1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rau đắng

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi tommygirl, 02/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Rau đắng

    Giận dỗi

    - Quỷ tha ma bắt cô đi? Cô làm gì từ sáng đến giờ mà cơm nước tanh bành thế này. Tôi đi làm hùng hục cả ngày, về đến nhà được cô cho ăn uống thế này sao? Á, à, cô định không cho tôi nói hả? Tôi cứ bắt đầu lên tiếng là cô lại giở cái võ nước mắt ra chứ gì? Thà chết còn hơn lấy phải cô vợ thế này.

    Vừa gầm gừ, người chồng vừa gõ thìa vào đĩa, rồi ném khăn ăn xuống bàn, tức giận bỏ sang phòng khác sau khi đập mạnh cánh cửa. Người vợ bật khóc, lấy khăn tay chấm nước mắt rồi cũng bỏ sang phòng khác. Bữa ăn kết thúc ở đó.

    Người chồng vào phòng đọc, gieo mình xuống đi văng, giúi mặt vào gối.

    "Đúng là điên thì mới lấy vợ - anh ta nghĩ - cuộc sống gia đình mới "ấm áp" làm sao! Thật không còn gì để nói nữa.Vừa mới lấy vợ được mấy tháng đã muốn treo cổ tự vẫn rồi".

    Mười lăm phút sau có tiếng bước chân khe khẽ ở ngoài của phòng đọc...

    "Biết ngay mà. Hành hạ người ta, chửi rủa người ta, bây giờ lại định đến làm lành ấy à? Quên đi nhớ? Thà chết chứ nhất định lần này mình không chịu nhún!"

    Có tiếng kẹt cửa. Ai đó bước vào phòng, nhẹ nhàng đi về phía đi văng.

    "Được rồi, cứ xin lỗi đi! Cứ khóc lóc, vật nài đi! Tôi sẽ cho cô biết thế nào là lễ độ. Tôi thà chết chứ nhất định không thèm đáp lời cô đâu".

    Người chồng giúi sâu mặt vào gối làm bộ như đang ngủ say. Nhưng xem ra đàn ông cũng yếu đuôi như đàn bà, cũng dễ mủi lòng lắm chứ. Khi thấy có một bàn tay ấm nóng đặt lên lưng. Người chồng vờ ngả sang một bên.

    "Á à lại sắp giở cái trò ôm ấp, hôn hít ra đây mà. Ôi, mình không thể cầm lòng trước sự dịu dàng như thế này được! Nhưng dù sao cũng phải tha lỗi cho cô ấy. Không nên làm cô ấy quá xúc động, lo lắng khi bụng mang dạ chửa thế này. Chỉ dày vò chút xíu thôi, phạt một chút xíu thôi rồi tha cho cô ấy vậy".

    Người chồng nghe thấy tiếng thở dài ngay bên tai mình và cảm nhận được một bàn tay nhỏ bé đang chạm vào vai và cổ.

    "Đây là lần cuối cùng mình tha thứ cho cô ấy. Dày vò cô ấy thế là đủ rồi. Thực ra mình cũng có lỗi trong chuyện này. Chỉ vì một chuyện vớ vẩn mà mình đã làm ầm lên rồi..."

    - Thôi được rồi, anh không giận em nữa đâu, em yêu! - Người chồng quờ tay ra phía sau ôm lấy cái thân thể ấm áp ấy.

    - Ối!

    Người chồng quay đầu lại, hóa ra đó là con chó Đanka lông xù.






