1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Riêng chung

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi _Hoa, 30/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG ĐỀ
    Ngõ mai vàng chiều nay
    Rợp mùa xuân ngày ấy
    Ao xanh mát giấc bèo
    Cá ngủ say quên quẫy
    Bìm bìm xanh nhụy tím
    Hoa muống đơm trắng đồng
    Hương tóc thơm một thuở
    Gội bìm bìm, nhớ không?
    Hạnh phúc nơi nào thế?
    Em tìm mỏi chân rồi
    Thôi về đây, chốn cũ
    Ngắm tháng ngày êm trôi
    Mồng một Tết, 2005
  2. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG ĐỀ
    Ngõ mai vàng chiều nay
    Rợp mùa xuân ngày ấy
    Ao xanh mát giấc bèo
    Cá ngủ say quên quẫy
    Bìm bìm xanh nhụy tím
    Hoa muống đơm trắng đồng
    Hương tóc thơm một thuở
    Gội bìm bìm, nhớ không?
    Hạnh phúc nơi nào thế?
    Em tìm mỏi chân rồi
    Thôi về đây, chốn cũ
    Ngắm tháng ngày êm trôi
    Mồng một Tết, 2005
  3. TenGiDayTa

    TenGiDayTa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Cuối tháng ba, ngoại ô đang chờ một cơn mưa về để rửa sạch bụi bặm và xoa dịu bớt những ngày nắng cháy. Đi ngang qua cầu Đôi, vẫn đôi dòng kênh gối đầu lên nhau chảy chung một nhịp cầu, bờ vai chung mát dịu một màu xanh của hỗn tạp cây lá, giống như một khoảng rừng nhỏ, hoang sơ và tràn đầy sức sống. Xuống dốc cầu là "giang sơn" của mình...Khu vườn nhỏ với những cây xoài đang lúc lỉu trái...
    Tháng ba, cuối mùa xuân... Mùa xuân này trôi qua thật lặng lẽ, nhưng cuối xuân thì thật kỳ lạ, với riêng mình... Không đi tìm, không dự dịnh, không cả hy vọng, thế mà bỗng dưng có nhiều thứ quá, đến nỗi tự hỏi chẳng lẽ mình đang nằm mơ, hay đang hóa thân vào một câu chuyện cổ tích nào đó? Cổ tích thường kết thúc có hậu, không biết câu chuyện cổ tích của đời mình rồi sẽ có một đoạn kết như thế nào?
    Tháng ba, loanh quanh với những ước mơ và những dự cảm... Thời gian nhé, giữ dùm nhau những nụ cười... Những niềm hạnh phúc ta có hôm nay, bấy nhiêu đó thôi cũng đã hơn điều ta từng mong ước, xin được giữ trọn đến ngàn sau...
    Được TenGiDayTa sửa chữa / chuyển vào 10:56 ngày 15/03/2005
  4. TenGiDayTa

    TenGiDayTa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Cuối tháng ba, ngoại ô đang chờ một cơn mưa về để rửa sạch bụi bặm và xoa dịu bớt những ngày nắng cháy. Đi ngang qua cầu Đôi, vẫn đôi dòng kênh gối đầu lên nhau chảy chung một nhịp cầu, bờ vai chung mát dịu một màu xanh của hỗn tạp cây lá, giống như một khoảng rừng nhỏ, hoang sơ và tràn đầy sức sống. Xuống dốc cầu là "giang sơn" của mình...Khu vườn nhỏ với những cây xoài đang lúc lỉu trái...
    Tháng ba, cuối mùa xuân... Mùa xuân này trôi qua thật lặng lẽ, nhưng cuối xuân thì thật kỳ lạ, với riêng mình... Không đi tìm, không dự dịnh, không cả hy vọng, thế mà bỗng dưng có nhiều thứ quá, đến nỗi tự hỏi chẳng lẽ mình đang nằm mơ, hay đang hóa thân vào một câu chuyện cổ tích nào đó? Cổ tích thường kết thúc có hậu, không biết câu chuyện cổ tích của đời mình rồi sẽ có một đoạn kết như thế nào?
    Tháng ba, loanh quanh với những ước mơ và những dự cảm... Thời gian nhé, giữ dùm nhau những nụ cười... Những niềm hạnh phúc ta có hôm nay, bấy nhiêu đó thôi cũng đã hơn điều ta từng mong ước, xin được giữ trọn đến ngàn sau...
