể khám phá ra linh hồn phổ quát trong tất cả các sinh linh, Đấng Tối Cao hằng ẩn giấu ngay bên trong bạn, ngay trong những kho tàng vô giá nơi tâm hồn bạn.


    Chỉ trong một bài giảng, Baba đã tóm lược tinh thần chủ đạo của Ananda Marga, đặt nền móng cho hệ tư tưởng mà ông bắt đầu phổ biến rộng rãi, để các học trò biết rằng giáo lý của ông sẽ không chỉ giới hạn trong sự phát triển tinh thần cho một số ít đệ tử. Không giống như những phong trào tâm linh khác, các đệ tử của ông sẽ gánh vác công việc khó khăn là chuyển hóa tinh thần xã hội, coi như là trách nhiệm trực tiếp của họ. Đây là điều rất khác biệt so với những gì họ thường thấy ở các vị guru Ấn Độ khác. Họ nhận thức rõ ràng rằng chẳng có gì khiến thầy mình hài lòng hơn là sự chuyển hóa của toàn thể nhân loại hướng về lợi ích của từng sinh linh đang sống trên hành tinh này. Đây chính là sứ mệnh của ông. Khi đã thừa nhận ông là thầy của họ, đó cũng chính là sứ mệnh của họ.
    tranvukhanh thích bài này.
  3. sunshine68

    sunshine68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    2
    Thanks bạn
    phunglam thích bài này.
  4. sunshine68

    sunshine68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    2

    Thanks ban
    phunglam thích bài này.
  5. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    X. Sức Sống Mới của Bindeshvari


    Đối với những người đã rèn luyện vững chắc trong thiền định, những đối tượng được quán tưởng rõ ràng bên trong trở nên đồng nhất không tách biệt với chính bản thân họ. Những người bàng quan không thể hiểu được trạng thái đó, nhạo báng các hành giả tâm linh, gọi họ là “lũ điên”. Họ không biết rằng để đạt được trạng thái đó đòi hỏi gây dựng công đức nhiều kiếp, cần có lòng khao khát kiên định muốn đạt tới cái Nhất Như và bỏ lại đằng sau mọi thứ khác. Chỉ những “kẻ mất trí” như vậy mới có thể dẫn dắt tinh thần hướng thượng …


    Khi Nagina tới giảng đường vào Chủ Nhật, mùng 9 tháng 1, thứ đầu tiên gây chú ý cho anh là biển báo “Không hút thuốc” ngay trước cửa. Bên cạnh đó là một tấm biển với câu thơ tiếng Phạn trong kinh Guru Gita: Nếu Thượng đế giận bạn, Guru sẽ bảo vệ bạn, nhưng nếu Guru giận bạn thì không ai có thể bảo vệ bạn. Nagina cười nhăn nhở và bước vào trong.


    Bên trong sân, mọi người đang chuẩn bị cho Darmamahachakra (đại pháp hội) - DMC. Vài đệ tử đang chuẩn bị một bục giảng cao trên hiên để Baba ngồi thuyết giảng. Những người khác ở trong bếp chuẩn bị cho bữa ăn tập thể. Trong lúc đó Baba tới, có khoảng 16, 17 đệ tử đã có mặt ở đó. Tuy Ananda Marga mới có 9 ngày tuổi, họ đã tự tin gọi mình là các “Ananda Margis” hoặc đơn giản là “Margis.”


    Baba bảo rằng tối đó là lần đầu tiên khởi sự cho một chuỗi dài các bài giảng qua nhiều năm để tập hợp lại thành một hệ thống quan điểm triết học tâm linh của Ananda Marga. Khởi đầu, ông giảng về vũ trụ quan của yoga cùng với sự tương tác qua lại giữa các lực chi phối vũ trụ hiện tượng, chú trọng đặc biệt và sự ảnh hưởng của những lực này lên tâm trí con người. Cách tiếp cận khoa học của ông đối với lĩnh vực tinh thần cho thấy ông đã diễn giải lại các giáo lý bí truyền cổ xưa trong một ngôn ngữ giản dị dễ hiểu để thích ứng với nhu cầu thời đại và các thế hệ mới sau này. Ông cũng tận dụng nền tảng triết lý của mình để chứng minh tư tưởng phân chia đẳng cấp xã hội làm tha hóa con người thế nào. “Những người theo học Ananda Marga không có đẳng cấp, họ không chấp nhận thuyết phân biệt giai tầng bịp bợm tai hại.”


    Cuối cùng, Baba giảng về ý nghĩa âm thanh OM, biểu tượng cho rung động vũ trụ đồng hành cùng sự phát sinh ra vũ trụ. Ông giải thích rằng những yogi cao cấp có thể nghe được âm thanh đó trong thiền định và lần theo tới tận cội nguồn của nó, là Giác Tính Tối Thượng. Sau đó ông hướng dẫn các đệ tử ngồi thiền và tập trung tâm trí.


    “Mọi người giờ đây sẽ nghe thấy âm thanh này, tương ứng với tầng bậc thiền mà họ đã đạt được.” Chỉ trong vài phút, mọi người bắt đầu nghe được âm OM, một số người thấy lờ mờ như tiếng râm ran của loài dế, một số khác thấy rõ ràng đến nỗi họ nhanh chóng trở nên hòa điệu vào âm thanh đó và nhập định trong tiếng “hum” rền vang. Sau khoảng 10 phút, Baba ngừng thời thiền của họ bằng cách tụng một đoạn kinh tiếng Phạn. Khi mọi người mở mắt ra, ông bắt đầu giảng về lý thuyết kundalini, các ấn chứng mà yogi sẽ kinh nghiệm được khi kundalini đi lên xuyên qua các luân xa. Tiếp theo, ông gọi Shiva Shankar Bannerjee lên trước lớp và yêu cầu anh nhắm mắt ngồi thiền. Cũng như những lần trước, Baba ra lệnh kundalini của đệ tử đi lên, qua các luân xa, từng cấp một. Thân thể anh ta bắt đầu uốn lượn như một con rắn. Khi kundalini đi lên, anh biểu hiện nhiều dấu hiệu như Baba đã mô tả. Khi kundalini lên tới luân xa thứ bảy trên đỉnh đầu, anh ngã ra sau rồi nhập vào đại định, thân thể bất động, ngay lúc đó Baba giải thích các sắc thái tinh tế của đại định mà anh ta đang trải nghiệm. Cuối cùng Baba ra lệnh anh xả thiền, dần dần anh ta lấy lại trạng thái ý thức bình thường.


