1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ranger, Marine và Airbone

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dhna79, 03/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dhna79

    dhna79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2001
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    Ranger, Marine và Airbone

    Tôi nhận thấy là ở nước ngoài, thường có 3 binh chủng na ná nhau là Ranger, Marine và Airbone ( tạm dịch là Biệt Động, Thuỷ Quân Lục Chiến và Lính Dù ) Đôi khi 3 binh chủng này che khuất đi tầm quan trọng của lính bộ binh ( Land Warrior ). Vậy xin các cao nhân trên box KTQS nước ngoài cho một vài ý kiến:

    1. Tầm quan trọng của lính bộ binh trong chiến tranh hiện đại
    2. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa 3 binh chủng Biệt Động, Thuỷ quân lục chiến và Nhảy dù. ( mục đích, yêu cầu ... )
    3. Trong tương lai, liệu binh chủng bộ binh có tóp lại để nhường chỗ cho 3 binh chủng nói trên không ?
    4. 3 binh chủng trên trong tương lai có thể gộp vào làm một không ?
    5. Với chiến trang không tiếp xúc và chiến trường trong suốt thì việc phát triển các binh chủng nói trên còn ý nghĩa gì nữa không ?

    ------------------------

    [​IMG]

    Drop your weapon or I'll fire
  2. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Bạn có lẽ quen với quân đội nước ngoài qua Game nhiều vì thực sự phân chia quân đội nước ngoài ( vói dụ là Mỹ ) thì theo biên chế các sư đoàn và như sau
    1- Infantry- Bộ binh nói chung có thể có cả THIẾT GIÁP....
    2-Armored-Thiết giáp,tăng có thể nằm trong bộ binh
    3-Ranger-Biệt kích,biệt động để làm trinh sát và các nhiêm vụ đặc biệt số lượng nhỏ có thể đổ bộ bằng đường bộ , đường không, đường biển ...
    3-Carvalgy-Kỵ binh bay-Bộ binh chuyên máy bay lên thẳng
    4-Marine-Thuỷ quân lục chiến-Bộ đội đỏ bộ bằng đường biển sử dụng các loại vũ khí pháo , tăng , máy bay phù hợp với các loại tầu dùng để đánh lớn các vùng có biển
    5-Airbone-Độ bộ đường không -Bộ đội độ bộ bằng máy bay và sử dụng các loại vũ khí như tên lửa , pháo , tăng , thiết giáp ...mà máy bay có thể chuyên trở được dùng để điều quân nhanh bất ngờ tới các địa điểm bất kỳ nào mà bbộ binh thường chưa tới được.
  3. dhna79

    dhna79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2001
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy sự phân chia các binh chủng theo phương pháp đổ bộ như bạn lekien nói vẫn chưa chính xác với thời điểm hiện tại.Tôi chỉ thấy sự khác biệt này trong chiến trang thế giới thứ 2 mà thôi. Điểm duy nhất tôi đồng ý là quân Nhẩy Dù là đơn vị duy nhất có thể đổ bộ bằng phương pháp nhẩy dù, còn các cánh quân khác thì không bởi họ không được huấn luyện nhẩy dù. ( đáng lẽ quân Biệt Động cũng phải nhẩy dù được )
    Tôi thấy trong các đơn vị nhẩy dù cũng có những tiểu đoàn gọi là " biệt kích nhảy dù ", cũng tổ chức 1 toán thám sát có quân số 6 người, cũng được huấn luyện về phương pháp tự mưu sinh trong rừng giống như Biệt Động. Nói chung là không có sự khác nhau.
    TQLC đúng là đổ bộ từ biển vào, nhưng trong nhiều chiến dịch tôi lại thấy TQLC đổ bộ bằng trực thăng, xuất phát từ sân bay bình thường, cũng không khác gì các đơn vị kỵ binh bay hay biệt động cả. ( hình như TQLC có quân số đông hơn RANGER và là lực lượng chủ đạo của quân đội một số nước ).
    Nói chung , điều tôi thắc mắc chính là giữa 3 đơn vị này không có sự khác biệt nhiều, từ việc đổ bộ đến huấn luyện, quân trang quân dụng.
    ------------------------
    [​IMG]
    Drop your weapon or I'll fire
  4. Sauket