    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  2. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Nụ hôn và ly dị
    Họ vào quán cà phê, đưa mắt nhìn quanh, rồi người chồng cất tiếng:
    - Ở đây không thể nói chuyện được?
    Anh ra hiệu cho vợ và họ tiến về phía cửa. Ra đến ngoài đường, người vợ bực bội nói:
    - Thế anh tưởng giữa giờ cao điểm này mà ở quán "Kikirich" vẫn còn chỗ trống được à?
    Người chồng không đáp. Trong giây lát, họ lưỡng lự đứng trên vỉa hè, sau đó, người vợ lại lên tiếng:
    - Thôi chúng ta đến nhà hàng "Zeld" vậy. Có thể ở đó chúng ta sẽ kiếm được một ngăn còn trống.
    Nhưng nhà hàng "Zeld" đông nghịt khách. Ngăn nào cũng đã đủ bốn người ngồi, có khi tới sáu người. Chủ nhà hàng dẫn họ tới một ngăn:
    - Ở đây mới có ba người, hai anh chị có thể ngồi vào những chỗ còn trống.
    Một ông khách ngồi trong đó kiên quyết phản đối:
    - Chúng tôi đang chờ mấy người bạn!
    Chủ nhà hàng nhã nhặn, nhưng kiên quyết đáp:
    - Rất tiếc chúng tôi phải sắp xếp chỗ ngồi cho khách. Khi nào bạn các ông đến chúng tôi sẽ thu xếp chỗ cho họ.
    Nhưng cặp vợ chồng cũng không ngồi trong ngăn đó. Họ chờ. Lát sau mới có một ngăn khách vừa ra hết, họ liền vào luôn đó.
    - Bây giờ thì chúng ta có thể yên tâm bàn bạc chuyện ly dị được rồi, - người chồng gọi mấy món ăn, rồi nói.
    - Anh lầm to? Sẽ lại có vài người khách được xếp vào ngồi đấy. Và họ sẽ giỏng tai lên nghe tại sao tính nết chúng ta không hợp nhau, tại sao chúng ta lại muốn ly dị và chúng ta đặt cho nhau những điều kiện gì. Họ sẽ tha hồ thỏa mãn trí tò mò của họ!
    - Thôi được rồi, được rồi? Chúng ta sẽ bảo rằng những chỗ này đã có người ngồi.
    - Ăn thua gì? Anh không thấy các nhân viên phục vụ nhét khách vào chật ních các ngăn kia à? Dù khách ở trong đó có bảo các chỗ đều đã có người ngồi.
    - Vậy biết làm sao bây giờ?
    - Anh nhanh trí gớm nhỉ? - người vợ mỉa mai nói - Y hệt hôm ở Berega. Hôm ấy lần đầu tiên em cảm thấy thất vọng về anh.
    - Thôi đi, đừng nói nữa - mặt người chồng sa sầm.
    - Này, em đã nghĩ ra một cách. Chúng ta hãy làm ra vẻ như chúng ta đang si cuồng yêu nhau. Anh hiểu không? Thấy một cặp trai gái yêu nhau sẽ không ai quấy rầy đâu. Anh giả vờ được chứ?
    - Anh sẽ cố thử.
    - Vậy chúng ta bắt đầu nhé! Phòng ngủ sẽ là của em, phòng ăn sẽ thuộc về anh.
    - Sao lại thế! Phòng ngủ giá trị gấp đôi phòng ăn.
    - Thì anh lấy thêm tấm thảm nữa vậy.
    - Cái tấm thảm đã sờn rách ấy à?
    - Cứ thế này chúng ta không thỏa thuận được với nhau đâu. Anh bao giờ cũng tham lam!
    - Anh mà tham? Nói thế mà nghe được! Cẩn thận cậu phục vụ đang dẫn mấy người khách mới đến kìa!
    Người vợ âu yếm ngả vào chồng, còn anh thì vuốt ve tay vợ.
    - Thôi, bọn ta đừng vào đây - một trong những người khách vừa tới nói.
    Bọn họ đi tiếp tìm chỗ ngồi khác.
    - Thế nào? - người chồng lại cất tiếng.
    - Phòng ngủ thuộc về em. Anh có thể lấy cây đèn đứng.
    - Cả chiếc TV nữa!
    - Không được! Anh lại còn muốn cả chiếc TV! Hôn em mau lên! Có người đến kìa!
    Họ hôn nhau và lại giữ được không để ai vào ngồi gần.
    - Rõ ràng em đòi phòng ngủ là do bà mẹ quý báu của em xui.
    - Dù có đúng thế chăng nữa thì đã sao? - giọng người vợ có vẻ tức tối. Mẹ có quyền góp ý kiến.
    - Tiếc rằng mẹ em lại can thiệp quá nhiều vào đời sống gia đình của chúng ta!
    Vừa nói, anh vừa hôn má vợ, còn chị đắm đuối nhìn vào mắt anh.
    Mẹo của họ lại thành công. Trong một lúc họ khe khẽ cãi nhau gay gắt, xen giữa những lời xúc phạm là những cái ôm và những nụ hôn. Cuối cùng họ thỏa thuận sẽ chia đôi cả phòng ngủ, cả phòng ăn. Nhưng khi nói đến cái tủ ly, họ lại không thể nào nhất trí với nhau.
    - Em định cướp sạch của anh, - người chồng rít lên, mặt đỏ như con gà tây, còn người vợ đáp lại bằng cách ôm lấy cổ chồng hôn vào môi anh.
    Ông chủ nhà hàng giận dữ nhìn họ và dẫn mấy người khách ra chỗ khác.
    Nụ hôn của vợ làm người chồng hơi bối rối bởi trong đó anh không cảm thấy sự bắt buộc. Nụ hôn ấy là thực sự. Nụ hôn như thế anh vẫn quen "nhận" và "trả" trong những năm đầu tiên hai người chung sống.
    Người vợ ngượng nghịu nhìn tránh đi. Chị cũng thấy rõ mặc dù chị hôn là tại ông chủ nhà hàng xuất hiện, nhưng nụ hôn của chị không hoàn toàn giả tạo. Ông chủ nhà hàng đã dẫn đám thực khách đi rồi, mà môi chị vẫn chưa rời khỏi môi anh.
    - Chúng ta đang bàn dở đến cái tủ ly, - người chồng lên tiếng sau giây lát lúng túng và một phút im lặng. - Thôi được em lấy cái tủ ấy cùng với tất cả những bình những lọ và các thứ lặt vặt bằng sứ đi.
    - Không, em không thể nhận như vậy. Anh giữ lấy thì hơn.
    - Không đời nào? Làm sao em có thể chia tay với bức tượng cô vũ nữ ba lê bằng sứ? Hoặc với chiếc bình đỏ? Lại còn cô bé đang khóc nữa? Em vẫn yêu quý những cái đó lắm!
    - Thế anh không yêu quý sao?
    - Nói chung thì cũng có.
    - Còn bức tranh Ripple-ronai? Chúng ta chưa nói đến nó. Chúng ta đã cùng ngắm nó gần như hàng ngày.
    - Thế bức "Phong cảnh Tatry"?
    - Đã bao lần chúng ta mơ ước đi du lịch tới đó!
    - Lẽ ra chúng ta phải đi mới đúng! Nếu thế, có lẽ...
    Người vợ tiếp lời:
    - Nếu thế, có lẽ bây giờ chúng ta đây không phải ngồi bàn bạc về các điều kiện ly dị.
    Hai người ngồi im lặng. Sự xuất hiện của ông chủ nhà hàng lại đẩy họ vào vòng tay nhau. Khi họ buông nhau ra, người chồng khẽ nói:
    - Sáu tuần lễ nữa sẽ có một chuyến du lịch. Tám ngày ở Tatry. Em... em có muốn đi với anh không?
    Người vợ đưa mắt nhìn xung quanh và đáp:
    - Bây giờ đang không có ai ở gần đây cả. Hôn em mau lên!

