1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Robinson Cruso - Daniel Defoe

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Milou, 10/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0

    Ngày 17 tháng 6.- Suốt ngày hôm nay, tôi làm thịt rùa và nấu nướng. Tôi moi trong bụng nó ra được một buồng trứng lớn. Từ khi lạc lên đảo hoang đến giờ, tôi chỉ ăn có độc vị thịt chim và thịt dê, thành ra thịt rùa đối với tôi quả là lạ miệng và thơm ngon tuyệt trần. Con chó cũng được chia một phần thịt rùa; có lẽ nó cũng thấy lạ miệng và hoan nghênh không kém. Nó ngốn sạch trơn cả xương xẩu và từ đó trở đi, nó giúp tôi tìm bắt rùa rất đắc lực.
    Ngày 18 tháng 6.- Trời mưa tầm tã suốt ngày, tôi phải bó chân ngồi nhà. Mưa có vẻ lạnh lẽo và tôi thấy ớn rét: đó là một triệu chứng bất thường ở miền nhiệt đới này.
    Ngày 19.- Tôi thấy trong người mệt mỏi lắm và tôi run lên như khi trời mùa đông lạnh.
    Ngày 20.- Suốt đêm tôi không chợp mắt được tí nào, lại bị một cơn sốt và đầu đau nhức như búa bổ.
    Ngày 21.- Tôi mệt quá sức. Tôi vô cùng lo sợ khi nghĩ tới cảnh khổ nhất định không tránh được: bị ốm và không thể trông mong sự giúp đỡ của một ai. Trong cơn khủng hoảng đó, tôi làm một việc mà tôi chưa hề làm kể từ ngày gặp cơn phong ba ngày xưa, đó là cầu nguyện Thượng đế. Nhưng đó chỉ là những lời cầu nguyện khô khan vô nghĩa đến nỗi tôi cũng chẳng hiểu tôi đã nói gì và tại sao tôi lại nói như thế. Quả thật lúc ấy tôi như mê man, lòng dạ cứ như một mớ bòng bong.
    Ngày 22 tháng 6.- Tôi thấy bệnh đã bớt; nhưng nỗi lo âu về bệnh hoạn vẫn làm cho tâm trí tôi bối rối vô chừng.
    Ngày 23.- Tôi lại mệt mỏi quá chừng; ớn rét, run cầm cập và nhức đầu không thể tả.
    Ngày 24.- Tôi đỡ nhiều. Ngày 25.- Bệnh sốt rét lại vật tôi một cơn chí tử và kéo dài luôn bảy tiếng đồng hồ. Đầu hết lạnh lại nóng; cuối cùng, mồ hôi vã ra như tắm và người lả hẳn đi. Ngày 26.- Tôi thấy đỡ hơn. Nhớ ra thức ăn đã hết, tôi gượng xách súng ra ngoài để đi săn. Tôi thấy mình yếu quá chừng. Tuy thế tôi cũng bắn được một con dê nhưng lôi về khó khăn quá! Tôi quạt than nướng vài miếng ăn cho qua bữa; nếu đem hầm lên mà húp nước súp thì hơn, nhưng nồi niêu chẳng có nên đành chịu.
    Ngày 27.- Cơn sốt lại vật tôi dữ dội. Tôi phải nằm bẹp trên giường suốt cả ngày không ăn uống gì cả. Tôi khát khô họng nhưng sức yếu quá không thể đứng dậy đi lấy nước uống được. Tôi mê man bất tỉnh, tôi lâm râm cầu Trời khấn Thánh. Dần dần tôi tỉnh cơn mê nhưng trong người vẫn còn yếu, tôi cứ phải nằm, và thỉnh thoảng lại rền rĩ: " Trời ơi, cứu tôi với!". Tôi nhớ mường tượng đã nằm và kêu rên như thế khoảng vài ba tiếng đồng hồ cho tới lúc "dứt cơn " rồi tôi ngủ luôn mãi tới khuya mơi dậy . Vừa mở mắt ra, tôi thấy trong người đã dễ chịu mặc dầu đang rất yếu và khát nước xé họng. Nhưng làm thế nào bây giờ? Tôi vẫn phải nằm trên giường cho tới sáng.
    Chẳng còn một giọt nước nào trong nhà, thế là tôi đành nằm thao thức mà chịu khát. Không lúc nào tôi thiết tha mong có một người bạn bên cạnh bằng lúc này. Tôi cảm thấy nỗi cô đơn của tôi đã đến cực độ. Con chó thân yêu và có nghĩa thật đấy, nhưng chẳng giúp gì được cho tôi. Từ khi tôi bị ốm, suốt ngày đêm nó cứ quanh quẩn bên giường không rời tôi nửa bước. Con vật có vẻ hiểu thấu tâm trạng tôi và cũng hiểu cả sự bất lực của nó, tôi ốm, nó không kiếm giùm được thức ăn; tôi khát, nó không lấy giùm được nước uống. Những lúc cơn sốt rét lên, tôi ôm lấy nó cho thêm ấm người và ấm lòng; trong cảnh ngộ éo le này, nó vẫn là chỗ dựa rất quí của tôi về tình cảm.
    Ngày 28 tháng 6.- Trong mình đã khoan khoái đôi chút sau một giấc ngủ yên lành; cơn sốt cũng đã dứt hẳn rồi, tôi bèn đứng dậy. Tôi biết mình chưa khỏi hẳn và cơn sốt rét có thể trở lại ngày hôm sau. Tôi cần phải lợi dụng lúc này để lấy lại sức khỏe phần nào và chuẩn bị nước uống ngay bên cạnh mình khi cơn sốt trở lại. Trước tiên, tôi lấy đầy một chai nước đem để trên bàn, cạnh giường nằm. Để cho nước đỡ nhạt tôi pha thêm một phần chai rượu mạnh. Tôi cắt một miếng thịt dê đem nướng lên, nhưng chẳng ăn được mấy tí. Tôi muốn ra ngoài đi dạo một chút nhưng quá yếu. Tôi thấy buồn và lòng se lại khi nghĩ đến tình cảnh khốn đốn của mình, lo sợ ngày mai cơn sốt rét lại trở lại. Buổi chiều, tôi nướng ba cái trứng rùa và ăn theo kiểu lòng đào để lấy lại chút sức. ăn xong, tôi gắng đi dạo một chút nhưng sao mà trong người mệt đến thế! Tôi mệt đến nỗi không mang nổi khẩu súng nữa. Vì vậy tôi không đi xa. Tôi ngồi phệt xuống đất và nhìn ra mặt biển lúc đó bằng phẳng và yên lặng. Tôi ngồi như thế, suy nghĩ một lúc lâu. Rồi tôi đứng dậy, tư lự và buồn rầu, chậm rãi trở về, trèo qua bức lũy đá vào nhà và định đi nằm. Nhưng tâm trí hoang mang đến cực độ nên tôi rất khó ngủ; tôi đành phải ra ngồi trên ghế. Trời đã tối, tôi thắp đèn lên. Cơn sốt bắt đầu đe dọa làm cho tôi lo lắng lạ thường. Trong cơn lo lắng, tôi chợt nghĩ ra rằng người Bra-din lúc bị bệnh sốt rét hầu như chẳng dùng thuốc gì ngoài thuốc lá hút. Tôi lại nhớ đương còn một cuộn thuốc lá cất trong một cái hòm nào đó, nhiều lá đã vàng và một số đương xanh. Tôi bèn đứng ngay dậy khỏi ghế và, như có linh tính, tôi đi thẳng lại đúng cái hòm đựng vị thuốc cứu tinh. Tôi mở hòm ra và thấy ngay cuộn thuốc lá quý báu đó.
    Tôi không biết cách dùng thuốc lá để chữa bệnh mà cũng không hiểu nó công hay phạt đối với cơn sốt của tôi. Tuy nhiên tôi cũng thử dùng nhiều cách, tin chắc khỏi bệnh, Trước tiên tôi lấy một lá thuốc bỏ vào miệng nhai. Thuốc lá nặng và đương xanh, tôi lại không quen dùng theo cách này nên choáng váng cả đầu óc. Sau tôi lấy một lá khác ngâm vào rượu mạnh và cứ nằm nghỉ mà uống chừng một hai giờ đồng hồ một lần. Cuối cùng tôi sấy lá thuốc trên than hồng cho khói bốc lên và tôi áp mũi lại thật gần để xông cho đến khi không chịu nổi nóng hoặc sặc hơi mới thôi. Đêm cũng đã khuya và hơi thuốc lá nặng quá làm cho tôi choáng váng đầu óc nên tôi thấy buồn ngủ. Trước khi đi ngủ tôi cứ để nguyên ngọn đèn cháy trong hang cho sáng sủa một chút phòng khi cần lấy gì cũng dễ dàng. Tôi ngủ li bì suốt đêm hôm đó, suốt cả ngày hôm sau, suốt cả đêm hôm sau và suốt cả buổi hôm sau nữa. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy trong người thanh thản hẳn lên, hăng hái và khoan khoái lạ lùng. Tôi đứng dậy và thấy mình khỏe hơn mấy hôm trước, bụng thấy đói và muốn ăn. Nói tóm lại, tôi không còn bị cơn sốt day dứt nữa và khỏe dần lên.
