1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Riêng chung

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi _Hoa, 30/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Ngày còn trong bụng mẹ...
    Má kể rằng ngày xưa ông bà ngoại, má và các cậu, dì sống đời thương hồ, căn nhà là một chiếc tàu lớn, nay đây mai đó buôn bán làm ăn. Hoà bình lặp lại, mọi người quyết định lên bờ, dừng chân ở khu kinh tế mới ngoại ô. Đúng lúc ấy, cuộc sống khó khăn, gia đình ông bà nội cũng rời vùng trung tâm, ra nơi này lập nghiệp. Thế là hai người gặp nhau. Quà cưới chỉ có đôi bông tai và bộ đồ bà ba màu tím. Má bảo bà nội không thương má lắm, làm dâu rất khổ sở . Có lẽ vì vậy mà cho đến bây giờ, thi thoảng má vẫn kể chuyện xưa với ý trách móc nội...Hai người ra riêng, tài sản là đôi bàn tay trắng và một khoảng đất...mênh mông nước. Ba má đã bắt tay khiêng đất lấp nó, trở thành thổ cư, dựng một ngôi nhà nho nhỏ bằng lá dừa nước, và con chào đời...
    Một tuổi...
    Má bảo mang bầu trong thiếu thốn mà sao sinh ra con gái má nặng lắm, trắng xinh hồng hào. Bà ngoại bảo ai cũng nói con bé này bụ bẫm, liếng thoắng, ráng nuôi khéo sau lớn lên xinh lắm đây, làm ngoại thích mê, vì nó là đứa cháu ngoại đầu lòng...Ngày thôi nôi, nó bốc quyển tập, cây viết, cái kéo, cái gương và một món gì đó nữa mà bây giờ mọi người không còn nhớ...
    Hai tuổi...
    Nghe kể con bé loắt choắt ham học hỏi, ham chơi và thích nói chuyện với cỏ cây hoa ****. Nhưng khổ nỗi nó cứ hay bệnh, tùm lum bệnh-còi xương, phổi, đêm không ngủ được và thường xuyên khóc vì ...mở mắt cũng thấy bóng ma xung quanh mình, chỉ khi nào úp mặt vào ngực ba thì bóng ma kia mới tạm biến mất, thật lạ.
    Ba tuổi...
    Con bé sống ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Hàng xóm nói nó là oan gia của ba má. Số tài sản đất đai ít ỏi của đôi vợ chồng son dần trôi theo những viên thuốc. Hai người không dám ăn dám mặc, cật lực làm việc để lo tiền thuốc than cho nó. Con bé mới ba tuổi thôi nên nó luôn nói với mọi người rằng nó khoái ở bệnh viện lắm, nếu ba mẹ dời nhà vào bệnh viện thì sướng biết bao, vì ở bệnh viện có bạn bè để chiều chiều đi chơi, đi mua kem, chạy theo níu áo bác sĩ tinh nghịch núp vào, ngắm xe cộ bay vù vù trên đường...Ở bệnh viện, nó được rủ bạn đi đón ba mỗi chiều cuối tuần, để ba hôn khe khẽ và thỏ thẻ ?oCon đã cảm thấy khoẻ chưa vậy? Ba lo lắm?. Chỉ chờ có thế, nó hạnh phúc ôm cổ ba, để bàn tay ba luồn vào áo xoa xoa tấm lưng nhỏ bé của nó. Bao nhiêu năm đi qua, với nó, chưa có khoảnh khắc nào sung sướng bằng những lúc được ba ôm vào lòng và xoa xoa bàn tay thô ráp lên lưng...
    Bốn tuổi...
    Ba má tất bật làm thuê làm mướn từ khi mặt trời chưa lên cho đến lúc đêm khuya mới về nhà. Có khi một thời gian dài con bé không thấy mặt hai người, vì họ đi từ lúc nó chưa thức và về khi con bé ngủ say rồi. Con bé đã biết trông em, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Nhưng nồi cơm to quá, nó không thể nào nhấc xuống bếp nổi khi cơm đã chín...Thằng em lì lợm và hay khóc nhè, nó bực lắm, thằng nhóc không để nó chơi bời với đám bạn gì hết. Nó khệ nệ ôm cái bình gốm uống trà của ba quăng ra góc nhà, dự định để thằng nhóc bò lại đó mà ngồi chơi. Ai ngờ cái bình vỡ tan tành. Bốn tuổi, đôi khi người ta không biết nếu liệng mạnh một món đồ gốm xuống đất thì nó sẽ bị vỡ nát...
    Nó vẫn thỉnh thoảng làm cho cả nhà mệt mỏi vì cứ ?othi nhau bệnh? với thằng em. Nó đã uống không biết bao nhiêu thuốc đông tây nam bắc, uống cả ?obùa?, uống cả ...nước lọc của phân dê khô nướng. Khủng khiếp! Lớn lên, mọi người thường chọc nó, bảo chắc tại được cho uống nước lọc phân dê nên bây giờ nó thông minh nhất nhà! Còn nó thì chỉ nhớ khi đó nó bị bắt ăn cháo thường xuyên, cấm đụng đến cơm. Chẳng biết đó là lệnh của bác sĩ hay của những bà hàng xóm lắm chuyện xúi bảo. Nó chỉ biết nó sợ nghe mùi cháo và thèm cơm kinh khủng. Chỉ cần má vừa ra khỏi nhà là nó chạy ngay xuống bếp, lén lục cơm nguội ăn ngấu nghiến, ăn ngon hơn bao giờ!
    Năm tuổi...
    Con bé đi học mẫu giáo, nó học có giỏi hay không bây giờ tôi không còn nhớ nữa, chỉ nhớ cuối năm, cô giáo lặn lội cuốc bộ ba cây số xuống nhà nó để trao phần thưởng bé ngoan. Nó không còn nhớ gì về cô trừ cái tên Sương. Năm tuổi, nó điệu lắm, thích mặc đồ mới, thích đeo bông tai. Mà những thứ đó mỗi năm chỉ được sắm một lần vào dịp tết. Tháng mười, sau vụ thu hoạch lúa, mẹ mua đồ Tết sớm cho nó. Một bộ quần áo màu sáng, quần cộc. Thích ghê lắm nên dù mẹ dặn để mồng một tết mặc nhưng ngày nào ở nhà nó cũng mang ra thử. Rồi một hôm, nó đánh liều mặc bộ đồ mới đi học. Hôm ấy về nhà bị mẹ đánh một trận te tua vì dám cãi lời. Vậy mà đến tết, nghĩa là 2 tháng sau, nó vẫn còn uất ức tủi thân lắm nên khi mẹ mặc bộ đồ mới ấy cho nó vào ngày mồng một, nó đã hu hu khóc mãi không dứt, làm cả nhà không hiểu vì sao...
