1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Riêng chung

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi _Hoa, 30/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TenGiDayTa

    TenGiDayTa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay buồn thật là buồn?
    Thôi, viết linh tinh chút vậy.
    Ráng nhớ lại những chuyện xưa cũ để mai này già đi còn có cái để mà nhớ và kể cho con cháu nghe
    GÓC SÂN PHƠI​
    Tháng mười một năm nào tôi cũng ăm ắp nước, thậm chí có khi còn "nhảy" lên bờ nằm thở phì phò, "dụ khị" mấy đứa con nít trốn nhà vọc nước tri trét bùn sình khắp đầu khắp cổ.
    Thật ra tôi đầy lên từ những ngày tháng tám, nhưng chỉ có tháng mười một tôi mới thật sự được in đậm trong ký ức của cô bé. Tôi thích cô bé này, vì cô bé thích và gắn bó với tôi. Nhà cô bé nằm bên cánh tay tôi, nơi có một cánh đồng trũng bị nhiễm phèn nặng, quanh năm chỉ làm được một vụ lúa mùa mà năng suất cũng không cao lắm. Ngôi nhà hướng mặt ra sông, lợp bằng lá dừa, trên sân trồng vài khóm hoa, một cây anh đào chưa kịp trổ bông mùa nào, cây tắc cao xanh um trĩu quả ríu rít tiếng chim và vài luống rau xanh, giàn mướp nhỏ lúc lỉu trái, lơ thơ hoa và dập dìu ong ****.
    Mỗi buổi sáng, trước khi ra đồng, người cha tranh thủ đưa cô bé qua sông đi học. Chiếc xuồng ba lá, tôi quen lắm. Lớn lên từ sông nước nên cô bé bước xuống xuồng và đứng vững như đang đứng trên bờ, thậm chí chạy nhảy đùa giỡn cùng người bạn mà chẳng sợ xuồng chòng chành té nước. Chiếc xuồng này mới hôm qua hôm kia hai cha con cô bé hì hục cạo rửa trét chai lại, tân trang cho nó để chuẩn bị mùa thu hoạch lúa. Chiếc xuồng còn hôi mùi dầu rái, nước trong xuồng đầy bợn dầu, cô bé nghịch ngợm đưa ngón tay quệt lên lằn trai coi thử nó có dính tay không. Dính rồi, cô bé rửa thế nào nó cũng không sạch được, đành chùi vô...áo. Cái áo trắng mới dính đầy chai, hôm sau má hỏi "Chui vô đâu mà áo dính bẩn giặt không ra vầy nè?", cô bé hoảng quá, nói ngay: "Con không biết".
    Buổi trưa đi học về, cô bé cởi trần, mặc cái quần xà lỏn cụt ngủn ra sông vọc nước. Nhiệm vụ của cô bé là ....giữ đồ cho mấy đứa bạn tắm sông. Một trận gió thổi mạnh ngang qua, gom hết quần áo xuống nước. Mấy cái áo cũ mèm thấm nước, chìm dần chìm dần vào lòng tôi. Cô bé sợ phải đền áo nên ngồi trên bờ khóc hu hu. May thay lúc đó có anh hàng xóm đi ngang, lội xuống nhặt giùm. Anh hỏi cô bé sao không nhảy xuống sông tắm mà lại ngồi trên bờ vọc nước, cô bé bảo hổng biết bơi. Vậy là anh hì hục kết bập dừa thành một chiếc bè, cẩn thận gọt hết vỏ cứng bên ngoài để "nhìn cho nó sang". Cô bé hí hửng đi lấy cái khăn cũ cột và cắm lên đầu bè làm buồm rồi ngồi lên đó "vượt sông". Nước lớn chảy mạnh, chiếc bè theo dòng trôi lênh đênh. Cô bé thòng hai chân xuống nước, đánh bập bõm cho nước văng tung toé ướt cả đầu tóc mặt mũi. Rồi đôi chân cô bé lần mò khám phá, tìm cách quạt nước lèo lái cái bè. Đến khi mỏi nhừ, cô bé vẫn thòng chân đó, để im. Bầy cá chốt bu đến rỉa rỉa da mấy ngón chân, nhồn nhột, thinh thích và có khi đau đau nữa. Như vừa khám phá ra một bí mật, cô bé hét lớn để thông báo cùng đám bạn trai: "Ê tụi bây, đám cá chốt rỉa chân tao nè. Đứa nào hôm nay tắm không mặc quần coi chừng bị cá chốt rỉa cu đó". Không biết cô bé hét với tầng số nào mà lũ bạn nghe nhầm "cá chốt" thành "cá sấu", thế là quáng quàng bơi vào bờ hết, chỉ còn cô bé giữa dòng với cái bè trôi lênh đênh, và xa xa là một chiếc tàu to như con quái vật đang lùi lũi tiến thẳng về phía cô bé. Hai con chó bẹc giê trên tàu phát hiện "vật lạ" trôi giữa dòng sông, hùa nhau sủa inh ỏi. May thay cái anh làm bè đang tắm gần đó thấy vậy bơi nhanh ra và kéo cô bé vào bờ. Buổi hôm ấy cô bé nằm sấp trên giường "ăn" mười roi, nợ 40 roi. May thay được thằng em khóc lóc xin xỏ dùm nên cuối cùng "ăn" chỉ 5 roi và nợ 45 roi. "Ăn" đòn xong, khóc một trận tức tưởi vì đau, vì...oán, vì hờn đã đời, cô bé quay mặt ra, nhét cái đầu vào song cửa sổ, híc mũi rồn rột, sắp thiu thiu ngủ thì thấy đám bạn cùng tắm lúc trưa đang lấp ló bên hè. Chúng nó lêu lêu cô bé bị đòn, bảo mặt khóc quằn quện xấu như mèo. Cô bé ức quá, tủi thân quá khóc một trận nữa. Mẹ cô bé bảo "Muốn ăn luôn 45 roi còn lại sao mà khóc nữa? Bộ đánh vậy là oan ức lắm sao mà khóc hoài?". Cô bé tủi thân, khóc to hơn. Biết khóc to sẽ có thể bị đòn tiếp nhưng cô bé không dừng được, càng nghĩ càng muốn khóc... Cô bé nói thầm sao người lớn không hiểu con nít gì hết. Đánh người ta đau, người ta tủi thân, khóc mà cũng không cho! Mai mốt lớn lên, có con cái, có...đánh con, nhất định cô bé sẽ để cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc chứ không có...cấm. Và nhất định cũng đừng có dỗ dành như ba của cô bé, vì khi được dỗ dành, cô bé sẽ tủi thân thêm. Rồi cô bé nói với tôi rằng cô bé khám phá ra nhiều điều hay ho khi được khóc lắm. Nếu một ngày nào đó bạn cảm thấy khó ngủ hay cảm thấy cơ thể có một cái gì đó khó chịu, bạn hãy tìm ai đó làm cho bạn...tổn thương, thế là bạn có cớ để khóc một trận đã đời, khóc đến sưng vù đôi mắt, nghẹt cứng cái mũi, nghẹt luôn đôi lỗ tai. Khóc đến khi chán chê, bạn sẽ ngủ một giấc thật sâu, thật ngon, khi tỉnh dậy sẽ thấy tâm hồn nhẹ tênh và cuộc đời thật ý nghĩa...
    Cô bé quyết định giận mẹ. Nhưng cô bé không giận được lâu, lần nào cũng vậy.
    Buổi sáng đầu tháng mười một, ba cô bé vác cuốc ra băm băm xới xới khoảng đất trước nhà thành một hình chữ nhật thật lớn. ba hì hục cả buổi rồi dặn cô bé: "Con khoái vọc nước vọc sình lắm phải hông? Vậy thì ở nhà xách xô ra sông múc nước lên tưới khoảng đất này, vừa tưới vừa giẫm sao cho nó dậy sình lên càng nhiều càng tốt. Nhớ đội nón để không bị cảm".
    Cô bé vui lạ lùng. Ăn cơm xong, cô bé xách xô chạy ào ra thăm tôi, múc từng xô nước lên tưới sân. Cái sân nằm sát bờ sông, cách chừng ba, bốn bước chân. Cô bé tưới thi với hai thằng bạn hàng xóm. Và kìa, nhà ai cũng đang băm đất làm sân, trông như sắp vào hội lớn. Sau mùa lúa này là mùa tết sẽ về, không háo hức sao được! Từng xô nước múc lên, cô bé tinh nghịch dội cả lên người, từ vai trở xuống, nghĩ: "Mình là người, mình lại nặng nhọc xách từng xô nước như vầy thì phải hưởng trước khi cái sân quỷ này hưởng chứ!". Đến chiều thì xong. Cô bé không quên lao xuống nghịch với tôi, đưa tay bóp mũi nín thở và nhắm mắt ngụp xuống xem mình chịu được bao lâu. Rồi cô bé trầm mình đến cổ, nhè nhẹ tiến tới rình xem mấy con lìm kìm bé tí ti đang làm quen nhau như thế nào. Hai thằng bạn hàng xóm cũng đã làm xong bổn phận, nhảy ùm xuống sông lội rượt nhau inh ỏi. Lội chán, hai đứa đến chỗ cô bé coi đang làm gì. Rồi hai đứa đồng thanh chỉ cô bé: "A! Con Quai Chảo mọc râu kìa, ha ha". Nhờ "mọc râu" nên cô bé mới biết mùa phù sa lại về rồi. Phù sa bám đầy hai bên mép đó mà. Mùa phù sa về nghĩa là lúa chín rộ. Hèn chi ba cuốc đất làm sân phơi!
    Đêm đó trăng lên, nhà nhà cùng nhau lấy trà vồ ra đập sân cho giẻ lại. Đập qua một lượt, người ta thỉnh thoảng lại tráng mặt trà vồ vào thau nước, "vuốt" sân lần nữa cho láng mịn. cô bé thắc mắc hoài, tại sao đoạn gỗ tròn nho nhỏ được gắn cái cán gỗ thì gọi là trà vồ? Thắc mắc chưa được giải thích thì cô bé quên nhanh bởi ánh trăng loang loáng trên mặt sân mới đẹp đến mê hồn. Đêm đó, tôi biết rằng, cô ngủ trong cơn mộng mị đầy ánh trăng bồng bềnh trên cái sân phơi mới.
    Sáng hôm sau, ba cô bé mang về một cần xé đầy...*** trâu. "Ba chơi dơ quá, í ẹ"- Thằng em của cô bé lè lưỡi, rụt đầu khi thấy ba nó đổ *** trâu vào xô, cho nước vào, quậy loãng ra và lấy chổi quét đều lên sân phơi như người ta quét vôi tường. Cô bé cũng ậm ừ ghê thật, nhưng chỉ sau một buổi nắng gắt, cái sân ánh lên một màu xanh cỏ rất đẹp. Lúc đó mùi *** trâu không còn nữa mà phảng phất làn hương ngai ngái, thơm thơm của thảo mộc. Và lúa về sân phơi trong nỗi rộn ràng chờ đợi, trong mồ hôi mặn áo lưng sờn, trong ánh trăng của một trong những tháng cuối cùng trong năm. Bao nhiêu niềm vui dồn lại, đong đầy trên cái sân phơi nho nhỏ đầy rơm và lúa mới...
    Những hôm sân đầy lúa, ban ngày cô bé theo cha cày xới cho lúa khô đều. Cha đi trước, cô bé tinh nghịch theo sau, dùng hai bàn chân sủi vào sân lúa và cứ thế đi tới. Lúa rẽ ra, tạo thành những làn sóng nhấp nhô đều đều. Có những hôm mây chuyển đầy trời, báo hiệu sắp mưa, cô bé lấy cái trang cào vun lúa lại thành đống để che chắn mà không kịp. Cái trang thì to, lúa thì nặng, cô bé thì gầy nhom ốm yếu. Những hôm cật lực chạy đua, vừa vun đống lúa lại gọn gàng và đậy kín rơm thì mưa ào ào trút xuống. Nhìn đôi bàn tay sưng vù những đốm đỏ to như hạt đậu phộng khắp các chai tay, cô bé vui lắm, vì cuối cùng đã chạy kịp cơn mưa. Nhưng cũng có những hôm mưa về nhanh quá, lúa chưa kịp gom, cô bé đành để nó ướt ròng, ngồi khóc. Lúc đó, cô bé nghĩ sao mình giống cô Tấm, phải lựa hạt cho kịp giờ. chỉ có điều cô Tấm lựa hạt nhanh để mong kịp đi dự hội, còn cô bé, cô phải nhanh tay vì lúa đã về sân mà để mưa ướt thì sẽ xuống màu, mất giá, thậm chí bị nảy mầm, mất trắng...
    Mồ hôi đổ trên sân ban ngày, ban đêm, nơi đó rộn lên những cuộc đùa vui. Cả xóm tụ họp nhau lại chơi trốn tìm, chơi năm mười, chơi trò cô dâu chú rể. Có một lần hiếm hoi cô bé được chọn làm cô dâu, nhưng vùng vẫy không chịu vì cô bé sẽ được cưới bởi thằng hàng xóm tên Đầu Bò. "Thằng Đầu Bò ở dơ và học ngu như con bò, trong lớp bị cô phạt úp mặt vô tường hoài. Còn lâu tao mới làm vợ nó". Mấy hôm sau thằng Đầu Bò tết cây chổi rơm thật đẹp, hối lộ cô bé, bảo "Mày cho tao làm chú rể một lần đi, Quai Chảo". Mẹ cô bé nghe được, la hai đứa một trận, gọi ba mẹ thằng Đầu Bò qua mắng vốn rồi đuổi cổ nó về nhà.
    Đêm về khuya, tôi nằm đó, lặng lẽ lớn ròng và nghe bờ lá hát, nghe những con cá con tôm nói chuyện trần gian. Cái sân phơi tĩnh lặng trở lại bởi đám trẻ con đã đi ngủ. Cô bé cũng đã vào mộng đẹp. Cô đang nằm nghiêng trên cánh tay cha, vùi mặt vào ngực cha mà say giấc. Hai cha con giăng mùng giữa sân phơi, lấy bốn bó rơm cắm cây trúc vào làm bốn góc giăng mùng, lấy rơm lót dưới đệm cho ấm và cẩn thẩn phủ rơm trên nóc mùng, vì sợ đêm khuya sương xuống nhiều cô bé sẽ cảm lạnh. Người cha phải dọn nơi ngủ kỹ lưỡng vì cô bé nhất định đòi theo cha ra sân ngủ giữ lúa...Trong giấc mơ không biết cô có chạy nhảy trên cái sân phơi, có hoá thành công chúa đi dự hội kinh kỳ, có mơ ước những điều xa lạ hơn những gì ngày ngày diễn ra nơi cô đang sống...
    Và ít lâu sau đó, khi mùa lúa đã qua, cái sân phơi biến thành cái sân rơm. Cây rơm to ơi là to mọc lên. Cây rơm đó dùng để nấu nướng suốt cả một năm còn chưa hết. Nhưng mà, chuyện cây rơm, tôi sẽ kể sau vậy.
    /uploaded/TenGiDayTa/romvang.jpg[/img[CENTER][/CENTER]
  2. TenGiDayTa