    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  3. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Bộ quần áo may đo
    Tôi định đi may đo một bộ quần áo mới cho thật vừa vặn. Tôi đến cửa hàng may đo nổi tiếng với cái tên hấp dẫn: ?oSẵn sàng phục vụ?.
    Ra đón tôi là ông giám đốc cửa hàng, một người trông hoạt bát, nhanh nhẹn và rất dễ thương. Sau khi biết mục đích của tôi, ông giám đốc lịch sự giải thích rằng, cửa hàng này chỉ nhận may đo bằng vật liệu của khách hàng.
    - Vật liệu gì cơ? Tôi hỏi.
    Ông giám đốc đưa cho tôi một cuốn sách dày cộp, bên ngoài bìa có đề hàng chữ: ?oNhững chỉ dẫn cần thiết mà khách hàng cần biết?.
    - Đề nghị anh nghiên cứu kỹ những chỉ dẫn này. ?" Giám đốc nói ?" Và mua đủ những thứ vật liệu cần thiết đem đến đây. Chúng tôi xin vui lòng phục vụ.
    Ít lâu sau, tôi lại đến cửa hàng may đo ấy. Bác lái xe taxi xách giùm tôi một vali lớn vào theo.
    - Đây, hãy đặt vali lên bàn này. ?" Giám đốc chỉ tay lên bàn mình. Và ông ta hỏi thêm một cách lịch sự - Hy vọng rằng quý khách mang đủ mọi thứ như trong quyển chỉ dẫn đấy chứ?
    - Vâng, đủ mọi thứ - Tôi vừa đáp vừa mở chiếc vali to tướng ra.
    - Được rồi, chúng ta hãy kiểm tra xem. ?" Giám đốc nói và mở cuốn sách hướng dẫn ra.
    - Vải này, ba thước rưỡi đúng như trong bản chỉ dẫn.
    - Tốt lắm, còn vải lót?
    - Vải lót đây.
    - Vải dựng?
    - Có ngay, Cranh lông ngựa loại thượng hạng.
    - Thế thì tuyệt trần. Mấy cuộn chỉ?
    - Ba cuộn chỉ màu và ba cuộn chỉ trắng.
    - Được rồi. Kim cài có chưa?
    - Đầy đủ kim cài và kim băng nữa. Nhớ là kim cài của tôi núm nhựa nhiều màu hẳn hoi.
    - Thế còn nhẫn đê?
    - Đây, hai chiếc.
    - Sao lại hai chiếc? Trong hướng dẫn chỉ yêu cầu một nhẫn đê mà thôi.
    - Tôi hy vọng rằng thợ may của ông có đủ hai tay.
    - Thật là một ý kiến tuyệt vời. Chúng tôi xin hoan nghênh và sẽ rút kinh nghiệm sửa vào bảng hướng dẫn mới. Còn phấn màu? ?" Đây rồi, đây là kim này, cúc áo này, cúc tay này. À, thế còn thước đâu?
    - Tôi đã mua cả thước dây lẫn thước gỗ đây.
    - Tuyệt lắm, thế còn kéo?
    - Đây, tôi chỉ kiếm được một kéo thợ may, một kéo loại trung.
    - Kéo loại trung thì chúng tôi không cần. Nhưng thôi, cửa hàng chúng tôi không quan liêu hình thức làm gì. Đồng chí cứ đưa cả hai cái kéo cho chúng tôi dùng cũng được.
    Cuối cùng, giám đốc cửa hàng nhìn tôi với vẻ đầy thiện cảm:
    - Anh khiến tôi rất có cảm tình. Cứ như thế này chẳng mấy chốc anh sẽ trở thành một khách hàng gương mẫu có tính kỷ luật và tự giác.
    - Tôi rất vui mừng! ?" Tôi nói và đưa ra một tờ giấy. ?" Còn cái này nữa. Giấy chứng nhận của bệnh viện.
    Nhưng giám đốc tỏ vẻ ngạc nhiên:
    - Giấy chứng nhận của bệnh viện làm gì? Tôi không hiểu. Và hình như điều này không quy định trong bản chỉ dẫn.
    - Đấy là giấy tờ chứng nhận của khoa ngoại bệnh viện rằng hai tay tôi dài bằng nhau. Và hai chân cũng vậy. Điều nay sẽ tạo thuận lợi hơn cho cửa hàng khi cắt may.
    - Thật là một sáng kiến tuyệt vời. ?" Giám đốc cửa hàng reo lên - Từ nay trở đi nếu khách hàng nào không có giấy chứng nhận này thì đừng hòng đến may đo ?" Giám đốc cửa hàng nắm tay tôi đầy vẻ thích thú và cảm ơn.
    Bỗng ông ta chợt nhớ ra điều gì, nét mặt thay đổi hẳn, ngơ ngác tìm quanh rồi lục bới trong vali của tôi. Sau đó, ông ta lắc đầu thất vọng:
    - Hỏng rồi ông ơi! Có cái quan trọng nhất thì ông lại không mang đến, thế máy đâu?
    - Máy gì? Lần này đến lượt tôi không hiểu.
    - Còn hỏi máy gì nữa à? Tất nhiên là máy khâu, ông bạn ạ!
    - ...!
    Thế là tôi đành phải mua một bộ quần áo ở cửa hàng bán quần áo may sẵn. May mà cũng chọn được bộ vừa như in!
    Truyện châm biếm Đức