    Sáu tuổi...
    Nó lục ví của ba, lôi ra tấm ảnh cô nhóc mắt tròn xoe, miệng gặm bánh tráng mà nước mắt nước mũi tèm lem. Hỏi ba, ba bảo con gái ba sợ ?oông chụp hình? quá nên cứ trốn trong góc nhà, ba dụ khị mãi mới ló đầu ra, anh Vũ hàng xóm cho thêm miếng bánh tráng nữa mới chịu nín và nhìn ?oông chụp hình? lom lom. Thế là bức ảnh ra đời. Nó xin ba tấm hình, rồi điệu đàng nắn nón ghi vào phía sau bằng mực tím với nét chữ...đẹp hơn bây giờ ?oLinh, con gái ba?. Sau này, nó ghi thêm vào ?oHoa thân tặng Lệ? và tặng bức ảnh cho cô bạn gái thân nhất của nó khi đó. Bây giờ Lệ ở phương trời nào nó cũng không biết. Mỗi khi đi học, nó hay được ông thầy Đạt ưu tiên chở về bằng xe đạp, vì nó là học trò cưng của thầy. Còn lũ bạn thì một hai ba chạy maratông theo xe ở phía sau, hò hét om sòm, vui không chịu nổi!
    Bảy tuổi...
    Con bé đi học xa hơn, mỗi ngày cuốc bộ 4 cây số. Cô giáo cưng nó hết biết. Trường tổ chức đi biển Vũng Tàu dành cho học sinh giỏi cấp 2 và thầy cô, nhưng nó được cô Lùng, cô giáo chủ nhiệm, ưu tiên cho đi theo. Vậy mà cuối cùng ông thầy Tấn xoa xoa đầu nó bảo ?oBé con còn bé tí, ra ngoài đó sóng biển cuốn trôi mất thầy không đền được cho ba mẹ đâu?. Nó ra về trong nước mắt. Chỉ vì câu nói ấy mà mãi cho đến năm ba đại học nó mới được nhìn thấy biển... Suốt đời, nó sẽ ghét thầy lắm nếu ba năm sau thầy không là người ngày ngày đưa nó đến học lớp bồi dưỡng Văn ở phòng giáo dục, giới thiệu với nó nhiều món ăn ngon. Những món ăn rất ngon, nhung nó không muốn ăn chút nào, vì nó biết lương của thầy ít lắm. Thầy biết ý nó nên cứ nói mãi ?oKhông sao đâu! Thầy chưa có vợ con mà, và còn lâu lắm thầy mới lập gia đình...? Có lẽ, đó là người thầy nó nhớ nhiều nhất, dù thầy chưa từng dạy lớp của nó ngày nào.
    Tám tuổi...
    Con bé đi học về vào một chiều mưa. Ngôi nhà bé nhỏ vỡ vụn thảm hại sau trận gió lốc. Đêm ấy nó được đưa sang nhà hàng xóm ngủ nhờ. Nhưng nó không ngủ được, nằm nghe mưa và lặng lẽ chảy dài những giọt nước mắt nóng hổi. Nó ước gì mau chóng trở thành người lớn, rồi nó sẽ đi về một phương trời xa xôi nào đó kiếm thật nhiều tiền về cho ba mẹ. Nó không muốn ba mẹ phải khổ nhiều hơn thế nữa! Nhưng cũng chỉ ở khoảnh khắc ấy thôi, qua rồi là quên mất. Nó lại líu ríu theo chân chị Thảo què trong xóm, rửa bát hay quét nhà dùm chị, đổi lại, chị sẽ kể chuyện cho nó nghe, chuyện về công chúa, hoàng tử, về những con ma mặt quỷ, chuyện gì cũng được, miễn là có chuyện để nghe. Rồi nó theo chị học hát cải lương, và nghe kể là nó hát bài ?oDòng lệ con thơ? hay lắm, cứ suốt ngày ngâm nga mãi, đến nỗi ba phải nói ?oTao đâu có phụ bạc má con mày đâu mà cứ oán trách mãi thế con??
    Ông ngoại mất. Ông ngoại là người nghiêm khắc nhất và cũng là người nó sợ nhất. Má mang bầu bé Uát, nước mắt lưng tròng. Ai cũng khóc, chỉ có nó là không, dù nó thương ông ngoại lắm, và lúc nào cũng nghe lời ông. Mấy đứa em họ bình thường cãi chày cãi bướng, quậy phá, lì lợm, bị ông ?obợp tai? hoài, chúng rất ghét ông, thế mà khi ông mất, đứa nào cũng bù lu bù loa, khóc xỉu lên xỉu xuống, nó thấy mắc cười gì đâu! Hàng xóm bảo nó là con nhỏ lạnh lùng, nó muốn cãi lại, nhưng thôi, vì có nói họ cũng chẳng hiểu được nó...Tám tuổi, nó nghĩ mình đã lớn lắm rồi...
    Chín tuổi...
    Nó không thích cô giáo Phượng, vì cô thường thiên vị cho tụi con trai. Nó nhất quyết không để thằng Thoại, thằng học trò cưng thấy ghét của cô, qua mặt. Và nó đã làm được. Nhưng thật ra có cần phải học hành gì đâu, bài vở trên lớp đã thuộc làu rồi. Đi học về quăng cặp chạy ra đồng vọc đất vọc sình, bắt cá thả diều, hái rau, chăn vịt. Đầu tóc vàng hoe cháy nắng. Bụi đời bao năm thế mà không hiểu sao nó vẫn không biết bơi như lũ bạn, chắc tại nhát gan, đành ngồi trên bờ vọc nước và giữ đồ cho bọn chúng vẫy vùng la hét trên sông. Hình như tuần nào nó cũng ăn vài roi của má, dù xét cho cùng thì nó chẳng có lỗi gì hết, chỉ tại má không hiểu được nó, nó rất ngoan và rất nghe lời, chỉ phải cái tội hay quên. Nó sợ đòn lắm. Má có biết đâu, mỗi khi má dặn ở nhà phải làm những việc gì, nó đều cố gắng ghi vào một quyển tập để khỏi phải quên, vậy mà cuối cùng vẫn thiếu sót nên tuần nào cũng ăn đòn. Má bảo nó là của nợ, chỉ biết làm khổ người khác. Câu ấy lặp đi lặp lại suốt tuổi thơ nó, là vết thương đau nhói suốt đời...