    Ngày 30 tháng 6.- Theo sự tiến triển của bệnh sốt rét thì là ngày tạnh cơn. Tôi lại mang súng đi ra dạo bên ngoài một quãng. Tôi bắn được một cặp chim biển, nom hơi giống loại ngỗng trời. Tôi xách chim về nhà nhưng chưa muốn ăn thịt chim nên tôi chỉ ăn tạm vài ba quả trứng rùa, món ăn mà tôi rất thích. Buổi tối, tôi dùng lại phương thuốc đã chữa cho tôi dứt cơn, đó là thuốc lá dầm trong rượu mạnh. Tuy nhiên lần này tôi có rút bớt ít nhiều; mỗi lần uống đã ít hơn trước, lại không nhai thuốc lá mà cũng không xông mũi bằng khói như trước nữa. Thế nhưng ngày hôm sau, mồng 1 tháng 7, tôi lại thấy không được khỏe khoắn như là tôi đã tưởng; tôi thấy hơi ớn lạnh; tuy thế cũng không còn gì đáng ngại.
    Ngày mồng 2 tháng 7.- Tôi lại dùng thuốc theo cả ba cách, và lần này tôi lại uống tăng rượu ngâm thuốc lên gấp đôi. Hơi thuốc lại bốc lên đầu làm tôi choáng váng không kém lần trước.
    Ngày mồng 3.- Cơn sốt rét dứt hẳn, nhưng cũng phải vài ba tuần lễ nữa tôi mới thật lại sức.
    Từ mồng 4 đến 14 tháng 7.- Công việc chính hàng ngày của tôi là mang khẩu súng ra dạo bên ngoài. Ngày nào tôi cũng đi ra nhưng tôi không đi lâu, chỉ vừa đủ cho một người ốm mới khỏi bệnh và đương cố gắng lấy lại sức khỏe. Thật cũng khó mà lường được tôi đã mất sức tới độ nào và tôi đã yếu đi như thế nào. Phương thuốc trị bệnh của tôi quả là mới mẻ vô cùng và có lẽ từ trước tới nay chưa ai dùng nó để chữa sốt rét cả. Kinh nghiệm của tôi thật ra chưa đủ đảm bảo để phổ biến cho bất kỳ ai, bởi vì một mặt nó có chữa khỏi bệnh thật đấy nhưng mặt khác nó cũng góp sức làm cho tôi suy nhược đi nhiều.
    Trong một thời gian khá lâu, nó vẫn còn gây ra tình trạng hỗn loạn như lên cơn kinh, giật chân, giật tay, rùng mình rùng mẩy. Những cuộc đi dạo thường xuyên như thế đã cho tôi kinh nghiệm quí báu là nó gây cho tôi nhiều tai hại. Đó là một nguyên nhân bệnh sốt rét của tôi. Nó cũng lại giúp tôi rút ra được một nhận xét cần thiết cho bản thân là không gì có hại sức khỏe bằng đi ra ngoài trời trong trời mưa, nhất là khi cơn mưa lại kèm một cơn bão hay một cơn giông. Hơn nữa, về mùa khô ráo, thỉnh thoảng bất chợt có cơn mưa thì bao giờ cũng kèm theo giông tố, cho nên mưa về mùa này nguy hiểm hơn và đáng sợ hơn là mưa tháng 9 và tháng 10.

  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chương 8


    Mãi đến hôm 15 tháng 7 tôi mới mở một cuộc thăm dò xứ sở của tôi, một cuộc thăm dò kỹ lưỡng nhất từ trước đến nay. Tôi bắt đầu đi ra cái vịnh nhỏ, chỗ ghé tất cả những chuyến bè chở vật liệu lấy ở tàu về. Tôi đi men theo bờ sông. Đi ngược dòng độ hai dặm đường, tôi nhận thấy nước thủy triều không lên tới đó nữa và chỉ còn lại một dòng suối nhỏ, nước mát và ngọt, ngon lạ thường. Dạo này về mùa hè, tiết trời khô ráo, có nhiều chỗ gần như cạn hết nước, tuy nhiên cũng còn đủ chút ít để nối tiếp cho dòng nước chảy rì rì. Tôi hết sức chú ý tìm cây sắn mà người châu Mỹ ở miền khí hậu này, vẫn dùng làm bánh ăn, nhưng tìm đâu cũng không thấy. Tôi gặp những cây lô hội tuyệt tốt nhưng cũng chưa biết có thể dùng vào việc gì; tôi lại gặp khá nhiều bụi mía, nhưng chỉ là loại mía dại cằn cỗi thiếu chăm sóc. Tôi tìm được nhiều thứ quả, đặc biệt là dưa bở mọc lổn nhổn khắp mặt đất và nho treo nặng trĩu trên cây đầy chùm quả chín mọng vừa dịp hái. Món quà tự nhiên đó làm cho tôi vừa ngạc nhiên vừa vui mừng vô kể.
    Tuy nhiên, tôi cũng hạn chế được lòng ham muốn và chỉ ăn vừa chừng món nho chín, mặc dầu nho ở đây ngon ngọt vô cùng, ăn vào đến đâu biết đến đó. n xong, tôi hái nho xếp thành từng đống. Mùa đông được ăn nho khô thì tuyệt thú. Tối hôm đó tôi nghỉ lại ở vườn nho. Tôi chọn một cây cao và um tùm, trèo lên, tìm một chỗ chắc chắn, đánh một giấc suốt đến sáng. Hôm sau, tiếp tục đi thêm bốn dặm đường nữa về phía bắc, tôi tới một khoảng đất trống trải, có một dòng suối nhỏ chảy qua, nước mát rượi và trong suốt. Hai bên bờ suối cây cỏ tốt tươi, trăm hoa đua nở, khác nào một vườn cây được chăm sóc chu đáo đương khoe tươi dưới một bầu trời xuân vĩnh viễn. Tôi thong thả đi dọc thung lũng, say sưa ngắm cảnh, quên cả những nỗi phiền muộn đang giày vò tâm trí. Tôi gặp rất nhiều cây ca-cao, cam, chanh và chanh yên, tuy đều hoang dại nhưng mọc rất tốt; nhiều cây cũng đã có quả. Tôi hái một ít chanh tuy còn xanh nhưng ăn cũng ngon mà lại rất lành; về sau tôi thích vắt nước chanh vào nước uống làm cho nước thêm ngon, thơm, mát và lành hơn. Tôi lại phải tích trữ một số nho và chanh để dùng trong mùa rét. Tôi chất được hai đống nho và một đống vừa chanh vừa chanh yên lẫn lộn. Xong xuôi, tôi hái thêm một ít cả mấy thứ quả đem về, dự định sẽ trở lại sau một ngày gần đây. Sau ba ngày du lịch, tôi trở về nhà, tức là chỗ cái lều và hang đá của tôi, nhưng chưa tới nơi, bao nhiêu nho hái về đều đã chín nẫu ra và đè lên nhau nặng quá nên dập hết cả, chẳng được việc gì nữa. Còn chanh yên thì vẫn ngon lành, chỉ tiếc tôi hái về có ít.
    Hôm sau là ngày 19, tôi trở lại vườn, mang theo hai cái bị mới đan xong để đựng quả. Nhưng tôi rất ngạc nhiên thấy đống nho ngon lành hôm qua xếp rất cẩn thận như thế mà bây giờ đã hỏng hết: nho bị tha đi, kéo lại vương vãi khắp nơi, một phần lại bị nhấm dở, hoặc bị ăn mất! Chắc có những loài thú rừng ở quanh quẩn đâu đấy đã đến phá hoại... Thế là không thể đánh đống nho lại đó mà cũng không thể bỏ vào bị mang về; một đằng thì làm mồi cho thú rừng, một đằng thì để đè lên nhau đến bẹp và nát hết. Tôi bèn nghĩ ra một cách thứ ba và tốt nhất: tôi hái thật nhiều chùm nho, đem treo lên cành cây để phơi nắng cho khô chín đi. Còn chanh yên và chanh thì tôi hái mặc sức để đem về nhà, cho tới lúc vác nặng è cổ ra mới thôi. Trên đường về tôi lại say sưa ngắm cảnh thung lũng: sản vật thật dồi dào, địa thế thật đáng yêu, lại ẩn sau những rừng cây và những ngọn đồi nhỏ nên dễ tránh được giông tố.
