1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Rhymth" & "Timing" , ??o Tiết tấu ,Thời điểm??? trong vận động võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi nothing_can`t_change, 09/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Lươ?i cha?y Nothing !...
    1./ Đư?ng lâfn lộn giưfa Rhythm với Tempo
    Rhythm human : Sự nhịp nha?ng cu?a động tác (cục bộ hoặc toa?n thân)
    Tempo action : Tiết nhịp, tiết tấu ?" có tính qui luật (có thê? nắm bắt được) cu?a một động tác đơn le? (đo?n / chiêu / thế ?) hay toa?n bộ các động tác ( phong cách / trươ?ng phái?) cu?a một ngươ?i.
    Ví dụ gợi mơ?: Một nhạc công đang đệm nhạc bị rớt nhịp, anh ta sef bị mắng ?o Rớt tempo rô?i cha nội ?o? Chứ không ai lại nói la? ?orớt Rhythm rô?i??
    2./ Khư?a.. khư?a... Chú em nợ ?ohoc phâ?n? na?y dêf chư?ng gâ?n 2 năm roa?i ?" đúng la? lươ?i cha?y khét lẹt !...ặc !(?)! --> Hoa?n tất ba?i ?othu hoạch? nộp lafo M cho xong rô?i co?n chơi tiếp !
    3./ Liệu có câ?n thiết cho chú em va?o đây ba? tám dzưa dzai cho đươ?ng hướng cu?a KCT hem ?!?... khư?a.. khư?a.. ặc !(?)!...
    4. V..v?
    Chúc chú em bớt rư?ng mơf !... ...
  2. visser_ba

    visser_ba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/06/2002
    Bài viết:
    1.614
    Đã được thích:
    0
    Bài viết hay. Cũng tập qua cái này nhiều, nhưng giờ mới đọc được một bài lý thuyết khá hay và hợp lý. Không phân biệt rõ RY và tem vì dốt TA, đơn giản chỉ là đọc được nhịp di chuyển của đối phương và ra đòn một cách hợp lý.
    Võ ít, văn kém mong đưọc chỉ giáo thêm
  3. deple78

    deple78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này rất hay,có lẽ buổi off HN tới sẽ thảo luận.
    Đây có lẽ là sở trường của anh em tập kickboxing,tán thủ,muay thái..thêm KCT nữa !
  4. nothing_can`t_change

    nothing_can`t_change Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    0
    Xóa 1 vài dòng vì không cần thiết .

    @ tenminh : Mình đang làm bài tốt nghiệp version 1.0 mừ. sẽ viết tiếp cho đến khi nào mổ xẻ hết thì thôi .
    @ Visserba : Mong bạn tiếp tục đóng góp xây dựng nội dung . Cám ơn bạn .
    @ deple 78 : đã từng đóng góp 1 vài ý kiến khi chứng kiến anh em Hà Nội tập nhưng có vẻ anh em không thích . bác cân nhắc không lại dính chưởng.
    Tám nhảm tí thôi. Sáng mai sẽ soạn bài nộp lão M post công khai cho mọi người nhận xét. Mong được đóng góp cho mọi người và mọi người đóng góp cho mình .
    Được nothing_can`t_change sửa chữa / chuyển vào 00:57 ngày 10/09/2008
  5. bruce_pham

    bruce_pham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2006
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    0
    1 ) Nhận ra tiết nhịp của đối thủ là áp chót.....nhưng phải có gan/tự tin/ kĩ thuật để ra đòn/chẻ nhịp vào thời điểm đó mới là chót
    2 ) Có thể canh nhịp bằng cách đặt giới hạn bước chân / xét đoán đúng khoảng cách/ vị trí đặt chân của đối thủ lúc di chuyển.
    Chúc mọi người ngủ ngon !
    Được bruce_pham sửa chữa / chuyển vào 01:41 ngày 10/09/2008
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Cái này tui thử diễn giải theo ý tui xem sao. Theo ý tui thì trong các dạng vận động thì dao động là dạng vận động tiết kiệm năng lượng nhất. Hầu hết các dạng vận động tự nhiên của con người đều nằm trong dạng này. Nhưng con người khác cái đồng hồ quả lắc là việc gia lực vào dao động để duy trì nó không phải ở từng dao động một (phách). Một hoạt động thông thường sẽ có sự gia lực (mạnh, nhẹ, thuận, nghịch)? ở một vài rhythm. Còn lại là các dao động tự do. Theo tui nghĩ, cái tempo chính là cái ?okhuôn mẫu? (không biết dùng từ này có đúng không?) cho việc gia lực để duy trì hoặc stop dao động. Chiêu thức ở ngoài hình dáng có muôn hình vạn trạng nhưng lại có thể quy ra theo các "khuôn mẫu" tempo. Ở đa số mọi người, việc điều khiển tự mình tạo ra tempo chỉ có trong những hoạt động có sự cố gắng. Chẳng hạn như một đứa trẻ đang tập đi phải có sự cố gắng hơn người lớn đi theo phản xạ. Nói chung là các tempo này tạo cho người ta cảm giác dễ chịu nên người ta thích để cho nó cuốn đi. "Không chiêu thức" là muốn làm gì thì làm (trong khả năng của mình), không để cái tempo nó cuốn đi?
    Tui thấy cái này nó khác "chẻ nhịp" nhiều chứ. "Chẻ nhịp" là nắm được phách để phá. Còn nắm bắt tempo là nắm được phách nào phách chính phách nào phách phụ, phách mạnh, phách nhẹ.
    Diễn giải:
    Chẻ nhịp: Cắc cụp (chẻ) cắc.
    Nắm bắt tiết tấu: Cắc cụp cắc, Cắc cụp cắc, Cắc cụp cắc.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 08:51 ngày 10/09/2008
  7. nothing_can`t_change

