1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rảnh chơi câu đối...

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi ntt0180, 19/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    So sánh cờ tướng và cờ vua:

    Kỳ Đông, chủ tướng với sĩ cả đời không ra khỏi cung, quân tướng ra trận lối mòn, pháo xuất thần, voi tứ trấn, cản ngựa, chiến cuộc vô cùng hấp dẫn.

    Cờ Tây, quốc vương và hậu trọn kiếp chinh chiến sa trường, vua thần hành quân xa lộ, hậu cái thế, tượng vô song, cuồng mã, trận thế hết sức ly kỳ.

    (Chỉ dành cho những người biết chơi cả hai loại cờ!)
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Mới tìm đc hai về đối khó, mời các văn nhân đối:

    Nắng cực ra đá bèo chơi. (Trạng Quỳnh)

    Trong giai thoại: Sự 'nguy hiểm' của Trạng Quỳnh

    "Trong phủ chúa có một bà quận, tính hay làm duyên lại thích tò mò. Ði đâu, ở đâu bà cũng muốn mọi người phải chú ý đến mình. Thấy gì, nghe gì, bà cũng muốn rõ tận ngọn ngành. Một trưa hè, biết quận chúa sắp sang nhà mình, Quỳnh ra bờ ao, bước xuống bậc đá xâm xấp mặt ao bèo một chân đứng ngâm ướt, chân kia té nước; té đi té lại đu đưa ...

    Bà quận đến chơi, trông thấy lạ mắt, không nín được:

    - Trạng làm gì thế?

    Quỳnh vờ mãi chăm chú, không hay biết.

    Bà quận cất tiếng to hơn:

    - Ông đang làm gì đấy hả ông Trạng?

    Quỳnh vẫn chăm chú té nước, miệng đáp:

    - Vâng, chào bà. Tôi chẳng có việc gì thì ra đứng bờ ao.

    Bà quận lại nói:

    - Không việc gì, sao cái chân ông cứ phải đá đi đá lại thế kia?

    Bấy giờ Trạng mới ngẩng mặt lên, chặc lưỡi:

    - Chà, nắng cực lắm, bà quận ơi, không chịu nổi nên tôi phải ra đấy đá bèo chơi.

    Người nghe mặt đỏ dừ.

    Thẹn chết đi được còn dám căn vặn thêm điều gì nữa."

    Và...

    Người nho nhã phải giữ nền nho, thời thế bí bo nên đành nho nhắn.

    Của Nguyễn Thịnh - Link!
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Nắng cực ra đá bèo chơi
    Rỗi rãi lên lầu bốn ngủ
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà báo Nguyễn Thành ở Ban Quân sự, Báo Quân đội Nhân dân từng ra vế thách đối:

    Pháo thủ pháo tầm xa, đánh địch tầm gần, tay thủ thêm thủ pháo.

    Vế thách đối này khó vì có 14 chữ thì có 3 chữ pháo, 3 chữ thủ, 2 chữ tầm. Từ "xa" và từ "gần" đối nghĩa.
    Hơn nữa, khẩu khí của vế đối này cũng thật hào sảng, hiên ngang, nên tìm được vế đối lại quả là rất khó.

    Nghe nói vế thách đối này, cho đến nay vẫn chưa có lời giải.
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Mình đối:

    Pháo thủ pháo tầm xa, đánh địch tầm gần, tay thủ thêm thủ pháo.
    Công việc công làm trước, lại để làm sau, loạn việc tư việc công.

    ( Link! )
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Có những vấn đề ghỉ nát nước không ra nhưng ở vào một hoàn cảnh nào đó lại bật ra được:

    Dịch thuật dịch tiếng Anh, hiểu nghĩa tiếng Việt, nghệ thuật là thuật dịch.

    Hôm nay ntt đúng là một tiên nghiệm [:D]
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Mình nghi ngờ tác giả bài báo trong link khi nói vế đối trên 40 năm chưa có lời giải.
    Đây là một vế đối khó, nhưng không phải là quá khó.
    Mình nhớ từ khi đọc - biết đến - câu đối, cho đến khi mình đưa lời giải lên tường fb là khoảng trên dưới 40'.

    Vế của tác giả có khí phách của người lính.
    Vế của mình có sự tư lợi của giới công chức.
    Vế của T_T có nghệ thuật của thuật dịch. Hay!

    Thuật - thủ thuật - hiểu như: cách làm, phương pháp, bí kíp.
    Anh và Việt cùng là tên nước, nhưng trong dịch thuật chúng 'đối' nhau.
    Hiểu nghĩa tiếng Anh, hiểu nghĩa tiếng Việt, nhưng phải biết lựa dịch cho khéo để thuận với ngữ cảnh.
    Chuyên đánh xa nhưng lại phải đánh gần cũng phải đánh cho khéo.