    Được TenGiDayTa sửa chữa / chuyển vào 10:56 ngày 15/03/2005
  5. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Đi lang thang trên TTVNOL, "lụm" lại được bài viết của mình hồi học lớp 10, lớp 11 gì đó, đăng báo rồi quên mất tiêu! Mọi người cho tui giữ lại ở đây làm kỷ niệm nha!
    VỀ ÐỒNG ĂN CÁ NƯỚNG TRUI
    Tuổi thơ miền quê có ai không được nghe những lời ru ngọt ngào bên võng nôi từ thuở tập tễnh nói cười. À ơ... gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng, về sông ăn cá về đồng ăn cua... Ðất Nam Bộ với những cánh đồng trải dài ven sông nên về đồng cũng có nghĩa là về với các con sông lắm cua nhiều cá. Cá nướng trui không nướng bằng than mà đốt bởi rơm rạ. Ðương vụ gặt, chọn rơm nếp thơm chất đống, vùi cá vào giữa và đốt lửa. Ðợi tro tàn, lấy cá ra. Nước chấm cũng tùy loại cá. Cá lóc chấm nước mắm gừng. Cá rô to (dân địa phương gọi là cá rô mề) thì chấm nước mắm chua ngọt. Kể ra cá nướng trui ở đâu cũng có thể ăn được. Nhưng chỉ có cá ở đồng và nướng tại chỗ bằng rơm rạ vừa gặt mới "đúng điệu". Càng "đúng điệu" hơn khi vừa thưởng thức vị ngọt của thịt cá, vừa lặng nghe thoang thoảng hương lúa, dưới đất là cỏ xanh phủ kín chân đê. Trên trời, mây lãng đãng trôi, xếp hình muôn vẻ. Từng đàn chim sẻ chim én chao liệng bất kể trời hạ hay xuân. Sẽ chán ngắt nếu phải dùng món này ở cửa tiệm sang trọng hay trong nhà. Tự bao giờ, cái câu "Về đồng ăn cá nướng trui" đã đi sâu vào tiềm thức mỗi cuộc đời chân quê.
    Cá nướng trui là món ăn dân dã nhưng để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của cá cũng như vị "ngon" của đồng quê, đòi hỏi ta phải có óc thẩm mỹ. Thường thì món này được dùng làm thức nhắm với rượu của các chú các anh, nhất là các cụ. Giữa bao la trời đất, mộng lãng du dâng trào, cất lên bảng tài tử hay câu vọng cổ mới "thấm thía" làm sao ! Phút chốc, thấy cuộc đời thật đẹp, mơ ước thật gần. Bao vất vả khó khăn tạm xua đi. Tâm hồn cứ phơi phới, lâng lâng niềm cảm xúc. Người ta cảm nhận quê hương là thế đó. Quê hương thân thiết như mẹ cha, máu xương, như chính cuộc đời mình.
    Còn chúng ta, có xúc cảm gì không khi nghe ai đó mời gọi một chuyến viễn du "về đồng ăn cá nướng trui" ?
    Mai Hạ
    Được _Hoa sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 25/03/2005
  6. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Đi lang thang trên TTVNOL, "lụm" lại được bài viết của mình hồi học lớp 10, lớp 11 gì đó, đăng báo rồi quên mất tiêu! Mọi người cho tui giữ lại ở đây làm kỷ niệm nha!
    VỀ ÐỒNG ĂN CÁ NƯỚNG TRUI
    Tuổi thơ miền quê có ai không được nghe những lời ru ngọt ngào bên võng nôi từ thuở tập tễnh nói cười. À ơ... gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng, về sông ăn cá về đồng ăn cua... Ðất Nam Bộ với những cánh đồng trải dài ven sông nên về đồng cũng có nghĩa là về với các con sông lắm cua nhiều cá. Cá nướng trui không nướng bằng than mà đốt bởi rơm rạ. Ðương vụ gặt, chọn rơm nếp thơm chất đống, vùi cá vào giữa và đốt lửa. Ðợi tro tàn, lấy cá ra. Nước chấm cũng tùy loại cá. Cá lóc chấm nước mắm gừng. Cá rô to (dân địa phương gọi là cá rô mề) thì chấm nước mắm chua ngọt. Kể ra cá nướng trui ở đâu cũng có thể ăn được. Nhưng chỉ có cá ở đồng và nướng tại chỗ bằng rơm rạ vừa gặt mới "đúng điệu". Càng "đúng điệu" hơn khi vừa thưởng thức vị ngọt của thịt cá, vừa lặng nghe thoang thoảng hương lúa, dưới đất là cỏ xanh phủ kín chân đê. Trên trời, mây lãng đãng trôi, xếp hình muôn vẻ. Từng đàn chim sẻ chim én chao liệng bất kể trời hạ hay xuân. Sẽ chán ngắt nếu phải dùng món này ở cửa tiệm sang trọng hay trong nhà. Tự bao giờ, cái câu "Về đồng ăn cá nướng trui" đã đi sâu vào tiềm thức mỗi cuộc đời chân quê.