    Khi màn thị phạm kết thúc, một số học trò cử hành lễ cúng dường tập thể lần đầu tiên. Hai người mới nhập môn mang trái cây và hoa tươi dâng lên guru theo truyền thống Ấn giáo, nhưng các đệ tử khác cho họ biết rằng Baba không chấp thuận đồ cúng dường vật chất. Họ được hướng dẫn cúng dường hoa bằng cách quán tưởng, biểu tượng cho những dính mắc và tham luyến của họ. Khi quán tưởng cúng dường một đóa hoa sen với màu sắc mà họ thích nhất, đồng nghĩa với việc thỉnh cầu Thượng đế hoặc Guru giải thoát họ khỏi những dính mắc và tham ái đó vốn cản trở tiến bộ tâm linh của họ.


    Vái tháng trước đó, Nagina đã từng thắc mắc về huấn thị này của Baba: “Thưa Baba, theo truyền thống, người ta không bao giờ đi tay không tới trước mặt guru của mình. Nếu không có gì, người ta cũng phải có lá xanh, trái cây, hoa tươi hoặc ít nhất cũng là nước sạch để làm đồ cúng dường.”


    “Nagina, đúng là ngày xưa các vị thầy muốn học trò cúng dường quả. Nhưng loại quả nào? Quả báo từ những hành động của học trò. Theo thời gian, tinh thần của hành động này đã bị mất đi, rồi các vị thầy bắt đầu nhận các loại quả ngọt thay vì nghiệp báo của các đệ tử. Giờ đây điều này đã trở thành phong tục. Con tùy ý cúng dường quả từ các hành động của con bất cứ khi nào con muốn, nhưng không phải là trái cây thực sự. Ngoài ra, nếu thầy nhận trái cây từ con thì những anh em nghèo nàn cũng sẽ làm điều tương tự. Việc này sẽ khiến họ lâm vào cảnh khó khăn tài chính. Nếu thầy nhận những trái cây đó, trong khi nhận thức rõ ràng điều kiện kinh tế khó khăn chung, thì sẽ là thiếu đạo đức từ phía thầy. Con có muốn Baba đối xử thiên vị giữa các học trò với nhau không? Thay vì vậy, học trò chỉ nên thỉnh cầu các mong muốn của thầy mình được mãn nguyện.”


    “Baba, đôi khi con nhìn thấy thứ gì đó hấp dẫn, con mong muốn được dâng nó lên cho thầy, con nên làm thế nào?”


    “Trong trường hợp này, con nên cúng dường nó lên thầy trong tâm trí vào lúc đó. Thầy sẽ nhận nó và sau đó con có thể chia sẻ nó với các học trò khác.”


    Sau pháp hội, các Margi giải tán, trừ Pranay và Haragovind Mandal còn ở lại với thầy trong phòng. Baba nói với họ về tương lai của Ananda Marga và ảnh hưởng sâu sắc mà nó tác động lên xã hội con người. Sau đó ông nói: “Thầy đã khởi xướng Ananda Marga, nhiệm vụ của thầy trên trái đất này đã xong. Các con sẽ hoàn thành công việc. Bây giờ hãy để thầy rời bỏ thân xác này.” Lúc đầu họ không tin vào điều vừa nghe, chỉ đến khi Baba nằm xuống và yêu cầu nọ tụng niệm Hari Bol Hari Bol, giọng ông trở nên yếu dần, thì họ mới tin lời ông nói là nghiêm túc. Cố kìm nén cảm xúc, họ nhào tới nắm chân Baba và cầu xin ông ở lại. Giọng họ run rẩy, nước mắt tuôn trào nhưng Baba vẫn im lặng, dường như quá yếu để trả lời. Sau một hồi tiếp tục van nài, Baba cũng động lòng: “Giúp thầy ngồi dậy,” ông thì thào. “Toàn thân thầy đang đau nhức.” Hai đệ tử liền mát xa tay chân ông. Sinh lực của Baba dần quay trở lại. Cuối cùng ông hứa là sẽ ở lại và giúp họ hoàn thành sứ mệnh của Ananda Marga. Sau khi rời phòng của thầy, Pranay và Haragovind cùng đi dạo và nói về sự kiện lạ lùng vừa chứng kiến, chẳng ai trong số họ biết nguyên nhân nào dẫn đến câu chuyện như vậy.


    Tuần tiếp theo, Baba gợi ý nên tổ chức đại pháp hội, DMC hàng tháng vào ngày Chủ Nhật gần ngày rằm nhất. Các margi gặp nhau vào quyết định DMC tới sẽ tổ chức ở Bhagalpur vì ở đó có số đệ tử đông thứ nhì sau Jamalpur. Cùng lúc đó, Baba kết thúc đợt huấn luyện acharya cho Pranay và cho phép anh được làm lễ điểm đạo nhập môn cho những người mới. Ông cũng bắt đầu đào tạo năm acharya khác gồm: Chandranath Kumar, Shiva Shankar Bannerjee, Sukumar Bose, Shisshir Dutta và vợ của Chandranath, Ram Pari Devi. Khi đợt đào tạo hoàn thành vào tháng 3, Baba ngừng việc tự thân điểm đạo cho các học trò mới.
    Lần cập nhật cuối: 05/08/2016
  6. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Buổi sáng ngày mùng 6 tháng 2, Baba cùng với Pranay tới doanh trại sĩ quan của Chandranath ở Bhagalpur để chuẩn bị cho đại pháp hội lần thứ hai. Việc đầu tiên ông làm ngay khi tới nơi là yêu cầu Chandranath đưa đầy đủ gia quyến của anh, những người chưa được điểm đạo nhập môn tới. Lần lượt, Chandranath dẫn tới ba đứa trẻ của anh (đứa thứ tư còn quá nhỏ lúc đó), ông anh nuôi Makhan và bà thím 84 tuổi vào phòng Baba. Khi bà thím của anh, một tín đồ Ấn giáo vào phòng, bà nói: “Thưa thầy, tôi có thể tu luyện gì được nữa ở cái tuổi này? Thân thể tôi đã quá ốm yếu hom hem rồi.” Baba cười và trả lời: “Cụ hãy làm gì trong khả năng có thể. Phần còn lại tôi sẽ giải quyết.”