    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  4. nhim20

    nhim20 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    2.019
    Đã được thích:
    0
    Rau đắng thì thôi đừng ăn nữa , đâu phải cái gì cũng ngọt cả . Cũng như ............thôi không nói đến nữa , đau đầu .
    Ta đã yêu nhau thế đã rồi
    Tình ta đành chỉ thé này thôi
    Em theo số mệnh người xa lạ
    Và sẽ xa anh trọn cuộc đời
  5. ngoisao_datcang

    ngoisao_datcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Rau đắng không có nghĩa không ăn được. Rau cải canh cuĩng đắng nhưng nấu canh cá thì lại ăn rất ngon. Điều cốt yếu ở đây là phải biết sử dụng đúng chỗ và hợp lý để phát huy hết ưu điểm của nó
    Vì em luôn thấy anh cười đâu có nghĩa không giọt lệ rơi
  6. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Chát xình chát chát bùm
    Tôi đã hiểu được thấu đáo điều này: con người cần phải làm mọi việc cho đúng lúc, phù hợp với lứa tuổi của mình. Nếu không sẽ thành trò cười cho thiên hạ. Người ta nói vậy mà đúng: ai đến 54 tuổi đầu còn chơi bời phá phách thì kẻ ấy sẽ không còn được yên ổn ở trên cõi đời này. Nếu anh ta nhất định muốn chơi bời thì hãy chơi bời vào cái tuổi 20, không thì 30 đi. Chứ tôi đây - cầu trời phù hộ cho bạn khỏi phải thấy cảnh ấy - lại chơi bời vào lúc 58 tuổi đầu. Và nếu như ngày hôm nay tôi đang phải ngồi trong nhà thương điên thì ngoài bản thân mình ra, tôi không còn biết buộc tội cho ai được nữa. Tôi đã bị trừng phạt thích đáng về tội chơi bời không đúng thời đúng tuổi.
    Cầu xin đấng Ala giữ gìn cho bầy con của Ngài khỏi lầm đường lạc lối! Tôi có thằng con trai học năm cuối cùng ở trường Đại học Bách khoa và một đứa con gái, cháu nó lại xinh đẹp nên chúng tôi phải vất vả lắm mới buộc nó học hết được bậc trung học, nó đi lấy chồng rồi. Tôi đã có 2 đứa cháu ngoại...
    ...Thôi, để tôi kể cho các bạn nghe từ đầu - tôi đã phát rồ và phải vào nhà thương điên như thế nào. Bạn thấy đấy, tôi có nói nhảm đâu, tôi đang nghị luận một cách bình thường đấy chứ. Tôi có thể đặt câu không kém gì Exat Mamut. Tôi nói còn chí lý và logic hơn cả nhiều nghị sĩ nữa kia. Nhưng dù sao thì tôi cũng đang ở trong nhà thương điên. Nguyên nhân mọi chuyện chỉ là tại chát xình chát chát bùm...
    Vâng! Kẻ tôi tớ trung thành của các bạn đây vốn là luật sư. Bạn còn nhớ xưa kia ta từng có một trường luật đấy chứ? Tôi tốt nghiệp chính cái trường ấy đấy. Mà còn được xếp vào loại "ưu" nữa kia, giờ thì gọi là "giỏi" ấy mà! Quả tình tôi là một luật sự, song không ở trong số những kẻ đi cãi cho bọn "chó sói" khét tiếng mổ thịt cả mẹ, cả chị, cả vợ, cả con gái và hàng chục mạng người thân thích khác. Những chuyện ly dị, cãi cọ trong gia đình và mọi thủ đoạn buôn bán rắc rối tôi cũng chẳng nhận cãi làm gì. Đã mấy năm nay rồi, tôi chỉ là luật sư ăn lương nhà nước tại một sở nọ, nghĩa là làm cố vấn tư pháp.
    Tất cả bạn đồng học của tôi đều đã trở thành những ông hoàng. Lần nào đến văn phòng của họ tôi cũng không giấu nổi vẻ ngạc nhiên. Không, lạy giời, tôi không ghen tị với ai cả, nhưng mỗi khi trông thấy các cô đánh máy trẻ măng của họ, tôi không tài nào nhịn liếm môi được. Như tôi đã nói đấy, tôi đã bỏ lỡ mất thời cơ, không làm đúng lúc cái công việc đáng lẽ phải làm và bây giờ thì đứng nhìn người khác mà...