    Cá nướng trui là món ăn dân dã nhưng để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của cá cũng như vị "ngon" của đồng quê, đòi hỏi ta phải có óc thẩm mỹ. Thường thì món này được dùng làm thức nhắm với rượu của các chú các anh, nhất là các cụ. Giữa bao la trời đất, mộng lãng du dâng trào, cất lên bảng tài tử hay câu vọng cổ mới "thấm thía" làm sao ! Phút chốc, thấy cuộc đời thật đẹp, mơ ước thật gần. Bao vất vả khó khăn tạm xua đi. Tâm hồn cứ phơi phới, lâng lâng niềm cảm xúc. Người ta cảm nhận quê hương là thế đó. Quê hương thân thiết như mẹ cha, máu xương, như chính cuộc đời mình.
    Còn chúng ta, có xúc cảm gì không khi nghe ai đó mời gọi một chuyến viễn du "về đồng ăn cá nướng trui" ?
    Mai Hạ
    Được _Hoa sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 25/03/2005
  7. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    TẢM MẠN MỘT CHÚT VỀ CẢI LƯƠNG​
    Có lẽ chẳng bao giờ tôi có ý nghĩ sẽ nghe lại một vài tuồng cải lương xưa cũ nếu như không gặp và kết bạn với Diệu Hiền, cu Tèo ba chị em Thu Thủy, Thu Hằng, Thu Huyền. Còn nhớ tháng ba tháng tư năm 2003, cả nhà xôn xao rủ nhau đi xem chung kết cuộc thi Giọng ca cải lương trên sóng phát thanh TP.HCM. Lúc đó, thứ bảy, tôi đi dự một hội nghị mới về, đầu óc căng thẳng, buổi trưa nắng nóng như thiêu đốt, chỉ muốn trốn vào một góc mát mẻ nào đó thư giãn. Thật kinh ngạc khi thấy Thu Thủy chưa kịp ăn trưa đã vội vã giục mọi người đi xem diễn biến cuộc thi thật sớm, sợ khán đài hết chỗ ngồi! Cải lương thời nay mà thu hút vậy sao? Thu Thủy nằn nì: "Mày đi một lần đi sẽ thấy có biết bao nhiêu chuyện bên lề, bao nhiêu thứ khác nữa để mày viết, để biết người ta yêu cải lương như thế nào". Phần vì nể bạn, phần vì tò mò, phần vì ngày xưa có một thời tôi cũng mê mẩn cải lương nên vui vẻ đi theo.
    Đúng là đông thật. Phía cổng Nguyễn Bỉnh Khiêm chật cứng một đoạn dài, mọi người chen chúc giành nhau vào cổng. Dắt được chiếc xe vào gửi xong, tôi chỉ muốn xỉu tại chỗ, vì mệt và ngợp quá. Anh bạn giữ xe giải thích: "Hôm nay là bữa chung kết phân xếp hạng nên người ta đi coi đông lắm". Rồi thấy tôi có vẻ thắc mắc, anh giải thích thêm: "Thật ra thì thứ bảy nào cũng đông gần như vầy". Nhìn qua đám bạn đang hí hửng bàn bạc hôm nay "nghệ sỹ" nào sẽ đoạt giải quán quân, tự nhiên lòng cảm thấy xôn xao lạ.
    Bước vào khán đài, đúng là quá ngạc nhiên. Hội trường của đài phát thanh khá rộng, chúng tôi đi sớm đúng một tiếng đồng hồ mà ghế đã kín chỗ. Hàng ghế lưu động được xếp thêm hai bên cánh gà và sát sân khấu cũng chật cứng người. Chúng tôi phải vừa lò dò tìm lối đi vừa xin lỗi liên tục mới có thể chen lên bốn cái ghế trống phía trên. Vừa ngồi xuống, Thu Thủy tranh thủ chia thức ăn cho mọi người, chắc là cô nàng đói lắm. Thủy là kỹ sư cầu đường, đến từ Nha Trang, đam mê cải lương, nhạc trẻ và đặc biệt hát cải lương rất hay. Bạn bè giục nhỏ đăng ký thi chuyến này, nhưng Thủy không chịu, chỉ muốn làm khán giả.