    Buổi trưa, khoảng 35 học trò tập hợp trong phòng khách. Baba giảng một bài về “Karma và Karmaphala,” các hành động và phản hồi của chúng, trong đó ông tiếp tục phác họa mối tương tác qua lại giữa các lực của prakriti khiến vũ trụ xuất hiện, cùng với đó là giáo lý nhân quả, hành động và phản hồi, trên cả bình diện vi mô lẫn vĩ mô. Ông kết thúc bài giảng bằng một diễn giải về thực hành yoga gọi là madhuvidya, kỹ thuật mà nhờ đó một yogi học cách hành động mà không gây ra các nghiệp mới, samskara, nhờ đó mở ra con đường đi tới giải thoát.


    Trong lúc đang thuyết giảng, Bindeshvari ngồi ngay bên cạnh giường phía bên trái Baba. Giữa chừng, hơi thở của Bindeshvari trở nên nặng nề. Một lúc sau, anh ra bắt đầu kêu lên: “Ối ối!” Baba dừng lại và nhìn. Vài người biết tình trạng bệnh lý tim mạch của Bindeshvari bắt đầu lo ngại rằng anh ta có thể đang lên cơn đau tim. Đột nhiên, không đứng dậy mà cũng chẳng bung hai chân đang bắt chéo ra, Bindeshvari trườn về phía Baba, tới khi ngã nhào vào lòng ông. Baba đặt một tay lên đầu anh ta và nói: “Bình tĩnh, đừng lo lắng. Thầy luôn bên con.” Tay còn lại Baba ra hiệu cho Nagina và một người khác đưa Bindeshvari sang phòng bên cạnh, còn ông tiếp tục bài giảng của mình. Bindeshvari được đặt xuống chiếc ghế sofa và tiếp tục than thở “ôi ôi” cùng những thán từ khác mà chẳng ai có thể hiểu.


    Khi kết thúc bài pháp, Baba gọi Dipranayan tới và thị phạm một tầng thiền định trên anh ta. Dipranayan sau đó kể lại rằng lúc đó anh cảm thấy như có một luồng điện bột phát lên và xuống khắp thân thể, rồi khuấy đảo từ luân xa này tới luân xa khác, cho tới khi tư tưởng anh ngừng bặt, rồi một cơn thủy triều của cảm giác sung sướng tràn ngập khắp thân tâm. Tới lúc anh lấy lại trạng thái bình thường, DMC đã kết thúc và chỉ còn mình anh đang ngồi trong phòng.


    Sau pháp hội, Baba tới phòng anh và gọi Nagina. “Nagina, Bindeshvari đáng lẽ phải chết trong ngày hôm nay. Thọ mạng của anh ta đã hết. Tuy nhiên vì anh ta có mặt ở DMC, thầy cho anh ta một nguồn sức sống mới. Thầy truyền cho anh ta một chút khí lực và tâm trí, đủ để giữ mạng sống. Nhưng lúc này anh ta sẽ bắt đầu có những phản ứng kỳ lạ. Tuy đã là người trưởng thành, nhưng anh ta sẽ có những hành vi của một đứa trẻ nhỏ. Con sẽ phải chăm sóc anh ta. Một điều nữa: cho dù con làm gì cũng đừng để anh ta biết đáng lẽ phải chết ngày hôm nay, hoặc thầy đã trì hoãn cái chết của anh ta.”


    Nagina sang phòng bên để xem cậu em họ của mình. Anh ta đang được một nhóm nhỏ vây quanh. Hết cười lại khóc, anh cứ lặp đi lặp lại rằng Baba đã cứu anh thoát khỏi lưỡi hái tử thần.


    “Cậu đang nói gì thế?” Nagina hỏi.


    Bindeshvari ướt đẫm nước mắt nắm tay anh họ mình: “Em lên cơn đau tim, lúc đó vì quá sợ hãi nên em nhào vào lòng Baba, chắc mẩm mình sẽ chết. Ngay khi vừa chạm vào lòng thầy, em cảm thấy một nguồn sức sống truyền vào người mình. Em khôi phục nhận thức và cảm thấy thần thức của mình bị ấn mạnh vào trong cơ thể.”


    Bindeshvari lại tiếp tục khóc lóc, kể lể với mọi người rằng Baba đã cứu anh khỏi lưới hái tử thần. Khi đã bình tĩnh lại đôi chút, anh quay sang Nagina: “Cám ơn anh, nếu anh không ép em tới DMC, chắc em đã chết lúc đó.”


    Khi Nagina báo cho Baba biết Bindeshvari đang kể với mọi người rằng ông đã cho anh cuộc sống mới, Baba nhắm mắt lại một lúc. Khi mở mắt ra, ông bảo: “Khi hắn sắp chết, vì thầy truyền cho hắn một ít khí lực và tâm trí, nên hắn cũng biết trong tâm trí thầy có gì. Dù thế nào, cứ để hắn nói bất cứ điều gì, nhưng hãy nghiêm khắc cảnh báo rằng hắn đang nói năng lung tung. Phải rất thận trọng trong vấn đề này.”