    TenGiDayTa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay buồn thật là buồn?
    Thôi, viết linh tinh chút vậy.
    Ráng nhớ lại những chuyện xưa cũ để mai này già đi còn có cái để mà nhớ và kể cho con cháu nghe
    GÓC SÂN PHƠI​
    Tháng mười một năm nào tôi cũng ăm ắp nước, thậm chí có khi còn "nhảy" lên bờ nằm thở phì phò, "dụ khị" mấy đứa con nít trốn nhà vọc nước tri trét bùn sình khắp đầu khắp cổ.
    Thật ra tôi đầy lên từ những ngày tháng tám, nhưng chỉ có tháng mười một tôi mới thật sự được in đậm trong ký ức của cô bé. Tôi thích cô bé này, vì cô bé thích và gắn bó với tôi. Nhà cô bé nằm bên cánh tay tôi, nơi có một cánh đồng trũng bị nhiễm phèn nặng, quanh năm chỉ làm được một vụ lúa mùa mà năng suất cũng không cao lắm. Ngôi nhà hướng mặt ra sông, lợp bằng lá dừa, trên sân trồng vài khóm hoa, một cây anh đào chưa kịp trổ bông mùa nào, cây tắc cao xanh um trĩu quả ríu rít tiếng chim và vài luống rau xanh, giàn mướp nhỏ lúc lỉu trái, lơ thơ hoa và dập dìu ong ****.
    Mỗi buổi sáng, trước khi ra đồng, người cha tranh thủ đưa cô bé qua sông đi học. Chiếc xuồng ba lá, tôi quen lắm. Lớn lên từ sông nước nên cô bé bước xuống xuồng và đứng vững như đang đứng trên bờ, thậm chí chạy nhảy đùa giỡn cùng người bạn mà chẳng sợ xuồng chòng chành té nước. Chiếc xuồng này mới hôm qua hôm kia hai cha con cô bé hì hục cạo rửa trét chai lại, tân trang cho nó để chuẩn bị mùa thu hoạch lúa. Chiếc xuồng còn hôi mùi dầu rái, nước trong xuồng đầy bợn dầu, cô bé nghịch ngợm đưa ngón tay quệt lên lằn trai coi thử nó có dính tay không. Dính rồi, cô bé rửa thế nào nó cũng không sạch được, đành chùi vô...áo. Cái áo trắng mới dính đầy chai, hôm sau má hỏi "Chui vô đâu mà áo dính bẩn giặt không ra vầy nè?", cô bé hoảng quá, nói ngay: "Con không biết".
    Buổi trưa đi học về, cô bé cởi trần, mặc cái quần xà lỏn cụt ngủn ra sông vọc nước. Nhiệm vụ của cô bé là ....giữ đồ cho mấy đứa bạn tắm sông. Một trận gió thổi mạnh ngang qua, gom hết quần áo xuống nước. Mấy cái áo cũ mèm thấm nước, chìm dần chìm dần vào lòng tôi. Cô bé sợ phải đền áo nên ngồi trên bờ khóc hu hu. May thay lúc đó có anh hàng xóm đi ngang, lội xuống nhặt giùm. Anh hỏi cô bé sao không nhảy xuống sông tắm mà lại ngồi trên bờ vọc nước, cô bé bảo hổng biết bơi. Vậy là anh hì hục kết bập dừa thành một chiếc bè, cẩn thận gọt hết vỏ cứng bên ngoài để "nhìn cho nó sang". Cô bé hí hửng đi lấy cái khăn cũ cột và cắm lên đầu bè làm buồm rồi ngồi lên đó "vượt sông". Nước lớn chảy mạnh, chiếc bè theo dòng trôi lênh đênh. Cô bé thòng hai chân xuống nước, đánh bập bõm cho nước văng tung toé ướt cả đầu tóc mặt mũi. Rồi đôi chân cô bé lần mò khám phá, tìm cách quạt nước lèo lái cái bè. Đến khi mỏi nhừ, cô bé vẫn thòng chân đó, để im. Bầy cá chốt bu đến rỉa rỉa da mấy ngón chân, nhồn nhột, thinh thích và có khi đau đau nữa. Như vừa khám phá ra một bí mật, cô bé hét lớn để thông báo cùng đám bạn trai: "Ê tụi bây, đám cá chốt rỉa chân tao nè. Đứa nào hôm nay tắm không mặc quần coi chừng bị cá chốt rỉa cu đó". Không biết cô bé hét với tầng số nào mà lũ bạn nghe nhầm "cá chốt" thành "cá sấu", thế là quáng quàng bơi vào bờ hết, chỉ còn cô bé giữa dòng với cái bè trôi lênh đênh, và xa xa là một chiếc tàu to như con quái vật đang lùi lũi tiến thẳng về phía cô bé. Hai con chó bẹc giê trên tàu phát hiện "vật lạ" trôi giữa dòng sông, hùa nhau sủa inh ỏi. May thay cái anh làm bè đang tắm gần đó thấy vậy bơi nhanh ra và kéo cô bé vào bờ. Buổi hôm ấy cô bé nằm sấp trên giường "ăn" mười roi, nợ 40 roi. May thay được thằng em khóc lóc xin xỏ dùm nên cuối cùng "ăn" chỉ 5 roi và nợ 45 roi. "Ăn" đòn xong, khóc một trận tức tưởi vì đau, vì...oán, vì hờn đã đời, cô bé quay mặt ra, nhét cái đầu vào song cửa sổ, híc mũi rồn rột, sắp thiu thiu ngủ thì thấy đám bạn cùng tắm lúc trưa đang lấp ló bên hè. Chúng nó lêu lêu cô bé bị đòn, bảo mặt khóc quằn quện xấu như mèo. Cô bé ức quá, tủi thân quá khóc một trận nữa. Mẹ cô bé bảo "Muốn ăn luôn 45 roi còn lại sao mà khóc nữa? Bộ đánh vậy là oan ức lắm sao mà khóc hoài?". Cô bé tủi thân, khóc to hơn. Biết khóc to sẽ có thể bị đòn tiếp nhưng cô bé không dừng được, càng nghĩ càng muốn khóc... Cô bé nói thầm sao người lớn không hiểu con nít gì hết. Đánh người ta đau, người ta tủi thân, khóc mà cũng không cho! Mai mốt lớn lên, có con cái, có...đánh con, nhất định cô bé sẽ để cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc chứ không có...cấm. Và nhất định cũng đừng có dỗ dành như ba của cô bé, vì khi được dỗ dành, cô bé sẽ tủi thân thêm. Rồi cô bé nói với tôi rằng cô bé khám phá ra nhiều điều hay ho khi được khóc lắm. Nếu một ngày nào đó bạn cảm thấy khó ngủ hay cảm thấy cơ thể có một cái gì đó khó chịu, bạn hãy tìm ai đó làm cho bạn...tổn thương, thế là bạn có cớ để khóc một trận đã đời, khóc đến sưng vù đôi mắt, nghẹt cứng cái mũi, nghẹt luôn đôi lỗ tai. Khóc đến khi chán chê, bạn sẽ ngủ một giấc thật sâu, thật ngon, khi tỉnh dậy sẽ thấy tâm hồn nhẹ tênh và cuộc đời thật ý nghĩa...
    Cô bé quyết định giận mẹ. Nhưng cô bé không giận được lâu, lần nào cũng vậy.
    Buổi sáng đầu tháng mười một, ba cô bé vác cuốc ra băm băm xới xới khoảng đất trước nhà thành một hình chữ nhật thật lớn. ba hì hục cả buổi rồi dặn cô bé: "Con khoái vọc nước vọc sình lắm phải hông? Vậy thì ở nhà xách xô ra sông múc nước lên tưới khoảng đất này, vừa tưới vừa giẫm sao cho nó dậy sình lên càng nhiều càng tốt. Nhớ đội nón để không bị cảm".
    Cô bé vui lạ lùng. Ăn cơm xong, cô bé xách xô chạy ào ra thăm tôi, múc từng xô nước lên tưới sân. Cái sân nằm sát bờ sông, cách chừng ba, bốn bước chân. Cô bé tưới thi với hai thằng bạn hàng xóm. Và kìa, nhà ai cũng đang băm đất làm sân, trông như sắp vào hội lớn. Sau mùa lúa này là mùa tết sẽ về, không háo hức sao được! Từng xô nước múc lên, cô bé tinh nghịch dội cả lên người, từ vai trở xuống, nghĩ: "Mình là người, mình lại nặng nhọc xách từng xô nước như vầy thì phải hưởng trước khi cái sân quỷ này hưởng chứ!". Đến chiều thì xong. Cô bé không quên lao xuống nghịch với tôi, đưa tay bóp mũi nín thở và nhắm mắt ngụp xuống xem mình chịu được bao lâu. Rồi cô bé trầm mình đến cổ, nhè nhẹ tiến tới rình xem mấy con lìm kìm bé tí ti đang làm quen nhau như thế nào. Hai thằng bạn hàng xóm cũng đã làm xong bổn phận, nhảy ùm xuống sông lội rượt nhau inh ỏi. Lội chán, hai đứa đến chỗ cô bé coi đang làm gì. Rồi hai đứa đồng thanh chỉ cô bé: "A! Con Quai Chảo mọc râu kìa, ha ha". Nhờ "mọc râu" nên cô bé mới biết mùa phù sa lại về rồi. Phù sa bám đầy hai bên mép đó mà. Mùa phù sa về nghĩa là lúa chín rộ. Hèn chi ba cuốc đất làm sân phơi!
    Đêm đó trăng lên, nhà nhà cùng nhau lấy trà vồ ra đập sân cho giẻ lại. Đập qua một lượt, người ta thỉnh thoảng lại tráng mặt trà vồ vào thau nước, "vuốt" sân lần nữa cho láng mịn. cô bé thắc mắc hoài, tại sao đoạn gỗ tròn nho nhỏ được gắn cái cán gỗ thì gọi là trà vồ? Thắc mắc chưa được giải thích thì cô bé quên nhanh bởi ánh trăng loang loáng trên mặt sân mới đẹp đến mê hồn. Đêm đó, tôi biết rằng, cô ngủ trong cơn mộng mị đầy ánh trăng bồng bềnh trên cái sân phơi mới.
    Sáng hôm sau, ba cô bé mang về một cần xé đầy...*** trâu. "Ba chơi dơ quá, í ẹ"- Thằng em của cô bé lè lưỡi, rụt đầu khi thấy ba nó đổ *** trâu vào xô, cho nước vào, quậy loãng ra và lấy chổi quét đều lên sân phơi như người ta quét vôi tường. Cô bé cũng ậm ừ ghê thật, nhưng chỉ sau một buổi nắng gắt, cái sân ánh lên một màu xanh cỏ rất đẹp. Lúc đó mùi *** trâu không còn nữa mà phảng phất làn hương ngai ngái, thơm thơm của thảo mộc. Và lúa về sân phơi trong nỗi rộn ràng chờ đợi, trong mồ hôi mặn áo lưng sờn, trong ánh trăng của một trong những tháng cuối cùng trong năm. Bao nhiêu niềm vui dồn lại, đong đầy trên cái sân phơi nho nhỏ đầy rơm và lúa mới...
    Những hôm sân đầy lúa, ban ngày cô bé theo cha cày xới cho lúa khô đều. Cha đi trước, cô bé tinh nghịch theo sau, dùng hai bàn chân sủi vào sân lúa và cứ thế đi tới. Lúa rẽ ra, tạo thành những làn sóng nhấp nhô đều đều. Có những hôm mây chuyển đầy trời, báo hiệu sắp mưa, cô bé lấy cái trang cào vun lúa lại thành đống để che chắn mà không kịp. Cái trang thì to, lúa thì nặng, cô bé thì gầy nhom ốm yếu. Những hôm cật lực chạy đua, vừa vun đống lúa lại gọn gàng và đậy kín rơm thì mưa ào ào trút xuống. Nhìn đôi bàn tay sưng vù những đốm đỏ to như hạt đậu phộng khắp các chai tay, cô bé vui lắm, vì cuối cùng đã chạy kịp cơn mưa. Nhưng cũng có những hôm mưa về nhanh quá, lúa chưa kịp gom, cô bé đành để nó ướt ròng, ngồi khóc. Lúc đó, cô bé nghĩ sao mình giống cô Tấm, phải lựa hạt cho kịp giờ. chỉ có điều cô Tấm lựa hạt nhanh để mong kịp đi dự hội, còn cô bé, cô phải nhanh tay vì lúa đã về sân mà để mưa ướt thì sẽ xuống màu, mất giá, thậm chí bị nảy mầm, mất trắng...
    Mồ hôi đổ trên sân ban ngày, ban đêm, nơi đó rộn lên những cuộc đùa vui. Cả xóm tụ họp nhau lại chơi trốn tìm, chơi năm mười, chơi trò cô dâu chú rể. Có một lần hiếm hoi cô bé được chọn làm cô dâu, nhưng vùng vẫy không chịu vì cô bé sẽ được cưới bởi thằng hàng xóm tên Đầu Bò. "Thằng Đầu Bò ở dơ và học ngu như con bò, trong lớp bị cô phạt úp mặt vô tường hoài. Còn lâu tao mới làm vợ nó". Mấy hôm sau thằng Đầu Bò tết cây chổi rơm thật đẹp, hối lộ cô bé, bảo "Mày cho tao làm chú rể một lần đi, Quai Chảo". Mẹ cô bé nghe được, la hai đứa một trận, gọi ba mẹ thằng Đầu Bò qua mắng vốn rồi đuổi cổ nó về nhà.
    Đêm về khuya, tôi nằm đó, lặng lẽ lớn ròng và nghe bờ lá hát, nghe những con cá con tôm nói chuyện trần gian. Cái sân phơi tĩnh lặng trở lại bởi đám trẻ con đã đi ngủ. Cô bé cũng đã vào mộng đẹp. Cô đang nằm nghiêng trên cánh tay cha, vùi mặt vào ngực cha mà say giấc. Hai cha con giăng mùng giữa sân phơi, lấy bốn bó rơm cắm cây trúc vào làm bốn góc giăng mùng, lấy rơm lót dưới đệm cho ấm và cẩn thẩn phủ rơm trên nóc mùng, vì sợ đêm khuya sương xuống nhiều cô bé sẽ cảm lạnh. Người cha phải dọn nơi ngủ kỹ lưỡng vì cô bé nhất định đòi theo cha ra sân ngủ giữ lúa...Trong giấc mơ không biết cô có chạy nhảy trên cái sân phơi, có hoá thành công chúa đi dự hội kinh kỳ, có mơ ước những điều xa lạ hơn những gì ngày ngày diễn ra nơi cô đang sống...
    Và ít lâu sau đó, khi mùa lúa đã qua, cái sân phơi biến thành cái sân rơm. Cây rơm to ơi là to mọc lên. Cây rơm đó dùng để nấu nướng suốt cả một năm còn chưa hết. Nhưng mà, chuyện cây rơm, tôi sẽ kể sau vậy.
    /uploaded/TenGiDayTa/romvang.jpg[/img[CENTER][/CENTER]
  3. pikachungo