    nothing_can`t_change Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    0
    @ lão M : mạn phép cho Nothing được phát biểu cảm nghĩ và mô tả theo ngôn ngữ của Nothing trước khi quy về ngôn ngữ chung .
    Trong vận động võ thuật , Nothing quan sát thấy các nhóm động tác như sau : di chuyển , phát đòn đấm hoặc đá không kèm di chuyển và đòn đi liền với thân pháp. Vậy để tìm được tiết tấu nói chung , ta tách ra từng nhóm và tập trung đi tìm 1 số mắt xích nối liền các nhóm động tác này lại . Sau đó quy ước cho nó 1 ngôn ngữ. Bản thân mỗi người sẽ có ngôn ngữ riêng để nhận biết quy ước này.
    Mời lão M và mọi người cho nhận xét .
  8. nothing_can`t_change

    nothing_can`t_change Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    0
    @ Anh Cường : cám ơn anh . Nhưng có 1 vài điều em muốn hỏi .

    Khi ta tập 1 đòn, 1 bài, 1 thế , phải chăng đang tự gò mình vào 1 nhóm các động tác lặp đi lặp lại tự tách nhóm các động tác này bằng các động tác chuyển bộ ? Nothing không được quan sát nhiều thực tế . Đa số xem clip trên youtube là chính. Anh Cường có ý kiến gì về việc này không ?
  9. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Khừa khừa...phần này anh M nói hay quá!
    Tán chuyện với anh thêm 1 chút:
    Khoảng năm 2004 khi nhà em mở phòng tập nhạc cho các ban nhạc Rock thì thường xuyên nghe những câu của anh nói ở trên.
    Tempo phụ thuộc ít nhiều vào nhịp sinh lý/nhịp tim của mỗi người, nên có nhiều ban phải xài đến máy tempo hay còn gọi là :máy đánh nhịp!
    PS: ngày xưa chúng ta có Lý Tiểu Long nghiên cứu về nhịp , tiết tấu...trong võ thuật giờ chúng ta có lão M cũng nghiên cứu...hĩ hĩ...có khi còn nghiên cứu kỹ hơn cả Mr Lý.
    Hay!
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    @nothing: Nói thực mình ít khi mở mấy cái phim võ trên mạng để coi lắm (sợ tốn tiền ). Nhưng mà nhớ lại hồi lớp 9 đi học võ ở một ông cụ mà mình gọi là "Chú Sáu". Cách dạy một bài quyền của ổng là:
    Bước 1: Học thuộc bài.
    Bước 2: Sửa nét.
    Cái mà ổng gọi là "nét" không phải là hình dáng của đòn. Hầu như ổng không quan tâm đến hình dáng. Mỗi thằng đánh một kiểu. Sửa nét ở đây là sửa cái nào chậm cái nào nhanh. Hồi đó mình thấy lạ với cách dạy của ổng. Bây giờ thì hết rồi.
    Thực ra việc nắm bắt tiết nhịp của vận động dễ hơn nắm bắt tiết nhịp của một cuộc đối thoại. Tui khoái thiền . Nếu đọc mấy "công án" Thiền thì luôn thấy các thiền sư luôn luôn có những cách nói, hành động "hổng giống ai". Nhiều người tưởng rằng đó là "cách sống" của họ. Tui cho rằng nghĩ như vậy là sai lầm. Tui cảm thấy rằng đó là họ đang luyện những bài tập nắm bắt và làm chủ "tiết tấu" của một cuộc đối thoại. Khi đã nắm bắt được tiết tấu của đối thoại thì việc nắm được tiết tấu của sinh hoạt hằng ngày dễ hơn. Từ đó dễ dàng hành cái môn thiền "Minh Sát Tuệ" hơn.

Chia sẻ trang này