    Từ nhận xét đó, tôi nghiệm ra rằng chỗ tôi ở hiện nay quả là một nơi tồi tàn nhất trong hòn đảo. Thế là tôi nghĩ ngay đến chuyện dời chỗ ở. Tôi sẽ kiếm trong cái thung lũng phì nhiêu này một khoảng đất thuận tiện để dựng nhà rồi sẽ đắp một bức lũy đá kiên cố để phòng ngự. Tôi nuôi cái mộng ấy trong óc đã lâu lắm; cảnh đẹp miền đất mới lạ càng kích thích mơ ước của tôi. Nhưng dần dần, suy đi tính lại, hết xa đến gần, tôi nghĩ rằng "dinh cơ" của tôi hiện nay ở rất gần bờ biển lại có những thuận lợi khác; biết đâu giông tố và biển cả đã ném tôi lên đảo này lại chẳng đem đến cho tôi những người bạn xấu số như tôi và cũng bằng cách ấy? Há vọng ấy kể cũng khá mỏng manh nhưng không phải là mất hẳn. Ngược lại, nếu rút lui vào "đóng đô" giữa những ngọn núi cao và những rừng cây ở giữa đảo thì tôi chỉ xiết chặt thêm sợi dây trói buộc tôi lại đây; há vọng thoát ra khỏi cảnh cô đơn này, hiện nay đã khá mỏng manh lúc đó sẽ tiêu tan hẳn! Và tôi kết luận không nên rời chỗ ở nữa. Tuy nhiên, vì quá say sưa với cảnh đẹp, tôi đã nán lại chỗ vườn quả cho đến cuối tháng 7. Sau đó, mặc dầu đã sáng suốt quyết định không rời chỗ ở nữa, tôi vẫn cố gắng để thỏa măn ước mơ của mình một phần nào. Tôi dựng một nếp trại nhỏ ở giữa một vòng hàng rào khá rộng, gồm hai lớp ván ghép với nhau cao vừa tầm tay tôi với. Giữa hai lớp rào tôi cắm rất nhiều cành nhỏ; những cành cây này về sau nảy mầm mọc thành cây cao, cành lá xum xuê che kín cả bức lũy đá. Một đôi khi tôi ngủ hai ba tối liền trong bức lũy đá mới đó. Tôi cũng dùng thang để ra vào qua hàng rào như ở nhà bên kia. Từ đó, tôi cho mình là chủ nhân của hai dinh cơ: một lâu đài dựng trên bờ biển để lo liệu việc liên lạc với bên ngoài và đón những chuyến tàu cập bến; một "trại" lập ở nông thôn để lo việc trồng trọt, gặt lúa, hái nho! Tôi ở lại trại cho mãi đến mồng 1 tháng 8 mới làm xong mọi việc. Từ hôm đó tôi bắt đầu được hưởng kết quả lao động của mình cho tới mùa mưa. Thế rồi lại phải tạm thời rời nhà mới, trở về nhà cũ để tránh mưa một thời gian. ở trại, mặc dầu tôi có dựng một chiếc lều bằng vải buồm thật căng, không kém chiếc lều trước, nhưng lại không có một tảng núi đá cao và thẳng đứng làm bức thành che mưa to gió lớn mà cũng không có một cái hang để trú ẩn trong khi bão táp phong ba. Tôi đã nói rằng cái trại đã hoàn thành vào đầu tháng 8 và từ đó, tôi bắt đầu được hưởng những điều thích thú do nó đem lại. Tôi vừa làm xong trại thì mưa giội xuống liên tiếp, từ ngày 14 tháng 8 cho đến rằm tháng 10. Tuy thỉnh thoảng mưa cũng có tạm ngớt, nhưng nhiều lúc lại có những trận mưa khác tiếp đến rất dữ dội, tôi phải nằm lỳ trong hang đá hàng mấy ngày liền. Từ ngày 14 tháng 8 cho đến ngày 26, trời mưa không ngớt. Suốt thời gian đó tôi không thể bước chân ra ngoài được, phần vì mưa to, phần vì không dám dầm mưa sợ bị ốm.
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0

    Chính trong thời gian "cấm cung" dài dằng dặc đó, tôi thấy lương thực bắt đầu cạn. Nhân trời hửng được một chút, hai lần tôi liều đi ra ngoài chốc lát cũng bắn được một con dê rừng và bắt được một con rùa lớn lắm. Thật là đại tiệc! Tôi phân phối những bữa ăn của tôi như sau: " bữa sáng tôi ăn một chùm nho; bữa trưa, một miếng thịt dê hoặc thịt rùa nướng ( vì không may tôi chẳng có cái nồi, cái niêu nào để nấu hay hầm cả); chiều đến vài ba quả trứng rùa cũng đủ thành một bữa tối ngon lành. Để tiêu khiển trong khi bị bó chân ở nhà vì mưa, tôi làm một vài thứ đồ dùng cần thiết. Mỗi ngày tôi lại dành vài ba tiếng đồng hồ để mở rộng hang đá. Tôi cứ đào sâu về một phía sườn núi, lâu dần xuyên ra được bên ngoài làm thành một lối ra vào thảnh thơi phía sau bức lũy đá. Thoạt tiên, tôi cũng lo ngại như vậy thì hang có bề trống trải. Từ trước đến nay quả thật tôi được phòng thủ rất kín đáo, thế mà bây giờ tôi rất có thể chạm trán ngay với kẻ địch từ phút đầu tiên. Nhưng thực ra chỉ là sợ bóng sợ gió thế thôi, chứ từ khi bước chân lên đảo đến nay, kể cũng đã lâu rồi, tôi chỉ gặp mấy chú dê xồm là những con vật to và dữ nhất!
    Ngày 30 tháng 9 đến nhắc lại cho tôi cái buổi phiêu bạt thảm hại lên đảo vắng! Tôi tính những nét khắc trên cột gỗ và thấy ba trăm sáu mươi lăm ngày... Tôi coi hôm đó như là một ngày ăn chay, chiều đến, tôi mới ăn một mẩu bánh khô và một chùm nho trước khi đi ngủ. Một thời gian ngắn sau, mực viết gần cạn. Tôi bắt buộc phải viết tiết kiệm hết sức nên chỉ ghi lại những trường hợp đặc biệt trong cuộc sống của tôi chứ không còn viết được nhật ký chi tiết về mỗi sự việc xảy ra nữa. Một năm qua, tôi cũng đã nắm được tình hình thời tiết ở đây và phân biệt được mùa khô ráo với mùa mưa rõ ràng để chuẩn bị công ăn việc làm cho thích hợp. Hiện nay tôi đã có vài chục bông lúa mì và lúa tẻ như các bạn đã biết; tôi bèn đem gieo mỗi thứ một ít. Tôi dùng cuốc và xẻng gỗ đào xới đất thật kỹ rồi chia làm hai mảnh để gieo hai thứ lúa. Kết quả là không được một hạt thóc nào, bởi vì luôn mấy tháng sau là mùa khô, đất không đủ nước cho mạ nảy mầm. Tới mùa mưa mới mọc được dăm cây lèo tèo thì cũng dần dần cằn đi mà chết. Mặc dầu thất bại, tôi vẫn không nản lòng. Tôi đoán ngay vì nắng hạn nên lúa mới chột đi như thế. Lần này tôi rút kinh nghiệm và tiếp tục gieo nốt chỗ hạt giống còn để dành lại. Tôi chọn một mảnh đất tốt ở gần trại, đào xới thật kỹ rồi chờ đến tháng 3 thì gieo giống dăm hôm trước ngày xuân phân. Nhờ được mưa phùn trong hai tháng liền, lúa mọc rất khỏe và trổ bông rất đều. Tôi vui sướng đón tiếp "mùa gặt" đầu tiên, thu về được mỗi thứ lúa một đấu hạt khô và chắc, mẩy. Từ đó, tôi trở thành một nhà nông có kinh nghiệm nắm vững thời vụ gieo hạt giống và cách chăm bón cây lúa. Năm nào tôi cũng gieo giống hai lượt và gặt hai mùa, dần dần có đủ lúa mì làm bánh và gạo để làm thức ăn như trên kia đã nói. Tôi lại tiếp tục cuộc du lịch đi tìm hiểu đất đai. Tôi đã lập một cái trại mới và ở đó tôi có thể nhìn thẳng về phía sau hòn đảo ra tận bờ biển. Bây giờ tôi muốn đi thẳng ra chỗ bờ biển phía ấy. Tôi đem theo con chó, xách cây súng săn và một cái búa, bỏ vào bị vài ba chùm nho, một số đạn ghém và thuốc súng nhiều gấp bội ngày thường, rồi lên đường. Vượt qua thung lũng, tôi thấy ngay biển về phía ấy.