    Cuối cùng, tôi không chịu được nữa. Tôi bèn gửi đăng báo: "Văn phòng luật sư cần mướn một nữ thư ký trả lương hậu." Tôi có nghe nói trên thế giới này đàn bà nhiều hơn đàn ông, nhưng nhiều hơn bao nhiêu thì tôi chịu không hình dung nổi. Ai đến xin làm nữ thư ký cũng ngắm nghía tôi như người đi tậu nhà vậy. Họ đưa ra hàng tràng câu hỏi, tựa hồ không phải tôi muốn mướn họ, mà họ định mướn tôi ấy. Và sau mỗi cuộc lục vấn như vậy họ bỏ đi, buông thõng một câu:
    - Để tôi nghĩ xem và trả lời sau.
    Tôi không nhớ là trong đời tôi đã có bao giờ phải tốn nhiều nước bọt đến thế hay không. Đồng thời tôi cũng thấy khiếp sợ... Ngày thứ ba sau khi đăng báo, có một cô đến văn phòng tôi. Không phải một cô gái thường đâu mà là một hồ ly tinh hiện hình thì đúng hơn! Bạn đừng nóng ruột, tôi sẽ tả kỹ cô nàng và bạn sẽ phải tin tôi thôi. Trên vai, cô ta đeo một cái sắc như loại các sĩ quan vẫn mang khi diễn tập, chỉ khác cái là to gấp đôi. Chiếc váy cô ta mặc là thứ váy mà ta không thể nào hiểu nổi đâu là trên, đâu là dưới nữa. Và dưới chiếc váy "giật gân" ấy là hai bắp chân nõn nà tựa hồ hai quả ô liu khêu gợi: "Hãy ăn tươi nuốt sống chúng tôi đi!" Đôi chân để trần đi giày cao gót, mớ tóc lộng lẫy chấm đến vai...
    "Ôi, trời đất, nhân danh Đấng Sáng Thế, xin hãy cho tôi có đủ sức!" - tôi thoáng nghĩ thầm. Và khi cô ta đung đưa cặp đùi tiến lại bàn tôi thì suýt nữa tôi đã ngã gục xuống để trở thành một vật hy sinh của tình ái.
    - Ông cần nữ thư ký? - cô ta hỏi.
    Tôi không còn đủ hơi sức để trả lời, tôi cũng không nói ra nổi được lấy một tiếng nào cả. Tôi chỉ nhớ là ngực tôi phập phồng như bễ lò rèn. Cô nàng ngồi xuống trước mặt tôi.
    - Em tên là Bixen ạ - cô ta bắt đầu - 21 tuổi, cao 1 thước 62, nặng 57 cân. Nỗi ham thích duy nhất của em là khiêu vũ. Em rất mê nhảy. Mục đích đời em là trở thành tài tử điện ảnh. Trong các loại hoa, em thích nhất hoa mộc lan, nước hoa thì loại "ôrigan". Mối tình cuối cùng của em là một thuỷ thủ Mỹ.
    Vừa kể cho tôi nghe đoạn tiểu sử ngắn ngủi ấy, cô ta vừa ra sức nhai kẹo cao su. Thấy tôi cứ lặng thinh, cô ta hỏi:
    - Thế nào, có được không ạ?
    Tôi hé mắt nhìn: chiếc váy mặc hớ hênh quá! Lấy hết nghị lực, tôi cố sức thốt lên:
    - Đư... ư... ợc lă... ắ... m!
    - Em xin 300 đồng một tháng ạ.
    Từng ấy thì gần bằng tất cả số lương luật gia của tôi rồi còn gì, nhưng không sao. Đối với cô nàng thế này thì cũng không tiếc.
    Thế là chúng ta đã làm quen với Chát xình chát chát bùm rồi đấy. Cô ta chính tên là Bixen, nhưng tôi gọi cô là Chát xình chát chát bùm. Vì sao? Vì ngay hôm đầu, ngay từ cái giờ phút đầu tiên ấy, cô ta đã luôn miệng nhắc đi nhắc lại:
    Chát sình chát chát bùm!... Chát xình chát chát bùm!
    Đồng thời cứ giật giật người lên một cách lạ lùng và khẽ nhún nhẩy...
    Công việc tôi đang làm đương nhiên là bị xếp xó rồi. Chúng tôi cùng ăn bữa trưa và bữa chiều với nhau. Đến thứ sáu cô ta hỏi:
    - Chủ nhật này ta đi đâu ạ?
    - Em thích đi đâu thì chúng ta đi đấy - tôi đáp.
    - Ta ra ngoại thành chơi nhé.
    Thế là chúng tôi đi ra ngoại ô thành phố, đến các hòn đảo, các khu vườn. Mọi sự đều hay: nhưng những cuộc đi ấy chẳng mang lại được cái gì béo bở cho tôi cả. Tôi sợ đụng phải cô ta. Giá cô ta vô tình bỗng chạm phải tôi thì tôi giật thót người lên như bị điện giật vậy.
    Ngoài ra, lần nào cô ta cũng kiếm một chàng trai trẻ nào đó và họ bắt đầu ưỡn ẹo chát xình chát chát bùm, chát xình chát chát bùm. Họ nhảy đến hàng giờ đồng hồ! Làm như thể tôi may sắm cho cô ta, cho ăn cho uống, dẫn đi chơi lại kèm thêm việc bỏ vào túi cho cô ta 300 đồng, để cô ta vui chơi với kẻ khác... Có lần một thằng mất dạy nào đó trông thấy hai chúng tôi trong hiệu ăn đã hỏi:
    - Đấy là con gái ông? Ối chà chà, tuyệt quá!
    Tôi bèn cạo râu mỗi ngày hai lượt. Sơmi hồ hột, quần là thẳng nếp, mỗi ngày một bộ comlê mới, bông hoa gài ngực áo... Vợ tôi thường hỏi:
    - Mình làm sao thế?
    - Làm thế nào được, thời buổi bây giờ phải thế - tôi đáp quanh co.
    Tôi điên người vì cô nàng của tôi lại cứ nhún nhảy với bất kể một tên đê tiện nào. Cuối cùng, tôi nói thẳng cho cô ta biết là tôi ghen. Giá bạn được thấy cô ta biến sắc đi như thế nào! Nàng tiến lại gần, ngồi vào lòng tôi, đỡ lấy cằm tôi mà nói:
    - Ông già ơi, ông chẳng biết quái gì cả. Giá như ông biết nhảy có phải hay bao nhiêu không!
    Đó là cử chỉ âu yếm nhất mà tôi được cô ta ban cho trong đời. Một ý nghĩ vụt nẩy ra trong óc tôi: tôi sẽ học nhảy giấu cô ta, tôi sẽ cho cô ta một mẻ ngạc nhiên! Bây giờ thì hẳn không còn ai lôi được cô ta ra khỏi cánh tay tôi nữa. Nhưng đã ngần này tuổi đầu mà còn đến trường học nhảy thì làm sao coi được? Tôi bèn kín đáo học lỏm cách giơ chân múa tay của những kẻ bỏ mặc tôi. So sánh với những điệu nhảy thời nay thì những điệu nhảy khi xưa của chúng tôi chẳng qua như ngỗng bước...
    Về đến nhà tôi vào ngay trong buồng khoá cửa lại và bắt đầu nhảy, chân dậm miệng nhịp chát xình chát chát bùm, chát xình chát chát bùm... Bị kích thích đến quá độ, tôi dậm chân mỗi lúc một mạnh.
    Những người ở tầng dưới lúc đầu tưởng là tôi gõ để báo cho họ khỏi làm ồn nên mọi người lập tức yên lặng ngay. Nhưng sau đó tiếng dậm chân và những tiếng động lạ tai cứ tăng lên mãi nên họ bèn lên gác chỗ tôi xem sự thể ra sao. Nghe thấy ồn ào, vợ tôi, con trai, con gái, con rể, các cháu tôi chạy cả lên và nhòm qua lỗ khoá:
    - Trời ơi, ông cụ phát điên rồi - mọi người lo lắng nói.
    Vợ tôi bèn bảo:
    - Ít lây nay tao thấy cung cách ông ấy có cái gì đáng ngờ lắm. Tao đã để ý thấy có cái gì khang khác...
    Tôi vẫn tiếp tục công việc của mình chát xình chát chát bùm, chát xình chát chát bùm... Vợ con tôi oà lên nức nở.
    - Tao chẳng vào đâu, tao sợ lắm! - vợ tôi nói.
    - Con cũng chịu thôi! - con gái tôi kêu lên.
    - Phải báo cho sở cảnh sát - chàng rể tôi bỗng nghĩ ra.
    Khi 3 người cảnh sát xông vào buồng tôi, tôi vẫn mặc độc một chiếc quần lót, tay ôm chiếc gối đứng dậm chân trước gương, miệng thì hát: "chát xình chát chát bùm!... chát xình chát chát bùm!..." Một người cảnh sát ôm ngang lấy tôi, vật xuống đất trói lại, quẳng vào ô tô và chở vào nhà thương điên.
    Thoạt đầu tôi còn định nói: "Các người ơi, tôi có điên đâu, tôi học nhảy đấy mà!" Nhưng sau tôi nghĩ nếu thế lại càng nguy. Người ta lại bảo: xem đồ ngốc kia, hơn 60 tuổi đầu mà còn phải nhục nhã vì một con bé con. Tốt hơn hết là tôi đừng có nói ra. Cứ mặc cho họ tưởng rằng tôi điên thật thì cùng lắm người ta cũng còn thương hại tôi. Sau khi đã quyết định như vậy, tôi lại tiếp tục giả vờ điên. Ngay cả ở sở cảnh sát và trước mắt các bác sĩ tôi vẫn nhảy cẫng chân lên mà hát: "Chát xình chát chát bùm! Chát xình chát chát bùm!". Các bác sĩ đương nhiên là nghĩ ngay ra được một cái tên Pháp lẫn Latinh nào đó để đặt cho căn bệnh của tôi.
    Thế là đã một năm nay tôi nằm tại nhà thương để chữa bệnh thần kinh. Dần dà tôi ít ngâm nga câu "Chát xình chát chát bùm!" hơn trước. Sắp tới đây tôi sẽ làm ra vẻ như trí khôn đã trở lại và họ sẽ cho tôi xuất viện. Quả tình trí khôn đã trở lại với tôi thật, nhưng quá ư là muộn...
    Chát xình chát chát bùm! Chát xình chát chát bùm!