    Cái tật ham đọc linh tinh đã khiến nó vô tình phát hiện chị Thảo què viết thư tỏ tình với một anh trong xóm. Chị bảo với nó phải tuyệt đối bí mật. Nó đã ?oquân sư? cho chị về lỗi chính tả và câu cú, vì chị không được đi học nhiều. Rồi họ có con với nhau sau đó, một đứa con gái xinh đẹp, nhưng lại không nên đôi vì gia đình cấm cản. Mười lăm năm sau anh ấy cưới vợ, chị Thảo què vẫn còn thương nhớ, một chuyện tình buồn...
    Nó thương ông nội vô cùng và không thích gần gũi bà nội, chỉ vì nó không thích mẫu phụ nữ nói nhiều và lãnh đạo chồng con. Nó cũng không thích sự mê tín dị đoan ở bà. Có lẽ cách sống của bà nội là lý do lớn nhất để nó tuyên bố rằng nó không là người của bất cứ một tôn giáo nào hết, mặc dù tôn giáo nào nó cũng tìm thấy được những điểm thiêng liêng...
    Mười tuổi...
    Con bé thường cắn gối thầm khóc mỗi đêm ba nó say, vì nó sợ ba sẽ chết đi trong một cơn say nào đó. Những khi ấy, má hay hằn học và bỏ mặc ba. Nó thấy bất bình. Người say thật khổ sở và có phải lúc nào người ta cũng muốn say đâu! Huống chi ba là một người suốt đời vận bạc, không buồn sao được! Nhưng nó không dám chăm sóc cho ba, vì má sẽ phát cáu. Con bé chỉ biết nằm thao thức, mong thời gian qua nhanh. Buổi sáng thức dậy, thấy ba nhẹ nhàng dọn dẹp lau chùi những thứ mửa ra khi say, tỏ vẻ có lỗi với vợ con, nó xúc động bồi hồi. Chưa bao giờ nó thấy ba nhỏ bé và đáng thương như thế. Rồi nó nghĩ, nếu sau này nó lấy chồng và sinh con, điều đầu tiên là nó sẽ sống với gia đình nó khác má, rất khác...
    Nó nhận ra ba cũng có nhiều khuyết điểm chứ không hoàn toàn là thần tượng tuyệt vời. Nhưng nó biết lặng lẽ yêu thương những khuyết điểm ấy. Và nó hiểu những khuyết điểm ấy xuất phát từ đâu...
    Nó thích những ngày cuối tháng Tám, khi đó, ba đi làm xa về. Dù chưa hết việc ba cũng tranh thủ về để mang cho nó những cái áo, cái cặp mới. Tháng Tám năm đó ba còn mua thêm một cây viết herro sáng bóng, nó quý cây viết hơn tất cả và quyết tâm luyện chữ sao cho đẹp nhất lớp. Quyển tập chính tả toàn điểm 10, không hề có một con 9. Ba bảo nó hãy cố gắng học để sau này không phải khom lưng trên đồng như ba.
    Mười một tuổi...
    Con bé suýt nghỉ học vì trường cấp 2 xa quá, dù rằng nó đang vui sướng khi hay tin về nhì cấp thành phố trong đợt thi tốt nghiệp. Nhưng cuối cùng thì cũng được đi học, vui sướng! Trường mới thật tuyệt vời. Nó nhanh chóng làm sếp lũ bạn, mặc dù dáng vóc nó nhóc con nhất lớp. Đi đến đâu mọi người cũng biết nó, ngoài mặt khiêm tốn thôi, nhưng trong lòng, con bé thật sự tự hào...
    Mười hai tuổi...
    Nó biết đi xe đạp. Đó là một sự kiện vĩ đại trong đời. Cô giáo chủ nhiệm vẫn thường cho nó mượn những quyển sách văn học, bảo nó có năng khiếu, nên rèn luyện thường xuyên. Nhưng nó lại yêu thích môn Toán hơn. Nó có thể ngồi đến hơn nửa đêm để quyết tâm giải cho bằng được bài toán hóc búa mà ông thầy đố riêng nó với một người bạn nữa. Nó say mê môn Toán cũng bởi vì ông thầy dạy Toán mới ra trường rất giỏi, ôm đàn hát hay, có nụ cười răng khểnh đẹp ơi là đẹp, và lúc nào thầy cũng gần gũi với lớp, giống như một ông anh trai ân cần và nghịch ngợm. Đôi khi cả nhà đang ngủ say phải giật mình vì sự kiện nó đã giải được bài toán khó. Cho đến lúc này, nó vẫn không có quyển sách nào để đọc cho ra hồn, ngoại trừ sách giáo khoa. Có lẽ vì thế mà đụng bất cứ tờ giấy rơi nào nó cũng đọc ngấu nghiến, say mê với quyển sách văn của các anh chị lớp trên. Nó gần gũi và thích lẽo đẽo theo các anh chị học giỏi trong trường. Nó không thích truyện Kiều mặc dù Nguyễn Du đã viết được những câu lục bát tuyệt vời mà không ai viết nổi nữa. Nó thấy cuộc đời Thuý Kiều chẳng có gì là khổ sở hết, thường thôi, cũng chỉ là người phụ nữ nhàn nhạt, chẳng qua là có chút tài và chút nhan sắc. Xã hội ấy đầy rẫy những cô gái khổ gấp trăm lần Kiều cơ mà! Và nó cũng không có cảm tình với Thuý Kiều, nó không muốn Thuý Kiều gặp lại Kim Trọng. Nó chỉ thương Từ Hải. Đáng lẽ Thúy Kiều phải làm một cái gì đó hay sống như thế nào đó suốt quãng đời còn lại để phần nào chuộc lỗi lầm khủng khiếp đối với chồng mình...Suốt cả truyện Kiều, nó thương nhiều nhất chàng Từ Hải chết đứng mà thôi.
    Mười ba tuổi...
    Một sự kiện vĩ đại nữa là em Tân đã có thể vịn vách đứng lên được khi đã tròn 7 tuổi. Nỗi chờ đợi đã gần như mỏi mòn trong lòng nó, khấp khởi niềm hy vọng em sẽ đi được vào một ngày nào đó, em không dị tật gì, chẳng qua bị yếu xương. Đó là đứa em nó yêu nhất, hơn tất cả, kể cả ba mẹ, cứ như hai đứa tách rời từ một vật thể duy nhất vậy. Con bé từng ước mơ khi lớn lên có đủ tiền sẽ chạy chữa cho em, hướng nó chơi chuyên nghiệp một nhạc cụ nào đó, vì thằng bé có năng khiếu và rất say mê âm nhạc. Nhưng rồi em mãi mãi không còn nữa, khi tự bước được những bước đi đầu tiên trong sung sướng. Sốt xuất huyết não! Con bé bàng hoàng!