    Sauket Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí Lekien chưa quán triệt và thông suốt được các lực lượng quân sự đế quốc, đề nghị đồng chí học tập thêm để đả thông tư tưởng và đạt tới đỉnh cao trí tuệ.
    Đế quốc Mỹ chỉ có 4 binh chủng chính mà thôi Hải -Lục-Không và TQLC.
    TQLC trên thực tế chưa hẳn là một binh chủng độc lập, nó phụ thuộc vào Hải quân về phương tiện chuyên chở: Phi cơ -xe-Pháo đều có riêng nhưng bải đáp, tiếp liệu... đều dùng của hải quân. TQLC vẫn có thể đổ bộ bằng phi cơ túy theo yêu cầu. Quân số của nó tổ chức khá lớn đến cấp quân đoàn, mổi sư đoàn khoảng 30000 quân. Chiến trường là mọi địa hình. Dùng cho mở màng trận đánh, chớp nhoáng, chiến trường ác liệt.
    Ranger-Airbone-Green Beret-Force Recon...vv đều là những đơn vị phụ số lượng nhỏ hơn, nó dùng để hổ trợ cho 4 binh chủng lớn trong các cuộc chiến tranh qui ước và bất qui ước.
    Vidụ thế này cho đồng chí dhna79 dễ hiểu:
    Hải quân có đơn vị biệt kích là Navy Seal & Special Boat Units
    TOLC có các toán viễn thám & biệt kích là Force Recon
    Không quân có Combat Controller Teams & Pararescue
    Lục quân có quân số lớn nhất nên các lực lượng đặc biệt cũng nhiều và lớn hơn như:
    Ranger (biệt động quân) chuyên đánh trên chiến trường rừng núi, phải biết nhẩy dù trước khi trở thành Ranger,vủ khí gọn nhẹ, tổ chức theo cấp phân đội nhỏ dùng trong các công tác phục kích, giải cứu, phá hoại ......
    Airbone chuyên đánh mở đầu làm đầu cầu cho các đơn vị khác. Chiến trường có thể là mọi địa hình, đổ bộ bằng phi cơ hay nhẩy dù, rất ít khi đổ bộ bằng tàu như TQLC. Tổ chức đến cấp sư đoàn. Về chiến cụ thì không bằng TQLC xe-pháo-phi cơ yểm trợ phần lớn xài chung với bộ binh & không quân. Mục đích cũng giống như TQLC.
    Lục quân vẫn là chính bao gồm Ranger-Airborne.....vv tổ chức lên tới cấp lộ quân. Một khi thấy dùng tới các sư đoàn bộ binh thì có nghĩa là một cuộc hành quân lớn có tính cách lâu dài. Mục đích của nó là giải quyết chiến trường,chiếm đóng và bình định.
    Trả lời cho đồng chí dhna79:
    1. Vẫn là chính nếu muốn chiếm đóng và bình định.
    2. Đã nói ở trên
    3. Rất khó nói nhưng cũng có thể vì sự phát triển của khoa học kỷ thuật.
    4. Có hay không chỉ là giấy tờ. Thật tế đã có những binh chủng như thế VD: Navy Seals của hải quân có thể chiến đấu trên mọi địa hình từ nhẩy dù cho đến lặn dưới biển. Toàn bộ quân đội Mỹ chỉ có trên dưới 2000 quân Navy Seals. Đào tạo một người lính như thế sẽ rất tốn kém, và rất ít người đủ tiêu chuẩn.
    5. Có chứ, nếu là chiến tranh du kích, không biên giới hay chiến tranh bình định, chiếm đóng.
    Ký tên
    đồng chí Sáu Kẹt
  5. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    đỒNG CHÍ "CỜ ĐỎ SAO VÀNG" ƠI.đỒNG CHÍ TUI CÔNG NHẬN LÀ ok mà Đồng chí phạm một sai lầm.Các lực lượng mà PCT của tui hỏi toàn là của Phương Tây.mà phương tây thì không bao giờ dùng hai từ "BỘ ĐỘI".Vả lại,lính dù được xem là lực lượng tác chiến chính của họ.Lính dù được huấn luyện tốt hơn hẳn các lính khác vì khả năng cơ động rất cao.Xin hết.Mong đồng chí rút kinh nghiệm.