    Lúc bấy giờ rất tốt trời, tôi thấy ở xa xa có một dải đất. Không hiểu đó là một hòn đảo hay đất liền, nhưng tôi thấy nó cao lắm, kéo dài từ tây đến tây tây nam và ít nhất cũng còn cách tôi đến vài ba chục dặm đường. Tất cả những điều hiểu biết của tôi chỉ có thể giúp tôi ước đoán và nhận định rằng dải đất đó thuộc về châu Mỹ và có thể là nó ở liền ngay những thuộc địa Tây-ban-nha. Cũng có thể ở đó chỉ có những giống người thổ dân còn dã man. Nếu tôi đặt chân lên đó, rất có thể sẽ gặp một sự không may và bi đát hơn là hoàn cảnh hiện tại. Nghĩ như thế, tôi cho là mình đã may mắn phiêu bạt lên hòn đảo này và tôi cũng phó mặc theo số phận. Dải đất đó chưa làm cho tôi phải áy náy chút nào và tôi cứ tạm thời yên tâm với cuộc sống hiện tại. Phía bên này hòn đảo có vẻ khác hẳn phía tôi ở. Phong cảnh thật thanh tú. Thung lũng và đồng bằng đều một màu xanh ngắt, đây đó điểm những bông hoa sặc sỡ muôn màu. Rừng cây cao và rậm. Tôi gặp nhiều đàn vẹt và cũng muốn bắt lấy một con để nuôi cho quen và dạy nó nói. Tôi vung gậy lên ném trúng một chú vẹt non và bắt được nó. Tôi nhặt nó lên áp vào ngực và săn sóc nó rất cẩn thận nên chỉ một lúc sau nó hồi tỉnh và khỏe mạnh như cũ. Tôi bèn đem nó về nhà. Cũng mất vài ba năm tôi mới dạy được nó nói. Tôi đã tập được cho nó gọi tên tôi rất thân mật. Về sau xảy ra một việc, tuy nó không có gì đặc biệt nhưng chắc cũng có thể giúp vui các bạn phần nào; vậy khi tới đoạn đó tôi sẽ xin nhớ kể lại. Khi trở về, tôi tìm một con đường khác, há vọng có thể biết toàn thể hòn đảo. Nhưng tôi đã lầm. Vừa đi sâu vào chừng vài ba dặm đường, tôi đã gặp một thung lũng rộng, xung quanh có một dãy đồi cao bao bọc. Trên đồi, cây cối rậm rạp đến nỗi không thể nào tìm ra được đường đi ngoài cách nhắm theo hướng mặt trời. Loanh quanh mãi không kiếm ra được một con đường khác, tôi đành quay trở lại phía bờ biển để về nhà theo đường cũ. Trong chuyến đi này, con chó của tôi bắt gặp một con dê con và nó đã vồ ngay lấy. Tôi chạy ngay lại và chật vật lắm mới cứu được con vật bé nhỏ thoát khỏi hàm răng con chó. Tôi rất muốn đem nó về nhà, vì tôi vẫn ao ước bắt được một đôi dê non đem về nuôi; sau này chúng sinh sôi nảy nở thành một bầy dê nhà, tôi sẽ có đủ thức ăn, tiết kiệm được thuốc đạn. Tôi làm một cái vòng quấn quanh cổ nó, lấy một đoạn thừng buộc vào rồi dắt nó đi theo. Thật cũng đã bở hơi tai với nó mới dắt được nó về trại. Tới nơi, tôi thả ngay nó vào trong đó cho nó gặm cỏ rồi vội vàng trở về nhà cũ sau một tháng trời xa vắng.

  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chương 9


    Sau tiết thu phân lại đến mùa mưa. Ngày 30 tháng 9 là ngày kỷ niệm hai năm tôi đặt chân lên đất này và tôi vẫn chưa có thêm một tia há vọng ra khỏi hòn đảo. Tôi tổ chức kỷ niệm ngày hôm đó cũng trang nghiêm như lần trước. Lại một dịp để ôn lại quãng đời hai năm qua so với ngày tôi mới đặt chân lên đảo. Trước kia, lúc đi săn hoặc đi chơi ngoài đồng nội, tôi thường nghĩ tới cảnh cực khổ của mình và có những khi trên bãi cát, tôi đứng lặng đi và đau đớn thấy mình trơ trọi một thân, bị cầm tù trong vòng vây vĩnh viễn của biển cả. Những ý nghĩ đó cũng thường đến giữa lúc tôi bình tĩnh nhất. Như một cơn bão táp, nó xô tôi vào chỗ hoang mang hỗn loạn, khiến tôi cứ vặn tay mà khóc như một đứa trẻ. Một đôi lần, những cử chỉ ấy bật ra giữa lúc tôi đang làm việc. Thế là tôi ngồi phịch xuống, thở dài não nuột, mắt dán xuống đất hàng hai ba giờ đồng hồ liền. Như thế chỉ càng khổ não thêm. Nếu tôi có thể khóc lên, gào lên được, có lẽ tôi nhẹ người hơn vì đã trút được gánh nặng. Nhưng bây giờ thì tâm hồn tôi lại rất thư thái và chứa chan biết bao ý nghĩ khác, sáng sủa và yêu đời hơn. Dạo này, tôi lại thường hay chú ý tới dải đất xa xa ở trước đảo và hễ nghĩ đến nó là trong lòng tôi lại rạo rực một ước mơ thầm kín, mong sao đặt chân lên đó được. Chính thế, tôi vẫn nghi trên dải đất ấy không có người ở và nó nằm vào một doi đất liền.
    Như vậy thì cho dù địa thế của nó ra sao chăng nữa, tôi cũng có thể từ đó mà đi xa hơn rồi tìm được cách tự thoát khỏi cảnh giam cầm. Nhưng tôi quên bẵng không để ý cân nhắc những gian nan có thể gặp trong một chuyến đi như thế. Trước hết tôi có thể sa vào tay những bộ lạc thổ dân ở đó; thật là đáng sợ vì đã sa vào tay họ thì khó lòng thoát chết. Họ hung hăng dữ tợn lạ thường. Trước đây họ đã giết chết nhiều người Tây-ban-nha, mặc dầu những người này thường đi thành đoàn mười người, có khi đến hai mươi người nữa. Vậy mà bây giờ nếu tôi đi một mình và không đủ sức tự vệ thì lại càng đáng sợ. Đúng ra tôi phải suy tính cho đến nơi đến chốn tất cả những điều đó để sau này khỏi băn khoăn, thì ngay lúc đầu tôi chẳng để ý đến tý nào. Trái lại, tôi đã vô cùng lạc quan với mơ ước có thể vượt biển để đặt chân lên dải đất ngoài kia. Tôi lại tiếc chú bé Xu-ri và chiếc thuyền cướp được của tên cướp biển ở Xa-lê đã giúp tôi vượt được hơn một nghìn dặm biển theo bờ biển châu Phi dạo trước. Nhưng nhớ tiếc như thế quả là hão huyền, tôi bèn nghĩ tới chiếc xuồng cũ đã giạt lên đảo trong cơn giông tố ngày nọ. Tôi vẫn thấy nó nằm im như xưa nhưng cách xa chỗ trước một chút, sóng và gió đã đẩy nó vào và lật úp nó xuống một mô đất; bây giờ thì nó nằm trên cát khô. Nếu có được một người nữa giúp tôi lật ngửa xuồng lên rồi đẩy nó xuống nước thì với chiếc xuồng ấy tôi có thể vượt biển sang tới nước Bra-din một cách dễ dàng. Nhưng chỉ có một mình tôi thì lật nó lên cũng khó như lật ngược cả hòn đảo. Vậy mà tôi không mảy may nghĩ tới cái khó ấy. Đến đâu thì đến, tôi cũng cứ vào rừng chặt gỗ làm đòn bẩy và làm trục lăn, đem ra xuồng, và thử sức xem có làm nổi việc không. Đưa được xuồng đến chỗ thuận tiện thì tôi chắc rằng có thể sửa chữa lại cho tốt để yên tâm vượt biển theo ý định. Quả thật tôi không tiếc sức bỏ vào cái công dã tràng này; tôi nhớ đã mất đứt vào đó đến ba, bốn tuần lễ chứ không phải ít. Sau cùng, tự liệu sức mình không thể nâng nổi một vật nặng như thế, tôi đành hậm hực bỏ dở công việc. Tôi bèn nghĩ cách dùng một thân cây to để làm một chiếc xuồng hay một cái thuyền độc mộc giống như thứ xuồng của thổ dân miền này. Theo ý tôi công việc ấy chẳng có gì viển vông mà cũng không có gì khó khăn lắm. Tôi tin thể nào mình cũng có nhiều sáng kiến và tháo vát hơn những người thổ dân trong việc này, họ làm được xuồng thì tôi cũng phải làm được.
