1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rau muống bảo vệ môi trường ?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi con_ma_kem, 01/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. con_ma_kem

    con_ma_kem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Rau muống bảo vệ môi trường ?

    Mình nghe nói người ta định dùng rau muống hoặc bèo tây để hút kim loại bảo vệ môi trường , nhưng kô biết rau muống loại này mà đem cho lợn gà ăn liệu có ổn kô nhỉ ? Liệu nó có bị khuyếch tán hay tăng nồng độ ---> nhiễm độc ở gia súc kô nhỉ ?
  2. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ rau muống, nhiều loại thực vật khác cũng có khả năng tương tự như các loại lau sậy, dùng để loại bỏ kim loại nặng trong nước. Tuy nhiên rau này dùng xong chưa chết ngay, chỉ ung thư hoặc vô sinh là cùng thôi. Cho lợn gà ăn hoặc đem nuôi cá là thực hiện 1 chuỗi thức ăn, có sự tích tụ sinh học. Nếu lợn đó chỉ để sản xuất da thì chẳng có vấn đề gì cả.
    Còn ăn hay không thì tuỳ bạn lựa chọn.
  3. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    ở Đức sau WWW2, khi hồi phục Ktế thì các sông ngòi cũng bị ô nhiễm trầm trọng. Song song với các giải pháp kỹ thuật, người Đức có làm sạch các dòng sông bằng cách nuôi các laọi bèo, thực vật trên sông vào đầu mùa xuân, và mùa thu thì thu gom và đốt chút trong các lò đốt. Sau nhiều năm dòng sông sẻtở lại trong xanh, nhiều loài cá và động vật dưới nước tưởng tuyệt chủng rồi nay lại quay lại.
  4. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Bước đầu nghiên cứu khả năng hút thu và tích luỹ chì ở bèo tây và rau muống trong nền đất bị ô nhiễm
    http://www.nea.gov.vn/tapchi/toanvan/09-2k5-18.htm
    Đọc thấy cũng hay đấy. À nhưng mà đừng cho gà lợn ăn nhé
  5. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Cám ơn 6hsang cung cấp cho thông tin rất bổ ích.

  6. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Thế cái chỗ bèo tây rau muống ấy xong rồi ta làm thế nào các bác nhỉ
  7. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Tớ nghĩ là mang đi chôn lấp hoặc phơi khô đốt thôi. Đốt lấy năng lượng cho lò hơi . Tro thì mang đi đến bãi chôn lấp.
  8. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà thế thì có bị tái nhiễm lại vào đất không ạ? Em không giỏi Hoá lắm, không biết là đốt lên thì lượng chì trong đó sẽ thế nào?
  9. microact_macrolove

    microact_macrolove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Như bạn steppy có nói ở bên Đức họ cũng sử dụng bèo để hút kim loại đấy, sau đó họ đem đốt. Sau khi đốt tuỳ ở nhiệt độ và hoàn cảnh nào một ít chì sẽ vào không khí, phần còn lại chắc họ đem chôn. Việc bạn hỏi có bị tái nhiễm vào đất thì tuỳ vào bãi chôn lấp đấy được thiết kế thế nào, có đảm bảo tiêu chuẩn không v.v. hì hì Nhưng mình nghĩ dùng thực vật để hút kim loại không hiệu quả lắm, chỉ dùng khi nồng độ kim loại ít thôi. Vì việc sau đó thu gom lại số thực vật đấy và đem huỷ cũng tốn kém đấy chứ nhỉ? Chưa tính khả năng 1 số đã được động vật tiêu hoá và kim loại nặng đấy theo chuỗi sinh học sẽ tích tụ lại trong cơ thể các sinh vật bậc cao hơn (như bạn khongaibiet nói ấy).
  10. con_ma_kem

    con_ma_kem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    chà , đáng sợ quá nhỉ , mình rất thích rau ( đặc biệt là rau muống luộc ) , chắc kô đến nỗi trở thành nạn nhân của tích tụ sinh học kiểu này , chết vì ... ăn nhiều rau ...thật kỳ cục ......Nhưng người ta giảm bớt nồng độ KL nặng trong đất bằng cách tích tụ chúng vào thực vật làm gì nếu đống thực vật đó sau khi thu hoach lại phải đem xử lý ? Để tránh kô cho KL nặng xâm nhập vào nguồn nước ngầm ? hay sau đó người ta có thể trồng những loại thực vật khác lên khu vực đã khử bớt KL nặng ?

Chia sẻ trang này