    Tôi đưa mắt nhìn khắp khán đài. Già trẻ lớn bé có đủ, và mọi người có vẻ rất hiền hậu, dễ thương, biết nhường ghế cho các cụ già, biết tự giữ trật tự. Tôi vui lạ lùng khi nhác thấy vài nhóm học sinh áo dài, vài nhóm sinh viên, công nhân... Và tôi không ngờ các thí sinh còn trẻ đến thế, chỉ mười chín đôi mươi. Thật tình tôi không thích cải lương do những nghệ sỹ trẻ bây giờ hát, nó cứ làm sao đó, không nghe được, nội đung tuồng không hay, giọng hát không cảm xúc và hát cứ như là bị ai đó...dí chạy vậy! Thế nhưng khi nghe những thí sinh này cất lên tiếng hát, tôi không thể nào tìm ra được "hội chứng cải lương trẻ", nét nghiệp dư hay chân quê nơi nọ. Những giọng hát quá thiết tha, sang trọng. Trong phút chốc, họ biến thành Tần phi, Hán đế, Lê Ngọc Hân... Có những giọng hát làm tôi nghẹt thở vì xúc động, niềm cảm xúc từ bao nhiêu năm bị bỏ quên và tưởng chừng như sẽ không bao giờ có dịp nhớ lại.
    Hỏi ra mới biết những Tần Phi, Hán đế, Lê Ngọc Hân ấy, người là thợ may, người buôn bán trái cây, người canh tác ruộng đồng, kinh doanh tại gia... Cả bộ đồ mặc lên sân khấu biểu diễn hôm ấy phần lớn cũng chỉ là quần áo thuê ở tiệm. Rời vai diễn, dù là vai diễn nghiệp dư, họ lại trở về với nét mộc mạc chân quê, thật thà tâm tình: "Tui mê hát từ hồi còn nhỏ xíu, tối ngày mở đài rồi hát theo, lớn lên tìm thầy học đờn học hát cho thỏa sự đam mê chứ có dám mơ ước làm nghệ sỹ gì đâu!" Nhưng trong mắt tôi, họ là những nghệ sỹ miệt vườn, miệt đồng, mà phải nói là "nghệ sỹ miệt vườn, miệt đồng thứ thiệt", vì họ hát bằng tất cả niềm đam mê chứ chưa từng hát vì công danh hay tiền bạc.
    Lúc ra về, bọn bạn tôi, những cô cử nhân Báo chí, Văn chương, Ngoại ngữ, những cô kỹ sư bình thường mở miệng ra là đượm mùi...kỹ thuật, cả nhóm mấy đứa đều ngóng theo các thí sinh vừa biểu diễn. Có đứa xin được số di động của vài thí sinh, ra vẻ vui lắm, bảo tối nay về sẽ nhắn tin chúc mừng.
    Ra về, tôi chợt nghĩ đến Thủy. Mỗi khi Thủy hát khúc Chiêu Quân, tôi không còn thấy nhỏ ấy là kỹ sư cầu đường gì đó nữa, mà thấy Thủy rất có máu nghệ sỹ.
    Tôi nghĩ đến Diệu Hiền. Thời sinh viên, có lần cùng nhau dự một đám cưới ở Gò Công, đêm, Hiền tựa cột rạp cưới, cất lên tiếng hát ngọt ngào về cô gái Bến Tre theo yêu cầu của bạn bè, mấy chục người đang ở đó đều buông việc đang làm, thẩn thờ mơ theo âm điệu. Lúc đó tôi đang cầm ly trà, suýt chút nữa thì đã đánh rơi cái ly, vì quá mê mẩn giọng hát ngọt ngào tha thiết của bạn. Từ sau lần đó, lên giảng đường, tôi cứ đi theo Hiền, vắng Hiền một lúc là thế nào tôi cũng có ý định đi tìm, như là bị mộng du vậy!