    Alpha3-Đại Nguyên Soái C.S.C.
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    chữ bộ đội là dịch từ "troop" đấy,
    đính chính cho Sauket, người ta không dùng chữ binh chủng mà dùng chữ quân chủng.
    Đứng đầu là tư lệnh quân đội chung, bên dưới là các tư lệnh quân chủng Lục quân (Army), Hải quân (Navy), Không quân,.. . Còn trong quân chủng thì có thể có đủ cả xe tăng, máy bay, tàu bè tuỳ theo nhu cầu, và nó gọi là binh chủng như binh chủng xe tăng, binh chủng công binh..., như Marine có đủ cả máy bay, tàu bè..Không quân có các đơn vị bộ binh canh giữ sân bay,cảnh vệ..., còn bộ binh thì có một số máy bay nhỏ.
    Điểm khác biệt đầu tiên là do chỉ huy, toàn bộ lực lượng Marine chỉ do một ông chỉ huy duy nhất và ông này chỉ đứng dưới quyền ông tư lệnh chung.
    Thứ hai là nhiệm vụ.
    Bình thường với những việc nhỏ người ta hay dùng những lực lượng tinh nhuệ như Marine, nhưng khi có chiến tranh thì lục quân bao giờ cũng là đông nhất.
    Điểm sơ qua tại sao người ta chia quân đội như vậy:
    Dĩ nhiên ban đầu chỉ có lục quân, lục quân này có cả tàu bè. Sau đó người ta cảm thấy cần tiến hành các nhiệm vụ trên biển riêng thì mới tách hải quân riêng.
    Khi có máy bay chiến đấu thì ban đầu máy bay thuộc lục quân. Người Anh đi đầu trong việc bổ sung máy bay cho hải quân.
    Vào khoảng năm 1917, khi Mỹ tham chiến ở Đức, xuất hiện nhu cầu tiến hành các cuộc ném bom lớn vào sâu trong lãnh thổ Đức. Do đó xuất hiện nhu cầu thành lập lực lượng không quân riêng, bởi vì nếu cứ biên chế không quân thuộc lục quân thì các ông tướng lục quân đều muốn đem máy bay ra yểm trợ quân mình chứ ai muốn đem đi đánh quân địch ở xa hàng trăm cây số làm gì.
    Lực lượng Marine được thành lập khi xuất hiện nhu cầu đổ bộ đường biển. Dĩ nhiên khi cần thì cũng có thể làm mọi việc được. Quân đội nước nào không có marine thì trong lục quân hay hải quân có một bộ phận chuyên về việc này.
    Ngoài ra còn có quân chủng Tên lửa chiến lược như của LX, Các lực lượng riêng biệt không thuộc lục quân như bộ đội biên phòng (có chỉ huy riêng), lực lượng phòng vệ bờ biển (coastgard)
    ( Đoạn này tớ xin lược bỏ vì không liên quan đến kỹ thuật quân sự nước ngoài. Tớ vô cùng xin lỗi. )
    Được dhna79 sửa chữa / chuyển vào 07:04 ngày 04/12/2002
  7. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Theo quy định của TTVN OL, trong box này chúng ta chỉ bàn đến kỹ thuật quân sự nước ngoài. Tớ xin lỗi bạn vì phải lược bỏ một đoạn liên quan đến kỹ thuật quân sự VN.
    Ngày xưa hào hùng nó thế ,ngày nay củng thế , ta chỉ kết hợp máy bay và pháo , tên lửa phòng không để bắn đến chiếc máy bay cuối cùng xâm phạm vùng trời đất mẹ .

