1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Residency rotations ...khoa , thi cử , chia sẽ kinh nghiệm , những ngày dài thiếu ngủ ...

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi despi, 04/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhy5

    thanhy5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    1
    Dạ , thực ra thì cái link này này em cũng đã từng nghía qua 1 chút cách đây cũng ...lâu lâu rùi, với cả đây là nội trú 28 chứ tới em ( nếu em đỗ) thì cũng là nội trú 30 mất nên em cũng không rõ mấy tin đó chính xác cỡ nào và quy chế có thay đổi gì không. Dù sao thì hy vọng là vẫn 4 môn ( học 4 môn mà đã thấy đơ đơ rồi nếu hơn nữa thì......không biết thành cái gì)
    Mấy tuần trước có thông báo điểm của bác sĩ nội trú, em không đi xem nhưng nghe mấy đứa cùng lớp nói kết quả thi có vẻ hơi....thê thảm VD như chuyên khoa lẻ chả có ma nào đỗ, Lây thì chẳng ai dám thi , y học cổ truyền thi có tý tẹo người mà cũng đánh trượt hết.....
    Nghe thế đã thấy tương lai có vẻ không được xán lạn cho lắm. Thế em mới làm phiền các bác..... xì cho 1 chút expérience để còn chuẩn bị ....chiến đấu. . To live is to fight !
    Í quên, em sẽ thi ngoại ngữ là tiếng Pháp vậy bác nội trú nào thi tiếng Pháp thì chỉ em với, mà em đã có bằng DELF 1 degré thì đã đủ chưa or phải học thêm nữa!
    Được thanhy5 sửa chữa / chuyển vào 22:13 ngày 12/07/2004
  2. theanhBUI

    theanhBUI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Nếu thi nội trú 8-10 môn là giống bọn Pháp đấy. Khi thi như vậy thì chỉ có thể là MCQ thôi, càng dễ vì chỉ cần học hiểu, ko phải thuộc lòng. Mà nếu cho thi ngay sau khi tốt nghiệp thì càng hay (đỡ mất 1 năm lang thang học định hướng). Tuy nhiên kiểu hỏi rộng này ko biết là lợi hay hại vì thí sinh phải ôn rất nhiều môn mà sau khi vào nội trú thì chẳng sử dụng gì cả. Mà ko biét trong 8-10 môn này có môn ngoại ngữ ko. Nếu bỏ thi ngoại ngữ thì rất đáng tiếc vì điều kiện cần của 1 BSNT là phải thông thạo ít nhất 1 ngoại ngữ.
    Còn nếu vẫn thi 4 môn như trước thì: bắt đầu vào y6 là chuẩn bị đi học thêm (với CĐHA => Toán, Giải phẫu, Ngoại ngữ). Tốt nghiệp thì học 9 tháng định hướng CĐHA. Cần kinh nghiệm gì đặc biệt các thầy cô sẽ dạy hết. OK?
    À quên, bạn còn ít nhất 1 năm để nghĩ cho kỹ xem có nên thi nội trú ko.
  3. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    1. Chuyên khoa lẻ nổi tiếng là "gia đình trị" lâu nay, bạn không thi đỗ là chuyện đương nhiên, bạn thi đỗ mới là lạ
    2. DELF và DALF đã lỗi thời rồi bạn ạ, thời tôi thi Nghiên cứu sinh, dù đã có bằng DALF vẫn phải thi ngoại ngữ như thường, chỉ tổ mất thêm thời gian thôi. Hiện nay là bằng TCF, thi dạng QCM, tổng điểm là 699, như TOEFL bên tiếng Anh, có giá trị 2 năm, bạn liên hệ Đại sứ quán Pháp để biết thêm chi tiết ở HN (vì ở HCM thì liên hệ Trung tâm trao đổi văn hoá với Pháp - IDECAF). Còn chuyện DELF1 có đủ không thì tôi không dám chắc, chương trình thi ngoại ngữ dành cho nội trú là học theo cuốn Espace (theo tôi đánh giá là cũng không khó gì lắm).
    3. Hì hì, bạn hỏi tới đâu thì tôi "xì" tới đó, nói hết mất hay . Cũng cần tham khảo ý kiến của bạn @theanhBUI về vấn đề nên hay không nên (To be or not to be !) vì có rất nhiều đường đi, không thể nói là đường nào hay hơn đường nào, quan trọng là nó phù hợp với status của mình trong cùng thời điểm, và, chỉ có tới khi cuối đời, mình mới biết được là mình đi đúng hay không. Tuy nhiên, thường thì nên chọn thái độ: "Đã quyết (định) thì không hối (hận) !".
    Thân ái
  4. thanhy5