  2. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Mười bốn tuổi...
    Cô giáo chủ nhiêm bảo con bé đi thi học sinh giỏi văn, thầy bộ môn bảo con bé nên thi học sinh giỏi toán. Thật tình nó thích đi thi Toán hơn, nhưng nó không dám nói điều đó với cô chủ nhiệm...Sau mấy tuần đạo diễn cho tờ báo tường, lớp nó chiếm hạng nhất. Nó chép lại một bài thơ của mình từ tờ báo tường ấy gửi về một toà soạn, và được đăng. Lạ lùng, thì ra, nó cũng có thể làm thơ...
    Đám bạn hay đòi đến nhà chơi, con bé nhất quyết không cho. Trong tận sâu thẳm tâm hồn nó, nghèo là một điều tủi nhục. Nó đã thấy người thân của mình bị khinh rẻ, bị xem thường, chỉ vì nghèo.
    Chiếc xe đạp hư, ba hứa sẽ sửa cho nó, nhưng ba cứ bận bịu mãi. Nó đành tự tháo ?otanh bành? chiếc xe, hai bàn tay phồng rộp. Nó sơn phết lại, tay chân mặt mũi dính dầy nước sơn và bụi bặm. Cuối cùng, ráp xong chiếc xe thì lại dư tùm lum món. Nó tự hỏi và cảm thấy tủi thân vì tại sao nó không có một ông anh trai trên đời này, và tại sao thằng em trai của nó lại cách nó đến 4 tuổi, chưa thể đỡ đần giúp nó chút gì cả. Nó mơ ước mình biến thành con trai, con gái yếu đuối quá!
    Mười lăm tuổi...
    May mắn làm sao, lúc nó chuẩn bị nghỉ học thì số tiền thưởng thủ khoa cuối cấp đủ để may áo dài và đóng học phí một học kỳ. Cộng thêm những giải thưởng sáng tác, con bé đường hoàng bước vào cấp ba. Những ngày đến trường mới cực nhọc làm sao. Khi không chưa học ngoại ngữ bao giờ lại phải chui vô lớp chọn, học cùng hệ 7 năm với đám bạn mới, vừa vất vả vừa không tự tin. Có lẽ đó là lý do mà cho đến bây giờ nó vẫn ghét học tiếng Anh, nghe bên lỗ tai này thì lập tức bay mất ở lỗ tai kia. Nó không còn thân thiết với thầy cô mà chuyển sang thân với bạn bè từ khi mười lăm tuổi, có lẽ đã bắt đầu lớn nên như thế.
    Con bé không có mùa hè. Mùa hè của nó là những ngày lao động vất vả trên đồng...
    Mười sáu tuổi...
    Con nhỏ không còn học giỏi đều nữa, cả cái môn hình học yêu thích nhất nó cũng bắt đầu cảm thấy lười. Mộng mơ...Và đối với mọi người , tuổi 16 là những ngày tươi đẹp nhất thì đối với nó, đó là những ngày nhạt nhẽo và lãng xẹt nhất đời. Đấy là khi lớn lên nó mới thừa nhận thế. Còn lúc ấy, nó sống trong một núi mặc cảm, tự ti, mơ ước, thất vọng, buồn và ... già hơn bây giờ rất nhiều!
    Mười bảy tuổi...
    Mấy người bạn ghẹo ?oSao bà không thi thì thôi, còn tham gia thi cái gì cũng rinh giải nhất hết vậy?? Con nhỏ cũng không biết tại sao, dù thật lòng nó biết mình còn kém cỏi so với những người bạn xa lạ kia. Có lẽ nó may mắn trong các cuộc thi chăng? Nhưng nó đâu có ham danh, cái nó cần là số tiền thưởng từ những giải ấy!
    Bạn bè chuẩn bị hồ sơ thi đại học, nó háo hức mua cho mình 4 bộ hồ sơ với thứ tự ưu tiên: kinh tế, kỹ thuật, sư phạm toán và một hồ sơ trắng. Nhưng ba thông báo với con bé rằng ba không thể nào nuôi con ăn học nổi năm năm đại học đâu, con đừng thi, đậu mà không học thì càng buồn. Nó lưỡng lự một đêm rồi sáng vào lớp đốt bỏ ba bộ hồ sơ đã đăng ký. Từ đó, nó không thiết tha chuyện học hành nữa. Học kỳ 2, con bé chỉ đạt loại trung bình. Nhưng những ngày cuối cùng, thấy bạn bè nô nức bàn chuyện thi trường nào, bỏ trường nào, lòng nó cũng không thể lặng yên. Con nhỏ lẳng lặng mang bộ hồ sơ cuối cùng ra. Nó quyết định thi chơi cho đỡ buồn. Có học hành gì đâu nên chỉ dám thi khối C nhân văn, để còn có thể...bịa ra được cái gì đó, chứ nếu những môn tự nhiên thì chỉ có nước cắn bút. Và...thật kỳ lạ, nó đã vào đại học với số điểm cao không ngờ! Chạy vạy vay mượn rồi cuối cùng cũng được đi học như ai...
    Mười tám tuổi...
    Sinh viên năm nhất, một tháng nó đi học nhiều nhất là 5 ngày. Đợi hết môn mượn tập bạn bè về photo học thi, đến nỗi cả mấy trăm bạn học đại cương chẳng ai biết nó từ đâu bỗng lù lù xuất hiện trong phòng nghe câu hỏi ôn tập và ghi chép như điên. Nó học bằng kiến thức đã có từ thời phổ thông nên không có gì là vất vả, điểm số lại cao, nhưng nó không quan tâm đến sự cao thấp ấy, thi đạt yêu cầu là đủ mục tiêu rồi.
    Mỗi sáng, con nhỏ dậy thật sớm, lặng lẽ mấy chục cây số đạp xe đi đến trường dưới ánh đèn đường lờ mờ. Nhờ thế, nó được nhìn thấy nhiều mảnh đời vất vưởng bên lề đường không tấm áo lành lặn che thân, không manh chiếu trải ngủ. Nhiều người tất bật quẩy gánh hàng vào nội ô cho kịp bán sớm mai... Nó thấy họ thật hiền từ và đáng yêu. Nó kể với những người xung quanh về những điều nó thấy. Ai ai cũng nói với nó đừng đi học nữa, con gái đi một mình trong đêm nguy hiểm lắm. Nó cũng biết vậy, và nó là chúa nhát gan! Nhưng con nhỏ không có lựa chọn nào khác...