    pikachungo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0

  4. pikachungo

    pikachungo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0

  5. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Gần "Mười năm trước em còn đi học"
    Giờ "em" vẫn đi học, mà là học lại những cái "mười năm trước" đã học rồi, hic hic hic...

    Lớp Mười Ba​
    Thi tốt nghiệp xong, bọn tôi mỗi đứa một nơi . Lớp học bốn mốt đứa hôm nào giờ chỉ còn tôi và Mai thường xuyên gặp mặt . Chúng tôi thường chở nhau đạp xe vào trường Tự Nhiên để luyện thi. Cái "lớp mười ba " này đông đúc và xô bồ dễ sợ, không có một chút nào nét tinh nghịch ngây ngô mà tôi đã quen ở trường cũ. Điều đó làm tôi cảm thấy buồn và nhớ căn phòng nhỏ của tập thể 12A1 vô cùng.
    Mai không vẩn vơ lãng đãng như tôi . Nhỏ rất vô tư và siêng học đến nỗi cứ há hốc mồm nuốt từng lời giảng của thầy . Lớp luyện thi cả trăm người nhưng lúc nào Mai cũng nằm trong nhóm "top ten " khi thầy cho bài tập ứng dụng . Có một điều ít ai biết, hai đứa tôi đi luyện nhưng chỉ có một tấm biên lai học phí . Đó là toàn bộ số tiền tôi nhận ở một giải thưởng văn chương . Hôm nào cũng vậy, gửi xe đạp xong, tôi trước , Mai sau , hai đứa lò dò lên cầu thang , mắt láo liên như những tên trộm . Đến lầu hai, nếu không có ông gíam thị ốm nhách với gương mặt đằng đằng sát khí chẳng hề biểu hiện một chút thương cảm thì hai đứa chạy ào vào lớp và cười nắc nẻ . Ngược lại, Mai phải lùi xuống, đứng đợi ở ghế đá dưới sân . Tôi ép tờ biên lai vào quyển sách, thả xuống sau khi vược qua "của thiên đàng ". Cứ thế , hai đứa vào học ngon lành. .
    Nhưng ông giám thị đáng ghét không để chúng tôi yên au một tuần "thả" cửa . Ông gọi hai đứa đến văn phòng sau giờ học , giảng một tràng với câu kết luận: "Cái cô Mai kia, từ mai không đóng tiền thì đừng có đến lớp ! Học trò hỷ mũi chưa sạch mà đã bày chuyện gian dối "!
    Thế là Mai ở nhà . Đi học một mình, tôi buồn đến phờ phạc . Giờ chơi, tôi tha thẩn ở hàng lang ngắm khoảng sân mát rượi . Mấy anh chị sinh viên đi lại nói cười, trông thanh thản lạ . Tôi nhìn cảnh ấy, nghe lòng gợn lên quá đỗi ước mơ , tự nhủ mỉnh phải cô gắng đậu đại học với người ta.
    Bản tính trầm nên tôi có rất ít bạn ở lớp mới . Thế nhưng sau vài tuần, tôi bắt đầu chia sẻ bài vở với vài đứa ngồi gần, trong số đó có Tuân và Hiền. Tuân người Sài Gòn, học giỏi nhưng ít nói và hiền lành. Hiền tốt nghiệp từ năm ngoái, rớt đại học và năm nay quyết luyện lại. Tôi kể về Mai với hai người. Hiền kéo tôi ra góc sân, mừng rỡ :
    - Tớ có đến hai biên lai học phí , một cái do tớ đóng, một cái do ông anh không biết nên đóng vô nữa . Thôi, cậu gọi bạn cậu lên tớ để rẻ một cái cho mà học .
    - Sao cậu không xuông văn phòng trình bày xin lại một phần tiền ?
    - Định đấy nhưng nghe nói không được . Cậu đang cần mà , lấy không ? Tớ lấy nửa tiền thôi .
    Tôi đem câu chuyện bàn vơi Mai và bác gái . Hai mẹ con phấn khởi khiến tôi cũng vui lây . Đi học lại được hai hôm, Mai rủ tôi mang tờ biên lai xuống văn phòng xin chuyển qua tên mình . Chị nhân viên nhìn Mai dò xét :
    - Em nói thật đi ! Em đã ăn cắp hay nhặt được tờ biên lai này ?
    Bị xúc phạm , Mai luống cuống, đỏ mặt đến không nói được . Tôi bước lên một bước, dặt nhẹ tay lên thành bàn , ngồi xuống ghế và trình bày rành rọi mọi lẽ . Chị nhân viên ngồi lặng im , chăm chú nghe . Phía sau , Mai bắt đầu sụt sịt khóc khiến cả hai chúng tôi đều lúng túng . Bây giờ chị Hương - tên chị nhân viên - mới xuống giọng :
    - Thôi em nín đi . Có gì chị sẽ nhờ kiểm tra lại . Chị cũng không ngại nói cho hai đứa biết , cái cô Hiền trong biên lai này chỉ đóng học phí có một lần duy nhất thôi . Cách đây ít lâu , cô ấy lại đây năn nỉ chị cắp cho biên lai với lý do tấm cũ lỡ bỏ quên trong túi quần và giặt nhàu nát cả . Chị bắt làm đơn cam kết còn rành rành ở đây nè . Ngày mai, giờ này, hai đứa xuống đây, chị sẽ mời cả Hiền để làm rõ lẽ . Sao lại có hai tấm biên lai cùng lúc được chứ !
    Hôm sau, đúng hẹn, tôi và Mai dắt nhau xuống văn phòng . Bất ngờ, mấy cô bạn của Hiền chận chúng tôi lại chân cầu thang:
    - Các cậu lượm biên lai của Hiền rồi còn xin chuyến đổi này nọ làm nhỏ bị viết tự kiểm rồi kìa . Các cậu đừng ỷ mình là dân thành phố rồi muốn ăn hiếp ai cũng được .
    Trong lúc chúng tôi chưa kịp phản ứng , một con nhỏ tóc quăn kính trắng dày cộm sừng sộ thêm :
    - Nói huỵch toẹt ra cho rồi . Các cậu ăn cắp biên lai của bạn tớ, đúng không ?
    - Thế bạn tin tất cả những gì Hiền kể hay sao? Bây giờ cả ba đứa tôi cùng xuống văn phòng đây . Sao các bạn không theo cùng để trắng đen cho rõ ? - Tôi phản kháng .
    Cũng con nhỏ ấy nâng gọng kính ra vẻ uyên bác đến tự tin :
    - Giờ các cậu đã dồn Hiền vào thế bí rồi còn gì . Bọn tớ tin bạn mình không phải là đứa mánh khoé lọc lừa . Các cậu tự xét lại lương tâm mình đi .
    Cả đám quầy quả bỏ đi . Tôi giận như điên . Mười hai năm đến trường , chưa bao giờ tôi có cảm giác bị xúc phạm nặng nề như thế . Đem chuyện chia sẻ với Tuân , hắn dí bút vào mũi tôi, nhe hàm răng cười thật duyên :
    - Thôi đi , lớp luyện thi cả trăm người , hơi đâu mà cần họ hiểu hết . Mình tin bạn . Hiền queo như bạn và Mai không thể là những người xấu . Mình hiểu chính mình là được rồi .
    Ngay chị Hương thỉnh thoảng gặp tôi vẫn kéo lại văn phòng hỏi han chuyện học hành. Chị là sinh viên kinh tế mới tốt nghiệp nên rất quan tâm đến những đứa chịu học . Hình như chị đã nói điều gì đó với ông giám thị . Bằng chứng là một hôm, thấy tôi giậm chân thình thịch lên từng nấc cầu thang , ông lườm mắt nhe hàm răng vàng hoe vì khói thuốc :
    - Nứt gạch người ta nhóc con ơi . Bạn cháu đâu , sao không rủ nó đi học cho vui ?
    - Dạ, Mai bạn con, đâu có biên lai , bác .
    - Về biểu nó học lại đi . Tội nghiệp con nhỏ . Tao xí xóa cho mình nó thôi . Đừng để ai biết nữa nhé con . Chị Hương mày mới cho tao biết chuyện .
    Dù lỡ hứa không tiết lộ với bất cứ ai nhưng cuối cùng tôi cũng đã mở miệng kể Tuân nghe . Tình bạn giữa chúng tôi ngày càng thắt chặt qua những buổi cùng giải bài tập . Giữa hàng ngàn thí sinh luyện thi, tự nhiên thầy cô, giám thị, nhân viên văn phòng đều biết ba đứa , luôn dành những lời thăm hỏi ân cần . Chưa đầy tháng , tôi đã cảm thấy thương cái lớp mười ba đến độ bồn chồn . Chỉ có một điều , trong tận sâu tâm hồn, tôi vẫn ao ước ánh mắt ghẻ lạnh khinh bỉ của nhóm bạn bên kia cửa sổ đừng soi mói vào tôi ngày ngày đến trường . Còn Hiền, đó là người bạn đầu tiên trong đời tôi biết sợ , sợ đến nỗi không dám đi gần mỗi lúc tan lớp . Trong thâm tâm tôi, nhỏ là đứa vừa hư đốn vừa nhẫn tâm .
    Lớp mười ba lắm lo toan và rắc rối . Hình như nó cũng giông giống cánh cửa đầu tiên đưa tầm mắt bỡ ngỡ của các cô cậu tú như tôi nhìn vào thê giới mênh mông trong từng ngóc ngách cuộc sống . May mà trên từng bước đường vẫn có thể gặp được những tấm lòng bao dung , thân thiện .
    Tôi chia tay lớp mười ba nhanh như không thể nào nhanh hơn thế . Không có quyến luyến, bịnh rịn , thầy chúc trò thành công rồi bước vội ra cửa . Bạn bè xôn xao một lúc sau đó lần lượt kéo nhau về . Mùa hè này tôi không lãng mạn ép bươm, ngắm hoa , chỉ đêm đêm ngồi chống càm giải bài tập . Tôi mơ một ngày thong dong bước lên giảng đường như những anh chị sinh viên . Ở đó, biết đâu tôi sẽ gặp lại bạn bè hồi phổ thong, Mai, Tuân ...Và biết đâu tôi cũng sẽ gặp Hiền cùng đám bạn chí thân của nhỏ . Có lẽ họ sẽ ghét tôi đến suốt đời, coi tôi là hiện diện xấu xa nhất mà không hề biết mình đang mãi tin vào một nghịch lý . Cũng có thể họ sẽ nhận ra và theo thời gian , Hiền trở nên chân thực hơn... Biết bao nhiêu điều có thể ở phía tương lai bắt đầu từ cái lớp mười ba ngột ngạt và chóng vánh này ...
    Tháng 6-1997

  6. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Gần "Mười năm trước em còn đi học"
    Giờ "em" vẫn đi học, mà là học lại những cái "mười năm trước" đã học rồi, hic hic hic...