    Nhưng tôi quên rằng tôi lại có những trở ngại mà những người thổ dân không bao giờ gặp, ví dụ như thiếu người giúp đỡ để đưa chiếc thuyền ra biển sau khi làm xong. Trong hoàn cảnh của tôi, làm thế nào vượt qua cho được trở ngại vô cùng khó khăn ấy! Thế là tôi lao đầu vào một việc vô ý thức nhất mà một con người có thể làm, nếu không phải là một người mất trí. Tôi tự hào đã có một sáng kiến độc đáo, chẳng cần xét lại xem mình có thể hoàn thành được hay không. Không phải tôi không nghĩ tới khó khăn khi phải chuyển xuồng xuống biển đâu! Nhưng chính đó là một khía cạnh mà tôi không chịu để ý nghiên cứu cho đến nơi đến chốn. Tôi cứ xoa dịu tất cả những ngần ngại của mình bằng cái lý lẽ sau đây: "Bây giờ ta cứ làm xuồng
    -tôi tự bảo mình như thế
    -xuồng đóng xong, với óc tháo vát của ta, thể nào cũng tìm được cách chuyển nó đi và hạ nó xuống biển".
    Cái suy luận đó quả là quái gở hết sức, trái hẳn với lương tri. Thế mà cuối cùng cái tính toán bướng bỉnh của tôi vẫn thắng, tôi bắt tay ngay vào việc. Trước tiên tôi chặt một cây bách; có lẽ dân Li-băng cũng chẳng bao giờ có một cây gỗ như thế để dâng lên cho vua Xa-lô-mông dựng ngôi đền ở đất thánh Giê-ru-da-lem! Đường kính ở gốc đo được năm bộ và mười tấc, phía trên cũng được bốn bộ và mười một tấc, từ đầu này đến đầu kia dài hai mươi hai bộ. Thật là vĩ đại! Tôi đã mất hẳn hai mươi hôm để chặt cho nó ngă, lại mất thêm nửa tháng nữa để phát sạch cành và chặt cụt cái ngọn đồ sộ của nó. Tôi đã huy động tất cả rìu và búa, tất cả những đồ thợ mộc tốt nhất để phụ vào với tất cả sức lao động cật lực của tôi. Tôi lại mất hẳn một tháng trời đục đẽo và bào gọt theo kích thước đã định để làm tạm một cái thân xuồng có thể giữ được thăng bằng và nổi đúng mực trên mặt nước.
    Suốt ba tháng trời, tôi khoét lòng cây gỗ và làm xong một chiếc xuồng khá tốt. Để đục lòng cây gỗ, tôi không đốt lửa hoặc dùng một cách gì khác ngoài những dụng cụ như búa, đục và một sự nhẫn nại không gì lay chuyển nổi. Cái xuồng mới của tôi rất đẹp, vừa rộng vừa dài, đủ chỗ cho hai mươi sáu người, thừa sức để chở tôi và tài sản của tôi. Công việc có kết quả tốt như vậy, tôi sướng vui lạ lùng. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, tôi mới được thấy một cái xuồng lớn và đẹp, đục thẳng từ một cây gỗ như thế này. Nhưng tôi cũng muốn các bạn thử nhớ lại xem tôi đã dùng bao nhiêu công sức vào đó. Bây giờ chỉ còn việc đưa xuồng xuống nước. Nếu sức tôi có thể làm được việc này, chắc hẳn tôi đã thực hiện xong một chuyến vượt biển rất táo bạo và rất ít há vọng thành công. Nhưng mọi cố gắng để đưa chiếc xuồng xuống nước đều bị thất bại. Xuồng chỉ cách biển chừng hai trăm sải thôi, nhưng bị một gò đất nổi lên sừng sững chắn ngang đường đi ra biển. Tuy vậy khó khăn không làm cho tôi lùi bước. Tôi bèn dùng cái mai san phẳng gò đất ấy và luôn thể đánh một cái dốc đi xuống. Tôi bắt tay vào việc và mồ hôi của tôi đã đổ xuống đó không kể xiết. Trong cuộc vật lộn gay go này, nguyện vọng tha thiết được tự do đã là nguồn nâng đỡ, an ủi, động viên quý báu nhất. Nhưng sau khi san phẳng vật chướng ngại đó, tôi nghiệm ra rằng mình cũng chẳng tiến thêm được bước nào, vì bây giờ tôi vẫn không lay chuyển nổi cái xuồng mới này cũng như đã bó tay trước cái xuồng cũ kia. Tôi bèn xoay cách khác. Tôi đo chiều dài dải đất, đặt ngay kế hoạch đào một cái vũng hoặc một con mương để đem nước từ ngoài biển vào chỗ cái xuồng. Tôi bắt tay vào việc ngay. Nhưng, sau khi tính toán kỹ bề sâu và bề rộng của con mương và nghiên cứu kỹ cách đào, tôi thấy ngay với tất cả khả năng hiện tại của tôi, (mà tôi không thể trông mong vào đâu ngoài bản thân), tôi sẽ làm việc cật lực luôn mười hai năm trời mới mong có kết quả. Đất nhô lên quá cao, thành ra ở chỗ xa biển nhất, con mương phải sâu tới hai mươi bộ là ít. Thôi đành bỏ dở công việc đó mặc dầu tôi rất tiếc. Tôi buồn da diết và bây giờ tôi mới cảm thấy mình thật là điên rồ.

  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chương 10


    Bốn năm đã qua. áo quần của tôi đã nối nhau rách như xơ mướp. Mặc dầu khí hậu miền này rất nóng, tôi vẫn phải dùng quần áo như thường. Hết áo quần bằng vải, tôi may bằng da thú. Tôi dùng những tấm da mềm nhất để may một cái mũ, mặt có lông trở ra ngoài. Dùng thử mũ thấy tốt, tôi bèn may một bộ quần áo bằng da lông thú. Bộ áo quần này dùng để che mưa nắng hơn là chống rét nên tôi may khá rộng rãi, mặt có lông trở ra ngoài để nước mưa trôi nhanh, khỏi thấm vào trong. Tôi đã phải mất nhiều công phu và thì giờ mới làm được một cái dù giống như thứ người ta vẫn dùng ở Bra-din, để chống cái nóng gay gắt. Làm đi hỏng lại nhiều phen trong một thời gian khá lâu tôi mới có được một đồ dùng tàm tạm để che mưa, che nắng. Thế nhưng tôi vẫn chưa thỏa mãn với kết quả đó và cả hai ba cái làm về sau cũng thế. Tôi có thể giương dù lên nhưng chưa cụp nó xuống được, nên cứ phải mang nó chềnh ềnh trên đầu, phiền phức quá! Cuối cùng, tôi cũng làm được một chiếc khung dù tạm dùng được rồi căng da lên, mặt có lông trở lên trên. Trời mưa, tôi đứng dưới dù cũng như đứng dưới mái hiên; trời nắng như thiêu như đốt, tôi vẫn đường hoàng đi dạo dưới bóng dù như những ngày râm mát. Lúc nào không cần thiết tôi cụp nó lại và cắp gọn gàng dưới nách. Ngoài những việc trên kia đã nói, suốt một thời gian năm năm không xảy đến chuyện gì đáng kể. Ngoài việc đi săn, gặt lúa phơi và cất nho khô, công việc chính của tôi là làm một cái xuồng nhỏ. Tôi đã làm xong chiếc xuồng và đào một con mương sâu sáu bộ, rộng bốn bộ, đưa xuồng ra biển. Còn chiếc xuồng thứ nhất, đồ sộ quá mức vì thiếu tính toán trước như các bạn đã biết, thì chẳng bao giờ tôi có thể hạ thủy nó được nữa! Tôi đã đi bộ suốt từ đầu này đến đầu kia đảo; những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc du lịch đó đã khiến tôi càng nôn nóng muốn biết rõ tất cả những phần bờ bể khác quanh hòn đảo.