    Aziz Nesin
    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  7. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Dịch vụ cho dân "sành điệu"
    Sành điệu là khái niệm rộng, người Sài Gòn thích hai chữ đơn giản hơn: "dân chơi". Giới sành điệu hay dân chơi tiêu xài bạo thì thị trường cũng sẵn sàng giúp họ mở hầu bao.
    Dịch vụ xa xỉ không thiếu
    Người từ xa đến thường nhận xét rằng Sài Gòn bây giờ xứng danh là thành phố lớn nhờ có những trung tâm mua sắm hiện đại và sang trọng, những cửa hàng thời trang cao cấp giữa trung tâm thành phố, chẳng hạn như Diamond Plaza. Thế nhưng không phải người dân nào ở thành phố cũng có thể mua hàng ở những nơi này. Một cô bạn của tôi đã rất "ngây thơ" khi hỏi nhân viên bán hàng của shop thời trang Milano, nơi bán các đồ hiệu cao cấp như Versace, Moschino, D&G: "Đắt thế này ai mua nhỉ?". Cô đang cầm trên tay chiếc áo đầm giá 700 đô-la Mỹ. Cô bán hàng mỉm cười lịch sự "Vẫn có người mua đấy!"
    Không phải tự nhiên mà Louis Vuitton, một trong những hãng thời trang túi xách nổi tiếng của Pháp, tính chuyện mở cửa hàng tại tòa nhà Ocean Place trên đường Đông Du. Hãng này có tiếng là "chảnh", không bao giờ bán hàng ngoài hệ thống cửa hàng riêng do chính hãng mở. Nếu bạn có mua túi xách Louis Vuitton ở một cửa hàng khác của hãng thì chắc chắn không phải là hàng xịn. Vấn đề đáng nói là đồ Louis Vuiuon giá đắt trên trời nhưng một khi mở của hàng tại Việt Nam, họ tin là có khách hàng. Giới nhà giàu ở Sài Gòn ngày nay sẽ không ngần ngại mua những loại hàng hiệu giá vài trăm đô-la Mỹ trở lên. Một doanh nhân nhận xét: hiện nay ở Sài Gòn, cứ mở ra loại hình kinh doanh gì mà tạo được điều kiện cho dân sành điệu thể hiện mình thì sẽ thành công.
    CÔ Đ.Q, thành viên ban quản trị một công ty tư vấn đầu tư, từ lâu đã không có khái niệm mua đồ Việt Nam. Cô xài toàn đồ hiệu và thỉnh thoảng lại đi Hồng Kông hay Singapore để sắm đồ. Cô sẵn sàng trả gần 2,5 triệu đồng cho một chiếc áo chỉ vì nó là hiệu Moschino. Cô không phải là người duy nhất mê đồ hiệu. Ở trên đường Trần Quốc Thảo tại Tp.HCM có tiệm "Thu và Mai", một cửa hiệu bán đồ thủy tinh, trông nhỏ bé và khiêm nhường nhưng lúc nào cũng đông khách, toàn là khách sang. Hóa ra tiệm này bán kèm hàng hiệu thời trang của các hãng nước ngoài gia công tại Việt Nam. Giá thấp hơn so với giá bán ở cửa hàng chính hiệu một chút. Nhiều chiếc áo bị lỗi hoặc nhàu nát, nhưng chỉ cần chủ tiệm gióng lên một câu: "Hiệu Old Navy đấy, hiệu Guess đấy, là các cô chiêu, cậu ấm xúm xít giành mua cho bằng được.
    Cách đây vài năm, người Hà Nội cứ kháo nhau rằng dân Sài Gòn có tiếng là bình dân, vì ngay cả anh nhà giàu cũng không ngại đi xe máy cũ mèm. Với ai thì không biết, chứ với giới trẻ quan niệm đó đã phần nào thay đổi: các loại xe máy đời mới với giá từ trên 5.000 đô-la Mỹ chạy đầy các đường phố Sài Gòn. Chủ nhân của chúng đa số là giới trẻ và những người mới phất. Một chủ của hàng bán xe máy đời mới tiết lộ mỗi ngày cửa hàng của anh lời vài ngàn đô-la Mỹ chỉ từ việc bán những chiếc xe này.
    Các hãng điện thoại di động cũng phất lên một phần nhờ giới này. Trong khi ở châu Âu và Mỹ, thị trường điện thoại di động đang dần bão hòa thì ở Việt Nam, các công ty điện thoại di động chưa phải lo lắng nhiều: nhiều người đang muốn sở hữu một cái, trong khi lớp trẻ sẵn sàng thay đổi điện thoại di động giống như thay kiểu thời trang.
    Ngoài hàng hóa tiêu dùng, thị trường Tp.HCM cũng rất nhanh nhạy với các loại dịch vụ như chăm sóc sắc đẹp, massage, cắt tóc... Một số tiệm hớt tóc trong thành phố đã nhanh chóng trở thành chỗ của những người có nhiều tiền mà thôi. Chẳng hạn, giá nhuộm một mái tóc khoảng 500.000 đồng, được coi là khá bình thường với những người sành điệu, nhưng ngẫm ra cũng bằng nửa tháng lương công chức. Chị Uyên, quản trị viên của một công ty nước ngoài, kể: các cô gội đầu ở một tiệm hớt tóc nổi tiếng trên đường Pasteur đã nhún vai từ chối 20.000 đồng tiền boa của chị vì cho rằng quá bèo so với số mà các cô thường nhận từ những vị khách khác. "Một số người kiếm tiền theo cách quá dễ dàng không bao giờ hiểu được giá trị của nó", chị nhận xét.
    Lại càng không thiếu chỗ ăn chơi
    Cô Lia, người Philippines, tổng giám đốc một công ty nước ngoài tại Việt Nam, nhận xét: "Tôi đã tới một số quán bar và vũ trường ở Sài Gòn và rất ngạc nhiên trước cách tiêu xài của những người trẻ tuổi ở đây: họ uống toàn rượu mạnh. Ở đất nước tôi, đa số giới trẻ chỉ uống bia thôi? Bạn đã tới Blue Club chưa? Rất nhiều các quý cô trẻ đẹp, và trên các bàn thì toàn rượu và rượu!".
    Hãy thử bắt chước cô Lisa, một lần bước vào giữa không gian đậm đặc tiếng nhạc bùm bùm và khói thuốc, nêm cứng những cô gái ắn mặc cực kỳ khêu gợi đang nhún nhảy và những thanh niên mắt ngây dại vì gái đẹp và vì rượu mạnh của vũ trường Blue, để có một ý niệm thoáng qua về cái sự tiêu xài của dân chơi Sài Gòn. Blue là một trong những vũ trường mới nhất và "nóng bỏng" nhất tại Tp.HCM hiện nay theo nhận xét của giới ăn chơi: vì DJ (người chọn nhạc) ở đây chọn nhạc hay, vì có quá nhiều cô gái đẹp đổ về mỗi tối, và vì... cái mốt thời thượng.