    Con đường trở về mới đáng sợ hơn. Nó từng đạp xe trong đêm tối, ?ongõ sâu đêm không màu?, giữa cơn mưa gió và xung quanh mọi người đã tắt đèn đi ngủ hoặc đóng cửa quây quần xem ti vi. Con đường trơn ướt đầy ổ gà và bùn nhão. Nó sợ bóng tối và những lằn sấm sét ghê lắm, vì là đứa nhát gan mà. Suốt con đường đêm không một bóng người, chưa bao giờ nó sợ hãi hơn thế. Thỉnh thoảng gặp cậu bé nghèo bán bánh mì ngọt, hai chị em chầm chậm đi cùng, và trò chuyện, sau mới biết cả hai đứa đều sợ ma! Lần nào gặp nó cũng mua giúp cậu một ít bánh, vì cậu bé khổ hơn nó nhiều...
    Mười chín tuổi...
    Con bé nói với mẹ rằng nó không thể tiếp tục học như vậy, chẳng có kết quả khả quan, và có lẽ sẽ chẳng ai nhận nó vào làm việc khi nó ăn học amatơ như thế. Con bé quyết định nghỉ học. Nó làm đơn xin làm công nhân may cho một xí nghiệp gần nhà. Ngày đi nộp đơn là ngày nó nghĩ mình đã đi vào con đường cùng của cuộc sống, hoàn toàn không có tương lai. Một người như nó cuối cùng phải ngày mỗi ngày dán mắt vào những sản phẩm công nghiệp vô hồn hay sao, mặc dù hồi nhỏ nó cũng đam mê thêu thùa may vá!
    Ông trưởng phòng nhìn hồ sơ của nó, bảo ở đây tuyển đủ người rồi, chắc lâu lắm mới có đợt tuyển nữa. Nó đành lủi thủi quay về, lòng buồn rười rượi, sau này nó mới biết đó là một điều may mắn.
    Thật đúng dịp, đang lúc lơ ngơ, khi không nó được mời về làm việc bán chính thức cho một cơ quan. Điều đó phải cảm ơn những giải thưởng, vì nhờ đó, người ta biết và nhớ đến nó. Và bắt đầu những ngày trọ học, đi làm.
    Hai mươi tuổi...
    Nó nhỏ bé và yếu đuối, luôn luôn được sự thương mến và yêu quý của bạn bè. Hình như nó chưa bao giờ bị ai ghét. Một người lận đận như nó không dưng bây giờ lại ổn định hơn rất nhiều người, nó cảm thấy thương bạn và cảm thấy mình là người may mắn. Con nhỏ đã tìm thấy được cái nền cho những bước chân của mình, đó là kiến thức và tư duy, để nó không thể vấp ngã hay mất phương hướng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
    Hai mươi mốt tuổi...
    Ngày tốt nghiệp đại học cũng là dịp nó xây được ngôi nhà mơ ước cho gia đình, điều mà cả đời ba không làm được. Nó tự tay chọn những viên gạch nền, màu tường, màu viền, gạch ốp, những cái bàn cái tủ trang trí, thiết kế lại khu vườn. Những đứa em rộn ràng lắm, vì bọn chúng sẽ không còn phải mặc cảm nhà nghèo, không còn lúng túng từ chối mỗi khi bạn bè muốn đến nhà chơi như nó ngày xưa. Đó là lý do để nó quyết tâm xây ngôi nhà sớm. Mẹ vui lắm, và rất tự hào về con gái đầu lòng. Nó bỗng nhớ mẹ từng nói nó là của nợ, là kẻ suốt đời làm khổ người khác. Có lẽ mẹ đã quên rồi những điều đó, chỉ có nó nhớ, nhớ để cảm thấy yêu mẹ nhiều hơn bao giờ.
    Hai mươi hai tuổi...
    Con nhỏ đã thanh toán hết những khoản nợ của gia đình, và cả những khoản nợ từ ngôi nhà. Cuộc sống của nó thật sự bắt đầu từ khi hai mươi hai tuổi. Khi thảnh thơi hơn, mẹ dần trở nên dịu dàng, điều mà suốt tuổi thơ nó mơ ước ở mẹ. Mỗi khi về thăm, nó vẫn hay lén ngắm mẹ, trỗi dậy một ước mơ rất trẻ con là được mẹ ôm vào lòng và thủ thỉ bằng những lời yêu thương thơ trẻ. Nhưng mẹ không làm điều đó, vì nó đã hai mươi hai tuổi, và vì mẹ cũng không biết là nó thích như thế!
    Hai mươi ba tuổi...
    Sếp nói với nó rằng nó có năng lực, hãy viết để trở thành một nhà văn. Nhiều người cũng nói thế. Nó ậm ừ cho qua, vì thật sự nó không thích viết để trở thành một nhà văn, cũng không thích viết để trở thành một người thơ thơ thẩn thẩn.Nó chỉ thích làm một người bình thường, thậm chí nó cũng không thích đọc những quyển sách hơi bị...cao siêu, dù rằng nó có thể hiểu được quyển sách ấy. Nó đã nhìn thấy nhiều cái tật của những người uyên bác, và nó không muốn mình trở thành một người như thế chút nào.
    Hai mươi bốn tuổi...
    Con nhỏ không còn nhiều bạn bè cạnh bên vì họ đã bận bịu với mái ấm của mình. Bù lại, nó có một người bạn tốt, và cũng là nỗi âu lo phiền muộn lớn nhất của nó, đó là...thằng em trai với những ý nghĩ táo bạo, những ước mơ quá ư lớn lao về việc làm giàu. Thằng nhỏ sẽ thành công nổi bật, hoặc suốt đời sẽ lông bông chẳng ra gì. Mỗi người một con đường, dù thương em nhưng nó không thể sống giùm phần đời của em được, chỉ biết cầu mong những bình yên...
    Hai mươi lăm tuổi...
    Con nhỏ mong ước mau đến cái ngày tự trả lương cho mình... Và nó tự hỏi có hay không trên đời này cái gọi là một nửa của riêng mình bị thất lạc? Nếu có ai đó đủ uy tín khẳng định với nó rằng có thì nhất định nó phải đi tìm cho ra một nửa ấy, dù là ở chân trời góc biển nào, để nói với người ta rằng tôi là một nửa thất lạc của bạn đây. Tại sao bao nhiêu năm nay bạn không đi tìm tôi, trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời, tôi cần bạn biết bao, bạn ạ...
    Bình Thạnh, 31-3-2004
    Cá nói: -Anh không thể nhìn thấy nước mắt của tôi, vì tôi sống trong nước....