    Lớp Mười Ba​
    Thi tốt nghiệp xong, bọn tôi mỗi đứa một nơi . Lớp học bốn mốt đứa hôm nào giờ chỉ còn tôi và Mai thường xuyên gặp mặt . Chúng tôi thường chở nhau đạp xe vào trường Tự Nhiên để luyện thi. Cái "lớp mười ba " này đông đúc và xô bồ dễ sợ, không có một chút nào nét tinh nghịch ngây ngô mà tôi đã quen ở trường cũ. Điều đó làm tôi cảm thấy buồn và nhớ căn phòng nhỏ của tập thể 12A1 vô cùng.
    Mai không vẩn vơ lãng đãng như tôi . Nhỏ rất vô tư và siêng học đến nỗi cứ há hốc mồm nuốt từng lời giảng của thầy . Lớp luyện thi cả trăm người nhưng lúc nào Mai cũng nằm trong nhóm "top ten " khi thầy cho bài tập ứng dụng . Có một điều ít ai biết, hai đứa tôi đi luyện nhưng chỉ có một tấm biên lai học phí . Đó là toàn bộ số tiền tôi nhận ở một giải thưởng văn chương . Hôm nào cũng vậy, gửi xe đạp xong, tôi trước , Mai sau , hai đứa lò dò lên cầu thang , mắt láo liên như những tên trộm . Đến lầu hai, nếu không có ông gíam thị ốm nhách với gương mặt đằng đằng sát khí chẳng hề biểu hiện một chút thương cảm thì hai đứa chạy ào vào lớp và cười nắc nẻ . Ngược lại, Mai phải lùi xuống, đứng đợi ở ghế đá dưới sân . Tôi ép tờ biên lai vào quyển sách, thả xuống sau khi vược qua "của thiên đàng ". Cứ thế , hai đứa vào học ngon lành. .
    Nhưng ông giám thị đáng ghét không để chúng tôi yên au một tuần "thả" cửa . Ông gọi hai đứa đến văn phòng sau giờ học , giảng một tràng với câu kết luận: "Cái cô Mai kia, từ mai không đóng tiền thì đừng có đến lớp ! Học trò hỷ mũi chưa sạch mà đã bày chuyện gian dối "!
    Thế là Mai ở nhà . Đi học một mình, tôi buồn đến phờ phạc . Giờ chơi, tôi tha thẩn ở hàng lang ngắm khoảng sân mát rượi . Mấy anh chị sinh viên đi lại nói cười, trông thanh thản lạ . Tôi nhìn cảnh ấy, nghe lòng gợn lên quá đỗi ước mơ , tự nhủ mỉnh phải cô gắng đậu đại học với người ta.
    Bản tính trầm nên tôi có rất ít bạn ở lớp mới . Thế nhưng sau vài tuần, tôi bắt đầu chia sẻ bài vở với vài đứa ngồi gần, trong số đó có Tuân và Hiền. Tuân người Sài Gòn, học giỏi nhưng ít nói và hiền lành. Hiền tốt nghiệp từ năm ngoái, rớt đại học và năm nay quyết luyện lại. Tôi kể về Mai với hai người. Hiền kéo tôi ra góc sân, mừng rỡ :
    - Tớ có đến hai biên lai học phí , một cái do tớ đóng, một cái do ông anh không biết nên đóng vô nữa . Thôi, cậu gọi bạn cậu lên tớ để rẻ một cái cho mà học .
    - Sao cậu không xuông văn phòng trình bày xin lại một phần tiền ?
    - Định đấy nhưng nghe nói không được . Cậu đang cần mà , lấy không ? Tớ lấy nửa tiền thôi .
    Tôi đem câu chuyện bàn vơi Mai và bác gái . Hai mẹ con phấn khởi khiến tôi cũng vui lây . Đi học lại được hai hôm, Mai rủ tôi mang tờ biên lai xuống văn phòng xin chuyển qua tên mình . Chị nhân viên nhìn Mai dò xét :
    - Em nói thật đi ! Em đã ăn cắp hay nhặt được tờ biên lai này ?
    Bị xúc phạm , Mai luống cuống, đỏ mặt đến không nói được . Tôi bước lên một bước, dặt nhẹ tay lên thành bàn , ngồi xuống ghế và trình bày rành rọi mọi lẽ . Chị nhân viên ngồi lặng im , chăm chú nghe . Phía sau , Mai bắt đầu sụt sịt khóc khiến cả hai chúng tôi đều lúng túng . Bây giờ chị Hương - tên chị nhân viên - mới xuống giọng :
    - Thôi em nín đi . Có gì chị sẽ nhờ kiểm tra lại . Chị cũng không ngại nói cho hai đứa biết , cái cô Hiền trong biên lai này chỉ đóng học phí có một lần duy nhất thôi . Cách đây ít lâu , cô ấy lại đây năn nỉ chị cắp cho biên lai với lý do tấm cũ lỡ bỏ quên trong túi quần và giặt nhàu nát cả . Chị bắt làm đơn cam kết còn rành rành ở đây nè . Ngày mai, giờ này, hai đứa xuống đây, chị sẽ mời cả Hiền để làm rõ lẽ . Sao lại có hai tấm biên lai cùng lúc được chứ !
    Hôm sau, đúng hẹn, tôi và Mai dắt nhau xuống văn phòng . Bất ngờ, mấy cô bạn của Hiền chận chúng tôi lại chân cầu thang:
    - Các cậu lượm biên lai của Hiền rồi còn xin chuyến đổi này nọ làm nhỏ bị viết tự kiểm rồi kìa . Các cậu đừng ỷ mình là dân thành phố rồi muốn ăn hiếp ai cũng được .
    Trong lúc chúng tôi chưa kịp phản ứng , một con nhỏ tóc quăn kính trắng dày cộm sừng sộ thêm :
    - Nói huỵch toẹt ra cho rồi . Các cậu ăn cắp biên lai của bạn tớ, đúng không ?
    - Thế bạn tin tất cả những gì Hiền kể hay sao? Bây giờ cả ba đứa tôi cùng xuống văn phòng đây . Sao các bạn không theo cùng để trắng đen cho rõ ? - Tôi phản kháng .
    Cũng con nhỏ ấy nâng gọng kính ra vẻ uyên bác đến tự tin :
    - Giờ các cậu đã dồn Hiền vào thế bí rồi còn gì . Bọn tớ tin bạn mình không phải là đứa mánh khoé lọc lừa . Các cậu tự xét lại lương tâm mình đi .
    Cả đám quầy quả bỏ đi . Tôi giận như điên . Mười hai năm đến trường , chưa bao giờ tôi có cảm giác bị xúc phạm nặng nề như thế . Đem chuyện chia sẻ với Tuân , hắn dí bút vào mũi tôi, nhe hàm răng cười thật duyên :
    - Thôi đi , lớp luyện thi cả trăm người , hơi đâu mà cần họ hiểu hết . Mình tin bạn . Hiền queo như bạn và Mai không thể là những người xấu . Mình hiểu chính mình là được rồi .
    Ngay chị Hương thỉnh thoảng gặp tôi vẫn kéo lại văn phòng hỏi han chuyện học hành. Chị là sinh viên kinh tế mới tốt nghiệp nên rất quan tâm đến những đứa chịu học . Hình như chị đã nói điều gì đó với ông giám thị . Bằng chứng là một hôm, thấy tôi giậm chân thình thịch lên từng nấc cầu thang , ông lườm mắt nhe hàm răng vàng hoe vì khói thuốc :
    - Nứt gạch người ta nhóc con ơi . Bạn cháu đâu , sao không rủ nó đi học cho vui ?
    - Dạ, Mai bạn con, đâu có biên lai , bác .
    - Về biểu nó học lại đi . Tội nghiệp con nhỏ . Tao xí xóa cho mình nó thôi . Đừng để ai biết nữa nhé con . Chị Hương mày mới cho tao biết chuyện .
    Dù lỡ hứa không tiết lộ với bất cứ ai nhưng cuối cùng tôi cũng đã mở miệng kể Tuân nghe . Tình bạn giữa chúng tôi ngày càng thắt chặt qua những buổi cùng giải bài tập . Giữa hàng ngàn thí sinh luyện thi, tự nhiên thầy cô, giám thị, nhân viên văn phòng đều biết ba đứa , luôn dành những lời thăm hỏi ân cần . Chưa đầy tháng , tôi đã cảm thấy thương cái lớp mười ba đến độ bồn chồn . Chỉ có một điều , trong tận sâu tâm hồn, tôi vẫn ao ước ánh mắt ghẻ lạnh khinh bỉ của nhóm bạn bên kia cửa sổ đừng soi mói vào tôi ngày ngày đến trường . Còn Hiền, đó là người bạn đầu tiên trong đời tôi biết sợ , sợ đến nỗi không dám đi gần mỗi lúc tan lớp . Trong thâm tâm tôi, nhỏ là đứa vừa hư đốn vừa nhẫn tâm .
    Lớp mười ba lắm lo toan và rắc rối . Hình như nó cũng giông giống cánh cửa đầu tiên đưa tầm mắt bỡ ngỡ của các cô cậu tú như tôi nhìn vào thê giới mênh mông trong từng ngóc ngách cuộc sống . May mà trên từng bước đường vẫn có thể gặp được những tấm lòng bao dung , thân thiện .
    Tôi chia tay lớp mười ba nhanh như không thể nào nhanh hơn thế . Không có quyến luyến, bịnh rịn , thầy chúc trò thành công rồi bước vội ra cửa . Bạn bè xôn xao một lúc sau đó lần lượt kéo nhau về . Mùa hè này tôi không lãng mạn ép bươm, ngắm hoa , chỉ đêm đêm ngồi chống càm giải bài tập . Tôi mơ một ngày thong dong bước lên giảng đường như những anh chị sinh viên . Ở đó, biết đâu tôi sẽ gặp lại bạn bè hồi phổ thong, Mai, Tuân ...Và biết đâu tôi cũng sẽ gặp Hiền cùng đám bạn chí thân của nhỏ . Có lẽ họ sẽ ghét tôi đến suốt đời, coi tôi là hiện diện xấu xa nhất mà không hề biết mình đang mãi tin vào một nghịch lý . Cũng có thể họ sẽ nhận ra và theo thời gian , Hiền trở nên chân thực hơn... Biết bao nhiêu điều có thể ở phía tương lai bắt đầu từ cái lớp mười ba ngột ngạt và chóng vánh này ...
    Tháng 6-1997

  7. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Hình như cái này viết vào một đêm trăng thì phải, đọc lại thấy ngô nghê gì đâu...

     
     


     