    Thế là tôi lại loay hoay vào việc đi thăm bờ biển. Để tiến hành cuộc đi cho cẩn thận và chắc chắn, tôi chuẩn bị hết sức chu đáo cho chiếc xuồng nhỏ. Tôi dựng một cột buồm rồi căng buồm đi thử, và thấy buồm rất ăn gió. Tôi lại làm những khoang, những thùng ở hai đầu để cất giấu thức ăn và thuốc đạn, phòng khi nước mưa, hoặc nước biển có tràn vào trong xuồng cũng không bị ướt. Tôi lại ngăn một khoang riêng để cất khí giới và che đậy cẩn thận. Cuối cùng tôi cắm cái dù vào sau lái thuyền để che mưa nắng. Hôm ấy là ngày mồng 6 tháng 11 thuộc về năm thứ sáu của "triều đại tôi" hoặc của sự cầm tù của tôi (các bạn muốn gọi là gì cũng được, tùy thích), tôi xuống xuồng bắt đầu đi thăm đảo. Cuộc du lịch này đã kéo dài trong một thời gian quá lâu, ngoài dự tính. Cứ nhìn bao quát thì hòn đảo không rộng lắm, nhưng ở về phía đông có một doi núi đá chạy nhô ra biển dài đến hai dặm đường, lủng củng những đá nhô lên trên mặt nước hoặc mọc ngầm dưới nước. Một dải cát khô tiếp theo doi đá chạy dài thêm ra ngoài biển chừng nửa dặm nữa, thành ra muốn vòng qua mỏm đất đó, tôi phải đi khá xa ra ngoài khơi. Trước trở ngại đó, tôi đã toan bỏ dở cuộc đi, phần vì chưa quen đường, phần ngại không biết sẽ trở về bằng cách nào. Tôi đã quay xuồng lại và nhả neo. Tôi cũng quên chưa nói để các bạn biết tôi đã làm được cả neo cho chiếc xuồng bằng một đoạn neo lớn lấy ở tàu đem về. Chiếc xuồng đậu yên chỗ rồi, tôi lấy khẩu súng săn và lên bộ rồi trèo lên một ngọn núi nhỏ. ở đó tôi nhìn suốt cái doi đá và cát, ước lượng được chiều dài của nó; thế là tôi quyết định tiếp tục cuộc du lịch. Tôi chú ý thấy ngoài khơi có một luồng nước chảy rất nhanh, xiết về phía đầu mỏm đất; nếu tôi sa vào đó thì dễ bị cuốn đi lắm. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ, tôi thấy nếu điều khiển thuyền cho khéo thì cũng có thể tránh cái luồng nước ấy rồi nương theo cái cồn phía trái mà vòng qua bên kia dễ dàng. Tôi nghỉ lại ở đồi hai đêm vì gió đông nam thổi mạnh, ngược với dòng nước. Gió dồn sóng đập ầm ầm vào mỏm đá, thật là bất lợi: tôi không thể đi sát vào bờ mà cũng không dám ra xa ngoài khơi sợ có thể bị luồng nước ngoài đó cuốn đi mất.
    Tới ngày thứ ba, gió tạnh, biển lặng, tôi tiếp tục cuộc hành trình. Những người hoa tiêu hùng hổ và ngốc nghếch hãy chú ý tới việc sẽ xảy ra cho tôi sau đây mà rút kinh nghiệm. Tôi chưa ra được đến đầu doi đất đã thấy mình bơi thuyền trên một vùng biển sâu, giữa một dòng nước chảy mạnh như thác đổ. Lúc đó tôi chỉ cách bờ đất chừng bằng chiều dài chiếc xuồng. Luồng nước cuốn chiếc xuồng đi mạnh đến nỗi không lúc nào tôi có thể đưa nó lại gần bờ được. Tôi thấy mình bị cuốn đi xa dần cái cồn cát bên trái. Trời im phăng phắc, tôi chẳng còn trông chờ gì vào gió nữa. Cố gắng chèo chống bao nhiêu cũng thành vô ích. Tôi tự coi mình là người chết rồi, vì hòn đảo này có hai luồng nước chạy quanh, chỉ chừng vài dặm nữa là chúng gặp nhau và cuốn tôi ra biển cả. Đến nước này thì thật không còn bấu víu vào đâu được nữa. Tôi không còn há vọng sống, chẳng phải là sợ chết đuối nhưng vì thấy mình không thể nào thoát được nạn đói một khi lương ăn đã cạn. Luồng nước này sẽ cuốn tôi ra tận biển cả. Trong khi trôi lênh đênh hàng ngàn dặm, tôi sẽ không còn há vọng được gặp một bờ đất, một hòn đảo hay một dải đất liền; trên thuyền vẻn vẹn chỉ có một vò nước ngọt, một ít bánh khô và một con rùa lớn đã làm thịt sẵn. Không ai có thể hiểu thấu được hết nỗi đau lòng của tôi lúc thấy mình bị cuốn ra biển cả, xa hòn đảo thân yêu. Tôi đã bị cuốn đi xa tới hai dặm đường và chẳng còn há vọng gì trở lại nữa. Tuy vậy tôi vẫn cố gắng phấn đấu không ngã lòng. Tôi hết sức hướng cho chiếc xuồng chuyển về phía bắc, tức là về phía luồng nước mà tôi đã chú ý thấy có một bãi cồn chắn ngang. Chừng buổi trưa, hình như có một luồng gió nhẹ lướt qua mặt man mát và thổi từ hướng nam đông nam; tôi bắt đầu có há vọng. Chừng nửa giờ sau, gió thổi mạnh dần và trở thành rất thuận cho tôi. Lúc đó tôi đã cách xa hòn đảo lắm rồi, chỉ còn thấy lờ mờ nữa thôi. Nếu trời âm u thì thật rồi đời, vì tôi quên mang cả địa bàn đi biển nên chỉ có thể theo mắt nhìn vào hòn đảo mà định hướng trở về. Nhưng cũng may trời vẫn quang đăng; tôi giương buồm lên và nhằm hướng nam mà đi, cố gắng thoát khỏi luồng nước độc địa. Tôi vừa giương buồm lên, nhìn xuống thì đã thấy nước trong, báo hiệu có một sự thay đổi ở luồng nước; khi chảy mạnh thì nước có vẻ đục và khi sức chảy càng yếu đi thì nước càng trong dần. Đi về phía đông, được chừng nửa dặm biển, tôi gặp một ghềnh đá rải rác chạy dài ra biển. Ghềnh đá ấy chắn luồng nước rẽ thành hai dòng: dòng lớn chảy theo phía nam, như vậy là ghềnh đá nằm về phía đông bắc của nó; còn dòng kia bị đá chắn lại, đâm mạnh về phía tây bắc. Bây giờ tôi đứng giữa hai luồng nước, một luồng ở về phía nam tức là luồng nước đã cuốn tôi ra xa; một luồng ở về phía bắc, cách xa chừng một dặm đường thì dồn về hướng khác. Mặt biển thật phẳng lặng, không một gợn sóng, nhưng nhờ cơn gió nồm thổi thẳng tới đảo, tôi cứ tiến dần vào mặc dầu rất chậm, chậm hơn lúc tôi bị luồng nước cuốn ra ngoài khơi nhiều. Vào khoảng bốn giờ chiều tôi còn cách xa hòn đảo chừng một dặm đường nữa thì nhận ra chính cái mỏm đá là nguyên nhân tất cả những chuyện rắc rối đó. Nó chạy dài về phía nam và gây ra một luồng nước cực mạnh, đồng thời cũng trở thành một ghềnh đá hướng lên phía bắc. Dòng nước chỗ này phẳng lặng, không đẩy tôi về phía bờ được, nhưng tôi đã lợi dụng sức gió và điều khiển buồm thật đúng hướng, len lỏi qua ghềnh đá theo một con đường ngắn nhất. Khoảng một giờ đồng hồ sau, tôi chỉ còn cách bờ độ một dặm biển. Mặt biển yên tĩnh và chẳng mấy chốc tôi đã vào tới bờ. Vừa nhảy lên bãi cát, tôi quì xuống như muốn tha thiết ôm chầm lấy hòn đảo thân yêu. Tôi quyết định từ nay sẽ không làm những chuyện dại dột nguy hiểm như thế này nữa. Tôi neo tạm chiếc xuồng trong cái vũng nhỏ, dưới một đám cây. Thể xác và tinh thần đều mệt nhọc quá độ, tôi lăn kềnh ra đánh một giấc không còn biết trời đất là gì nữa.