    Tôi nghĩ đến Hằng. Hằng là người đọc nhiều, biết nhiều, nhớ dai. Hằng đọc từ truyện tranh Teppi siêu quậy cho đến tiểu thuyết Đông Tây kim cổ, mê từ nhạc cổ điển, Hip hop cho đến dân ca, tiền chiến, nhạc trẻ, cải lương. Có lần Hằng đi đâu đó kiếm về mấy tuồng cải lương xưa. "Đêm lạnh chùa hoang", "Kiếp nào có yêu nhau"... Xưa tôi nghe sơ qua những tuồng ấy rồi, nhưng bặt đi hơn 10 năm, giờ đọc lại mấy cái tựa, nghe sao nó thật mắc cười, sến sến sao đó. Khi tôi nói vậy, Hằng mắng: "Đó là cải lương, là sân khấu. Sân khấu không phải là cuộc đời, và sân khấu có ngôn ngữ của sân khấu. Đừng có bắt cải lương mang ngôn ngữ của cuộc sống quá thực, mang tư duy quá thực, nếu vậy thì còn gì là cải lương nữa!". Và chúng tôi nghe say mê, tấm tắc với nhau rằng sao mà người xưa có thể viết cả một tuồng cải lương dài mà câu nào cũng đầy chất thơ như thế. Và những bản nhỏ trong tuồng sao mà hay quá. Cải lương bây giờ, người ta bỏ quên những bản nhỏ mất rồi!
    Và tôi chợt nhớ đến ba tôi... Ngày xưa, thuở bốn, năm tuổi, tôi hay theo ba xuống xuồng ba lá giăng cá trên con sông trước nhà vào những đêm trăng. Buông lưới xong, ba tôi cắm sào buộc dây xuồng lênh đênh trên sóng nước, nằm xuống và gọi tôi đến gối đầu trên cánh tay ba. Ba kể chuyện linh tinh và hát vọng cổ cho tôi nghe. Ba hát nhiều lắm, giọng nho nhỏ, thanh thanh. Lâu quá rồi nên tôi chỉ còn nhớ ba thường hát bài "Cô Thắm về làng" và bài "Lòng dạ đàn bà". Hồi đó nghe nhưng tôi chưa hiểu hết, mà vẫn thích. Giờ đã già rồi nên ba không hát nữa, tôi vẫn còn nhớ bốn câu nói lối rất nghệ sỹ mỗi khi ba ngâm nga bài hát "Lòng dạ đàn bà":
    Vua nước Sở một hôm lòng thanh thản,
    Cởi long bào giả dạng một thường dân,
    Vác cần câu ra ngồi dựa thạch bàn,
    Lòng vương giả mơ màng theo sóng nước?
    Khi đó tôi vẫn hay nói với ba là tại sao người ta ví con cua cái như đàn bà và tại sao họ đặt cái tựa bài hát...ghê quá vậy. Năm tuổi, trong đầu tôi chỉ có khái niệm con gái và phụ nữ, chứ đàn bà thì nghe sao giống...mụ phù thủy quá!
    http://cailuongvietnam.com/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=3217
  8. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    TẢM MẠN MỘT CHÚT VỀ CẢI LƯƠNG​
    Có lẽ chẳng bao giờ tôi có ý nghĩ sẽ nghe lại một vài tuồng cải lương xưa cũ nếu như không gặp và kết bạn với Diệu Hiền, cu Tèo ba chị em Thu Thủy, Thu Hằng, Thu Huyền. Còn nhớ tháng ba tháng tư năm 2003, cả nhà xôn xao rủ nhau đi xem chung kết cuộc thi Giọng ca cải lương trên sóng phát thanh TP.HCM. Lúc đó, thứ bảy, tôi đi dự một hội nghị mới về, đầu óc căng thẳng, buổi trưa nắng nóng như thiêu đốt, chỉ muốn trốn vào một góc mát mẻ nào đó thư giãn. Thật kinh ngạc khi thấy Thu Thủy chưa kịp ăn trưa đã vội vã giục mọi người đi xem diễn biến cuộc thi thật sớm, sợ khán đài hết chỗ ngồi! Cải lương thời nay mà thu hút vậy sao? Thu Thủy nằn nì: "Mày đi một lần đi sẽ thấy có biết bao nhiêu chuyện bên lề, bao nhiêu thứ khác nữa để mày viết, để biết người ta yêu cải lương như thế nào". Phần vì nể bạn, phần vì tò mò, phần vì ngày xưa có một thời tôi cũng mê mẩn cải lương nên vui vẻ đi theo.
    Đúng là đông thật. Phía cổng Nguyễn Bỉnh Khiêm chật cứng một đoạn dài, mọi người chen chúc giành nhau vào cổng. Dắt được chiếc xe vào gửi xong, tôi chỉ muốn xỉu tại chỗ, vì mệt và ngợp quá. Anh bạn giữ xe giải thích: "Hôm nay là bữa chung kết phân xếp hạng nên người ta đi coi đông lắm". Rồi thấy tôi có vẻ thắc mắc, anh giải thích thêm: "Thật ra thì thứ bảy nào cũng đông gần như vầy". Nhìn qua đám bạn đang hí hửng bàn bạc hôm nay "nghệ sỹ" nào sẽ đoạt giải quán quân, tự nhiên lòng cảm thấy xôn xao lạ.