    Bindeshvari tiếp tục sống trong tình trạng bất thường đó trong vài tuần. Lúc thì cười, lúc thì khóc, khi thì run rẩy, đỏ mặt, lúc thì chìm vào yên lặng, hoàn toàn chìm đắm trong suy tưởng, có lúc lại thảng thốt gọi “Baba Baba.” Có những lúc anh tuyên bố mình chính là Baba và yêu cầu mọi người khấu đầu trước mình. Nagina xin nghỉ một thời gian để chăm sóc em họ mình. Nhiều lần trong ngày, Bindeshvari thường trèo vào lòng Nagina như một đứa trẻ. Đến tối lại nằng nặc đòi ngủ chung giường với Nagina. Việc này đánh động tới gia đình Bindeshvari, họ đổ lỗi cho Nagina về chứng điên cuồng của chàng trai. Cuối cùng Nagina tìm tới Baba nhờ giúp đỡ.


    Khi Nagina đưa Bindeshvari tới trước mặt Baba, anh ta trở nên hoàn toàn dị thường. Baba quát to và dọa sẽ chấm dứt cơn xuất thần mà ông đã ban cho anh nếu anh còn tiếp tục biểu hiện theo kiểu đó. Lời đe dọa giúp anh ta bình tĩnh trở lại. Sau đó Baba hướng dẫn Nagina trông coi Bindeshvari khi không có sự hiện diện của ông, vì điều này chỉ làm cho tình trạng của y trầm trọng thêm. Bất cứ lúc nào y trở nên bất thường ở nhà, anh nên răn đe rằng Baba sẽ giận y nếu ông biết y biểu lộ bản thân theo cách đó. Cách này phát huy tác dụng và Bindeshvari dần lấy lại được trạng thái bình thường. Phần đời còn lại, Bindeshvari có được danh tiếng tốt về tình trạng ngây ngất tâm linh. Sau nhiều năm, y được biết đến với khả năng đọc được ý nghĩ người khác, hiệu ứng chữa bệnh thần kỳ, và đưa mọi người vào trạng thái nhập định siêu nghiệm bằng cách chạm vào Ấn Đường họ. Baba nói rõ rằng ông không tán thành những việc như vậy, nhưng khi nghe các đệ tử khác phàn nàn, ông chỉ cười và bảo họ cứ để Bindeshvari tự nhiên.


    Sau pháp hội, bà thím của Chandranath thực hành thiền định rất nhiệt thành. Bà nhanh chóng phát triển niềm tin nơi Baba giống như hai vợ chồng người cháu. Tháng 10 năm đó, Ram Pari Devi tới Jamalpur để được Baba ban phúc. “Thời gian của thím con trên trái đất này đã sắp hết, hãy chuẩn bị,” Baba nói cho cô biết.


    Devi trở lại Bhagalpur thông báo cho chồng. Toàn thể gia đình chuẩn bị tinh thần. Hai ngày sau, bà lão trở nên yếu đi nhanh chóng, và ngã quỵ. Makhan bế bà lên giường, Devi nhắn chồng trở về từ văn phòng. Khi Chandranath về nhà, hơi thở của bà đã rất yếu ớt nhưng vẫn còn tỉnh táo. Anh đưa ra một tấm hình của Baba đang tác ấn Varabhaya và giơ nó lên trước mắt bà. “Hãy quán tưởng hình ảnh Baba trong tâm trí thím,” anh dặn. Bà nhắm mắt. “Thím có nhớ ista mantra không?” Bà khẽ gật đầu. Vài phút sau đó, đầu bà nghẹo sang một bên rồi trút hơi thở cuối cùng.


    Mấy hôm sau, Chandranath tới Jamalpur thông báo với Baba về cái chết của bà. Trong lúc nói chuyện, vị thầy im lặng lắng nghe Chandranath mô tả phút chót của bà. Baba bảo: “Đừng lo! Bà đang ở bên thầy lúc này. Bà đã đạt được mục tiêu của mình trong hơi thở cuối cùng.”

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 07/08/2016
  7. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    XI. MỘT TRIẾT LÝ ĐỊNH HÌNH

    Từ vô tri giác đến có tri giác cần trải qua quá trình tiến hóa. Hãy xem xét một hòn đá, ví dụ, nó không có năng lực hành động cũng như giác quan ý thức. Lý do vì sao? Bởi vì chẳng hề có chút biểu hiện nào của tâm trí trong hòn đá. Xem xét trường hợp của cây cối và thực vật, vốn có sức sống hơn sỏi đá. Có hoạt động bên trong chúng. Chúng sinh trưởng, hút dịch sống từ đất, bảo tồn giống bằng cách sinh ra các hạt mầm trong thân thể, còn biết thích thú và đau đớn khi được chăm sóc hoặc bị tổn thương. Chúng ta thấy trong chúng có biểu hiện của ý thức, vì tâm trí đã hoạt động trong đó. Trên tiến trình phát triển tinh thần, có thể thấy nhân loại có biểu hiện cao cấp nhất. Như chu trình tiến hóa diễn ra từ tinh đến thô, giống như các thực thể đơn lẻ đảo ngược tiến trình từng bước từ thô đến tinh, hướng về Ý Thức Tuyệt Đối, nơi mà từ đó nó lưu xuất ra. Giống như các cơn sóng biển, gợn ngược trở về nơi nó xuất phát.

    Với việc sáng lập tổ chức, Baba bắt đầu hiện thực hóa rõ ràng công trình của đời mình, biến kế hoạch đầy tham vọng trở nên có hiệu lực mà ông đã vạch ra từ hồi nhỏ. Giờ đây ông đã kiến tạo được một cơ sở nhỏ gồm các học trò nhiệt thành, nhưng tới nay ông mới chỉ trao cho họ một vài gợi ý mơ hồ trong tâm trí của mình. Một ngày đầu xuân, khi đang tản bộ với Chandranath, Baba quay lại và nói: “Khi tư tưởng của thầy đi ra khỏi Ấn Độ, nó sẽ lan tỏa rất nhanh.” Chandranath ngạc nhiên. Tại đây, mới chỉ có một nhúm học trò trong một thị trấn nhỏ của Ấn Độ mà Baba đã nói về sự truyền bá ra các nước khác. Khi Baba tiến xa hơn nói rằng có ngày người ta sẽ thực hành Dhamachakra ở New York, Rome, Moscow, Chandranath phản đối:

    “Làm sao chuyện này khả thi, Baba? Người phương tây có đặc tính tamaguni, trì trệ tâm linh. Họ không sùng đạo như dân Ấn.”