    thanhy5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    1
    Dạ, theo em hiểu thì interne là con đường ngắn nhất trong các con đường ?.dẫn tới thành Rome, và em vẫn nghĩ rằng bác sĩ nội trú nói chung vẫn giỏi hơn cao học nhất là về lâm sàng, không biết thế có đúng không. Thực ra từ khi bắt đầu đi lâm sàng em đã chọn con đường đi cho mình, luôn tự nhủ phải cố gắng để trở thành interne . Giờ nhìn lại?mục tiêu vẫn còn đó,
    ? không hối vì đã quyết ?o điều kiện cuộc sống và học tập cũng hơn nhiều người nhưng?.. khả năng thì có hạn?.sức ì tâm lý?..temptation?
    Con đường đi đã chọn nhưng không biết có con đường khác hay cơ hội khác cho mình không nếu như không thành nội trú, cái này em cũng không dám nghĩ đến mặc dù biết phải suy nghĩ nghiêm túc về điều này. Nếu không trở thành interne thì các con đường khác sẽ như thế nào đây!!?? What will I be?! ?.Je ne sais pas encore!!?.
    Cảm ơn anh theanhBUI đã khuyên em nghĩ cho kỹ, em chỉ còn 1 suy nghĩ nữa là ?mình có khả năng thành interne hay không thôi, chẳng có gì chắc chắn để so sánh khả năng của mình thế đã đủ chưa,mà biết thế nào là đủ, bao nhiêu cho vừa? Học ngành Y như chèo thuyền trên Atlantic!!?.Chỉ cố được trong khả năng của mình ?as much as posible. Muốn thêm nữa chắc phải đi học hỏi các bác thôi?
    To bác ndungtuan: Bác nhớ đấy nhá?em hỏi là bác phải ?oxì? ra đấy ( bác détail 1 chút nhá ) vì em sẽ hỏi rả rích từ giờ cho tới?.khi nào em thi interne?
    Câu hỏi khởi đầu em đã hỏi rùi đấy?về cái anatomy í ! Em giờ mượn thư viện mấy quyển anatomy của Y mouche nhưng không rõ anatomy khi thi nội trú có giống hay khác gì không ( biết trước lên kế hoạch cho dễ) ?mà chán wá! em chả quen anh nội trú nào cả?
    Bác nói về DELF thế thì em chả thi DELF 2 degré nữa vì?lớp FFI nếu thi chỉ cần DELF 1 thôi, right?!
    P/S: có phải nội trú Pháp nó ôn thi theo cái bộ IMPACT INTERNAT mấy chục quyển í phải không ạ?
    Được thanhy5 sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 13/07/2004
  5. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    1. Interne đúng là lâm sàng giỏi hơn cao học thật, nhất là về lâm sàng. Tuy nhiên, lâm sàng của nội trú chủ yếu là tự học, không được dạy dỗ bài bản đâu, vì phải làm vỡ mật trong bệnh viện. Do đó, không interne chưa chắc đã không giỏi lâm sàng, nếu chịu cày. Interne còn một bệnh khác, đó là bệnh tự kiêu, thường làm theo ý nghĩ của mình (và thường thì làm sai).
    2. Anatomy thi nội trú giống như Ý, chả có gì khác. Không biết ở HN ra sao, trong TPHCM, cũng ôm 2 cuốn sách GPH của thầy Quyền và cuốn câu hỏi trắc nghiệm của bộ môn GP. Còn cái chuyện không quen ai thì làm quen, dễ ợt, dân Y mà nói vậy thì nghe hơi bị ngộ .
    3. Đúng là thi nội trú Tây dùng bộ Impact Internat. Nó còn có công dụng khác là rất hữu ích khi đi lâm sàng.
    Thân ái
    3.
  6. thanhy5

    thanhy5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    1
    giả sử em không đỗ interne thì có thể học cao học được không nhỉ? ( mặc dù em chả thích cái giả thiết này tý tẹo nào) vì interne CĐHA lấy 1 đến 2 người là cùng ( chả biết thi có tới lượt mình không).
    Bác ndungtuan ạ ! có thể ngày xưa thì đúng là quen biết cả trường ( mon père ngày xưa cũng khoe thế), nhưng bây giờ lượng sinh viên thì nhiều, lại còn nội trú ngoại trú nữa, chia nhiều tổ quá, học thì chẳng gặp nhau mấy ( có chăng là khi học lý thuyết trên giảng đường)....sự quen biết cũng ít đi, bác thông cảm....hy vọng năm tới em sẽ quen được vài interne....còn giờ thì đi ngắm nghía mấy quyển anatomy mới mượn xem mặt mũi thế nào nào...mấy năm rùi không nhìn.....
    Thanks!!
    p/s: ai lại đi nói xấu interne thế bác, các cụ chả dạy...đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại là gì.....mà bác cũng đã từng là interne đấy thôi...
    Được thanhy5 sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 14/07/2004
  7. HoThienNga

