1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Review Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ: Sáo Rỗng, ít Thực Tế

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi manhhaok, 11/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. manhhaok

    manhhaok Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2016
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    1
    Sách Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ là một nồi thập cẩm với đủ các chủ đề

    Sách là về giao tiếp nhưng sách nói lan man sang cả vấn đề đàm phán, bán hàng, diễn thuyết và cả tình yêu nữa. Và trong mỗi lĩnh vực tác giả nêu ra các ví dụ như nhờ giao tiếp tốt mà bán hàng thành công, đàm phán thành công và tình yêu cũng thành công nốt.

    Những hướng dẫn là sơ sài cùng với những dẫn chứng đao to búa lớn làm cho người đọc thấy rất hùng hồn nhưng chẳng lưu lại được cái gì cả.

    Cứ mỗi lĩnh vực tác giả thu gom ở đâu một ít rồi cố nhét vào cho đầy quyển sách.

    [​IMG]

    Bán hàng đâu chỉ khéo ăn nói là có thể bán được, nó ảnh hưởng từ thương hiệu, chất lượng sản phẩm, giá cả mới là quan trọng nhất. Chính người TQ cũng thích mua Iphone mà không cần một ai tới nói ngon nói ngọt cả, bởi họ đã muốn mua nó rồi.

    Còn về đàm phán thì đây là lĩnh vực rất phức tạp mà người bình thường hiếm có cơ hội đụng đến. Đàm phán là dùng đến chiến lược, chiến thuật để tranh giành từng chút lợi ích, chứ không phải vài câu nói thuận tai là có thể thành công được. Ông Donald Trump là nhà đàm phán tài ba và ông không hề nói chuyện dễ nghe chút nào cả.

    Rồi tình yêu, rồi diễn thuyết….tác giả cứ như cố gắng lợm lặt mỗi thứ một ít ở đâu đó và viết thành sách, cho nên đọc xong nhiều người thấy chẳng ứng dụng được vào đâu cả.

    Sách mang đậm chất Trung Quốc và còn khá xưa cũ

    Cách nói của người TQ có tính chất Ý tại ngôn ngoại, dựa rất nhiều vào tình huống để hiểu nghĩa, và dựa vào văn hoá để xem tình huống đó là phù hợp hay không. Nên với nhiều cách nói hay tình huống giao tiếp chỉ phù hợp ở TQ chứ về Việt Nam hay dành cho những người trẻ thì lại không ứng dụng được.

    Thứ hai là cách nói chuyện của người TQ thường nhiều khách sáo, vòng vo rào trước đoán sau, đọc đã thấy mệt mà ứng dụng lại càng khó hơn. Người TQ rất trọng sĩ diện, người Việt cũng có nhưng người trẻ ngày nay thì ít hơn, mà những cách nói và ví dụ trong sách đều rất đề cao sĩ diện cho người nghe. Cho nên khen thế nào, phê bình thế nào…nó đậm chất TQ, có thể nói sao cũng được miễn cho đối phương nghe thấy thích là được rồi.

    Trong giao tiếp với lãnh đạo chứa rất nhiều những phẩm chất mang tính Trung Quốc, chứ không hiện đại như ngày nay, cứ coi lãnh đạo như là trời vậy. Thực tế đời sống hiện nay thì những người lãnh đạo khá hoà đồng với nhân viên và phải đặt ra khá nhiều phúc lợi nhân viên mới có thể làm việc tốt được.

    Các dẫn chứng sáo rỗng không thực tế

    Những ví dụ thì nào là Giám đốc Vương, anh Lưu, chị Lý rất chung chung với các tình huống giao tiếp cố định và máy móc. Tác giả chỉ lấy những dẫn chứng mà chúng ta có thể đọc được ở hàng chục những quyển sách khác đã được viết cách đây cả chục năm cũng ở TQ luôn. Chúng ta không có cảm giác tác giả đã trải qua nó hay không.

    Trong khi những tác giả nước ngoài mỗi dẫn chứng đều tự mình kiểm nghiệm hoặc đều tận mắt thấy, tận tai nghe những người bạn xung quanh của mình để chứng minh. Họ đã trải qua, họ nói lại cho nên nó rất thực tế, làm như thế và thành công như thế. Những tác giả nổi tiếng nước ngoài như Jack Canfield, hay Tony Robbins đều tự mình trải nghiệm và viết ra những gì mà họ đã trải qua, đó là những gì mà họ giỏi nhất.