    Nước nói: -Tôi có thể cảm nhận nước mắt của bạn, vì bạn trong trái tim tôi...
  3. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Mười bốn tuổi...
    Cô giáo chủ nhiêm bảo con bé đi thi học sinh giỏi văn, thầy bộ môn bảo con bé nên thi học sinh giỏi toán. Thật tình nó thích đi thi Toán hơn, nhưng nó không dám nói điều đó với cô chủ nhiệm...Sau mấy tuần đạo diễn cho tờ báo tường, lớp nó chiếm hạng nhất. Nó chép lại một bài thơ của mình từ tờ báo tường ấy gửi về một toà soạn, và được đăng. Lạ lùng, thì ra, nó cũng có thể làm thơ...
    Đám bạn hay đòi đến nhà chơi, con bé nhất quyết không cho. Trong tận sâu thẳm tâm hồn nó, nghèo là một điều tủi nhục. Nó đã thấy người thân của mình bị khinh rẻ, bị xem thường, chỉ vì nghèo.
    Chiếc xe đạp hư, ba hứa sẽ sửa cho nó, nhưng ba cứ bận bịu mãi. Nó đành tự tháo ?otanh bành? chiếc xe, hai bàn tay phồng rộp. Nó sơn phết lại, tay chân mặt mũi dính dầy nước sơn và bụi bặm. Cuối cùng, ráp xong chiếc xe thì lại dư tùm lum món. Nó tự hỏi và cảm thấy tủi thân vì tại sao nó không có một ông anh trai trên đời này, và tại sao thằng em trai của nó lại cách nó đến 4 tuổi, chưa thể đỡ đần giúp nó chút gì cả. Nó mơ ước mình biến thành con trai, con gái yếu đuối quá!
    Mười lăm tuổi...
    May mắn làm sao, lúc nó chuẩn bị nghỉ học thì số tiền thưởng thủ khoa cuối cấp đủ để may áo dài và đóng học phí một học kỳ. Cộng thêm những giải thưởng sáng tác, con bé đường hoàng bước vào cấp ba. Những ngày đến trường mới cực nhọc làm sao. Khi không chưa học ngoại ngữ bao giờ lại phải chui vô lớp chọn, học cùng hệ 7 năm với đám bạn mới, vừa vất vả vừa không tự tin. Có lẽ đó là lý do mà cho đến bây giờ nó vẫn ghét học tiếng Anh, nghe bên lỗ tai này thì lập tức bay mất ở lỗ tai kia. Nó không còn thân thiết với thầy cô mà chuyển sang thân với bạn bè từ khi mười lăm tuổi, có lẽ đã bắt đầu lớn nên như thế.
    Con bé không có mùa hè. Mùa hè của nó là những ngày lao động vất vả trên đồng...
    Mười sáu tuổi...
    Con nhỏ không còn học giỏi đều nữa, cả cái môn hình học yêu thích nhất nó cũng bắt đầu cảm thấy lười. Mộng mơ...Và đối với mọi người , tuổi 16 là những ngày tươi đẹp nhất thì đối với nó, đó là những ngày nhạt nhẽo và lãng xẹt nhất đời. Đấy là khi lớn lên nó mới thừa nhận thế. Còn lúc ấy, nó sống trong một núi mặc cảm, tự ti, mơ ước, thất vọng, buồn và ... già hơn bây giờ rất nhiều!
    Mười bảy tuổi...
    Mấy người bạn ghẹo ?oSao bà không thi thì thôi, còn tham gia thi cái gì cũng rinh giải nhất hết vậy?? Con nhỏ cũng không biết tại sao, dù thật lòng nó biết mình còn kém cỏi so với những người bạn xa lạ kia. Có lẽ nó may mắn trong các cuộc thi chăng? Nhưng nó đâu có ham danh, cái nó cần là số tiền thưởng từ những giải ấy!
    Bạn bè chuẩn bị hồ sơ thi đại học, nó háo hức mua cho mình 4 bộ hồ sơ với thứ tự ưu tiên: kinh tế, kỹ thuật, sư phạm toán và một hồ sơ trắng. Nhưng ba thông báo với con bé rằng ba không thể nào nuôi con ăn học nổi năm năm đại học đâu, con đừng thi, đậu mà không học thì càng buồn. Nó lưỡng lự một đêm rồi sáng vào lớp đốt bỏ ba bộ hồ sơ đã đăng ký. Từ đó, nó không thiết tha chuyện học hành nữa. Học kỳ 2, con bé chỉ đạt loại trung bình. Nhưng những ngày cuối cùng, thấy bạn bè nô nức bàn chuyện thi trường nào, bỏ trường nào, lòng nó cũng không thể lặng yên. Con nhỏ lẳng lặng mang bộ hồ sơ cuối cùng ra. Nó quyết định thi chơi cho đỡ buồn. Có học hành gì đâu nên chỉ dám thi khối C nhân văn, để còn có thể...bịa ra được cái gì đó, chứ nếu những môn tự nhiên thì chỉ có nước cắn bút. Và...thật kỳ lạ, nó đã vào đại học với số điểm cao không ngờ! Chạy vạy vay mượn rồi cuối cùng cũng được đi học như ai...
    Mười tám tuổi...
    Sinh viên năm nhất, một tháng nó đi học nhiều nhất là 5 ngày. Đợi hết môn mượn tập bạn bè về photo học thi, đến nỗi cả mấy trăm bạn học đại cương chẳng ai biết nó từ đâu bỗng lù lù xuất hiện trong phòng nghe câu hỏi ôn tập và ghi chép như điên. Nó học bằng kiến thức đã có từ thời phổ thông nên không có gì là vất vả, điểm số lại cao, nhưng nó không quan tâm đến sự cao thấp ấy, thi đạt yêu cầu là đủ mục tiêu rồi.
    Mỗi sáng, con nhỏ dậy thật sớm, lặng lẽ mấy chục cây số đạp xe đi đến trường dưới ánh đèn đường lờ mờ. Nhờ thế, nó được nhìn thấy nhiều mảnh đời vất vưởng bên lề đường không tấm áo lành lặn che thân, không manh chiếu trải ngủ. Nhiều người tất bật quẩy gánh hàng vào nội ô cho kịp bán sớm mai... Nó thấy họ thật hiền từ và đáng yêu. Nó kể với những người xung quanh về những điều nó thấy. Ai ai cũng nói với nó đừng đi học nữa, con gái đi một mình trong đêm nguy hiểm lắm. Nó cũng biết vậy, và nó là chúa nhát gan! Nhưng con nhỏ không có lựa chọn nào khác...