    HoThienNga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    To theanhBUI
    Có phải bạn là Bùi Thế Anh, học Y HN khoá 94-2000 không? Nếu đúng thì xin chào vì tôi học cùng khoá với bạn
  8. Xung_nhi_new

    Xung_nhi_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2002
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    chào bác thanhy5
    em thì kém bác 1 khoá nhưng cũng biết vài điều, may ra thì bác thấy bổ ích:
    1. Nội trú từ năm tới (khoá 30) chắc chắn sẽ thi theo kiểu mới. Nghĩa là vẫn thi 4 môn (trong đó Toán và Ngoại Ngữ là bắt buộc, điểm Ngoại ngữ chỉ xét khi có 2 người ngang điểm nhau). Tuy nhiên sẽ phải ôn thi 8-10 môn. (gồm Nội Ngoại Sản Nhi GP, SL, SLB, Vi sinh,... )Cụ thể là những môn nào chưa rõ. sẽ có bốc thăm chọn môn thi trước kì thi vài tuần (tương tự như thi tốt nghiệp bác ạ) Nếu bác thi CĐHA thì môn chuyên ngành có thể là Ngoại hoặc Sản.
    2. Khối lượng các môn ôn thi sẽ giảm đi. Ví dụ nếu ôn nội trú 28 ôn thi Nội phải học 20 chuyên đề thì ôn thi nội trú 30,31 có thể chỉ có 10 chuyên đề thôi. Tài liệu ôn thi bác cứ trực tiếp gặp các cao thủ đã "cá chép hoá rồng" mà hỏi.
    3. Thời gian thi: vì bỏ qua giai đoạn học chuyên khoa định hướng nên rất có thể sẽ thi vào khoảng ... tháng 12. Nghĩa là tháng 9 tốt nghiệp là tháng 12 chiến luôn.
    Trên đây là những thông tin chính xác tính đến thời điểm hiện tại, Em ko biết 1 năm nữa có thay đổi ko nhưng chắc cũng ko thay đổi nhiều đâu.
    Sở dĩ ĐHYHN phải quay trở lại cách thi truyền thống là để tránh tình trạng như bác ndungtuan nói "gia đình trị". Theo em học như thế vất vả hơn nhiều thật nhưng khó làng khó ta, cũng công bằng hơn.
    gửi bác thanhy5: em cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bác, phải vào nội trú. cứ xác định thế cho nó có động lực quyết tâm. chúc bác thi ngon lành (hehe, để rồi em còn học hỏi kinh nghiệm)
  9. Xung_nhi_new