    “Không, con sai rồi,” Baba đáp. “Đa số dân phương tây là rajaguni, nồng nhiệt và năng động. Đâu là các dấu hiệu của rajaguna? Cương quyết, tự tin, nhanh nhẹn, năng động, mạnh mẽ tự nhiên, năng lực hoạt bát. Hãy nhìn vào xã hội phương tây con sẽ thấy những phẩm chất này nổi bật. Mà rajaguna thì rất gần với sattavaguna, cân bằng và sáng tỏ. Khi họ thực hành tâm linh, họ sẽ tiến bộ rất nhanh.”

    Khi Baba nói hồi tháng 12 rằng nhiều người sẽ tới và họ sẽ cần một tổ chức thu nhận họ. Chandranath đã nghĩ anh mới có vài trăm học viên, có thể sau này là một vài ngàn. Ý tưởng Ananda Marga sẽ phổ biến ra ngoài Ấn Độ thật khó hình dung. Tuy nhiên tốc độ lan tỏa của sứ mệnh khiến mọi người phải ngạc nhiên.

    Sau buổi DMC đầu tiên, Baba bắt đầu đưa ra một chuỗi các bài nói chuyện về triết lý ở ngôi mộ hổ trong những lần tản bộ buổi tối. Ông kêu Shiva Shankar Bannerjee ghi chép lại. Mỗi tối sau khi về nhà, Shiva Shanka biên tập lại ghi chép của mình và chèn vào những nội dung anh chưa kịp tốc ký. Sau đó anh mang tới cho Baba phê duyệt. Tới cuối tháng 2, một bản thảo tiếng Bengal đã sẵn sàng. Baba đặt cho nó tiêu đề Triết lý cơ bản của Ananda Marga . Pranay sắp xếp các bài viết từ các học viên khác nhau và đầu tháng 3, ấn bản đầu tiên đã xuất hiện trên báo chí. Khi đó Chandranath đã gần hoàn thành bản dịch ra tiếng Hindi.

    Các thuật ngữ Baba sử dụng trong chủ đề được rút ra chủ yếu từ Số luận, phái đầu tiên và cổ xưa nhất trong hệ thống sáu trường phái triết học Ấn Độ. Những thuật ngữ này tuy đã có một sức sống mới trong Triết lý cơ bản, nhưng vẫn chẳng là gì ngoài cơ bản.

    Baba khởi đầu bài luận bằng một chương với nhan đề “Pháp là gì?”

    Con người là sinh vật tiến hóa cao nhất. Họ có ý thức tư duy rõ ràng và điều đó khiến họ vượt trội các loài thú. Không có loài nào có hoạt động ý thức rõ ràng như vậy.

    Ý thức biết suy nghĩ rành mạch dẫn dắt con người tìm tới hạnh phúc, trước hết là qua hưởng thụ vật chất – sở hữu, quyền lực – vị trí, sau đó hướng tới những thứ ngày càng tinh tế hơn rồi dần dần ý thức đó sẽ nhận ra sự vô thường và cuối cùng sẽ không thỏa mãn với tính chất nhất thời của sự hưởng thụ đó. Cho đến khi tâm trí dần hiểu ra rằng chỉ có thực thể vô hạn mới làm thỏa mãn được lòng ham muốn vô hạn đó.

    Bản tính của ý thức là tìm kiếm cái Vô Hạn hoặc Thượng Đế ... do đó loài người chỉ tìm thấy hạnh phúc thực sự khi họ đạt đến Thượng Đế hoặc đang trên quá trình đạt đến trạng thái đó. Kết luận, tôn giáo chung hoặc Pháp của loài người là để giác ngộ cái Vô Tận, hay Thượng Đế. Chỉ nhờ phương tiện của Pháp này mà nhân loại có thể hưởng thụ hạnh phúc và niềm vui vĩnh cửu.

    Sau đó Baba đặt ra câu hỏi hàng đầu trong chuỗi vấn đề về nhận thức luận: “Điều cần thiết là xem xét liệu Thượng Đế có tồn tại hay không”, sau đó giải quyết câu hỏi lớn của triết học: “Sự tồn tại của Thượng Đế có thể được chứng minh hay không?” Đối với Baba, vấn đề không chỉ đơn giản là niềm tin mà còn là cả nhận thức và logic triết lý. Để trả lời câu hỏi đó, ông dẫn độc giả qua một loạt phân tích phức tạp về quá trình nhận thức, khởi sự với chức năng của các giác quan, sau đó tiến vào bên trong qua các thứ lớp khác nhau của tâm trí, dẫn đến kết luận rằng cảm nhận của chúng ta về thực tại chỉ có thể được giải thích bằng sự hiện diện của một ý thức đang chứng kiến tất cả.

    Sự tồn tại của cái “Tôi” trong tâm trí chỉ cho thấy có một chủ nhân khác thực sự vượt trên tâm trí và chứng kiến sự tồn tại của tâm trí. Cái “Tôi” này, là thực thể chứng kiến, chứng kiến sự tồn tại của tâm trí, và do đó sự tồn tại của Buddhitattva hoặc cảm nhận về cái “Tôi” được gọi là Atman hoặc ý thức cá thể. Như vậy nhờ quan sát bên trong và tập trung suy nghĩ mà có thể nhận xét rằng: Atman và tâm trí, ý thức cá thể và tâm trí là hai thực thể tách biệt.

