1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Riêng một mình ta

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi doanminhhang17681, 11/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    Khai sinh ước mơ


    Nếu chẳng còn gì mơ ước trong tôi, thì có nghĩa chẳng còn gì để mất...
    Cuộc đời chỉ đẹp khi ta nuôi những ước mơ, làm sao từ chiếc ao đời phẳng lặng bước ra bầu trời rộng lớn.
    "Con chim mang chiếc gai của bụi mận cắm vào ngực tuân theo quy luật bất di bất dịch của thiên nhiên, bản thân nó không biết sức mạnh nào buộc nó lao vào mũi nhọn và chết mà vẫn hót. Lúc mũi gai xuyên qua tim nó, nó không nghĩ đến cái chết sắp đến lúc mất tiếng đứt hơi. Nhưng chúng ta khi lao ngực vào bụi mận gai chúng ta biết, chúng ta hiểu. Tuy thế ta vẫn lao ngực vào bụi mận gai. Sẽ mãi mãi như thế".
    1. Thật hạnh phúc cho những ai có đủ dũng khí để sống và chết vì một tình yêu, một lý tưởng đeo đẳng suốt cuộc đời mình. Thế nhưng, nhìn quanh ta có nhiều lắm không những người trẻ tuổi mà say mê lý tưởng? Có bao giờ ta tự hỏi rằng: Mình đã sống tồi, sống tẻ đến thế nào?
    Giảng đường ĐH đang từ từ khép trước một số cô tú cậu tú bởi tính đào thải ngặt nghèo và yêu cầu gắt gao của nó. Những người con gái, con trai của hương đồng gió nội, những con người tuổi mười tám đôi mươi kết thúc con đường học vấn của mình ở tấm bằng tú tài, thậm chí nhiều người trong số đó chưa đến ngưỡng này. Họ lại trở về với nếp sống quen thuộc, là bản sao của bố mẹ họ, loanh quanh trong ao làng, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái, một cái vòng quẩn quanh.
    Những ước mơ, hoài bão của sức trẻ bị lo toan đời thường làm cho héo hon già cỗi và tan biến đi. Có cách nào để sức trẻ ấy thoát khỏi vòng tù túng này chZng? Xã hội can thiệp chỉ là một phần rất nhỏ. Vấn đề là sự tự thân vận động ở chính họ.
    2. Ngay trong giảng đường đại học cũng có một bộ phận những sinh viên không biết đến khái niệm của lý tưởng đích thực. Họ có vẻ rất tâm đắc với "lý thuyết hưởng thụ" của mình. "Sống trào sinh lực bốc men say" với họ bây giờ là những cuộc đua tộc độ, coi giảng đường là sàn nhảy, sàn đậu, là vũ điệu ái tình, là sàn diễn thời trang.
    Lý tưởng của họ là những con xe đời mới, những kỳ tích điên rồ và chết người, những đồ hiệu, đồ trang điểm chưa từng xuất hiện trên thị trường.
    Họ là con của những gia đình có "đẳng cấp", có khả nZng vung tiền nhu trấu, có cách thức lôi con ra khỏi nhà đá sau vài giờ tạm giam... Họ làm gì có mục tiêu, cũng chẳng cần ôm ấp hoài bão. Khi ra trường một vị trí ngon lành đang chờ đón họ. Những con đường du học cũng đang mòn mỏi trông chờ những vị hoàng đế này.
    Để nhận diện những nhân vật đó? Thật dễ dàng, hãy đưa mắt nhìn một lượt quân số lớp bạn, một thoáng sân trường, một khoảnh khắc trên đường... Công việc của họ ư? Mỗi buổi sáng hoặc hàng tháng họ xòe tay nhận từ bố mẹ những "hợp đồng" và khoản tiền kếch xù.
    3. Kể trên là hai đối tượng đối lập nhau về lối sống nhưng cùng chung nhau về đặc điểm: Hà tiện, dè sẻn những hoài bão đích thực. Ngoài ra còn một loại là những kẻ lỡ cỡ lờ đờ, sống nheo nhóc vớt những lý tưởng còi cọc chẳng đủ khuấy động chút nào cái ao đời vốn đã vô cùng yên tĩnh.
    Thật đáng buồn đáng lo ngại. Hơn lúc nào hết, hơn bao giờ hết phải làm những cái ao đời dậy sóng.
    4. "Nếu chẳng còn gì mơ ước trong tôi
    Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất"
    Đó là lời thơ của Onga Becgon trong "Mùa lá rụng". Bạn có thể gói ghém nó trong hành trang của mình.
    Ước mơ chắp cánh cho con người bay vào vũ trụ, khám phá đến tận cùng những bí ẩn của thiên nhiên, tiếp cận sâu sắc nhất, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu vZn minh của nhân loại.
    Con người ta tựa vào những ước mơ, những yêu tin để đứng cho thZng bZng trong cuộc sống. Cuộc sống là một chuỗi những ước mơ, người ta xây dựng nó bằng yêu tin của chính mình và đặt cho nó một cái tên. Dẫu đổ vỡ thất vọng nhưng những yêu tin, những hoài bão khác lớn hơn, mãnh liệt hơn lại được hồi sinh.
    Và nữa: Tư tưởng mà không biến thành hành động thì chỉ là một nghệ thuật trang trí vô ích cho loài người" (A.Mercereau). Sức mạnh thời đại là biến những điều không thể thành có thể. Dẫu cống hiến ấy chỉ là "một chiếc lá rơi cho đất thêm màu".
    Phạm Thị Thu Hà
    Theo SVVN

    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  2. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    Lập kế hoạch cho cuộc sống