    Xung_nhi_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2002
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    CÒn tuỳ vào đi trực ngành nào, trực ở đâu. Xin chưa nói về trực Ngoại. Nhưng nói chung Xung nhi nghĩ Sinh Viên đi trực là nghĩa vụ. Có rất nhiều nghĩa vụ: đi đưa xét nghiệm (khá là nhiều), chuyển BN, mời bác sĩ hội chẩn, đo huyết áp, đo nhiệt độ BN này, BN kia, thậm chí cả "trông nhà" khi y tá trực đi ngủ trưa, đi sang khoa khác xem phim truyền hình buổi tối... SV, dù là Y3, Y4, hay Y5 Y6 đều có chung một cái tên là ... SV. Trong đầu óc của tuyệt đại đa số mọi người (từ bảo vệ cho đến y tá, bác sĩ) là một lũ lười biếng và vô tích sự, "SV ơi, đi làm cái này đi...", "SV ơi thôi tranh thủ đổi tua đi ăn đi", "SV hôm nay đến muộn thế", "SV đâu rồi ấy nhỉ???"... Chả có tên riêng nữa.
    Còn thực ra chẳng có quyền lợi gì cả, như 1 bộ phận thừa của cái tua trực nhỏ bé vài ba người của khoa. Giờ họ ăn cơm, mình ra phòng hành chính ... đọc sách. Nếu họ ăn cơm trong phòng hành chính thì mình ... đi chỗ khác chơi (sang khoa khác chơi với bạn,...); nhiều lúc họ nói chuyện cười đùa với nhau, mình ngồi một chỗ ... trơ mắt ra nhìn (hoặc cố chúi mũi vào vài cái bệnh án, vài trang sách) tự thấy vô duyên ko thể tả. Nhiều khi họ tất bật việc này việc kia, mà mình chẳng có vai trò gì (và cũng ko thật cấp cứu để họ phải nhờ gì đến mình) - ví dụ như chọc dịch màng phổi chẳng hạn -, một bác sĩ, vài y tá, mình thì đứng ngó ngó nghiêng nghiêng, lại càng tự thấy vô duyên.
    Nếu bảo là nhiều quyền lợi, được làm quen với lâm sàng, được học với các bác sĩ,... thì Xung nhi nghĩ, SV đến bệnh viện tự học tốt hơn nhiều. Đi trực, nhiều trách nhiệm, tự mình cảm thấy nặng nề, làm xong hết đống trách nhiệm (chủ yếu là công việc hành chính, ví dụ như là làm 20 cái bệnh án mà biết chắc là những gì mình viết sẽ chẳng ai đọc, có lẽ trừ ... SV) thì chả còn hơi sức đâu để mà nghĩ đến những quyền lợi nữa. Nếu mà bảo là học trong quá trình làm bệnh án thì cũng học đc ít lắm.
    Ko biết đã có ai tự mình một ngày ko phải trực mà vẫn đi trực chưa. Lúc đó mới cảm thấy quyền lợi thực sự của SV là thế nào: tự học, tự giải thoát khỏi những trách nhiệm vô bổ. "em đi đưa xét nghiệm nhé" - "ko em ko phải SV trực",- "thế bạn SV trực đâu nhỉ???"... - XONG!!! Nếu tiện thì giúp y tá, giúp bạn mình một phát, ko thích thì thôi. Tha hồ xem, tha hồ khám BN, tha hồ ngó nghiêng nhìn chọc dịch màng phổi, nói chung là muốn chui vào đâu cũng đc, Khi đó có xem, có khám BN mới thực sự là học cho mình.
    Mà người ta bảo SV lười, SV vô tích sự cũng đúng. Xem ra tốt nghiệp Y6 chắc mình cũng ko đóng góp đc cho bệnh viện hơn một cô bé y tá trung học năm thứ hai. Xung nhi nhớ có lần bạn traitimthuytinh (ko rõ có nhớ chính xác tên ko) xin theo cô y tá đi tiêm cả buổi, bây giờ SV Y chẳng biết có mấy người làm IV ngon lành cho mọi đối tượng....? (hic, mình cũng thế, tự thấy xấu hổ).
    Nhiều khi đi trực ghét cảnh ngồi ko, nhiều khi đi trực kiên quyết ko mang tài liệu, ko mang sách theo để bắt mình phải đi đứng, làm việc thực sự. Nhiều khi cảm thấy căm ghét vô cùng cái cảnh trở thành người thừa. Nhiều khi muốn lao động chứ ghét cảnh vô công rồi nghề (Work Is Glory - câu này có vẻ hơi sáo nhưng mà đúng đấy!!!) Thế rồi xem ra vẫn rơi vào một cái vòng luẩn quẩn ko sao bật thoát ra đc. (ko biết ở đây có bác nào đi trực Sản C chưa, nơi thích hợp nhất cho SV trực Sản C ko phải là phòng Khám, phòng Đẻ, hay phòng Mổ, mà là phòng ... sinh viên; có cố gắng hay chăm chỉ đến mấy rồi cũng thế thôi).
    Nhưng mà thôi, khi ta đc hưởng quyền lợi ta học tiến bộ đã đành, nhưng có khi trong nghĩa vụ cũng học tập đc nhiều đấy. Bây giờ ko đi trực (dù là chỉ đi trực một cách đầy "nghĩa vụ" theo cách trên thôi) thì SV Y chẳng lẽ suốt ngày đi chơi điện tử ah??? 6 năm học với trăm buổi trực, thôi thì thủ thuật gì cũng đc ngó qua 1 phát, làm quen, học cách tiếp xúc với mọi loại BN, thuộc hết đường đi nước bước trong các bệnh viện, biết tiêm truyền chút ít, đặt được cái điện tim, nghe được vài cái tim, cái phổi bệnh lý, sờ được vài cái gan to, chắc cũng là tốt rồi. Xét cho cùng mọi việc đều tại mình cả, chả nên than vãn nhiều. Bây giờ "cơ chế" nó thế, lê lết qua 6 năm rơi rớt cũng nhiều, chắt bóp đc cái gì hay cái đấy. Tốt nghiệp, đi chuyên ngành, sẽ học chuyên sâu, kĩ lưỡng sau. Lúc thành BS rồi lại ghét bọn Sinh viên "sao mà chúng nó lười thế" cũng ko biết chừng....!!!
    Lời kết: Ở đây có nhiều SV Y, nhưng cũng có nhiều anh, chú đã là bác sĩ lâu năm (và chắc chắn đã trải qua thời SV rồi), Xung nhi phát biểu nếu có gì hơi quá mức mong mọi người bỏ qua. Nhân topic của bác thanhy5, XN chỉ muốn nói những suy nghĩ rất thật của mình về việc đi trực của SV Y hiện nay (cụ thể là SV ĐHYHN thôi). Điều kiện học tập của SV Y cũng là quá tốt so với bản thân nỗ lực của người SV rồi, ko dám kêu ca gì nhiều. Bây giờ mà khoác cho một đống "quyền lợi" vào SV Y chắc cũng ko sung sướng hơn được.
    Have fun!!
  10. aibolitnhutnhat