    THỜI GIAN
         Phòng trọ bé xíu như chiếc hộp, lúc nào cũng oi bức ngột ngạt. Ba đứa tự bằng lòng với giá thuê tương đối "khiêm tốn" hơn những nơi khác. Kệ, miễn sao có chỗ ngả lưng nhắm mắt ban đêm an toàn là được. Nhớ hôm đầu tiên đạp xe đi đón nhỏ Thảo tan ca, tôi "rởn tóc gáy" vì cảnh "văn minh khuya Sài Gòn". Ngồi sau yên xe, Thảo đùa nghe sao mà chua xót :     - Tụi tao tăng ca đến nửa đêm, mắt cứ muốn ríu lại. Tưởng mọi người đã ngủ hết rồi, ai ngờ ngoài đường giờ này cũng "tăng ca" dữ dội hén !     Ở nhà, Hương có lẽ đang cặm cụi xếp ngôi sao may mắn. Những ngôi sao xanh đỏ tím vàng nằm lăn lóc đầy căn phòng. Một đóa sao mười đồng, mười ngôi một trăm, trăm ngôi một ngàn. Cứ thế mà nhân lên niềm may mắn cho nhỏ. Hương làm việc như cái máy, không nghỉ, không than, không đòi hỏi. Ra khỏi cổng  trường, nhỏ tất tả về lục cơm nguội chan nước mắm nuốt vội để có thời gian xếp tiếp những ngôi sao. Tôi đã đếm với nhỏ và đếm đến không còn có thể nhớ là Hương xếp được bao nhiêu ngôi sao kể từ ngày lên Sài Gòn học.     Thảo, Hương cùng là bạn chung lớp với tôi thời phổ thông. Tôi và Hương học đại học. Thảo cũng khăn gói theo, vừa tự học luyện thi ban đêm vừa làm công nhân xưởng may. Trời phú cho tôi một tí lý luận nên tập tành "kinh doanh ngôn ngữ". Bài báo đầu tiên vỏn vẹn có sáu dòng, ba đứa kiếm thêm được chút rau. Bài báo thứ hai, nhỏ Hương đi chợ mua cả ký cá nục tươi rói và mớ rau sống chưa ăn đã thấy ngon. Tôi thêm tự tin, viết tiếp. Gần cả chục bài trong hai tuần. Kết quả, chẳng có tờ báo nào đăng bài nữa. Hũ gạo nơi góc phòng vơi dần. Tôi ngại ngùng xin "ăn riêng" vì... chẳng còn gì để hùn vào ! Thảo dè dặt : "Tao cho mày mượn đỡ". Tôi lắc đầu. Ở quê, nhà nó đang vào mùa đói, khao khát tiền gửi về như đất nẻ chờ mưa. Tôi mà lấy biết đời nào trả được. Thế là đành sống nhờ vả vào công việc muôn thuở của nhỏ Hương. Hai đứa thường xuyên cúp học để dành thời gian "xếp" đầy ắp sự may mắn trong biểu tượng và "bán" lại chủ mối. Làm việc chăm chỉ từ sáng đến tối vẫn không đủ đâu vào đâu. Vậy mà mỗi lúc đem giao bà chủ cứ chê bủng chê beo rằng không khéo tay và trăm nghìn lý do khác để nhận giá rẻ mạt. Cầm những tờ bạc lẻ, Hương tựa vai tôi than : "Sao mình tự làm khổ thân mình vậy nè trời ? Sao ba đứa mình không ở lại quê để sống một đời bình thường như bao nhiêu thanh niên nông thôn khác ?     "Một cuộc đời bình thường" nghĩa là từ giã sách vở, ngày ngày ra đồng làm thuê làm mướn. Cực có, nghèo càng dĩ nhiên nhưng đói thì không ! Ðể rồi thắm thoát đến mười bảy, mười tám, chớm ra dáng con gái là chuẩn bị lập gia đình dù muốn hay không. Và cứ vậy, viết lại nhật ký cuộc đời tương tự như cha mẹ đã trải qua.     Nói là nói vậy. Ai quá khó khăn lại không nghĩ quẩn. Cũng như có lần tôi định nghỉ quách cho xong. Tốt nghiệp phổ thông, đủ tuổi lao động, đã có thể sống độc lập bằng một nghề bình thường dù ở bất cứ nơi đâu... Nhưng, tôi khát học lắm ! Ðã đôi lần thầm nghĩ giá mình có đủ điều kiện, suốt ngày cứ lo học, hẳn sẽ chẳng thua kém ai, nhất định như vậy.     Một chiều, Hương dẫn đến hai người bạn. Con hẻm nhỏ xíu chẳng để xe ở đâu được vì sợ bị mắng. Một anh là sinh viên năm cuối ngành báo chí, một nữa chẳng rõ học gì nhưng rất thân anh "nhà báo". Anh nhà báo tính phóng khoáng, mở miệng ra quá nửa đều bằng tiếng Anh. Hương giấu vội những ngôi sao nhỏ vào bịch ni lông. Sót lại vài ngôi lăn lóc trên nền. Anh nhà báo cầm xoay xoay :     - Hình như các bạn vừa tổ chức tiệc mừng ? Hèn chi còn sót lại những ngôi sao may mắn.     Hương cuống cuồng, ừ cho qua chuyện. Nhỏ nói chúc mừng tôi vừa có bài phóng sự được tổng biên tập một tờ báo uy tín khen hay. Anh nhà báo lập tức rủ hợp tác. Ừ thì hợp tác. Vừa là kiếm tiền vừa tập tành, có lợi đôi đường.     Hàng loạt bài được in trên khắp các loại báo. Ðể độc giả khỏi bị sốc, chúng tôi ký nhiều bút danh khác nhau. Anh nhà báo quan hệ rộng rãi, hết tiếp bạn này đến bạn khác. Tôi cũng ít nhiều như thế. Dần dần, thời gian đi săn tin và xã giao bạn bè đã chiếm gần hết thời gian tự do, thậm chí lấn sang cả giờ giấc của tôi ở giảng đường.     Hương không còn ngồi xếp những ngôi sao trị giá mười đồng. Nhỏ tìm được chỗ dạy kèm qua bạn anh nhà báo. Bữa cơm của ba đứa cơ bản ngon miệng hơn. Thật lạ, tôi luôn là người vinh dự đến nhận nhuận bút đều đều ở các tòa soạn. Anh bạn nhà báo bằng lòng như thế.     Nghe đâu tháng này Thảo đăng ký làm tăng ca suốt tuần. Tôi cho nó mượn xe đạp. Ðêm nào cũng về khuya lơ khuya lắc. Tranh thủ tắm rửa, cơm nước xong là nằm sấp dài trên nền giải bộ toán luyện. Có đêm mệt mỏi, nhỏ cứ nguyên tư thế ấy mà ngủ thiếp ngon lành. Tháng trước, lần nào đi làm Thảo cũng mang theo sách vở. Bà quản đốc thấy túi to, sinh nghi. Tưởng là nhỏ trộm hàng nên cho người giữ lại lục xét. Xét chán vẫn chẳng có gì, bà quản đốc nổi quạu : "Mày vô đây để làm mà cũng bày đặt ra dáng trí thức. Lôi theo sách vở làm gì vậy ? Ở đây cấm ! Còn vi phạm là đuổi hẳn". Thảo ấm ức cãi lại : "Em đem theo tranh thủ thời giờ nghỉ trưa mới học, đâu có ảnh hưởng gì đến công việc đâu ?". Lập tức, bà vỗ bàn cái rầm, đứng dậy, nện gót giày nhọn hoắc mạnh muốn vỡ gạch : "Mày dám cãi hả con này ? Tháng sau trừ lương nó". Ðược biết, bà quản đốc trẻ kia từng là sinh viên kinh tế rất chăm học và say mê sách đến lạ lùng ! Vì cuộc sống gia đình, vì ước mơ một ngày chạm gót giảng đường, Thảo bấm bụng chịu đựng.     Hương thường dạy về đúng lúc Thảo vừa dọn cơm, còn tôi phải đi "tiếp xúc" nhiều đối tượng để lấy tư liệu. Càng gắn bó "làm việc" với anh nhà báo, tôi càng thấy đầu óc anh ta chứa toàn mưu mô ma lanh. Hình như có bao nhiêu kiến thức anh ta đều đem khoe và thói xấu thì cứ cố giấu. Nhưng ở đời, thông thường cái giấu giếm nhất là điều dễ bị phát hiện đầu tiên nhất. Tôi cảm thấy bắt đầu lo lắng... Thời gian biểu đảo lộn khủng khiếp. Tôi hoàn toàn trở thành người thua trong cuộc đua với ngày giờ. Bỗng dưng, không hiểu sao giấc ngủ đêm đêm không còn bình yên, mãn nguyện. Tôi ngủ mà không thấy mình được nghỉ chút nào.     Một đêm mơ màng ú ớ, Hương lật đật đánh thức tôi dậy. Hai đứa ngạc nhiên khi thấy đã hai giờ sáng, Thảo vẫn say sưa làm bài tập. Chăm chú bất động tìm phương pháp một hồi lâu, Thảo chợt ồ lên, cười mãn nguyện. Không gian bé nhỏ tiếp tục rơi vào yên lắng sau đó.     Hương khóc. Nhỏ bảo thằng học trò vừa dốt vừa lên mặt, vì con nhà giàu. Ba nó bảo Hương phải dạy nó học, nó không học cứ việc đánh cho chết cũng được. Bà mẹ lại dặn dò lúc vắng ông : "Chừa cho nó ngơi nghỉ với. Dạy quá nó điên thì mày chịu trách nhiệm đó". Hương chẳng biết nghe theo ai. Còn nó, mới học lớp tám mà đã biết vất xấp tiền trước mặt Hương! "Mày đi dạy tao vì cần tiền chứ gì? Tới tháng tao đưa đầy đủ, yên tâm. Còn giờ, ngồi đó chơi, tao ngủ".     Ba đứa tôi nhận được thư của lớp trưởng ngày xưa, tranh nhau đọc. Con nhỏ bị nội bắt gả chồng. Trước sau gì cũng một lần... Cầu trời cho nó gặp người tử tế, biết lo lắng gia đình. Nó kể, "anh ấy" là người tỉnh bên, sắp đỗ cử nhân báo chí. Tụi tôi kháo nhau : "Người có học vị ắt là người ý chí. Chắc chắn nhỏ sẽ hạnh phúc".     Những ngày theo anh nhà báo đi thực tế, tôi ôm ấp nhiều dự định. Nhưng khác với anh, luôn miệng ca ngợi cuộc sống quý tộc của bạn bè, những người anh cho rằng có đường tương lai xán lạn, tôi định thực hiện phóng sự dài tập về họ ở phương diện khác. Dĩ nhiên đó là bài báo độc lập ký tên tôi. Ðối với một sinh viên năm nhất, có lẽ điều này hơi viển vông. Nhưng tôi muốn thử như đã từng thử cộng tác với anh nhà báo vậy. Ðể có đủ thời gian thực hiện kế hoạch, tôi từ chối đi viết bài cùng anh ấy. Hương tán đồng. Thảo cũng vỗ tay ưng ý. Tôi đặt bút, tự tin viết những dòng đầu tiên. Càng viết, tôi càng thấy trái tim mình nhịp nhàng điệu sống. Càng viết, tôi càng thương nhớ quê xa. Tôi so sánh họ với lớp trưởng của tôi, thấy mắt tự nhiên cay dù không hề khóc... Tháng sau lớp trưởng lên xe hoa. Thế là mơ ước trở thành luật sư của nhỏ đã theo gió mây bay. Nhà nhỏ đậm chất phong kiến, người trên nói dù sai, kẻ dưới cũng không được hé miệng.     Hương nghỉ dạy, lại ngồi xếp những ngôi sao. Nhỏ cứ mãi đem may mắt phân phát cho ai đâu, còn nhỏ sao gặp toàn chuyện rủi.     Tôi viết như điên. Càng viết, càng tự tin, càng say sưa. Khái niệm thời gian dường như bị đẩy lùi trong suy nghĩ. Lại có lúc nó trào lên mãnh liệt trong tôi. Thời gian là kẻ thù của sự chờ đợi và là chiến hữu của người năng động. Tự bản thân nó không giết người nhưng con người tự sắm cho nó vũ khí khi không làm chủ được mình. Bản tính chợt nắng chợt mưa, đã không ít lần tôi bị thời gian giày vò, cấu xé tâm hồn trong nỗi buồn biệt ly, xa xứ. Không ít lần nằm khoèo chán ngán, ba đứa chỉ ước sao thời gian hãy chết đi, chết đi. Nhưng trong lúc này, tôi lại thấy thời gian ân cần đến nắm tay ba đứa chúng tôi, dìu từng đứa một, bước đi. Người bạn dịu dàng kia cứ mỉm cười bảo : "Hãy thực hiện ngay đi những ý định đã chín. Mỗi người có một tần số để làm việc khác nhau trong khoảnh khắc nhất định. Việc hôm nay không làm để ngày mai còn đâu sự say mê". Ði học về, tôi lao vào đi thực tế. Ðêm, viết đến mỏi mòn. Trong giấc mơ, bắt gặp ý tưởng hay, giật mình dậy, tôi loạng choạng tìm giấy ghi lại dù lúc ấy chẳng ai thức cả.     Hôm tôi mang tập phóng sự đến tòa soạn, ban biên tập có ý khuyến khích cao.     Một lần tình cờ, tôi phát hiện những bài báo "cộng tác" với anh phóng viên đều là những đoạn cóp nhặt trên mấy tờ báo tỉnh xa. Anh ấy sắp được cấp bằng cử nhân báo chí. Dáng vẻ bảnh bao, hoạt bát, ăn nói thông minh - hẳn anh là mẫu nhà báo trẻ được nhiều tòa soạn có cảm tình ngay lần phỏng vấn đầu tiên.     Và cũng tình cờ, tôi bắt gặp tên anh nhà báo trùng tên bạn trăm năm của lớp trưởng. Chưa biết phải làm gì, bọn tôi được tin bà nhỏ mất. Ðám cưới hoãn, đợi mãn tang. Bà đi. Không ai muốn cưới gả gì bởi trước đây ngoài bà, nào có ai tán thành chuyện này. Ðâu ai giàu ba họ khó ba đời... Hãy để nó làm điều nó muốn. Người mẹ nghẹn ngào hủy hôn ước. Ðó là lần đầu trong đời dì được quyền quyết định tương lai con mình.     Căn phòng nhỏ chen thêm một người. Không sao. Bốn đứa chúng tôi chỉ cần nơi ngả lưng nhắm mắt ban đêm an toàn.     Thỉnh thoảng tôi vẫn đạp xe đón Thảo tan ca. Chợt giật mình... Hình như mình không còn "rởn tóc gáy" trước cảnh "văn minh khuya Sài Gòn" ven các nẻo đường !     Chẳng biết có phải thời gian làm lòng người bình thường hóa dần tất cả mọi chuyện tốt xấu trên đời này hay không...
    Bình Lợi, đêm 1-11-98
     
    Được _Hoa sửa chữa / chuyển vào 21:38 ngày 22/05/2005
  8. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Hình như cái này viết vào một đêm trăng thì phải, đọc lại thấy ngô nghê gì đâu...