    Bước vào khán đài, đúng là quá ngạc nhiên. Hội trường của đài phát thanh khá rộng, chúng tôi đi sớm đúng một tiếng đồng hồ mà ghế đã kín chỗ. Hàng ghế lưu động được xếp thêm hai bên cánh gà và sát sân khấu cũng chật cứng người. Chúng tôi phải vừa lò dò tìm lối đi vừa xin lỗi liên tục mới có thể chen lên bốn cái ghế trống phía trên. Vừa ngồi xuống, Thu Thủy tranh thủ chia thức ăn cho mọi người, chắc là cô nàng đói lắm. Thủy là kỹ sư cầu đường, đến từ Nha Trang, đam mê cải lương, nhạc trẻ và đặc biệt hát cải lương rất hay. Bạn bè giục nhỏ đăng ký thi chuyến này, nhưng Thủy không chịu, chỉ muốn làm khán giả.
    Tôi đưa mắt nhìn khắp khán đài. Già trẻ lớn bé có đủ, và mọi người có vẻ rất hiền hậu, dễ thương, biết nhường ghế cho các cụ già, biết tự giữ trật tự. Tôi vui lạ lùng khi nhác thấy vài nhóm học sinh áo dài, vài nhóm sinh viên, công nhân... Và tôi không ngờ các thí sinh còn trẻ đến thế, chỉ mười chín đôi mươi. Thật tình tôi không thích cải lương do những nghệ sỹ trẻ bây giờ hát, nó cứ làm sao đó, không nghe được, nội đung tuồng không hay, giọng hát không cảm xúc và hát cứ như là bị ai đó...dí chạy vậy! Thế nhưng khi nghe những thí sinh này cất lên tiếng hát, tôi không thể nào tìm ra được "hội chứng cải lương trẻ", nét nghiệp dư hay chân quê nơi nọ. Những giọng hát quá thiết tha, sang trọng. Trong phút chốc, họ biến thành Tần phi, Hán đế, Lê Ngọc Hân... Có những giọng hát làm tôi nghẹt thở vì xúc động, niềm cảm xúc từ bao nhiêu năm bị bỏ quên và tưởng chừng như sẽ không bao giờ có dịp nhớ lại.
    Hỏi ra mới biết những Tần Phi, Hán đế, Lê Ngọc Hân ấy, người là thợ may, người buôn bán trái cây, người canh tác ruộng đồng, kinh doanh tại gia... Cả bộ đồ mặc lên sân khấu biểu diễn hôm ấy phần lớn cũng chỉ là quần áo thuê ở tiệm. Rời vai diễn, dù là vai diễn nghiệp dư, họ lại trở về với nét mộc mạc chân quê, thật thà tâm tình: "Tui mê hát từ hồi còn nhỏ xíu, tối ngày mở đài rồi hát theo, lớn lên tìm thầy học đờn học hát cho thỏa sự đam mê chứ có dám mơ ước làm nghệ sỹ gì đâu!" Nhưng trong mắt tôi, họ là những nghệ sỹ miệt vườn, miệt đồng, mà phải nói là "nghệ sỹ miệt vườn, miệt đồng thứ thiệt", vì họ hát bằng tất cả niềm đam mê chứ chưa từng hát vì công danh hay tiền bạc.
    Lúc ra về, bọn bạn tôi, những cô cử nhân Báo chí, Văn chương, Ngoại ngữ, những cô kỹ sư bình thường mở miệng ra là đượm mùi...kỹ thuật, cả nhóm mấy đứa đều ngóng theo các thí sinh vừa biểu diễn. Có đứa xin được số di động của vài thí sinh, ra vẻ vui lắm, bảo tối nay về sẽ nhắn tin chúc mừng.
    Ra về, tôi chợt nghĩ đến Thủy. Mỗi khi Thủy hát khúc Chiêu Quân, tôi không còn thấy nhỏ ấy là kỹ sư cầu đường gì đó nữa, mà thấy Thủy rất có máu nghệ sỹ.