    Họ thường đưa ra những dẫn chứng mang tính khoa học, những số liệu nghiên cứu hoặc những gì đã được kiểm chứng rõ ràng. Những tên tuổi, những số liệu và những tổ chức mà họ đưa ra đều có thật và chúng ta đều có thể kiểm tra trên mạng để thấy rõ, chứ không chung chung như anh Lưu, cô Lý. Đặc biệt họ hay đưa ra những trải nghiệm độc đáo của riêng mình hay những sáng kiến rất ấn tượng trong sách. Ví dụ để chứng minh cho tính kỷ luât là quan trọng thì Jack Canfield đã kể câu chuyện của người thầy của mình là giáo sư ở trường đại học, ông giáo sư này chỉ ăn bánh kem vào đúng ngày trăng tròn, hôm đó có nhiều học trò tới thăm ông nhân ngày sinh nhật của ông, chiếc bánh sinh nhật rất ngon, nhưng hôm đó lại không phải ngày trăng tròn nên giáo sư không thể ăn bánh kem. Qua đó mà những học trò của ông học được một bài học về tính kỷ luật của ông. Đọc những đoạn này người đọc cảm thấy rất ấn tượng.

    Cách viết vòng vo, kéo dài và lặp lại
    Đọc sách ta có cảm giác cứ như một bài văn kéo dài ra với những điều đôi khi lặp lại. Có một ý ban đầu mà tác giả triển khai lan man, vòng vo cuối cùng chốt lại là một ý. Chỉ một ý tưởng là đọc sách nhiều sẽ có kiến thức giao tiếp tốt hơn, thế mà tác giả viết hết một chương.

    Khuyên những điều mà ai cũng biết và biết mà khó áp dụng được
    Sách khuyên hãy hài hước khi giao tiếp, điều này thì hầu như ai cũng biết rồi. Nhưng khiếu hài hước phải luyện thế nào thì tác giả không nói đến và nó còn tuỳ vào năng khiếu của từng người nữa.

    Quá đề cao giao tiếp, khéo ăn khéo nói không thể có thiên hạ
    Vì dẫn chứng thiếu thực tế đồng thời quá ngắn gọn vắn tắt cho nên nó kiểu như nhờ ăn nói giỏi mà thành công còn giao tiếp không giỏi thì thất bại. Cố ý lược bỏ đi những yếu tố về tâm lý, về lợi ích trong cách mối quan hệ cá nhân hay làm ăn.

    Những điểm vô lý và hơi đạo đức giả
    Sách còn trích dẫn những câu nói của Khổng tử để răng dạy người đời nên sống khiêm nhường và nhường nhịn nhau.

    Có những lời khyên sáo rỗng, giả tạo như : Không nên để bụng khi bị phê bình, Tỏ thái độ thành khẩn khi bị phê bình, Nhẹ nhàng xóa bỏ hiểu nhầm, Tự vệ bằng sự hài hước….

    Những tình huống và cách hoá giải mang đầy thủ thuật không chút gì là tự nhiên trong lời nói, lời nói ra cứ như là dùng chiến thuật có tính toán vậy.

    Không phù hợp cho người trẻ
    Hơn một nửa tình huống giao tiếp trong sách là giành cho những người đã có nhiều năm kinh nghiệm giao tiếp bởi cách tình huống như đàm phán, diễn thuyết, cách nói với lãnh đạo, cách hoà nhập buổi tiệc rựu….không dành cho người trẻ. Mà những người có kinh nghiệm giao tiếp rồi thì không cần đọc nó nữa.

    Phần viết về bán hàng hay phỏng vấn lại nói rất chung chung, bởi những ai đã từng đi phỏng vấn rồi thì sẽ biết tình huống phỏng vấn nó thế nào. Công ty cần tuyển một người có trình độ như vậy, với mức lương như vậy, ai đồng ý thì làm, không thì thôi, họ không cần người giỏi hơn, thậm chí nhiều công ty chỉ tuyển những người mới vô để đào tạo.

    Những điểm tích cực của sách
    Tuy nhiên cũng phải kẻ đến những điểm tích cực của sách. Ít ra sách cũng nhắc nhở chúng ta những điểm chính để khỏi quên, để cố gắng phấn đấu như nên lắng nghe nhiều hơn, quan sát đối phương nhiều hơn, chọn đúng thời điểm để lên tiếng và cố gắng hoà nhập với mọi người. Không nên dùng từ lóng khi nói chuyện với người lớn tuổi, hoặc giảm bớt tiếng địa phương khi nói chuyện với mọi người.

    Nguồn: https://noidungsach.com/review-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha-sao-rong-va-khong-thuc-te/

Chia sẻ trang này