    aibolitnhutnhat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0

    Xin lỗi các bác cho phép em nói leo một phát!
    Chuyện đi trực của sinh viên Y là chuyện xưa như trái đất rồi. Vì việc học ở trường là lý thuyết, đi trực chính là một phần của việc học lâm sàng, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn vậy.
    Nhiều bạn sinh viên cứ băn khoăn về chuyện đi trực - quyền lợi hay nghĩa vụ. Theo tôi là cả hai. Thực ra khi còn ngồi trên giảng đường ít có ai trong những sinh viên Y có thể xác định được khi ra trường mình có thể làm trong lĩnh vực nào để từ đó đầu tư thời gian và lòng nhiệt tình nhiều hơn. (Thực ra khái niệm chuyên khoa sâu cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì yêu cầu đối với một bác sĩ là phải biết những điều tối thiểu chứ không chỉ bó hẹp ở chuyên khoa mình). Từ đó sinh viên đi học lâm sàng theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, biết thì tốt mà không biết cũng chả sao, biết sau này mình có làm về lĩnh vực này không?? Cũng bởi vì thời gian học dài quá, không có nhiều người có thể duy trì lửa nhiệt tình đến những ngày tháng cuối cùng của 6 năm học được. Do vậy khi sinh viên Y đi qua các khoa lâm sàng, chuyện thích trực khoa này, không thích trực khoa kia là điều khó tránh khỏi. Mà một khi đã không thích đi trực thì chuyện coi như là nghĩa vụ cũng là điều hiển nhiên.
    Bạn thanhy5 cũng không nên so sánh chuyện trực của sinh viên ngày nay với những năm của các thầy đi trực. Xã hội ngày càng phát triển đi kèm với nó là sự đòi hỏi rất cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Ngày nay bệnh nhân dường như ngày càng khó tính hơn. Thử tưởng tượng trước cảnh rất nhiều sinh viên "quây" một bệnh nhân ngoại khoa và hỏi rất nhiều câu hỏi ngoài lề, khám rất nhiều lần hay làm đi làm lại một thủ thuật ... trước bao cặp mắt xoi mói của người nhà, ôi thật là một thảm họa
    Khi ra trường các bác sĩ trẻ thường có những giây phút nhớ lại và tiếc nuối: giá mà ngày xưa mình học hành lâm sàng chu đáo hơn... Nói thế thôi chứ khi quay lại được thì mọi chuyện vẫn thế. Cho nên tôi đồng ý với Xung nhi trong chừng mực có thể học được những gì ta cứ học để đến khi cùng với thời gian rơi rụng đi là vừa. Hãy học từ những công việc đơn giản nhất, những công việc tưởng chừng như của người khác (y tá, kỹ thuật viên..) biết đâu sau này có lúc hữu dụng đấy. Còn không (ví dụ) trong khi cấp cứu, tiếng thỏ thẻ của cô y tá "anh ơi đặt hộ em cái đường truyền này với, em đặt mãi không được" sẽ biến thành tiếng hổ gầm làm mình toát mồ hôi ngay
    Vài lời thô thiển mong các bác ở đây lượng thứ.

Chia sẻ trang này