    Tôi nghĩ đến Diệu Hiền. Thời sinh viên, có lần cùng nhau dự một đám cưới ở Gò Công, đêm, Hiền tựa cột rạp cưới, cất lên tiếng hát ngọt ngào về cô gái Bến Tre theo yêu cầu của bạn bè, mấy chục người đang ở đó đều buông việc đang làm, thẩn thờ mơ theo âm điệu. Lúc đó tôi đang cầm ly trà, suýt chút nữa thì đã đánh rơi cái ly, vì quá mê mẩn giọng hát ngọt ngào tha thiết của bạn. Từ sau lần đó, lên giảng đường, tôi cứ đi theo Hiền, vắng Hiền một lúc là thế nào tôi cũng có ý định đi tìm, như là bị mộng du vậy!
    Tôi nghĩ đến Hằng. Hằng là người đọc nhiều, biết nhiều, nhớ dai. Hằng đọc từ truyện tranh Teppi siêu quậy cho đến tiểu thuyết Đông Tây kim cổ, mê từ nhạc cổ điển, Hip hop cho đến dân ca, tiền chiến, nhạc trẻ, cải lương. Có lần Hằng đi đâu đó kiếm về mấy tuồng cải lương xưa. "Đêm lạnh chùa hoang", "Kiếp nào có yêu nhau"... Xưa tôi nghe sơ qua những tuồng ấy rồi, nhưng bặt đi hơn 10 năm, giờ đọc lại mấy cái tựa, nghe sao nó thật mắc cười, sến sến sao đó. Khi tôi nói vậy, Hằng mắng: "Đó là cải lương, là sân khấu. Sân khấu không phải là cuộc đời, và sân khấu có ngôn ngữ của sân khấu. Đừng có bắt cải lương mang ngôn ngữ của cuộc sống quá thực, mang tư duy quá thực, nếu vậy thì còn gì là cải lương nữa!". Và chúng tôi nghe say mê, tấm tắc với nhau rằng sao mà người xưa có thể viết cả một tuồng cải lương dài mà câu nào cũng đầy chất thơ như thế. Và những bản nhỏ trong tuồng sao mà hay quá. Cải lương bây giờ, người ta bỏ quên những bản nhỏ mất rồi!
    Và tôi chợt nhớ đến ba tôi... Ngày xưa, thuở bốn, năm tuổi, tôi hay theo ba xuống xuồng ba lá giăng cá trên con sông trước nhà vào những đêm trăng. Buông lưới xong, ba tôi cắm sào buộc dây xuồng lênh đênh trên sóng nước, nằm xuống và gọi tôi đến gối đầu trên cánh tay ba. Ba kể chuyện linh tinh và hát vọng cổ cho tôi nghe. Ba hát nhiều lắm, giọng nho nhỏ, thanh thanh. Lâu quá rồi nên tôi chỉ còn nhớ ba thường hát bài "Cô Thắm về làng" và bài "Lòng dạ đàn bà". Hồi đó nghe nhưng tôi chưa hiểu hết, mà vẫn thích. Giờ đã già rồi nên ba không hát nữa, tôi vẫn còn nhớ bốn câu nói lối rất nghệ sỹ mỗi khi ba ngâm nga bài hát "Lòng dạ đàn bà":
    Vua nước Sở một hôm lòng thanh thản,
    Cởi long bào giả dạng một thường dân,
    Vác cần câu ra ngồi dựa thạch bàn,
    Lòng vương giả mơ màng theo sóng nước?
    Khi đó tôi vẫn hay nói với ba là tại sao người ta ví con cua cái như đàn bà và tại sao họ đặt cái tựa bài hát...ghê quá vậy. Năm tuổi, trong đầu tôi chỉ có khái niệm con gái và phụ nữ, chứ đàn bà thì nghe sao giống...mụ phù thủy quá!
    http://cailuongvietnam.com/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=3217
  9. TenGiDayTa

    TenGiDayTa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi không vào đây, muốn viết mấy dòng... Mà...viết gì đây ta?
    Hôm nay không làm thơ vớ vẩn, không tản mạn linh tinh được.
    Thôi viết lại những gì có thể gợi nhớ ngày hôm nay, dù sao cũng là một ngày đặc biệt.
    Mình sẽ còn làm việc đến hết tuần này. Tuần sau đã bắt đầu bước vào khỏang trời mới....
    Cái máy điện thọai hết tiền gần cả tháng rồi, làm biếng nạp thêm quá. Đừng ai nhắn tin cho tui nghe, không trả lời được ráng chịu. Mấy hôm nay cô Hà tập xài điện thọai, thức đêm thức hôm bấm bấm, cười cười hí hửng, giống mình hồi mới có máy quá, mắc cười gì đâu!