    Lập kế hoạch để mỗi ngày bạn không phải băn khoăn: Hôm nay sẽ lại là một ngày buồn tẻ nữa?
    Mỗi sáng thức dậy, bạn có phải đối mặt với câu hỏi: ?oHôm nay mình làm gì??. Và mỗi sinh nhật, bạn có thảng thốt nhận ra: ?oTrời ơi, mình đang già đi mà sao chưa làm được gì cả??.
    Chuyện thứ nhất: cuộc đua một năm
    Câu chuyện này được ghi từ một tiết giảng có tên ?oCuộc đua một năm?.
    Yêu cầu: mỗi người hãy xác định cho mình ba mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong vòng một năm sắp tới. Bước thứ hai là xếp hạng ba mục tiêu đó. Và đây là phần thực hành lập kế hoạch với mục tiêu xếp hàng đầu của một sinh viên 21 tuổi.
    Cuối năm ngoái, anh chàng này đã gửi tặng chúng tôi những hình ảnh thú vị của chuyến du hành lên thị xã sương mù với lời đề tặng: ?oKết quả của một kế hoạch tốt?. Người bạn này còn tiết lộ việc đã dùng phương pháp này để lập kế hoạch dài hơn trong ba năm, năm năm và mười năm tiếp theo để vươn tới cái đích cuối cùng: ?oTôi muốn đứng đâu trong cuộc sống??.
    Mục tiêu: Khám phá SaPa
    Lý do: Đó là ước mơ từ nhỏ
    Điểm mạnh: Có một người bạn đồng hành tâm đầu ý hợp.
    Điểm yếu: Hạn chế về thời gian và kinh phí.
    Khắc phục: Lập kế hoạch chi tiết về chuyến đi (kinh phí, thời gian) và kế hoạch tiết kiệm.
    Mục tiêu dự phòng: Đi Hội An
    Chuyện thứ hai: Kế hoạch là một phần cuộc đời tôi
    Đây là tâm sự của bạn Lê Thành Nam Giải Phóng, chuyên viên quản lý đại lý bảo hiểm của Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife:
    ?oTôi bắt đầu lập kế hoạch từ lúc cảm thấy thời gian của mình không còn nhiều như mình tưởng nữa. Sức lực cũng có hạn, trong khi những điều mà tôi muốn làm cho gia đình và bản thân quá nhiều. Tôi quyết định làm từng thứ một, để nếu không kịp làm tất cả thì những gì đã làm được cũng thật sự hoàn thành.
    Tôi vào công ty năm 1999 với mức lương 80USD và mong muốn sau hai năm phải là 400USD. Nghe có vẻ hoang tưởng, nhưng tôi biết sáu tháng công ty xét lên lương một lần. Tôi phấn đấu vì mục tiêu lên lương mỗi sáu tháng. Và bây giờ toại nguyện. Một kinh nghiệm là nếu bạn muốn làm gì thì cần phải tính toán và điều quan trọng nhất là hãy bắt tay vào làm ngay?.
    Gọi kế hoạch là ?ochiếc bản đồ? mà không có nó ta không biết sẽ đi đâu. Phóng đã xác định các yếu tố như thế nào?
    1. Thời gian: việc này làm vào thời gian nào trong mỗi ngày, bao lâu thì xong? Nếu không, bao lâu thì bỏ qua kế hoạch này?
    2. Cần những gì để hỗ trợ việc thực hiện?
    3. Công việc phải khả thi, vừa sức và không hoang tưởng. Có thể biến những mục tiêu lớn lao thành những mục tiêu nhỏ hơn để không bị sức ép quá lớn.
    4. Phải làm ngay, vì những kế hoạch dễ dàng bị rơi vào quên lãng và chúng ta không còn hứng thú với việc thực hiện nó nữa.
    Chuyện thứ ba: Hãy sống chủ động hơn
    Giáo sư Donald E. Wetmore, chuyên gia về môn quản trị của các trường đại học Mỹ, đưa ra một câu nói nổi tiếng: ?oChúng ta không thất bại vì kế hoạch, mà đa phần đều thất bại trong việc lập kế hoạch?. Năm lời khuyên của ông cho một ngày như sau:
    1. Lên kế hoạch vào... buổi tối. Sẽ rất hiệu quả vì bạn sẽ yên tâm đi ngủ mà không bận tâm về những chuyện của ngày mai nữa. Đặc biệt, giấc ngủ sẽ giúp bạn hiệu chỉnh những sai sót của bản kế hoạch. Hôm sau tỉnh dậy, bạn sẽ thấy nó... hay hơn nhiều.
    2. Phải viết ra giấy. Khái niệm ?onăng lượng viết mực? khá thú vị: khi viết sẽ xuất hiện những điều tuyệt diệu mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến.
    3. Hãy tính đến hai loại công việc: ?ophải? và ?omuốn?. Một bên là trách nhiệm, còn một bên là nhu cầu. Tính toán và cân nhắc cho kỹ nhé!
    4. Lập một kế hoạch... quá tải. Đó là một sự thách thức. Nếu bạn chỉ có một việc trong kế hoạch, thể nào cũng tốn nguyên ngày. Nếu ba việc thì khác, thời gian sẽ chia làm ba. Nhưng nếu bạn ghi ra 12 món thì sao nhỉ? Chỉ có thể làm xong chín món thôi, nhưng dần dà khả năng làm việc của bạn sẽ được nâng cao rõ rệt đấy.
    5. Xác định ưu tiên. Đề ra nhiều nhưng bạn phải xác định cái nào là yêu cầu hàng đầu và bức thiết nhất để có thể làm được.
    Theo Tuổi Trẻ

    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim

Chia sẻ trang này