    Tốt!
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thực ra câu đối trên là từ ngẫu hứng (hay từ một tiên nghiệm nào đó mà tác động là ntt). Khi tôi chú ý từng câu một thì ...nghĩ mãi không ra, có lẽ là do chưa hội đủ những yếu tố tiền nghiệm hay phức cảnh hay trong một hỗn độn nào đó bên ngoài lẫn bên trong mà tôi kết hợp được một câu đối.

    Xét câu của ông bạn thì có thể nói chỉ chuẩn về mặt từ thôi (từ đối từ), xết về ngữ pháp thì có sai lệch. Câu của Nguyễn Thành thì:

    Pháo thủ: là danh từ.
    Pháo: là động từ
    Tầm xa: là trạng từ.
    Đánh địch: động từ
    Tầm gần: trạng từ
    Tay: danh từ
    Thủ: động từ
    Thêm: trạng từ
    Thủ pháo: danh từ

    Còn của ntt:

    Công việc: danh từ.
    Công: tính từ
    Làm: động từ
    Trước: trạng từ.
    Lại: liên từ
    làm động từ
    trước: trạng từ
    loạn: động từ
    việc tư việc công: danh từ.

    Thỉnh thoảng tôi có ghé vienhanlam, có trò đánh cờ ghép cũng hay. Hình như ntt cũng quan tâm triết học (Kant). Mình không học theo chương, mà học theo ...thân rễ, kiểu rau củ, khoai lang, gừng, nghệ, riềng....[:D]. Cứ bò đến đâu hay đến đó...

    Ông bạn có quan tâm D&G thì có thể đăng bài tôi vừa dịch xong (dài những gần 16.000 chữ). Blog mình chỉ để lưu trữ thôi. Nhà mình không vào Face Book được mà cũng chẳng chơi FB, chưa biết thế nào. Blog có nhược điểm là không sắp sếp được các mục như TTVNOL cho một kiểu trình bày tản mạn như...thân rễ, đó là hình thức trao đổi hiệu quả....Hơn nữa nếu blog bị đánh sập thì một thân một mình khó hồi phục. Hơn nữa, vấn đề mình đang quan tâm khá rộng. Tôi muốn rằng cứ phát triển theo kiểu thân rễ, theo thế, rồi dần dần hình thành một cộng động nào đó, chứ không thể hoạch định một cách bài bản trước được. Nếu ntt có những ý tưởng (về vấn đề này) hãy trình bày trên vienhanlam. Còn đây là bài viết của tôi:

    http://kkhss.blogspot.com/

    p/s: bài khá dài, tùy ntt có cách trình bày riêng, đề tên người dịch là Phan Biên.
  9. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Hahaha... Đúng. Chính xác!
    Thực ra mình có để ý đến yếu tốt đó. Định lờ đi... Nhưng ko đc vì T_T đã phát hiện ra.
    Mình có vài mánh trong việc giải câu đối. Vài mánh riêng do mình tổng hợp được.

    Đúng tiêu chuẩn thì vế đối của mình chưa đạt. Điều này mình công nhận.
    Mình tìm cách sắp xếp các từ thành một câu có nghĩa. Đúng hơn là ko vô nghĩa.
    Cứ cho như mình nợ... Một ngày nào đó sẽ trả!

    Còn đăng bài... Ok! Rất cảm ơn!
    Mình đang muốn mời mọi người gừi bài mà.
    Tuy nhiên, mình có một tiêu chí nho nhỏ là chỉ đăng những bài mình hiểu.
    Và có một mong muốn là làm cho kiến thức hàn lâm gần gũi với thực tế.
    T_T đợi mình đọc từ từ rồi đưa lên nhé!
    Thank!

    -*-

    Trong bài về Kant đó mình quan tâm đến các điểm:

    - Hóa ra Kant ảnh hưởng nhiều lên những người ảnh hưởng đến chúng ta: Marx, Lenin, Einstein...

    - Giới hạn hiểu biết của con người. Điều này rất hay. Ta cần phải biết xem ta có thể biết được gì, biết được đến đâu, giới hạn hiểu biết của con người là ở đâu?

    - Quan niệm của ông về không gian, thời gian. Quan niệm này có thể nói là đi trước, dẫn đường cho Einstein.
    Quan niệm của ông về "thực tại khách quan" cũng đi trước Lenin.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đúng là một quan niệm kiểu Kant. Hoặc câu:

    “Điều kiện cho khả năng tri thức là gì?”

    Tất thảy đều là quan niệm. Quan niệm là tính chất vô biên của tri thức. Đấy là một dạng cây, nó từ đâu và đi đến đâu, tức nó phải có đầu có cuối. Biết là biết nhiều,là tổng số.

    Derrida - biết một điều là biết vô số những biểu hiện của nó.

    D&G - không phải là khả năng biết, mà là khả năng sử dụng nó nó, cho bất cứ điều gì.

Chia sẻ trang này