    Đời người chỉ sống có một lần ,hãy sống sao cho đến ngày nhắm mắt ta không phải hối tiếc .

    Được dhna79 sửa chữa / chuyển vào 07:06 ngày 04/12/2002
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    hiểu vậy chứ, nhưng cũng có khi tấn công là tự vệ tốt nhất. Bởi vì nó gây ra thiệt hại cho kẻ thù nặng nhất. Nếu vì tranh chấp mấy thị xã ở xa mà các đô thị lớn có thể bị ném bom thì chắc bọn chúng phải tính lại chứ!
    ( Xin lỗi bạn, tớ xin được lược bỏ một đoạn, để tránh chủ đề có thể đi theo chiều hướng bất lợi cho box KTQS NN.)
    Được dhna79 sửa chữa / chuyển vào 07:07 ngày 04/12/2002
  9. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    TrờI ơi-Làm sao mà thủy quân lục chiến lại như là quân dù được mặc dù bây giờ nhiều lại vũ khí có thể dùng chung nhưng khác nhau nhiều lắm chứ.Thủy quân lục chiến (TQLC) trước hết phải là thủy thủ đồng thời là đánh bộ và nhiều khi cũng phải nhẩy dù đấy (trên máy bay bay từ tầu vào)-TQLC của Mỹ là lực lượng hùng mạnh và đông đảo chuyên dùng tầu để đổ bộ :
    1-Về tầu có thể dùng cả hạm đội hàng không mẫu hạm để đổ bộ hoặc các nhóm tầu đổ bộ lớn trong chứa các tầu đổ bộ đệm khí để chở quân và vũ khí vào bờ hoặc sau các tầu lớn cập cảng đẻ đổ bộ.Tầu hàng không mẫu hạm mang theo nhiều máy bay , tên lửa ? để hộ trợ cho bộ binh nhưng cũng chỉ là máy bay hải quân chứ các loại máy bay thường không đỗ và hạ cánh được.Các tầu đổ bộ lớn có mang theo máy bay lên thẳng và máy bay cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng thôi và số tên lửa cũng hạn chế hơn, có loại chỉ có máy bay lên thẳng.Ngoài ra Mỹ còn dùng nhiều tầu rải mìn và phá mìn để bảo vệ các tầu đổ bộ???.
    2-Để tấn công độ bộ từ tầu độ bbộ phải có quân tiên phong dùng để tập kích chiếm bàn đạp cho quân chủ lực vậy phải có xe lội nước-tăng hoặc thiết giáp vừa bơi từ tầu vào vừa nổ súng tấn công luôn hoặc nhày dù từ máy bay cánh quạt động (ở hai cánh có hai cánh quạt như trực thăng có thể quay lên trời để đứng yên một chỗ hay hạ cánh thẳng như trực thăng )- đồng thời lính thủy có thể dùng cả thuyền cao su để đỏ bộ tiến công hoặc dùng trực thăng trên tầu.Sau đó các tầu đổ bộ đệm khí sẽ chở các vũ khí và lính vào độ bộ.Sau khi có bàn đạp các tầu lớn cập bến và ta hồ đổ quân.
    3- Về vũ khí của lính đổ bộ rõ ràng phải trang bị đầy đủ hơn bộ binh thường-ngoài súng binhg thường và các phương tiện thông tin tốt lính đổ bộ phải kèm theo hai loại vũ khí sau-chống tăng thiết giáp và phòng không bây giờ thì toàn là tên lửa vác vai cả. (Stinger?)
    Về quân dù đổ bộ đường không rõ ràng các vũ khí đều là loại đặc biệt cả thứ nhất đó là lính dù và các loại thiết giáp , tăng , pháo tên lửa ? đều phải làm phù hợp với kết cấu dù và sau khi tiếp đất phải thoát khỏi dù và dùng để tấn công ngay và phải tự chạy được (mobile) và đều phải trang bị mạnh cả pháo và tên lửa tên xe bọc thép, phóng lựu?và nhất phải phù hợp với trọng tải và kích cỡ máy bay.
    Ở đây cũng giống như TQLC phải có đội quân tiên phong nhẩy dù xuống tấn công chiếm bàn đạp ngay sau đó máy bay lớn đến hạ cánh hoặc thả dù quân và các vũ khí khác xuống.Nếu khu vực nhẩy dù nằm trong tầm yểm trợ của tên lửa pháo binh hoặc máy bay lên thẳng thì có tốt hơn còn thường ở các vùng xa nên trang bị các nhân của quân dù cũng phải đa năng-gọn nhẹ -mạnh-thường phải có tên lửa vác vai để chống tăng và phòng không có thể dùng súng đại liên?.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được lekien sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 13/12/2002
  10. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được lekien sửa chữa / chuyển vào 11:57 ngày 13/12/2002

Chia sẻ trang này