    Hằng nói "Tao chưa cộng tác đủ kiếm tiền mua Wave Anpha cho con Huyền thì mày nghỉ rồi, tao mất hứng không làm thêm được nữa. Giấc mộng Wave Anpha không cánh mà bay". Gì đâu, vẫn tiếp tục "cày" đi nhỏ...
    Sao nhiều người gọi điện hỏi thăm vậy. Không ai chúc mừng mà cứ phản đối, làm người ta nao núng tinh thần. Cũng may còn có anh chia sẻ. Nói chuyện với anh một lúc thì bao nhiêu muộn phiền âu lo bay đi hết. Anh giỏi thật. Mình cố gắng lên thôi! Không bằng anh thì cũng...ráng hơn mình bây giờ cho đỡ tủi
    À, vô đây mới biết không những chỉ "Tản mạn sầu" mà cả "Văn tế bạn" Sói cũng...sắm hộ khẩu mới hết rồi! Dời nhà đi không biết ông bạn hàng xóm lắm sầu này có thỉnh thỏang về thăm quê, tức sự thành thơ và có quà cho hàng xóm cũ không nữa!
    Cuộc Sống dạo này đã "lên đời", thành khu đô thị sầm uất, đất chật người đông và nhộn nhịp lắm rồi. Nhớ hồi xưa mình mới đến đây, Cuộc Sống còn là vùng quê thẳng cánh cò bay, ông hội đồng Sói Đồng Hoang cấp đất thênh thang, tha hồ trồng trọt (cả lúa lẫn cỏ ). Hôm nay nhìn phố nhộn nhịp, thóang nhớ bạn xưa, sẵn tâm trạng ngỗn ngang, viết nhảm mấy dòng, mong không bị
    Bỗng nhiên nhớ con sông lấp gần nhà Tú Xương...
    Về nhé! Về thôi! Đói bụng lắm rồi!
  10. TenGiDayTa

    TenGiDayTa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi không vào đây, muốn viết mấy dòng... Mà...viết gì đây ta?
    Hôm nay không làm thơ vớ vẩn, không tản mạn linh tinh được.
    Thôi viết lại những gì có thể gợi nhớ ngày hôm nay, dù sao cũng là một ngày đặc biệt.
    Mình sẽ còn làm việc đến hết tuần này. Tuần sau đã bắt đầu bước vào khỏang trời mới....
    Cái máy điện thọai hết tiền gần cả tháng rồi, làm biếng nạp thêm quá. Đừng ai nhắn tin cho tui nghe, không trả lời được ráng chịu. Mấy hôm nay cô Hà tập xài điện thọai, thức đêm thức hôm bấm bấm, cười cười hí hửng, giống mình hồi mới có máy quá, mắc cười gì đâu!
    Hằng nói "Tao chưa cộng tác đủ kiếm tiền mua Wave Anpha cho con Huyền thì mày nghỉ rồi, tao mất hứng không làm thêm được nữa. Giấc mộng Wave Anpha không cánh mà bay". Gì đâu, vẫn tiếp tục "cày" đi nhỏ...
    Sao nhiều người gọi điện hỏi thăm vậy. Không ai chúc mừng mà cứ phản đối, làm người ta nao núng tinh thần. Cũng may còn có anh chia sẻ. Nói chuyện với anh một lúc thì bao nhiêu muộn phiền âu lo bay đi hết. Anh giỏi thật. Mình cố gắng lên thôi! Không bằng anh thì cũng...ráng hơn mình bây giờ cho đỡ tủi
    À, vô đây mới biết không những chỉ "Tản mạn sầu" mà cả "Văn tế bạn" Sói cũng...sắm hộ khẩu mới hết rồi! Dời nhà đi không biết ông bạn hàng xóm lắm sầu này có thỉnh thỏang về thăm quê, tức sự thành thơ và có quà cho hàng xóm cũ không nữa!
    Cuộc Sống dạo này đã "lên đời", thành khu đô thị sầm uất, đất chật người đông và nhộn nhịp lắm rồi. Nhớ hồi xưa mình mới đến đây, Cuộc Sống còn là vùng quê thẳng cánh cò bay, ông hội đồng Sói Đồng Hoang cấp đất thênh thang, tha hồ trồng trọt (cả lúa lẫn cỏ ). Hôm nay nhìn phố nhộn nhịp, thóang nhớ bạn xưa, sẵn tâm trạng ngỗn ngang, viết nhảm mấy dòng, mong không bị
    Bỗng nhiên nhớ con sông lấp gần nhà Tú Xương...
    Về nhé! Về thôi! Đói bụng lắm rồi!

Chia sẻ trang này