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0

    Ngủ dậy, tôi muốn đi men theo bờ đảo phía tây để tìm một nơi yên ổn mà cất chiếc xuồng, lúc nào cần đến là có ngay. Được độ một dặm đường tôi gặp một cái vũng rất vừa ý; càng vào sâu trong đất liền nó càng hẹp lại cho tới lúc gặp một dòng suối nhỏ chảy thẳng ra vũng. Tôi neo chiếc xuồng ở đó. Bây giờ tôi phải tìm xem mình hiện ở vào chốn nào trên đảo. Thì ra cũng không xa chỗ hôm trước, khi tôi bắt đầu đi xuyên qua đảo. Thấy vậy, tôi để tất cả mọi thứ cần dùng lại trong xuồng, trừ khẩu súng và chiếc dù (vì trời rất nắng) rồi tôi lên đường. Mặc dầu hãy còn rất mệt, tôi vẫn đi một cách vui thích; buổi chiều, tôi đã tới cái trại gây dựng hồi trước. Đó là ngôi "biệt thự" của tôi ở nông thôn. Tôi vẫn chăm sóc trồng trọt cây cối cho nên hoa quả sinh sôi nảy nở rất nhiều và rất nhanh. Tôi trèo qua rào mà vào bên trong. Mệt quá, tôi nằm dài dưới bóng cây nghỉ ngơi và ngủ một giấc thật say. Các bạn đương theo dõi câu chuyện của tôi, các bạn tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên tới mức độ nào khi chợt nghe bên tai có tiếng ai gọi mình dậy, gọi luôn một lúc mấy lần chính tên tôi: "Rô-bin-xơn, Rô-bin-xơn, Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô, anh Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô khốn khổ! Trước kia anh ở đâu?". Vì đã chèo xuồng suốt cả buổi sáng, đi bộ suốt cả buổi chiều nên mệt quá, tôi không dậy hẳn được. Nửa mê nửa tỉnh, tôi tưởng như nằm mơ thấy ai nói chuyện với mình. Nhưng tiếng nói ở đâu vẫn nhắc đi nhắc lại: "Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô, Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô", làm cho tôi cuối cùng tỉnh dậy hẳn. Hoảng hốt vô cùng và kinh ngạc tột bực, tôi ngơ ngác nhìn quanh. Thấy con vẹt của tôi đậu trên hàng rào, dần dần tôi trấn tĩnh lại và đoán ra nó đã gọi tôi, bởi vì chính tôi đã dạy nó nói những tiếng đó. Thường ngày, nó vẫn đến đậu trên ngón tay tôi và ghé cái mỏ lại gần mặt tôi, kêu lên: "Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô đáng thương ơi! Anh ở đâu? Trước kia anh ở đâu? Làm sao anh lại đến nơi này?" và nhiều câu tương tự. Mặc dầu biết chắc chắn không còn có thể có ai nói chuyện với mình ngoài con vẹt, tôi vẫn phải cố gắng lắm mới trấn tĩnh hẳn được.
    Tôi tự hỏi: "Tại sao nó lại bay đến đây mà không tìm mình ở chỗ khác!". Nhưng thực ra ở đây chỉ có nó mới có thể nói với tôi được thôi. Cho nên tôi cũng chẳng nghĩ xa nghĩ gần thêm nữa. Tôi gọi rõ tên nó; con chim đáng yêu bay lại đỗ trên ngón tay cái của tôi và, ra vẻ mừng rỡ lại được thấy tôi, nó lại nói: "Anh Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô khốn khổ ơi !Trước kia anh ở đâu?" Tôi vuốt ve nó và sau đó tôi đem nó về nhà. Tôi sống yên ổn trên đảo chịu đựng số phận mình hơn một năm nữa. Suốt thời gian đó tôi không ngồi rỗi, bằng lòng với những thứ mình đã có. Tôi vẫn làm việc không mệt mỏi. Tôi say sưa với công việc. không còn nghĩ ngợi vẩn vơ. Luôn luôn tôi được hưởng cái thú hoàn thành một kết quả lao động mà trước kia mình phải bó tay. Mặt khác, càng ngày tôi càng lành nghề trong nhiều ngành thủ công. Tôi đã trở thành thợ nặn rất khéo; ngoài bát đĩa, chum vại, bình vò thừa dùng để cất đặt mọi thứ lương ăn, tôi còn nặn được một cái tẩu hút thuốc, một công trình tuyệt mỹ đối với tôi, mặc dầu còn thua xa thứ tẩu vẫn bán ở phố. Tôi rất thích thú với cái tẩu hút thuốc: tôi đã có thuốc lá nay lại có cả tẩu để hút. Tôi lại cũng trở thành một tay đan giỏi. Tôi đã tìm được một thứ miên liễu, cành rất dẻo, có thể đan được rất nhiều thứ. Trước hết tôi đan một đôi thúng thật chắc, mỗi lần săn bắn được hoặc kiếm được thức ăn thì bỏ vào thúng quẩy về nhà. Dạo trước nhiều khi vì nặng không xách về được hết, phải bỏ sót lại thật uổng. Tôi lại đan cả bồ đựng thóc và nhiều đồ dùng khác nữa. Thuốc đạn càng ngày càng khan, lương thực cũng vơi dần. Tới năm thứ mười một ở trên đảo, tôi phải chú trọng đặc biệt đến việc nuôi dê. Đánh bẫy được một con dê đực và hai con dê cái, tôi bèn dựng một cái chuồng để nuôi chúng.
    Trong khoảng một năm rưỡi, tôi đã có một đàn mười hai con dê vừa nhớn vừa nhỏ. Hai năm sau, số dê lên tới bốn mươi ba con và tôi bắt đầu giết thịt ăn dần. Tôi làm thêm tất cả năm chuồng nữa nhỏ hơn, mỗi chuồng có nhiều ngăn để lúc cần thì bắt dê cho tiện. Nuôi được khá nhiều dê cái, tôi mới nhớ đến chuyện vắt sữa. Mặc dầu nghĩ đến hơi muộn, sữa dê vẫn làm cho tôi thích thú vô cùng. Tôi tiến hành công việc và có ngày vắt được bảy tám chai sữa. Thừa sữa uống, tôi bèn làm thử bơ và pho-mát. Sau vài ba lần hỏng, tôi đã làm nhiều bơ và pho-mát ngon lành, tăng thêm chất và vị cho bữa ăn. Các bạn thử nghĩ, một mình trên một hòn đảo hoang vắng mà bữa sáng có sữa tươi, bữa ăn thường ngày có bánh mỳ, bánh bột gạo tẻ, thịt dê, trứng rùa, bơ và pho-mát; tráng miệng thì có các thứ hoa quả, nhất là nho tươi, nho khô, thiết tưởng cũng thịnh soạn không kém ở những khách sạn bình thường tại các thành phố. Dạo này, mỗi lần đi ra ngoài, tôi diện một bộ quần áo bằng da rất kỳ lạ. Giá có người nào trông thấy tôi, nếu không kinh sợ thì cũng bò ra mà cười! Tôi xin tả vài nét hình thù của ông "chúa đảo" khi đi chu du trong địa hạt của mình: Tôi đội một cái mũ bằng da dê cao lêu đêu trông thật không ra cái hình thù gì. Tôi buộc vào sau mũ nửa tấm da dê nữa chùm kín gáy và cổ để che mưa nắng; mưa nắng ở miền này thì thật khủng khiếp! Tôi lại mặc một cái áo chẽn cũng cắt bằng da dê, tà áo chấm ngang đầu gối. Quần ngắn thì rộng thùng thình, may bằng một tấm da lông một con dê xồm; lông dê dài lê thê, buông thõng xuống đến gần mắt cá, thành ra quần đùi mà cũng không khác gì quần dài. Thắt lưng của tôi cũng làm bằng ra lông; đáng lẽ mang đoản kiếm và mã tấu thì tôi giắt một cái cưa và một cái búa ở hai bên hông. Một sợi dây da vòng qua cổ sang phía tay trái, đeo lủng lẳng hai cái túi hình dáng lạ lùng: một túi đựng thuốc súng, một túi đựng đạn ghém. Sau lưng, tôi c'ng một cái gùi, vai mang súng và trên đầu là cái dù xoè ra, bao che tất cả thân mình. Mặt tôi rám nắng, đen sạm lại, tuy chưa đến nỗi như cột nhà cháy; râu tuy thỉnh thoảng có cạo, nhưng vẫn đâm ra như chổi xể. Trên mép, theo ý thích riêng, tôi lại để một cặp ria theo kiểu người Thổ-nhĩ-kỳ vừa dài vừa rậm khác thường, tô đậm thêm nét cổ quái vào diện mạo của tôi. Lần đầu tiên thấy tôi trong lệ bộ ấy, con chó có vẻ kinh ngạc và khiếp sợ. Nó nghi nghi hoặc hoặc, chạy nép vào một góc nhà đứng nhìn ra, có ý dò xem cái con vật quái dị kia là bạn hay là thù. Thấy điệu bộ nó như thế, tôi bật cười, lên tiếng gọi. Nhận đúng tiếng chủ, nó chạy ra ngay, ngửi ngửi vào bộ quần áo da dê, sủa lên mấy tiếng rồi mới yên tâm chạy theo sau. Bây giờ nó cũng đã già rồi nên thường cứ lẽo đẽo theo tôi chứ không chạy tung tăng như trước nữa. Nhưng tôi biết chắc rằng nếu có nguy biến, nó cũng vẫn hăng hái liều mình bảo vệ tôi. Mỗi lần đi ra như thế mất chừng năm sáu ngày. Tôi men theo bờ biển, đi thẳng tới chỗ chiếc xuồng. Nhiều lần thấy gió lặng sóng yên, mặt biển im lìm êm ả, những luồng nước đổi hướng chạy ra ngoài xa, tôi đã định đưa chiếc xuồng trở về gần nhà. Nhưng tai nạn khủng khiếp hôm trước lại đến ám ảnh tôi. Cuối cùng tôi chọn một cách khác chắc chắn hơn nhưng đòi hỏi nhiều công sức hơn, đó là đóng thêm một chiếc xuồng nữa và sẽ để nó ở bên này. Thế là tôi có hai chiếc xuồng, mỗi cái ở một phía đảo. Một hôm, không xa chỗ để chiếc xuồng cũ bao nhiêu, đúng lúc thủy triều lên cao nhất, tôi bắt gặp trên bãi cát dấu chân người rất rõ ràng! Chưa bao giờ tôi kinh hoảng đến như thế này: tôi đứng sững lại như bị sét đánh, hoặc thấy ma quỉ hiện hình. Tôi nín thở, im lặng lắng nghe; tôi nhìn quanh nhìn quẩn, nhưng tuyệt nhiên không nghe và thấy gì khác cả! Tôi trèo lên đồi cao để nhìn ra xa hơn. Tôi lại trở xuống rồi đi thẳng ra biển; nhưng tôi vẫn chẳng thấy gì khác hơn. Không có vết tích gì của con người, ngoài những dấu chân lúc nãy tôi đã gặp. Tôi quay lại chỗ cũ, tưởng rằng lúc nãy mình hoa mắt, trông gà hóa cuốc cho nên mới kinh hoàng đến thế. Nhưng tôi vẫn thấy rõ ràng những dấu vết ấy, rành rành dấu vết bàn chân, có đủ ngón, có gót hẳn hoi và tất cả những đặc điểm chứng tỏ đó là bàn chân người.