     
     


     

    THỜI GIAN
         Phòng trọ bé xíu như chiếc hộp, lúc nào cũng oi bức ngột ngạt. Ba đứa tự bằng lòng với giá thuê tương đối "khiêm tốn" hơn những nơi khác. Kệ, miễn sao có chỗ ngả lưng nhắm mắt ban đêm an toàn là được. Nhớ hôm đầu tiên đạp xe đi đón nhỏ Thảo tan ca, tôi "rởn tóc gáy" vì cảnh "văn minh khuya Sài Gòn". Ngồi sau yên xe, Thảo đùa nghe sao mà chua xót :     - Tụi tao tăng ca đến nửa đêm, mắt cứ muốn ríu lại. Tưởng mọi người đã ngủ hết rồi, ai ngờ ngoài đường giờ này cũng "tăng ca" dữ dội hén !     Ở nhà, Hương có lẽ đang cặm cụi xếp ngôi sao may mắn. Những ngôi sao xanh đỏ tím vàng nằm lăn lóc đầy căn phòng. Một đóa sao mười đồng, mười ngôi một trăm, trăm ngôi một ngàn. Cứ thế mà nhân lên niềm may mắn cho nhỏ. Hương làm việc như cái máy, không nghỉ, không than, không đòi hỏi. Ra khỏi cổng  trường, nhỏ tất tả về lục cơm nguội chan nước mắm nuốt vội để có thời gian xếp tiếp những ngôi sao. Tôi đã đếm với nhỏ và đếm đến không còn có thể nhớ là Hương xếp được bao nhiêu ngôi sao kể từ ngày lên Sài Gòn học.     Thảo, Hương cùng là bạn chung lớp với tôi thời phổ thông. Tôi và Hương học đại học. Thảo cũng khăn gói theo, vừa tự học luyện thi ban đêm vừa làm công nhân xưởng may. Trời phú cho tôi một tí lý luận nên tập tành "kinh doanh ngôn ngữ". Bài báo đầu tiên vỏn vẹn có sáu dòng, ba đứa kiếm thêm được chút rau. Bài báo thứ hai, nhỏ Hương đi chợ mua cả ký cá nục tươi rói và mớ rau sống chưa ăn đã thấy ngon. Tôi thêm tự tin, viết tiếp. Gần cả chục bài trong hai tuần. Kết quả, chẳng có tờ báo nào đăng bài nữa. Hũ gạo nơi góc phòng vơi dần. Tôi ngại ngùng xin "ăn riêng" vì... chẳng còn gì để hùn vào ! Thảo dè dặt : "Tao cho mày mượn đỡ". Tôi lắc đầu. Ở quê, nhà nó đang vào mùa đói, khao khát tiền gửi về như đất nẻ chờ mưa. Tôi mà lấy biết đời nào trả được. Thế là đành sống nhờ vả vào công việc muôn thuở của nhỏ Hương. Hai đứa thường xuyên cúp học để dành thời gian "xếp" đầy ắp sự may mắn trong biểu tượng và "bán" lại chủ mối. Làm việc chăm chỉ từ sáng đến tối vẫn không đủ đâu vào đâu. Vậy mà mỗi lúc đem giao bà chủ cứ chê bủng chê beo rằng không khéo tay và trăm nghìn lý do khác để nhận giá rẻ mạt. Cầm những tờ bạc lẻ, Hương tựa vai tôi than : "Sao mình tự làm khổ thân mình vậy nè trời ? Sao ba đứa mình không ở lại quê để sống một đời bình thường như bao nhiêu thanh niên nông thôn khác ?     "Một cuộc đời bình thường" nghĩa là từ giã sách vở, ngày ngày ra đồng làm thuê làm mướn. Cực có, nghèo càng dĩ nhiên nhưng đói thì không ! Ðể rồi thắm thoát đến mười bảy, mười tám, chớm ra dáng con gái là chuẩn bị lập gia đình dù muốn hay không. Và cứ vậy, viết lại nhật ký cuộc đời tương tự như cha mẹ đã trải qua.     Nói là nói vậy. Ai quá khó khăn lại không nghĩ quẩn. Cũng như có lần tôi định nghỉ quách cho xong. Tốt nghiệp phổ thông, đủ tuổi lao động, đã có thể sống độc lập bằng một nghề bình thường dù ở bất cứ nơi đâu... Nhưng, tôi khát học lắm ! Ðã đôi lần thầm nghĩ giá mình có đủ điều kiện, suốt ngày cứ lo học, hẳn sẽ chẳng thua kém ai, nhất định như vậy.     Một chiều, Hương dẫn đến hai người bạn. Con hẻm nhỏ xíu chẳng để xe ở đâu được vì sợ bị mắng. Một anh là sinh viên năm cuối ngành báo chí, một nữa chẳng rõ học gì nhưng rất thân anh "nhà báo". Anh nhà báo tính phóng khoáng, mở miệng ra quá nửa đều bằng tiếng Anh. Hương giấu vội những ngôi sao nhỏ vào bịch ni lông. Sót lại vài ngôi lăn lóc trên nền. Anh nhà báo cầm xoay xoay :     - Hình như các bạn vừa tổ chức tiệc mừng ? Hèn chi còn sót lại những ngôi sao may mắn.     Hương cuống cuồng, ừ cho qua chuyện. Nhỏ nói chúc mừng tôi vừa có bài phóng sự được tổng biên tập một tờ báo uy tín khen hay. Anh nhà báo lập tức rủ hợp tác. Ừ thì hợp tác. Vừa là kiếm tiền vừa tập tành, có lợi đôi đường.     Hàng loạt bài được in trên khắp các loại báo. Ðể độc giả khỏi bị sốc, chúng tôi ký nhiều bút danh khác nhau. Anh nhà báo quan hệ rộng rãi, hết tiếp bạn này đến bạn khác. Tôi cũng ít nhiều như thế. Dần dần, thời gian đi săn tin và xã giao bạn bè đã chiếm gần hết thời gian tự do, thậm chí lấn sang cả giờ giấc của tôi ở giảng đường.     Hương không còn ngồi xếp những ngôi sao trị giá mười đồng. Nhỏ tìm được chỗ dạy kèm qua bạn anh nhà báo. Bữa cơm của ba đứa cơ bản ngon miệng hơn. Thật lạ, tôi luôn là người vinh dự đến nhận nhuận bút đều đều ở các tòa soạn. Anh bạn nhà báo bằng lòng như thế.     Nghe đâu tháng này Thảo đăng ký làm tăng ca suốt tuần. Tôi cho nó mượn xe đạp. Ðêm nào cũng về khuya lơ khuya lắc. Tranh thủ tắm rửa, cơm nước xong là nằm sấp dài trên nền giải bộ toán luyện. Có đêm mệt mỏi, nhỏ cứ nguyên tư thế ấy mà ngủ thiếp ngon lành. Tháng trước, lần nào đi làm Thảo cũng mang theo sách vở. Bà quản đốc thấy túi to, sinh nghi. Tưởng là nhỏ trộm hàng nên cho người giữ lại lục xét. Xét chán vẫn chẳng có gì, bà quản đốc nổi quạu : "Mày vô đây để làm mà cũng bày đặt ra dáng trí thức. Lôi theo sách vở làm gì vậy ? Ở đây cấm ! Còn vi phạm là đuổi hẳn". Thảo ấm ức cãi lại : "Em đem theo tranh thủ thời giờ nghỉ trưa mới học, đâu có ảnh hưởng gì đến công việc đâu ?". Lập tức, bà vỗ bàn cái rầm, đứng dậy, nện gót giày nhọn hoắc mạnh muốn vỡ gạch : "Mày dám cãi hả con này ? Tháng sau trừ lương nó". Ðược biết, bà quản đốc trẻ kia từng là sinh viên kinh tế rất chăm học và say mê sách đến lạ lùng ! Vì cuộc sống gia đình, vì ước mơ một ngày chạm gót giảng đường, Thảo bấm bụng chịu đựng.     Hương thường dạy về đúng lúc Thảo vừa dọn cơm, còn tôi phải đi "tiếp xúc" nhiều đối tượng để lấy tư liệu. Càng gắn bó "làm việc" với anh nhà báo, tôi càng thấy đầu óc anh ta chứa toàn mưu mô ma lanh. Hình như có bao nhiêu kiến thức anh ta đều đem khoe và thói xấu thì cứ cố giấu. Nhưng ở đời, thông thường cái giấu giếm nhất là điều dễ bị phát hiện đầu tiên nhất. Tôi cảm thấy bắt đầu lo lắng... Thời gian biểu đảo lộn khủng khiếp. Tôi hoàn toàn trở thành người thua trong cuộc đua với ngày giờ. Bỗng dưng, không hiểu sao giấc ngủ đêm đêm không còn bình yên, mãn nguyện. Tôi ngủ mà không thấy mình được nghỉ chút nào.     Một đêm mơ màng ú ớ, Hương lật đật đánh thức tôi dậy. Hai đứa ngạc nhiên khi thấy đã hai giờ sáng, Thảo vẫn say sưa làm bài tập. Chăm chú bất động tìm phương pháp một hồi lâu, Thảo chợt ồ lên, cười mãn nguyện. Không gian bé nhỏ tiếp tục rơi vào yên lắng sau đó.     Hương khóc. Nhỏ bảo thằng học trò vừa dốt vừa lên mặt, vì con nhà giàu. Ba nó bảo Hương phải dạy nó học, nó không học cứ việc đánh cho chết cũng được. Bà mẹ lại dặn dò lúc vắng ông : "Chừa cho nó ngơi nghỉ với. Dạy quá nó điên thì mày chịu trách nhiệm đó". Hương chẳng biết nghe theo ai. Còn nó, mới học lớp tám mà đã biết vất xấp tiền trước mặt Hương! "Mày đi dạy tao vì cần tiền chứ gì? Tới tháng tao đưa đầy đủ, yên tâm. Còn giờ, ngồi đó chơi, tao ngủ".     Ba đứa tôi nhận được thư của lớp trưởng ngày xưa, tranh nhau đọc. Con nhỏ bị nội bắt gả chồng. Trước sau gì cũng một lần... Cầu trời cho nó gặp người tử tế, biết lo lắng gia đình. Nó kể, "anh ấy" là người tỉnh bên, sắp đỗ cử nhân báo chí. Tụi tôi kháo nhau : "Người có học vị ắt là người ý chí. Chắc chắn nhỏ sẽ hạnh phúc".     Những ngày theo anh nhà báo đi thực tế, tôi ôm ấp nhiều dự định. Nhưng khác với anh, luôn miệng ca ngợi cuộc sống quý tộc của bạn bè, những người anh cho rằng có đường tương lai xán lạn, tôi định thực hiện phóng sự dài tập về họ ở phương diện khác. Dĩ nhiên đó là bài báo độc lập ký tên tôi. Ðối với một sinh viên năm nhất, có lẽ điều này hơi viển vông. Nhưng tôi muốn thử như đã từng thử cộng tác với anh nhà báo vậy. Ðể có đủ thời gian thực hiện kế hoạch, tôi từ chối đi viết bài cùng anh ấy. Hương tán đồng. Thảo cũng vỗ tay ưng ý. Tôi đặt bút, tự tin viết những dòng đầu tiên. Càng viết, tôi càng thấy trái tim mình nhịp nhàng điệu sống. Càng viết, tôi càng thương nhớ quê xa. Tôi so sánh họ với lớp trưởng của tôi, thấy mắt tự nhiên cay dù không hề khóc... Tháng sau lớp trưởng lên xe hoa. Thế là mơ ước trở thành luật sư của nhỏ đã theo gió mây bay. Nhà nhỏ đậm chất phong kiến, người trên nói dù sai, kẻ dưới cũng không được hé miệng.     Hương nghỉ dạy, lại ngồi xếp những ngôi sao. Nhỏ cứ mãi đem may mắt phân phát cho ai đâu, còn nhỏ sao gặp toàn chuyện rủi.     Tôi viết như điên. Càng viết, càng tự tin, càng say sưa. Khái niệm thời gian dường như bị đẩy lùi trong suy nghĩ. Lại có lúc nó trào lên mãnh liệt trong tôi. Thời gian là kẻ thù của sự chờ đợi và là chiến hữu của người năng động. Tự bản thân nó không giết người nhưng con người tự sắm cho nó vũ khí khi không làm chủ được mình. Bản tính chợt nắng chợt mưa, đã không ít lần tôi bị thời gian giày vò, cấu xé tâm hồn trong nỗi buồn biệt ly, xa xứ. Không ít lần nằm khoèo chán ngán, ba đứa chỉ ước sao thời gian hãy chết đi, chết đi. Nhưng trong lúc này, tôi lại thấy thời gian ân cần đến nắm tay ba đứa chúng tôi, dìu từng đứa một, bước đi. Người bạn dịu dàng kia cứ mỉm cười bảo : "Hãy thực hiện ngay đi những ý định đã chín. Mỗi người có một tần số để làm việc khác nhau trong khoảnh khắc nhất định. Việc hôm nay không làm để ngày mai còn đâu sự say mê". Ði học về, tôi lao vào đi thực tế. Ðêm, viết đến mỏi mòn. Trong giấc mơ, bắt gặp ý tưởng hay, giật mình dậy, tôi loạng choạng tìm giấy ghi lại dù lúc ấy chẳng ai thức cả.     Hôm tôi mang tập phóng sự đến tòa soạn, ban biên tập có ý khuyến khích cao.     Một lần tình cờ, tôi phát hiện những bài báo "cộng tác" với anh phóng viên đều là những đoạn cóp nhặt trên mấy tờ báo tỉnh xa. Anh ấy sắp được cấp bằng cử nhân báo chí. Dáng vẻ bảnh bao, hoạt bát, ăn nói thông minh - hẳn anh là mẫu nhà báo trẻ được nhiều tòa soạn có cảm tình ngay lần phỏng vấn đầu tiên.     Và cũng tình cờ, tôi bắt gặp tên anh nhà báo trùng tên bạn trăm năm của lớp trưởng. Chưa biết phải làm gì, bọn tôi được tin bà nhỏ mất. Ðám cưới hoãn, đợi mãn tang. Bà đi. Không ai muốn cưới gả gì bởi trước đây ngoài bà, nào có ai tán thành chuyện này. Ðâu ai giàu ba họ khó ba đời... Hãy để nó làm điều nó muốn. Người mẹ nghẹn ngào hủy hôn ước. Ðó là lần đầu trong đời dì được quyền quyết định tương lai con mình.     Căn phòng nhỏ chen thêm một người. Không sao. Bốn đứa chúng tôi chỉ cần nơi ngả lưng nhắm mắt ban đêm an toàn.     Thỉnh thoảng tôi vẫn đạp xe đón Thảo tan ca. Chợt giật mình... Hình như mình không còn "rởn tóc gáy" trước cảnh "văn minh khuya Sài Gòn" ven các nẻo đường !     Chẳng biết có phải thời gian làm lòng người bình thường hóa dần tất cả mọi chuyện tốt xấu trên đời này hay không...
    Bình Lợi, đêm 1-11-98
     