    Kể từ đầu năm, sau khi một số vũ rường trong thành phố được Năm Cam bảo kê phải đóng cửa, dân chơi đổ dồn về đây. Cách đây vài tháng, hai nam diễn viên điện ảnh có tiếng của Hàn Quốc mà khán giả truyền hình Việt Nam khá quen mặt, trong chuyến thăm ngắn ngủi đến Việt Nam cũng đã bí mật ghé vũ trường này. Một anh tuyên bố: "Các cô gái Việt Nam rất đẹp". Khi tôi hỏi từ đâu anh ta rút ra kết luận đó, anh trả lời: "Tôi thấy rất nhiều cô gái đẹp ở vũ trường Blue?". Không hiểu điều gì lôi kéo hai ngôi sao màn bạc này, hơn một tháng sau đó, họ lại trở lại Sài Gòn trong một chuyến đi không công bố cho báo chí.
    Những người nước ngoài có lý do để ngạc nhiên: tại các vũ trường và quán bar nhạc trẻ ở Sài Gòn, giới trẻ hầu như chỉ uống các loại rượu mạnh như Cognac, Whisky... Nếu bạn kêu một chai bia, bạn thuộc về một trong hai loại: ngoại quốc hoặc "dân nhà quê". Tệ lắm thì cũng phải là bia Corona, loại đắt tiền gấp đôi, ba lần những loại bia thông dụng khác. Một chai rượu mạnh thông thường ở vũ trường cũng xấp xỉ một triệu đồng, nhưng đã kêu rượu thì phải dám kêu cả chai.
    Dĩ nhiên vũ trường và quán bar không phải là nơi duy nhất tập trung dân sành điệu. Một đồng nghiệp của tôi định nghĩa: chốn của dân sành điệu là những nơi tụ tập rất nhiều những người trẻ ăn mặc đắt tiền, đi xe sang, đến chỉ để nhìn nhau trừng trừng và nếu có đứa nào trông sang hơn mình một chút thì rất hậm hực? Thế thì không thể không nhắc đến quán cà phê Window's nằm ở góc Hồ con Rùa - Trần Cao Vần, một địa chỉ mới của dân sành điệu. Ba giờ chiều, cái giờ mà bạn cứ đinh ninh mọi người đều đang bận làm việc, Window's vẫn chật ních những nam thanh nữ tú, ăn vận thời trang, rất nhiều cô tóc vàng hoe, mặc đồ hiệu, đi xe "A còng" hoặc Avennis.
    Đa số "dân sành điệu" là những người trẻ. Một phần nhỏ trong số đó là giới doanh nhân, nhân viên các công ty nước ngoài, những người mới thành đạt, có thu nhập tương đối cao và bắt đầu tiêu xài thỏa thích. Một phần lớn hơn là những người chưa có khả năng kiếm tiền và đang tiêu tiền của cha mẹ, những người này tiêu bạo hơn cả. Một số khác làm nghề người mẫu, ca sĩ, diễn viên. Cuối cùng nhưng cũng không phải không đáng kể, là các cô gái sống bằng tiền của đàn ông. Những người này hình thành một lớp người tiêu dùng mới mà các công ty kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xa xỉ rất thích
    Ở đâu, tầng lớp trung lưu?
    Theo đánh giá của các công ty nghiên cứu thị trường, sự xuất hiện của những tầng lớp tiêu dùng mới như giới "sành điệu" là một dấu hiệu tốt của nền kinh tế: có tiêu thụ, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng sẽ tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên, nhiều người lại cảm thấy có cái gì đó không ổn ở cách một số ít người tiêu xài hoang phí và "kích cầu" hàng xa xỉ nước ngoài hơn là hàng sản xuất trong nước.
    Chưa có con số thống kê cụ thể về lớp người tiêu dùng mới này. Một kết quả nghiên cứu thị trường của Công ty Taylor Nelson Sofres cách đây vài năm cho rằng những người chịu tiêu xài kiểu này chiếm khoảng 5% dân số thành phố.
    Tháng trước, bạn tôi, một Việt kiều tại Silicon Valley (Mỹ) sau một tuần về thăm Sài Gòn gửi lại cho tôi một bức thư điện tử. Trong thư cô viết: "Tôi thấy lối sống của thành phố đã thay đổi trong vòng một năm qua... tập trung nhiều vào những thứ đắt tiền và xa xỉ. Hàng hóa và dịch vụ cho những người giàu có dường như nhiều hơn một cách đáng ngạc nhiên. Thật đáng buồn là có một khoảng cách quá lớn giữa người giàu và người nghèo. Không thấy nhiều sự hiện diện của tầng lớp
    trung lưu".
    Ngồi ở vũ trường Blue vào lúc gần nửa đêm, khi đèn sắp bật sáng, tôi quan sát nhóm thanh niên ở bàn bên cạnh cũng bắt đầu ra về. Cậu thanh niên chỉ khoảng 20 tuổi rút ra tờ 100 đô-la Mỹ trả tiền rượu, trước khi quay sang ôm vai hai cô bạn gái đang nhún nhảy còn nháy mắt với tôi với cái vẻ rất tự tin của kẻ có tiền. Tôi tự hỏi không biết những người này có bao giờ đi xa hơn trung tâm thành phố để thấy người dân vẫn nghèo như thế nào. Tôi cũng không biết giải thích thế nào với người bạn tôi ở Mỹ, đã có bằng cao học quản trị kinh doanh của trường Berkeley, bận rộn với công việc trong một công ty mới thành lập ở Silicon Valley đến nỗi hầu như không bao giờ tới vũ trường, rằng tại sao nếu bước vào những chốn ăn chơi của dân sành điệu Sài Gòn, cô cũng sẽ bị coi là "nhà quê". Mà có thật là "quê" không nhỉ?
    (Theo phóng sự TBKTSG)

    Lan Anh
    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  8. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Hic hic choáng không chịu nổi :(
    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  9. ngoisao_datcang

    ngoisao_datcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Chị tommy ơi! Em xin góp ý với chị điều này. Nếu chị coppy bài ở chỗ khác gửi lên thì nên cop ít thôi. Đọc nhiều nhúc mắt lắm. Cứ nghĩ một ngày đọc khoảng 5 bài của chị thì choáng lắm. Ai đi mua ít DOLODON về uống cho đỡ nhức đầu nhỉ
    Vì em luôn thấy anh cười đâu có nghĩa không giọt lệ rơi
  10. MaxFire

    MaxFire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    0
    Sao em tommy tiêu cực thế nhểy, nếu bàn ngược lại về phía phụ nữ thì cũng khối chuyện mà nói đấy , copy ở nơi khác thì ko hay nhưng để viết thì ko có thời gian, hì hì

Chia sẻ trang này