    Sau khi làm sáng tỏ điểm tinh tế và cơ bản này trong một chi tiết quan trọng hơn, ông khảo sát mối quan hệ giữa ý thức cá thể và các lớp khác nhau của tâm trí, cho thấy không những chúng tương tác với nhau thế nào, mà còn trình bày cái này chứng tỏ sự tồn tại của cái kia ra sao. Một sự hiểu biết triết học rành mạch có thể được xác nhận thông qua khả năng nội quán sâu xa. Sau đó ông trình bày làm thế nào mỗi lớp liên tiếp xuất hiện từ lớp trước đó theo thứ tự của sự tinh tế, như một kết quả của quá trình tiết chế sức mạnh vốn có trong ý thức, cho đến khi người ta đạt tới tính cách phổ quát của ý thức chứng kiến này - Linh Hồn Toàn Khắp hoặc Thượng Đế, vì vậy mà một bằng chứng có tính chất triết học và nhận thức luận về sự tồn tại của Đấng Tối Thượng được thiết lập.
    Lần cập nhật cuối: 20/04/2018
  8. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Đó không phải là một luận cứ dễ hiểu, nhưng Baba đã dành thời gian để đảm bảo các học trò hiểu từng sắc thái tinh tế trong chủ đề của ông. Khi cần thiết, ông để họ ngồi thiền trước sự hiện diện của ông cho tới khi họ có khả năng tự lĩnh hội được những gì ông vừa phát biểu bằng ngôn ngữ logic triết lý.

    Sử dụng minh chứng của mình về sự tồn tại của Ý thức Vũ trụ như một điểm khởi đầu, Baba phân tích chi tiết, từng chương một, các vấn đề triết học chủ yếu mà con người phải đối mặt như: Bản chất của Thượng Đế là gì? Bản thể của vũ trụ là gì? Bản tính của nhân loại là gì? Mối quan hệ tự nhiên giữa con người với Thượng Đế và Vũ trụ là gì? Nhân loại nên sống như thế nào? Mục đích của cuộc đời là gì? Cho tới khi ông dẫn dắt tới nhu cầu thực hành thiền định, các phương pháp, những nguyên nhân vì sao con người thất bại trong những thực hành đó. Là một tiến trình liền lạc, hợp lý, khởi đầu với sự khảo sát chi tiết về vũ trụ học của yoga – sự thoái hóa của ý thức vào vật chất và sự tiến hóa của ý thức ra khỏi vật chất, rồi kết thúc với khảo sát làm thế nào nhân loại hoàn thành chu trình sáng tạo bằng cách đạt đến trạng thái hoàn thiện tâm hồn thông qua thực hành thiền định. Vì vậy luận thuyết của ông không chỉ như một nền tảng triết học cho cái hiểu về sự hiện hữu, mà còn như một lời cổ vũ con người tham gia vào quá trình tiến hóa của họ về phương diện trí tuệ, giác ngộ.

    Baba con chỉ ra những hạn chế của các thực hành tín ngưỡng vô đạo đức, không phù hợp với tri thức khoa học về tâm linh, như hiến tế, dâng sao giải hạn, nhiều dạng khác nhau của các nghi thức cầu nguyện và thờ cúng, vân vân. Liên quan đến hình thức cầu nguyện phổ biến nhất trong tôn giáo truyền thống, ông nói:

    ... đòi hỏi sự thiên vị từ Thượng Đế tức là chỉ ra sự khiếm khuyết của Ngài trong việc ban phát ơn huệ ... Ai thực hiện hành động nào sẽ phải lãnh nhận các hậu quả của nó, việc đổ lỗi cho Thượng đế về sự không công bằng của Ngài cũng chẳng cứu được người đó khỏi gánh chịu các hậu quả. Thọc tay vào lửa chắc chắn sẽ bị đốt cháy. Chẳng cầu nguyện nào có thể cứu được ... Chẳng có thiếu sót nào trong sự sáng tạo của Thượng Đế, chỉ bởi vì tất cả mọi vật, nhỏ hoặc lớn, đều tuân theo bản tính tự nhiên của chúng (pháp). Nếu chẳng như vậy, sự hỗn loạn mất trật tự sẽ xảy ra trong từng bước.

    Vì Ananda Marga mới chỉ được vài tháng tuổi, chia sẻ vô tư của Baba về khuyết điểm của tôn giáo truyền thống, cùng với phân tích hợp lý của ông về tình trạng mê tín trong tín ngưỡng thịnh hành trong xã hội đã nhanh chóng làm dấy lên sự chống đối với Ananda Marga từ giới tôn giáo chính thống. Sự chống đối sau đó còn lan tới giới cầm quyền khi Baba bắt đầu khởi xướng triết lý xã hội của ông.

    Chương cuối trong Triết lý Cơ bản, Baba nói về nhiều nỗi sợ hãi và quan niệm sai lầm khiến mọi người không dám thực hành thiền định. Để trả lời cho những người tin rằng điều cần thiết là từ bỏ cuộc sống thế gian để đạt đến giác ngộ, Baba chỉ ra rằng trốn tránh đời sống thế tục sẽ khiến người ta mất đi cơ hội để phục vụ xã hội, mà ông lại coi đó là phần tối quan trọng của con đường tâm linh. Ông nêu ra một cụm từ tiếng Phạn để sử dụng như khẩu hiệu của tổ chức mới: atma mokshartham, jagat hitayaca, tự giác ngộ và phục sự đấng sáng tạo. Ông dạy các học trò một cách dứt khoát rằng một người khao khát tâm linh chẳng thể chỉ có một mình mà thiếu đi những người khác. Đó là lần đầu tiên có một vị thầy tâm linh Ấn Độ tuyên bố rằng phục vụ quên mình là điều kiện tiên quyết để đạt đến sự tỏa sáng trong tâm hồn.
  9. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Trong buổi DMC sau đó, Baba cho một bài thoại dài về các dạng phục vụ khác nhau, trong đó ông giảng chi tiết về giáo huấn này:

    Nguyên nhân chủ yếu khiến người ta bị trói buộc vào quả báo của hành động là do cái tôi ... Nhưng khi bạn thực hiện một hành động trong lúc đang gán ý tưởng về Thượng đế lên người được phục vụ, sẽ chẳng có cơ hội nào cho cái tôi hay sự thèm khát danh lợi nảy sinh trong tâm trí bạn. Sau đó bạn sẽ nhận ra là nhờ ân huệ của Thượng đế mà bạn có cơ hội để phụng sự Thượng đế. Tay và chân chúng ta chẳng phải là của chúng ta, chúng là của Ngài và tự phục vụ Ngài với tay chân đó, Ngài tự vui chơi với bản thân. Chỉ có hành động như vậy mới là hành động không có sự dính mắc. Chỉ nhờ vào duy nhất cách này mà một người mới có thể đạt được sự giải thoát khỏi ngục tù của nghiệp báo. Bạn phải nhớ rằng người được phục vụ là Thượng đế. Người được phục vụ là hóa thân có giới hạn của ngài. Đừng bao giờ, cho dù là nhầm lẫn, coi đối tượng của sự phục vụ là một con người hoặc một sinh vật ... Bằng cách luôn hành động đi kèm với cảm nghĩ về Thượng đế, bạn sẽ dần dần có khả năng nhận thức được Thượng đế trong mọi sự vật hiện tượng.

    Đầu năm 1955, các học trò triển khai dự án phục vụ đầu tiên của họ, một cửa hàng thực phẩm ở Jamalpur, kéo dài được hai năm trước khi sự thiếu chuyên môn khiến nó không duy trì được nữa. Ngay sau đó, các Margi từ Bhagalpur mở một phòng khám miễn phí. Họ gọi nó là Abha Seva Sadan để vinh danh mẫu thân của Baba. Tiếp theo, họ mở một phòng khám thứ hai ở Jamalpur. Họ còn khởi đầu một chương trình cung cấp thực phẩm cho người nghèo ở Jamalpur và Bhagalpur gọi là Narayana Seva mà đã nhanh chóng được nhân rộng ra ở các thành phố khác. Khi số học viên tăng lên, số các dự án phục vụ cũng tăng lên tương tự, mặc cho tình hình tài chính khó khăn thiếu thốn, và khi năm tháng trôi qua, Baba dần dần tăng áp lực lên các học trò để mở rộng phạm vi các hoạt động phục vụ của họ.

    Chẳng bao lâu sau khi nhận được bản in Triết lý Cơ bản, Baba yêu cầu Pranay khởi sự ghi chép cho cuốn sách thứ hai, Ananda Marga Caryacarya, những việc nên và không nên làm của Ananda Marga. Trong khi Triết lý cơ bản được soạn ra như một bản giới thiệu về triết học tinh thần của Ananda Marga, Caryacarya nói về quy tắc xã hội của tổ chức này. Cách đây hai ngàn năm, vị thánh Manu đã viết Manu Samhita, một tập hợp các quy tắc và thực thi mà sau đó đã trở thành chuẩn mực xã hội Hindu. Manu Samhita bao gồm tất cả mọi thứ từ các nghi lễ thường nhật của người Hindu cho đến lễ cưới. Cũng do Manu Samhita mà chế độ phân chia đẳng cấp trở nên vững chắc, gắn chặt vào đời sống dân Hindu như một lề luật xã hội. Ananda Marga Caryacarya bao gồm sự tuân thủ hàng ngày của các Ananda Margi, chẳng hạn như hành thiền hai lần một ngày và nhiều thực hành yoga khác, cũng như các quy định và giới cấm dành cho những người khao khát tâm linh trên những bình diện khác nhau của cuộc sống. Cuốn sách mới gồm một danh mục các nghi lễ xã hội, như lễ cưới của các học viên Ananda Marga, lễ tang, lễ đặt tên cho em bé, tiệc tân gia, lễ trồng cây, một danh sách các ngày lễ của Ananda Marga, vân vân. Nó còn chứa đựng một phác thảo chi tiết về cấu trúc tổ chức, từ các hội đồng quản trị địa phương tầm xã huyện, tới ban thư ký cho các đối tác toàn cầu, cũng như quản lý kinh tế và một hệ thống xử phạt các vi phạm xã hội.

    Vì hầu hết các học trò đã nhận thức đúng những điều đó, nhờ chấp nhận những lời dạy của Baba mà họ đã chia tay với nền giáo dục Hindu, một vài người trong số họ đã lường trước rằng mối bất hòa sâu sắc sẽ diễn ra như thế nào. Với sự xuất bản của Caryacarya, Baba tuyên bố rằng Ananda Marga không chỉ là một nền triết học tinh thần và một hệ thống rèn luyện tâm linh, nó còn là một phong trào giáo dục xã hội có khả năng tự điều chỉnh và quy định mọi măt trong đời sống của nó. Caryacarya đưa ra một khuôn khổ để phát triển nhận thức giữa các học viên rằng giờ đây họ đang gắn liền với công việc xây dựng một cộng đồng tâm linh. Tuân theo triết lý của Baba, tác phẩm đó bao gồm toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống nhân loại, từ các trách nhiệm gia đình và xã hội, đạt đến sự hội nhập Tối Thượng. Ananda Marga mới được khai sinh chỉ vài tháng, nhưng Baba đã làm rõ quyết tâm của ông: sáng lập một phong trào mà cho đến một ngày sẽ bao phủ toàn cầu và có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của nhân loại, từ trần tục tới thoát tục.
  10. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    XII. SAMKALPA

    (Samkalpa: thệ nguyện, quyết tâm, hoặc lời thề. Nếu không có nghiệp, một người sẽ không thể duy trì cuộc sống trong thân xác vật lý. Khi một đạo sư đoạn tận nghiệp báo, đồng nghĩa với việc đạt tới sự hội nhập linh quang đại ngã hoặc giải thoát, nếu họ mong muốn duy trì cấu trúc vật lý mà không muốn rời bỏ thể xác để hòa nhập vào Ý thức Vũ trụ, thì họ phải tạo ra nghiệp mới. Việc này thường được thực hiện dưới dạng một lời thề, nguyện kéo dài cuộc sống trên trái đất và phụng sự đấng tạo hóa bằng cách phục vụ lợi ích và sự giải thoát của mọi người. Người ta nói rằng các bậc thầy giác ngộ giải thoát vĩ đại đã thực hiện samkalpa để tái sinh trên trái đất trong một thời kỳ nhất định nhằm hướng dẫn mọi người trên con đường giải thoát)

    Thượng đế là một ảo thuật gia bậc thầy, bằng phép thuật, đã sáng tạo tất cả và tự che giấu bản thân bên trong sự sáng tạo của mình. Nếu muốn biết về sự sáng tạo, mánh lới của trò ảo thuật, chỉ có cách duy nhất là bạn phải hội nhập với ngài và bữa tiệc của ngài.