    Con đường trở về mới đáng sợ hơn. Nó từng đạp xe trong đêm tối, ?ongõ sâu đêm không màu?, giữa cơn mưa gió và xung quanh mọi người đã tắt đèn đi ngủ hoặc đóng cửa quây quần xem ti vi. Con đường trơn ướt đầy ổ gà và bùn nhão. Nó sợ bóng tối và những lằn sấm sét ghê lắm, vì là đứa nhát gan mà. Suốt con đường đêm không một bóng người, chưa bao giờ nó sợ hãi hơn thế. Thỉnh thoảng gặp cậu bé nghèo bán bánh mì ngọt, hai chị em chầm chậm đi cùng, và trò chuyện, sau mới biết cả hai đứa đều sợ ma! Lần nào gặp nó cũng mua giúp cậu một ít bánh, vì cậu bé khổ hơn nó nhiều...
    Mười chín tuổi...
    Con bé nói với mẹ rằng nó không thể tiếp tục học như vậy, chẳng có kết quả khả quan, và có lẽ sẽ chẳng ai nhận nó vào làm việc khi nó ăn học amatơ như thế. Con bé quyết định nghỉ học. Nó làm đơn xin làm công nhân may cho một xí nghiệp gần nhà. Ngày đi nộp đơn là ngày nó nghĩ mình đã đi vào con đường cùng của cuộc sống, hoàn toàn không có tương lai. Một người như nó cuối cùng phải ngày mỗi ngày dán mắt vào những sản phẩm công nghiệp vô hồn hay sao, mặc dù hồi nhỏ nó cũng đam mê thêu thùa may vá!
    Ông trưởng phòng nhìn hồ sơ của nó, bảo ở đây tuyển đủ người rồi, chắc lâu lắm mới có đợt tuyển nữa. Nó đành lủi thủi quay về, lòng buồn rười rượi, sau này nó mới biết đó là một điều may mắn.
    Thật đúng dịp, đang lúc lơ ngơ, khi không nó được mời về làm việc bán chính thức cho một cơ quan. Điều đó phải cảm ơn những giải thưởng, vì nhờ đó, người ta biết và nhớ đến nó. Và bắt đầu những ngày trọ học, đi làm.
    Hai mươi tuổi...
    Nó nhỏ bé và yếu đuối, luôn luôn được sự thương mến và yêu quý của bạn bè. Hình như nó chưa bao giờ bị ai ghét. Một người lận đận như nó không dưng bây giờ lại ổn định hơn rất nhiều người, nó cảm thấy thương bạn và cảm thấy mình là người may mắn. Con nhỏ đã tìm thấy được cái nền cho những bước chân của mình, đó là kiến thức và tư duy, để nó không thể vấp ngã hay mất phương hướng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
    Hai mươi mốt tuổi...
    Ngày tốt nghiệp đại học cũng là dịp nó xây được ngôi nhà mơ ước cho gia đình, điều mà cả đời ba không làm được. Nó tự tay chọn những viên gạch nền, màu tường, màu viền, gạch ốp, những cái bàn cái tủ trang trí, thiết kế lại khu vườn. Những đứa em rộn ràng lắm, vì bọn chúng sẽ không còn phải mặc cảm nhà nghèo, không còn lúng túng từ chối mỗi khi bạn bè muốn đến nhà chơi như nó ngày xưa. Đó là lý do để nó quyết tâm xây ngôi nhà sớm. Mẹ vui lắm, và rất tự hào về con gái đầu lòng. Nó bỗng nhớ mẹ từng nói nó là của nợ, là kẻ suốt đời làm khổ người khác. Có lẽ mẹ đã quên rồi những điều đó, chỉ có nó nhớ, nhớ để cảm thấy yêu mẹ nhiều hơn bao giờ.
    Hai mươi hai tuổi...
    Con nhỏ đã thanh toán hết những khoản nợ của gia đình, và cả những khoản nợ từ ngôi nhà. Cuộc sống của nó thật sự bắt đầu từ khi hai mươi hai tuổi. Khi thảnh thơi hơn, mẹ dần trở nên dịu dàng, điều mà suốt tuổi thơ nó mơ ước ở mẹ. Mỗi khi về thăm, nó vẫn hay lén ngắm mẹ, trỗi dậy một ước mơ rất trẻ con là được mẹ ôm vào lòng và thủ thỉ bằng những lời yêu thương thơ trẻ. Nhưng mẹ không làm điều đó, vì nó đã hai mươi hai tuổi, và vì mẹ cũng không biết là nó thích như thế!
    Hai mươi ba tuổi...
    Sếp nói với nó rằng nó có năng lực, hãy viết để trở thành một nhà văn. Nhiều người cũng nói thế. Nó ậm ừ cho qua, vì thật sự nó không thích viết để trở thành một nhà văn, cũng không thích viết để trở thành một người thơ thơ thẩn thẩn.Nó chỉ thích làm một người bình thường, thậm chí nó cũng không thích đọc những quyển sách hơi bị...cao siêu, dù rằng nó có thể hiểu được quyển sách ấy. Nó đã nhìn thấy nhiều cái tật của những người uyên bác, và nó không muốn mình trở thành một người như thế chút nào.
    Hai mươi bốn tuổi...
    Con nhỏ không còn nhiều bạn bè cạnh bên vì họ đã bận bịu với mái ấm của mình. Bù lại, nó có một người bạn tốt, và cũng là nỗi âu lo phiền muộn lớn nhất của nó, đó là...thằng em trai với những ý nghĩ táo bạo, những ước mơ quá ư lớn lao về việc làm giàu. Thằng nhỏ sẽ thành công nổi bật, hoặc suốt đời sẽ lông bông chẳng ra gì. Mỗi người một con đường, dù thương em nhưng nó không thể sống giùm phần đời của em được, chỉ biết cầu mong những bình yên...
    Hai mươi lăm tuổi...
    Con nhỏ mong ước mau đến cái ngày tự trả lương cho mình... Và nó tự hỏi có hay không trên đời này cái gọi là một nửa của riêng mình bị thất lạc? Nếu có ai đó đủ uy tín khẳng định với nó rằng có thì nhất định nó phải đi tìm cho ra một nửa ấy, dù là ở chân trời góc biển nào, để nói với người ta rằng tôi là một nửa thất lạc của bạn đây. Tại sao bao nhiêu năm nay bạn không đi tìm tôi, trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời, tôi cần bạn biết bao, bạn ạ...
    Bình Thạnh, 31-3-2004
    Cá nói: -Anh không thể nhìn thấy nước mắt của tôi, vì tôi sống trong nước....
