1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

rắn VN cắn chết người

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ConCay, 13/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    rắn VN cắn chết người

    bài này chỉ dành riêng cho những ai tin và biết rằng rắn độc ở Vn cũng cắn chết người, chứ bài này không dành cho cô Thaonguyensm, người hùng hồn tuyên bố là là "không ghi nhận trường hợp nào rắn cắn chết người ở VN"

    ================
    Mặc dù Antivenom (huyết thanh kháng nọc) đã được sản xuất ở hầu hết các nước nhưng ở Việt Nam, việc nghiên cứu sản xuất loại thuốc đặc trị rắn độc cắn này vẫn chưa được quan tâm. Trong khi đó, số người bị rắn độc cắn tử vong do không có thuốc điều trị lại tăng lên hằng năm.

    Chỉ riêng tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), mỗi năm đã có 500 bệnh nhân bị rắn cắn từ các tỉnh đưa về (trong đó rắn độc chiếm 65-67%). Nếu như năm 1997, bệnh viện chỉ có 2 bệnh nhân bị tử vong thì năm 1998 có 6 ca, 1999 có 7 ca, 2000 có 8 ca... Từ đầu năm đến nay, tại bệnh viện đã có 2 ca tử vong do rắn độc cắn. Trong những người được cứu sống, 13-14% phải cắt chi hoặc một phần chi.

    Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cũng đang điều trị cho một bệnh nhân 8 tuổi bị rắn cạp nia cắn. Cháu Phạm Thị Hiền (Bình Phước) nhập viện ngày 17/6, hiện vẫn phải thở máy nhưng không có antivenom điều trị. Bác sĩ Bạch Văn Cam, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết: "Chúng tôi rất đau lòng khi chứng kiến các bệnh nhân bị rắn độc cắn trong tình trạng nặng phải chết vì không có antivenom để điều trị. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 19 bệnh nhân bị rắn cắn, trong đó 2 trường hợp nặng đã tử vong. Chúng tôi không bao giờ dám nói với người nhà bệnh nhân là không có thuốc vì sợ họ hoang mang".

    Huyết thanh kháng nọc được bác sĩ A. Calmette (Pháp, làm việc tại Viện Pasteur Sài Gòn) nghiên cứu thành công năm 1884 sau khi chứng kiến nhiều người miền Tây Nam bộ Việt Nam bị rắn độc cắn chết trong một vụ lũ lụt. Sau khi ông báo cáo đề tài tại Paris, Antivenom đã được thế giới sử dụng rộng rãi đến ngày nay nhưng không hiểu sao lại bị "thất truyền" ở Việt Nam.

    Thực ra, trước đây Việt Nam đã có đề tài nghiên cứu sản xuất antivemon đối với 2 loại rắn hổ đất và chàm quạp của bác sĩ Trịnh Xuân Kiểm (Đại học Y dược TP HCM). Đề tài này đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện từ hơn 20 năm nay và được sử dụng độc lập tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 1998. Năm 2001, nó được nghiệm thu cấp cơ sở. Công trình đã tạo ra một số sản phẩm điều trị được các bác sĩ công nhận là có kết quả. Tuy nhiên, do hết kinh phí nên từ 2 năm nay, việc sản xuất các sản phẩm này rất lay lắt.

    Việc sử dụng huyết thanh kháng nọc nhập ngoại không phải là một giải pháp tốt vì ở các nước khác nhau, độc tố của rắn sẽ khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng mỗi nước phải tự sản xuất huyết thanh kháng nọc cho riêng mình. Các nước như Philippines, Thái Lan, Malyasia, Ấn Độ... đều đã có Viện nghiên cứu sản xuất Antivenom nhưng ở Việt Nam, việc này lại không được quan tâm. Đối với các nhà sản xuất, đây là điều dễ hiểu, vì nạn nhân bị rắn cắn hầu hết là người nghèo ở vùng sâu, không phải là đối tượng để thu lợi nhuận. Nhưng về phía Bộ Y tế thì sao? Các bác sĩ và người dân ở các vùng có nhiều rắn đang mong đợi nhà nước quan tâm hơn đến việc sản xuất Antivenom, để không còn những cái chết oan uổng vì chưa có thuốc đặc trị.

    Theo Thanh Niên, trích từ VNexpress
    http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/07/3B9BDB48/


    Cháu Phạm Ngọc Lâm (12 tuổi, Bình Thuận) được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 sáng 5/4 sau 14 giờ bị rắn chàm quạp cắn. Vết thương bàn chân chảy máu liên tục, toàn thân xuất huyết dưới da. Sau 3 giờ truyền huyết thanh kháng nọc, vết thương đã cầm máu, các chỉ số xét nghiệm máu trở lại bình thường.
    http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/04/3B9BAF3F/

    Loại huyết thanh kháng nọc kể trên là sản phẩm của Đại học Y dược TP HCM, nằm trong đề tài khoa học Nghiên cứu sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn (kháng nọc của nhiều loại rắn như hổ đất, chàm quạp, hổ chúa) do bác sĩ Trịnh Xuân Kiếm chủ trì. Đề tài được thực hiện từ 12 năm nay, đang chờ Bộ Y tế nghiệm thu giai đoạn cuối.

    Huyết thanh kháng nọc chỉ có hiệu quả tốt trong vòng 24 giờ sau khi bị rắn cắn. Nếu muộn hơn, nó sẽ ít hoặc không có tác dụng. Chẳng hạn như trường hợp cháu Trịnh Văn Sơn (9 tuổi, Đăk Lăk), đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 ngày 6/4. Cháu bị rắn hổ cắn trước đó 5 ngày nhưng vẫn ở nhà, tự lấy nọc và đắp thuốc. Đến khi chân bị hoại tử, cháu mới được cha mẹ đưa đến bệnh viện. Lúc này, các bác sĩ không thể dùng huyết thanh kháng nọc nữa mà chỉ còn cách điều trị tại chỗ vết thương, chống nhiễm trùng.

    Các bệnh viện có bệnh nhân bị rắn cắn có thể liên hệ với Đại học Y dược TP HCM qua bác sĩ Trịnh Xuân Kiếm để mua huyết thanh kháng nọc.





    Concay

Chia sẻ trang này