    Ngày 22 tháng 3, Nagina, người đã vắng mặt bốn tháng, tới nhà Baba lúc khoảng 7 giờ tối để cùng ông đi bộ trên đồng. Trong khi anh đang đợi ngoài hành lang để chờ Baba kết thúc thiền định, anh nghe thấy ai đó hát “Hari, Hari” bằng giọng ca êm ái. Anh đoán đó là em trai của Baba, Manas, nhưng khi cửa mở ra khoảnh khắc sau đó, anh nhận ra đó là Baba. Nagina khấu đầu. Thay vì đi luôn ra đồng, theo lệ thường, Baba gọi vào trong và bảo anh ngồi trên chiếc ghế đối diện. Sau khi an tọa, Baba nhắm mắt. Sau vài phút, đầu ông gục xuống ngực. Sợ rằng chiếc kính của Baba sẽ bị rơi, Nagina chồm lên từ chỗ ngồi của anh và hứng hai tay dưới cằm Baba. Baba mở mắt và hỏi ai đang ở đó.

    “Con Nagina đây, Baba”

    “À, con đến từ lúc nào?”

    “Mấy phút trước, Baba,” Nagina trả lời và ngạc nhiên với câu hỏi. “Con đã cúi lạy và Baba kêu con ngồi xuống.”

    “À, à, ra là vậy.”

    Baba chìm vào yên lặng. Nagina đoán thầy đang trải qua dư âm của thiền định. Một lần nữa Baba lại nhắm mắt và đầu ông lại gục xuống ngực. Tay Nagina lại hứng dưới cằm ông lần thứ hai. Baba mở mắt ra nhìn chằm chằm vào anh như thể ông vừa giật mình tỉnh giấc.

    “Baba, kính của thầy sẽ bị rơi mất.” Nagina nhẹ nhàng tháo chiếc kính ra và đặt lên chiếc bàn nhỏ nằm giữa họ. Baba ra hiệu cho anh ngồi trên sàn trước mặt ông. Nagina ngồi xuống sàn và bắt đầu mát xa chân cho thầy. Sau vài phút, có tiếng gõ cửa, Baba ra hiệu cho anh đi mở. Pranay bước vào và khấu đầu. Sau đó anh kéo chiếc ghế lại gần và bắt đầu tự quạt mát cho mình bằng chiếc khăn tay, mồ hôi lấm tấm trên trán do nhiệt độ oi bức cuối tháng 3. Sau một lúc, Baba ra dấu cho anh cùng ngồi xuống, tham gia mát xa chân cùng Nagina. Trong khi hai đệ tử đang lặng lẽ xoa bóp chân cho thầy, họ cho biết chân ông đang lạnh dần. Họ nhìn nhau lo lắng. Sau đó Baba phá vỡ im lặng bằng lời thì thầm: “Hôm nay acharya và học trò yêu quý của thầy đã ở bên thầy ngay đúng lúc nghiệp của thầy đang cạn kiệt. Còn cơ hội nào tốt hơn vào lúc này?”

    Pranay chảy nước mắt: “Baba đang nói gì vậy? Thầy vừa sáng lập Ananda Marga. Nó không thể tồn tại mà thiếu thầy, vậy mà giờ đây thầy lại nghĩ đến chuyện rời bỏ thân xác? Chúng con sẽ như thế nào? Sứ mệnh sẽ như thế nào?”

    Nagina cũng khóc, khi những lời của Pranay cũng chợt lóe lên trong trí anh. Hai anh em nắm bàn chân Baba khẩn khoản van xin ông đừng ra đi.

    “Để thầy đi,” Baba nói “Để thầy đi.”

    Hai đệ tử nắm chặt hơn: “Không, Baba, chúng con không nỡ.”

    “Hãy làm tất cả những gì các con muốn – đại định hữu tính, đại định vô tính, bất cứ cái gì – những hãy để thầy rời bỏ thân thể.”

    “Đừng, Baba,” họ khóc rống lên, “chúng con không để thầy đi.”

    Giọng Baba trở nên yếu dần cho tới khi họ không nghe thấy ông nói gì nữa. Ông vươn tay cố gắng kéo tay họ ra khỏi bàn chân, nhưng họ từ chối. Cuối cùng Baba xô mạnh khiến họ ngã ngửa ra sau, nhưng cả hai bật dậy ngay lập tức và lại nắm bàn chân thầy.

    “Baba, bất kể thầy làm gì, chúng con sẽ không thể thầy đi.”

    “Okay, okay. Shanti, shanti. Thầy sẽ thực hiện một samkalpa, một nguyện lực.”

    “Thầy hứa chứ?” Pranay hỏi và buông chân Baba.

    “Ừ, thầy đang triển khai một samkalpa. Giúp thầy ngồi trong thế hoa sen.”

    Trong lúc Pranay giúp Baba bắt tréo chân vào thế hoa sen, Nagina nhắc thầy nên lập một samkalpa với cuộc sống lâu dài. Baba đồng ý rồi nhắm mắt trong vài phút. Khi mở mắt ra, ông đứng dậy và ba thầy trò cùng nhau đi dạo buổi tối.

Chia sẻ trang này