    Nước nói: -Tôi có thể cảm nhận nước mắt của bạn, vì bạn trong trái tim tôi...
  4. minhkim

    minhkim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    To _Hoa: Đấy có phải là tự truyện của bạn không ?! Vì mình nghĩ chỉ có người trong cuộc mới có những suy nghĩ và cách nhìn nhận sâu sắc đến như vậy. Cuộc đời mỗi người là cả một cuốn film dài nhiều tập, trong đó không ai giống với ai cả, từ người diễn viên chính (là bản thân mình), cho đến hoàn cảnh, mọi thứ xung quanh . . .. Người ta chỉ có thể tìm thấy sự đồng điệu bởi những tâm hồn, mà điều đó thì chỉ có thơ văn mới thể hiện được. Đọc những gì bạn viết mình mới thấy tuổi thơ là cả một quãng thời gian đẹp nhất của mỗi con người, dù buồn dù vui, dù sướng hay khổ thì nó vẫn in đậm trong ký ức của mỗi chúng ta, để đến một ngày nào đó khi ta ngoảnh đầu nhìn lại và cảm thấy chút gì như luyến tiếc.
  5. minhkim

    minhkim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    To _Hoa: Đấy có phải là tự truyện của bạn không ?! Vì mình nghĩ chỉ có người trong cuộc mới có những suy nghĩ và cách nhìn nhận sâu sắc đến như vậy. Cuộc đời mỗi người là cả một cuốn film dài nhiều tập, trong đó không ai giống với ai cả, từ người diễn viên chính (là bản thân mình), cho đến hoàn cảnh, mọi thứ xung quanh . . .. Người ta chỉ có thể tìm thấy sự đồng điệu bởi những tâm hồn, mà điều đó thì chỉ có thơ văn mới thể hiện được. Đọc những gì bạn viết mình mới thấy tuổi thơ là cả một quãng thời gian đẹp nhất của mỗi con người, dù buồn dù vui, dù sướng hay khổ thì nó vẫn in đậm trong ký ức của mỗi chúng ta, để đến một ngày nào đó khi ta ngoảnh đầu nhìn lại và cảm thấy chút gì như luyến tiếc.
  6. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Để yên đi..._Hoa đang toả hương...!!!

    Hãy trao cho nhau,

    muôn ngàn yêu dấu.

    Hãy trao cho nhau,

    hạnh phúc lẫn thương đau...!
  7. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Để yên đi..._Hoa đang toả hương...!!!

    Hãy trao cho nhau,

    muôn ngàn yêu dấu.

    Hãy trao cho nhau,

    hạnh phúc lẫn thương đau...!
  8. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    To cheryl_4T9:
    Đúng là có những lúc người ta cảm thấy lạc lõng và mất phương hướng, cũng như cái cảm giác bạn đang đi giữa phố đông nhưng không nhìn thấy ai hết, hoặc không nhìn thấy ai giống mình và không ai nhìn thấy bạn. Chỉ là khoảnh khắc nào đó mà thôi...Đồng ý hai tay và cả...hai chân với bạn luôn, rằng chẳng ai dại dột giải sầu bằng tình yêu cả, hi hi.
    To minhkim
    Đó là một buổi tối ngẫu hứng bỗng nhiên muốn được kể một ai đó nghe về mình, hay đơn giản chỉ là ngồi nói chuyện với cái máy tính, sau một vòng dạo phố với mấy người bạn cũ lâu ngày gặp lại. Cảm ơn bạn đã chịu khó chia sẻ với mình, vì mình nghĩ chắc ít có ai kiên nhẫn để đọc một tự truyện dài lê thê như thế. Mình đồng ý với bạn tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp của đời người, dù là một tuổi thơ như thế nào đi nữa. Nhưng mà mình không nghĩ tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp nhất đâu. Cũng như khi mình mười sáu tuổi, mình nghĩ mình đã là một người trưởng thành, nhưng lớn lên một chút, lại cảm thấy tuổi mười sáu sao mà bồng bột và buồn cười, lại uổng phí quá nhiều thời gian cho những ý nghĩ không đâu...Thế đấy, nhiều khi "khoảng thời gian đẹp nhất đời người" của mỗi con người chưa thể xác định được, khi họ còn đang sống...
    To Gio_mua_dong_bac
    Bạn làm mình...ngại quá! :)
  9. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    To cheryl_4T9:
    Đúng là có những lúc người ta cảm thấy lạc lõng và mất phương hướng, cũng như cái cảm giác bạn đang đi giữa phố đông nhưng không nhìn thấy ai hết, hoặc không nhìn thấy ai giống mình và không ai nhìn thấy bạn. Chỉ là khoảnh khắc nào đó mà thôi...Đồng ý hai tay và cả...hai chân với bạn luôn, rằng chẳng ai dại dột giải sầu bằng tình yêu cả, hi hi.
    To minhkim
    Đó là một buổi tối ngẫu hứng bỗng nhiên muốn được kể một ai đó nghe về mình, hay đơn giản chỉ là ngồi nói chuyện với cái máy tính, sau một vòng dạo phố với mấy người bạn cũ lâu ngày gặp lại. Cảm ơn bạn đã chịu khó chia sẻ với mình, vì mình nghĩ chắc ít có ai kiên nhẫn để đọc một tự truyện dài lê thê như thế. Mình đồng ý với bạn tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp của đời người, dù là một tuổi thơ như thế nào đi nữa. Nhưng mà mình không nghĩ tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp nhất đâu. Cũng như khi mình mười sáu tuổi, mình nghĩ mình đã là một người trưởng thành, nhưng lớn lên một chút, lại cảm thấy tuổi mười sáu sao mà bồng bột và buồn cười, lại uổng phí quá nhiều thời gian cho những ý nghĩ không đâu...Thế đấy, nhiều khi "khoảng thời gian đẹp nhất đời người" của mỗi con người chưa thể xác định được, khi họ còn đang sống...
    To Gio_mua_dong_bac
    Bạn làm mình...ngại quá! :)
  10. minhkim

    minhkim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0

    Không biết bạn nghĩ thế nào, chứ nếu là mình thì mình lại nghĩ khác bạn ạ. Điều mình nói ra, được ai đó biết đến và chia sẻ thì là một điều hạnh phúc đấy chứ. Nếu vào trang nào đó mà chỉ thấy toàn bài của mình thôi, thì mình sẽ nản và không muốn viết tiếp nữa. Vì không biết là có ai quan tâm đến hay không.
    Mình vẫn đang thưởng thức _Hoa đấy chứ.​

Chia sẻ trang này