    Được _Hoa sửa chữa / chuyển vào 21:38 ngày 22/05/2005
  9. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0





    Thuở hồn nhiên
    BUỔI HỌC ĐẦU NĂM
    Mồng Năm, Quân đến tìm tôi. Nó còn đứng ngoài cổng, chị Hai đã cằn nhằn : - Tụi bây chơi từ mồng Một đến mồng Bốn chưa đã hay sao giờ còn tụ tập nữa? Ngày mai đi học rồi mà không chịu ôn bài! Tôi ra mở cổng. Thật tình tôi cũng rất khó chịu khi Quân đến. Ngày mai thực hành mổ ếch ở phòng thí nghiệm và kiểm tra một tiết Sử mà tôi chưa chuẩn bị chi cả. Cũng tại mấy ngày cuối năm nôn nao không chịu coi bài trước. Nếu không giờ đâu có vắt giò lên cổ như thế này. - Tao không đi nữa đâu mày - Tôi lên tiếng trước. Đi đâu? Tao tính hỏi mày kiếm ếch ở đâu nè. Tao rảo khắp chợ rồi. Chẳng ai bán ếch sống cả. - Mày học bài Sử chưa? Tao mới thuộc chương hai hà. Bài dài quá, quên hết trơn. - Thôi lo cái vụ ếch trước đi. Tao với mày không lo tròn là lãnh ngỗng. Thầy có "xi-nhan" trước hôm học cuối năm đó. Mùa Xuân, đồng khan nước, ít mưa nên biết tìm ếch ở đâu bây giờ. Tôi và Quân là hai tổ trưởng tiết giải phẫu, không thể không lo lắng. Tranh thủ "tụng" xong chiến dịch lịch sử, buổi tối, hai đứa xách đèn pin đi vòng quanh bờ ao, rảo khắp vườn. Tiết trời ấm áp, có lẽ vì thế lũ ếch trốn biệt trong hang, một tiếng kêu cũng không nghe. Trong lúc tôi thiểu não chắp tay sau mông đi lang thang, Quân đề nghị : - Hay là đi bắt cóc thay thế đi mày! Tao thấy cóc và ếch cũng giống giống nhau chứ gì. Cóc là cóc. Ếch là ếch. Làm sao mà giống được. Nhưng bí thế đành liều mạng. Hai đứa vào vườn nhà tôi. Mấy chú cóc gặp ánh đèn pin cứ ngồi hếch mỏ gương mắt nhìn. Làn da sần sùi lốm đốm trắng của "cậu ông trời" khiến đứa này đùn đẩy cho đứa kia, không ai dám đưa tay chộp. Cuối cùng, tôi tìm cái bịch ni lông xỏ vào tay. Bốn năm chú cóc mập ú được cẩn thận bỏ vào giỏ. - o O o - Thằng Quân cẩn thận giấu lũ cóc trong hộc bàn. Mấy anh chàng, cô nàng bị giam giữ mà vẫn hăng máu vật nhau khiến cái giỏi vải cứ tung lên. Quân phải một tay viết, một tay thò vào hộc bàn đè xuống. Thật gay go với tiết kiểm tra đầu năm. Bài sử đã thuộc sơ sơ hôm qua, vậy mà bây giờ ngày tháng cứ nhảy lung tung như "cậu ông trời" trong hộc bàn. Nhỏ Hạnh liếc xéo. Tôi bực mình hết sức. Từ ngày được bổ nhiệm làm lớp phó trật tự đến nay, nó vẫn hay theo dõi bọn con trai một cách quá đáng trong những lúc như thế này. Cứ làm như tụi tôi là chuyên viên quay cóp không hơn không kém. Tiết thực hành môn Sinh đã đến. Nam, cái thằng là vua không thuộc bài, được phân công kẹp chân cậu ông trời lại cho tôi cầm dao phẫu thuật. Tướng tá nó thuộc loại cao lớn nhưng run đến nỗi chẳng dám sờ đến làng da lấm tấm mụn sữa của lũ cóc. Nó cẩn thận mở miệng túi, thọc cây củi vào trong. Con cóc như tìm được lối thoát thân, ôm chặt thanh gỗ. Thằng quỷ liền nảy ra ý định... quậy. Nó đưa cậu ông trời vào ổ điện. Khờ quá, cây củi ướt nên nó cũng bị giật lây. May sao, con cóc té xuống đất. Nhỏ Hạnh "ra lệnh" trật tự. Nó ngồi trên ghế, chân nọ gác chân kia trong phát ghét. Tôi nổi sùng cúi xuống thật nhanh, lượm cậu ông trời quăng về phía nhỏ. Đám con gái hét toáng, xô cửa chạy khỏi phòng thí nghiệm quên cả mang dép. Riêng nhỏ Hạnh vẫn ngồi đấy im thin thít, mắt trắng như lạc hồn. Trời, con cóc chễm chệ ngồi... trên đùi nhỏ Hạnh! Cậu ông trời thản nhiên há miệng rộng vừa thở vừa ngước nhìn cô lớp phó trật tự. Quân tiến về phía nhỏ, đẩy tôi một cái suýt bật ngửa. Cả cái lớp 11A4 này ai mà chẳng biết bấy lâu naynó âm thầm làm đuôi nàng lớp phó này. Hôm nay, được dịp ra tay nghĩa hiệp, nó chớp ngay thời cơ. Lúc con cóc vừa rời khỏi chân, tức thời nàng phó lớp hét toáng lên, hu hu một tràng dài, nước mắt nước mũi tèm lem. - Không sao đâu Hạnh, nín đi, hổng có sao đâu - Quân an ủi. Ai cũng nửa cảm động, nửa mắc cười vì thái độ ân cần quá đáng của Quân. Mải lo cho Hạnh, mọi người quên tạm thời thằng tôi thủ phạm. Đến lúc hạnh bình tỉnh lại, người đầu tiên nhỏ quan tâm không phải là thằng Quân mà là tôi : - Ông... tui méc thầy cho coi! - Mày chơi kỳ quá! - Quân xen vào. Trời, cái thằng... chỉ vì con nhỏ đó mà nó đã quên bẵng tình nghĩa bạn bè thân thiệt bấy lâu nay. Lần đầu tiên sau mười mấy năm làm bạn, nó "đá" tôi! Mới hôm tết nó còn nói nhỏ Hạnh kiêu quá, lại dữ như bà chằn, thứ người như chỉ có ma mới thèm để ý... Thì ra, nó nói xạo! Nó thương người ta quên cả tình nghĩa tri kỷ tri âm thế này! Tôi nổi sùng nhưng không dám lên tiếng vì dù sao mình cũng có lỗi. - Thôi thôi, thằng Tân đâu có cố ý. Mày xin lỗi Hạnh đi Tân - Thằng Nam sau khi "chết đi sống lại" vì điện giật lên tiếng. Chết đuối gặp phao, tôi cũng theo lời nó ngay, nhỏ Hạnh cũng có lẽ còn tức tối lắm nhưng không nói gì nữa. Ôi! ai mà chẳng biết, có thằng Quân đứng cạnh dĩ nhiên nhỏ phải giả bộ hiền hậu dễ thương rồi. Quân à, mày té cái lầm rồi nhé. Mai mốt nàng lớp phó có "nắm đầu" thì mày đừng đi tìm tụi tao mà than thở nhé - Tôi điên tiết hét lên trong đầu. Mấy nhỏ chạy toán loạn lúc nãy giờ bắt đầu lấm lét mò vào phòng. Đứa nào cũng giữ khoảng cách an toàn với tôi. Mặc dù bên ngoài của tôi tỏ vẻ lạnh lùng nhưng trong lòng tôi cảm thấy ấy náy. Tay chân thừa thãi, tôi chẳng biết làm gì, đành giả vờ đến xếp lại trật tự mấy lọ mẫu thí nghiệm giữ từ trước Tết. Có lẽ biết tôi giận nên Quân xớ rớ đến bên phụ dọn dẹp một tay. Cái thằng! Đúng là tôi chưa bao giờ giận dai với nó được. - Câu chuyện cậu ông trời đến làm bạn nhỏ Hạnh nhanh chóng trôi qua bởi mọi người tranh thủ kể chuyện đi chơi Tết. Ông vua không thuộc bài sua một lúc vòng vo tam quốc đã thú thật Tết nay có tham gia "cào ba lá" với đám em bà con dưới quê. Kết quả, tiền lì xì của nó bị lũ em "rỉ" hết trọi. Cả trăm mấy chục ngàn chứ ít sao! Già đầu mà còn bị trẻ con dụ khị. Đáng đời mày nhé Nam. Năm mới cứ ráng giữ chức "vua ấy" đi, rồi cuối năm nay thầy chủ nhiệm sẽ thưởng cho vài trăm ngàn đi "cào ba lá " tiếp. Đứa nào đó lôi ra mấy đòn bánh tét. Cái món này, ngày xuân ngán tận cổ, mới nghe mùi nếp mùi đậu phảng phất đã thấy no. Vậy mà bây giờ bỗng tranh giành nhau ỏm tỏi. Bàn mổ biến thành bàn ăn. Dây nhợ, lá gói tứ tung. Hạnh nhón lấy khoanh bánh đến gần tôi : - Ông ăn bánh nè. Đừng giỡn vậy nữa nha. - Thôi thôi, bỏ qua chuyện đo ''đi, đầu năm đầu tháng mà - Tôi đón lấy khoanh bánh và không hiểu sao nói ngon ơ như thế. Cứ như Hạnh là có lỗi và tôi đại trượng phu không ích kỷ nhỏ nhặt vậy. Cũng may cả đám tụi nó mê... ăn, không đứa nào để ý. Bốn đòn bánh mới đó hết sạch. Bịch mứt hỗn hợp lại được lôi ra. Không biết tại sao bây giờ, thứ nào cũng ngon như vậy. Biết thế, tết năm tới phải cất để dành ra giêng mới thưởng thức. - Thầy vô tụi bây ơi! Thằng nào đó hét lên khiến cả lớp quáng quàng, đứa này chạy va sầm vào đứa kia. Mấy đứa con gái hốt hoảng vừa dọn vệ sinh bàn mổ vừa chén nốt vài "món" cuối cùng còn sót lại. - Thầy đã bước vào khu vực 16 mét 50. Nguy hiểm quá. Sút! - Nam vừa hét vừa tung cú sút cực mạnh. Bịch rác bình yên nằm giữa sân trường. Cả lớp nghiêm chỉnh đứng theo tổ chào thầy. Năm mới, thầy vẫn mặc chiếc áo trắng giản dị đến lớp. Đám con gái thất vọng, vì họ định bụng thế nào cũng phải trêu thầy nếu đầu năm thầy mặc áo mới. - Chúng ta trể mất năm phút rồi đó. Thôi, tổ trưởng đâu, đem ếch ra tiến hành mổ đi các em. Tôi và Nam chạy xuống cuối phòng. Giỏ cóc biến mất. Tôi nhìn Nam, Nam sờ tráng. Nó sực nhớ đến bịch rác. Trong lúc hấp tấp, nó độn cả giỏ cóc vào bịch rác rồi còn gì. Cú vô lê của "vua lười" tai hại thật. Chẳng còn cách nào khác, nó trình bày với thầy, xin thầy ra ngoài "lượm" lại. Hai tay lễ phép, Nam trao "giỏ ếch" tận tay thầy. - Tốt! Bây giờ chúng ta bắt đầu! Thầy nhanh nhẹn mở giỏ, nhìn vào. "Ôi, cóc!". Thầy hét lên, hoảng hốt quăng giỏ xuống sàn. Năm chư vị họ hàng nhà trời nhanh nhẩu nhảy ra sân tẩu thoát. Đám con gái nép vào nhau, đứa nào cũng vịn tim, tái mặt. - Dạ, tụi em không tìm được ếch nên bắt cóc thay, thưa thầy - Tôi và Quân đến bên bàn mổ, lí nhí. - Sao... sao hai đứa không nói trước cho thầy chuẩn bị tinh thần? Thú thật với mấy em, tui... rất sợ con đó. Tiết thí nghiệm đầu năm coi như vỡ kế hoạch. Tôi cầm dao mổ trên tay dí dí vào bịch bông gòn. Bây giờ, tôi mới phát hiện đứa nào đó dám lấy dao thí nghiệm xẻ bánh tét. Vài hạt nếp dẻo ngoách lì lợm bám vào lưỡi dao. Khó khăn lắm tôi mới lau rửa sạch được. Trời đất, tôi nghĩ thầm, con dao này trước Tết mổ bụng rắn chưa tẩy lại bằng sài phòng. Vậy mà hôm nay tụi nó dám "mổ bánh" ăn ngon lành. Cầm con dao xoay qua xoay lại, tôi vẫn không biết có nên thông báo "điều ví mật" này cho lũ bạn rõ chăng.
    LMX, 1996
    Được _Hoa sửa chữa / chuyển vào 21:27 ngày 22/05/2005
  10. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0





    Thuở hồn nhiên
    BUỔI HỌC ĐẦU NĂM
    Mồng Năm, Quân đến tìm tôi. Nó còn đứng ngoài cổng, chị Hai đã cằn nhằn : - Tụi bây chơi từ mồng Một đến mồng Bốn chưa đã hay sao giờ còn tụ tập nữa? Ngày mai đi học rồi mà không chịu ôn bài! Tôi ra mở cổng. Thật tình tôi cũng rất khó chịu khi Quân đến. Ngày mai thực hành mổ ếch ở phòng thí nghiệm và kiểm tra một tiết Sử mà tôi chưa chuẩn bị chi cả. Cũng tại mấy ngày cuối năm nôn nao không chịu coi bài trước. Nếu không giờ đâu có vắt giò lên cổ như thế này. - Tao không đi nữa đâu mày - Tôi lên tiếng trước. Đi đâu? Tao tính hỏi mày kiếm ếch ở đâu nè. Tao rảo khắp chợ rồi. Chẳng ai bán ếch sống cả. - Mày học bài Sử chưa? Tao mới thuộc chương hai hà. Bài dài quá, quên hết trơn. - Thôi lo cái vụ ếch trước đi. Tao với mày không lo tròn là lãnh ngỗng. Thầy có "xi-nhan" trước hôm học cuối năm đó. Mùa Xuân, đồng khan nước, ít mưa nên biết tìm ếch ở đâu bây giờ. Tôi và Quân là hai tổ trưởng tiết giải phẫu, không thể không lo lắng. Tranh thủ "tụng" xong chiến dịch lịch sử, buổi tối, hai đứa xách đèn pin đi vòng quanh bờ ao, rảo khắp vườn. Tiết trời ấm áp, có lẽ vì thế lũ ếch trốn biệt trong hang, một tiếng kêu cũng không nghe. Trong lúc tôi thiểu não chắp tay sau mông đi lang thang, Quân đề nghị : - Hay là đi bắt cóc thay thế đi mày! Tao thấy cóc và ếch cũng giống giống nhau chứ gì. Cóc là cóc. Ếch là ếch. Làm sao mà giống được. Nhưng bí thế đành liều mạng. Hai đứa vào vườn nhà tôi. Mấy chú cóc gặp ánh đèn pin cứ ngồi hếch mỏ gương mắt nhìn. Làn da sần sùi lốm đốm trắng của "cậu ông trời" khiến đứa này đùn đẩy cho đứa kia, không ai dám đưa tay chộp. Cuối cùng, tôi tìm cái bịch ni lông xỏ vào tay. Bốn năm chú cóc mập ú được cẩn thận bỏ vào giỏ. - o O o - Thằng Quân cẩn thận giấu lũ cóc trong hộc bàn. Mấy anh chàng, cô nàng bị giam giữ mà vẫn hăng máu vật nhau khiến cái giỏi vải cứ tung lên. Quân phải một tay viết, một tay thò vào hộc bàn đè xuống. Thật gay go với tiết kiểm tra đầu năm. Bài sử đã thuộc sơ sơ hôm qua, vậy mà bây giờ ngày tháng cứ nhảy lung tung như "cậu ông trời" trong hộc bàn. Nhỏ Hạnh liếc xéo. Tôi bực mình hết sức. Từ ngày được bổ nhiệm làm lớp phó trật tự đến nay, nó vẫn hay theo dõi bọn con trai một cách quá đáng trong những lúc như thế này. Cứ làm như tụi tôi là chuyên viên quay cóp không hơn không kém. Tiết thực hành môn Sinh đã đến. Nam, cái thằng là vua không thuộc bài, được phân công kẹp chân cậu ông trời lại cho tôi cầm dao phẫu thuật. Tướng tá nó thuộc loại cao lớn nhưng run đến nỗi chẳng dám sờ đến làng da lấm tấm mụn sữa của lũ cóc. Nó cẩn thận mở miệng túi, thọc cây củi vào trong. Con cóc như tìm được lối thoát thân, ôm chặt thanh gỗ. Thằng quỷ liền nảy ra ý định... quậy. Nó đưa cậu ông trời vào ổ điện. Khờ quá, cây củi ướt nên nó cũng bị giật lây. May sao, con cóc té xuống đất. Nhỏ Hạnh "ra lệnh" trật tự. Nó ngồi trên ghế, chân nọ gác chân kia trong phát ghét. Tôi nổi sùng cúi xuống thật nhanh, lượm cậu ông trời quăng về phía nhỏ. Đám con gái hét toáng, xô cửa chạy khỏi phòng thí nghiệm quên cả mang dép. Riêng nhỏ Hạnh vẫn ngồi đấy im thin thít, mắt trắng như lạc hồn. Trời, con cóc chễm chệ ngồi... trên đùi nhỏ Hạnh! Cậu ông trời thản nhiên há miệng rộng vừa thở vừa ngước nhìn cô lớp phó trật tự. Quân tiến về phía nhỏ, đẩy tôi một cái suýt bật ngửa. Cả cái lớp 11A4 này ai mà chẳng biết bấy lâu naynó âm thầm làm đuôi nàng lớp phó này. Hôm nay, được dịp ra tay nghĩa hiệp, nó chớp ngay thời cơ. Lúc con cóc vừa rời khỏi chân, tức thời nàng phó lớp hét toáng lên, hu hu một tràng dài, nước mắt nước mũi tèm lem. - Không sao đâu Hạnh, nín đi, hổng có sao đâu - Quân an ủi. Ai cũng nửa cảm động, nửa mắc cười vì thái độ ân cần quá đáng của Quân. Mải lo cho Hạnh, mọi người quên tạm thời thằng tôi thủ phạm. Đến lúc hạnh bình tỉnh lại, người đầu tiên nhỏ quan tâm không phải là thằng Quân mà là tôi : - Ông... tui méc thầy cho coi! - Mày chơi kỳ quá! - Quân xen vào. Trời, cái thằng... chỉ vì con nhỏ đó mà nó đã quên bẵng tình nghĩa bạn bè thân thiệt bấy lâu nay. Lần đầu tiên sau mười mấy năm làm bạn, nó "đá" tôi! Mới hôm tết nó còn nói nhỏ Hạnh kiêu quá, lại dữ như bà chằn, thứ người như chỉ có ma mới thèm để ý... Thì ra, nó nói xạo! Nó thương người ta quên cả tình nghĩa tri kỷ tri âm thế này! Tôi nổi sùng nhưng không dám lên tiếng vì dù sao mình cũng có lỗi. - Thôi thôi, thằng Tân đâu có cố ý. Mày xin lỗi Hạnh đi Tân - Thằng Nam sau khi "chết đi sống lại" vì điện giật lên tiếng. Chết đuối gặp phao, tôi cũng theo lời nó ngay, nhỏ Hạnh cũng có lẽ còn tức tối lắm nhưng không nói gì nữa. Ôi! ai mà chẳng biết, có thằng Quân đứng cạnh dĩ nhiên nhỏ phải giả bộ hiền hậu dễ thương rồi. Quân à, mày té cái lầm rồi nhé. Mai mốt nàng lớp phó có "nắm đầu" thì mày đừng đi tìm tụi tao mà than thở nhé - Tôi điên tiết hét lên trong đầu. Mấy nhỏ chạy toán loạn lúc nãy giờ bắt đầu lấm lét mò vào phòng. Đứa nào cũng giữ khoảng cách an toàn với tôi. Mặc dù bên ngoài của tôi tỏ vẻ lạnh lùng nhưng trong lòng tôi cảm thấy ấy náy. Tay chân thừa thãi, tôi chẳng biết làm gì, đành giả vờ đến xếp lại trật tự mấy lọ mẫu thí nghiệm giữ từ trước Tết. Có lẽ biết tôi giận nên Quân xớ rớ đến bên phụ dọn dẹp một tay. Cái thằng! Đúng là tôi chưa bao giờ giận dai với nó được. - Câu chuyện cậu ông trời đến làm bạn nhỏ Hạnh nhanh chóng trôi qua bởi mọi người tranh thủ kể chuyện đi chơi Tết. Ông vua không thuộc bài sua một lúc vòng vo tam quốc đã thú thật Tết nay có tham gia "cào ba lá" với đám em bà con dưới quê. Kết quả, tiền lì xì của nó bị lũ em "rỉ" hết trọi. Cả trăm mấy chục ngàn chứ ít sao! Già đầu mà còn bị trẻ con dụ khị. Đáng đời mày nhé Nam. Năm mới cứ ráng giữ chức "vua ấy" đi, rồi cuối năm nay thầy chủ nhiệm sẽ thưởng cho vài trăm ngàn đi "cào ba lá " tiếp. Đứa nào đó lôi ra mấy đòn bánh tét. Cái món này, ngày xuân ngán tận cổ, mới nghe mùi nếp mùi đậu phảng phất đã thấy no. Vậy mà bây giờ bỗng tranh giành nhau ỏm tỏi. Bàn mổ biến thành bàn ăn. Dây nhợ, lá gói tứ tung. Hạnh nhón lấy khoanh bánh đến gần tôi : - Ông ăn bánh nè. Đừng giỡn vậy nữa nha. - Thôi thôi, bỏ qua chuyện đo ''đi, đầu năm đầu tháng mà - Tôi đón lấy khoanh bánh và không hiểu sao nói ngon ơ như thế. Cứ như Hạnh là có lỗi và tôi đại trượng phu không ích kỷ nhỏ nhặt vậy. Cũng may cả đám tụi nó mê... ăn, không đứa nào để ý. Bốn đòn bánh mới đó hết sạch. Bịch mứt hỗn hợp lại được lôi ra. Không biết tại sao bây giờ, thứ nào cũng ngon như vậy. Biết thế, tết năm tới phải cất để dành ra giêng mới thưởng thức. - Thầy vô tụi bây ơi! Thằng nào đó hét lên khiến cả lớp quáng quàng, đứa này chạy va sầm vào đứa kia. Mấy đứa con gái hốt hoảng vừa dọn vệ sinh bàn mổ vừa chén nốt vài "món" cuối cùng còn sót lại. - Thầy đã bước vào khu vực 16 mét 50. Nguy hiểm quá. Sút! - Nam vừa hét vừa tung cú sút cực mạnh. Bịch rác bình yên nằm giữa sân trường. Cả lớp nghiêm chỉnh đứng theo tổ chào thầy. Năm mới, thầy vẫn mặc chiếc áo trắng giản dị đến lớp. Đám con gái thất vọng, vì họ định bụng thế nào cũng phải trêu thầy nếu đầu năm thầy mặc áo mới. - Chúng ta trể mất năm phút rồi đó. Thôi, tổ trưởng đâu, đem ếch ra tiến hành mổ đi các em. Tôi và Nam chạy xuống cuối phòng. Giỏ cóc biến mất. Tôi nhìn Nam, Nam sờ tráng. Nó sực nhớ đến bịch rác. Trong lúc hấp tấp, nó độn cả giỏ cóc vào bịch rác rồi còn gì. Cú vô lê của "vua lười" tai hại thật. Chẳng còn cách nào khác, nó trình bày với thầy, xin thầy ra ngoài "lượm" lại. Hai tay lễ phép, Nam trao "giỏ ếch" tận tay thầy. - Tốt! Bây giờ chúng ta bắt đầu! Thầy nhanh nhẹn mở giỏ, nhìn vào. "Ôi, cóc!". Thầy hét lên, hoảng hốt quăng giỏ xuống sàn. Năm chư vị họ hàng nhà trời nhanh nhẩu nhảy ra sân tẩu thoát. Đám con gái nép vào nhau, đứa nào cũng vịn tim, tái mặt. - Dạ, tụi em không tìm được ếch nên bắt cóc thay, thưa thầy - Tôi và Quân đến bên bàn mổ, lí nhí. - Sao... sao hai đứa không nói trước cho thầy chuẩn bị tinh thần? Thú thật với mấy em, tui... rất sợ con đó. Tiết thí nghiệm đầu năm coi như vỡ kế hoạch. Tôi cầm dao mổ trên tay dí dí vào bịch bông gòn. Bây giờ, tôi mới phát hiện đứa nào đó dám lấy dao thí nghiệm xẻ bánh tét. Vài hạt nếp dẻo ngoách lì lợm bám vào lưỡi dao. Khó khăn lắm tôi mới lau rửa sạch được. Trời đất, tôi nghĩ thầm, con dao này trước Tết mổ bụng rắn chưa tẩy lại bằng sài phòng. Vậy mà hôm nay tụi nó dám "mổ bánh" ăn ngon lành. Cầm con dao xoay qua xoay lại, tôi vẫn không biết có nên thông báo "điều ví mật" này cho lũ bạn rõ chăng.
    LMX, 1996
    Được _Hoa sửa chữa / chuyển vào 21:27 ngày 22/05/2005

Chia sẻ trang này