  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chương 11


    Suốt đêm tôi không chợp mắt được: càng cố xua đuổi cái hình ảnh đã làm cho tôi kinh hoảng thì sự sợ hãi lại càng tăng lên. Nhiều ý nghĩ ghê rợn ám ảnh và làm cho tôi rối loạn tinh thần. Mặc dầu giờ đây tôi ở rất xa chỗ xảy ra câu chuyện bất ngờ, trí tưởng tượng của tôi vẫn loanh quanh luẩn quẩn ở đó, nặng trĩu những lo và sợ. Người nào đã để lại những dấu vết đó? Còn ai khác hơn là những thổ dân ở đất liền đã bơi xuồng trên biển rồi bị gió ngược hoặc bị những luồng nước chảy xiết đưa tới đảo này. Có lẽ họ cũng chẳng muốn ở lại lâu trên bờ biển vắng tanh này và tất nhiên tôi cũng chẳng mong gì có họ ở đó. Ruột rối bời bời nhưng tôi vẫn lấy làm may mắn vì đã không phải chạm trán với họ và họ lại chưa thấy chiếc xuồng của tôi. Nếu thấy chiếc xuồng, họ sẽ đoán trên đảo có người; nhất định sẽ đi tìm và sẽ kiếm ra tôi. Cũng có lúc tôi tưởng như chiếc xuồng của tôi bị lộ. ý nghĩ đó làm tôi lo lắng khổ sở. Tôi sợ họ sẽ trở lại đây rất đông.
    Như vậy cho dầu tôi có trốn thoát được, họ cũng tìm ra chỗ ở của tôi, phá hoại thóc lúa, bắt mất bầy dê và hãm tôi vào chỗ chết đói. Tôi cứ suy đi tính lại, sợ quẩn lo quanh như thế, chẳng biết xoay xở ra sao. Thế rồi một hôm tôi lại tự an ủi và cho rằng mình đã hốt hoảng, hoa mắt trông nhầm cho nên mới sợ hãi đến thế.
    Những vết chân ấy chỉ có thể là vết chân của tôi. Chính những dấu vết của tôi đã làm cho tôi kinh khiếp. Rất có thể -tôi tự nhủ -lúc trên xuồng bước xuống bờ biển, mình cũng đi về một phía như lúc trở lại xuồng. Mình đã giống như những người điên cứ bịa ra hết chuyện ma này đến chuyện quỷ khác, cuối cùng lại bị những câu chuyện bịa đó làm cho mất vía hơn là những người nghe mình kể chuyện. Thế là tôi lại bình tĩnh. Hàng ngày tôi lại ra ngoài để đi đây đi đó như trước. Mới ở nhà có ba ngày đêm mà tôi đã bị thiếu thốn rồi: trong nhà chỉ còn có vài cái bánh khô và một ít nước ngọt. Tôi nghĩ ngay đến đàn dê cái, vú đang căng sữa cần phải vắt. Tôi thường say sưa làm công việc ấy vào buổi chiều. Tôi ra thật đúng lúc; những con vật đáng thương ấy đang vật vă vì cương sữa, nhiều con đã phát ốm và một số con đã bị tắc sữa rồi. Càng ngày tôi càng mạnh dạn hơn và tôi càng yên trí rằng mình vừa trải qua một cơn mê hoảng dữ dội. Tuy nhiên tôi cũng chưa thật tin hẳn thế, tôi còn muốn thực sự đến tận nơi đo r' ràng kích thước cái dấu vết đã gây ra cơn mê hoảng. Ra đến nơi, tôi thấy rõ ngay mình không thể nào từ trên xuồng bước xuống được chỗ đó. Hơn nữa, sau khi ướm thử, tôi thấy r' ràng cái vết chân ấy to hơn bàn chân tôi. Thế là tôi lại phấp phỏng lo sợ. Tôi rùng mình như lên cơn sốt rét. Tôi trở về nhà yên trí rằng đã có người đặt chân lên bãi biển, hoặc là hòn đảo có người ở. Đằng nào tôi cũng có thể gặp nguy cơ bị đánh bất thình lình, khó mà đề phòng trước được. Thế là tôi bắt đầu hối tiếc việc đào cái hang xuyên qua núi mở một lối ra vào ở vách đá phía ngoài bức lũy đá. Để cứu văn tình thế đó, tôi quyết định làm thêm một bức lũy đá mới, đúng vào chỗ trước đây mười hai năm tôi đã trồng hai dãy cây. Những dãy cây này vốn trồng dày cho nên bây giờ chỉ cần chôn thêm một ít cọc gỗ chen vào giữa mỗi khoảng cây là hoàn thành một bức lũy đá hết sức chắc chắn. Như vậy là tôi có hai bức lũy đá che chở: bức ngoài bằng những cọc gỗ, những dây tam cố đã cũ và tất cả những gì có thể làm cho nó vững chắc thêm. Tôi lại đổ thêm đất và giẫm đi giẫm lại cho đất nén xuống thật chắc mà vẫn cao đến trên mười bộ. Tôi lại trổ ra năm cái ngách khá rộng có thể thò tay qua. Trong mỗi ngách, tôi đặt súng hỏa mai như kiểu bố trí đại bác ở những ụ súng sao cho nội trong hai phút đồng hồ tôi có thể bắn liên tiếp ở tất cả năm lỗ châu mai đó. Tôi đã phải hao công tốn sức bao nhiêu tháng trời để đắp lũy đá và tôi không dám nghỉ ngơi một phút trước khi công việc hoàn thành. Làm xong bức lũy đá, tôi ương thêm một khoảng đất rộng ở mé ngoài rất nhiều cành cây non, mau bén rễ, lớn nhanh, gỗ thì cứng. Có lẽ trong một năm trời tôi đã cắm xuống đó đến hai vạn cành như thế. Giữa lùm cây và bức lũy đá lại chừa một khoảng trống khá rộng để tôi có thể ra đó xem xét tình hình đối phương đồng thời không phải lo ngại những cạm bẫy bất ngờ của họ.
    Hai năm sau, đám cây trở thành một cái lùm dày đặc và sáu năm nữa thì trước chỗ tôi ở đã có một cánh rừng vừa rậm vừa cao không ai vào nổi. Vậy thì còn ai dám nghĩ rằng phía sau rừng lại có nhà cửa và người ở. Mặc dầu dồn hết tâm trí vào công việc đó, tôi vẫn không sao nhãng những việc khác. Tôi chú ý đặc biệt tới đàn dê. Chẳng những chúng đã bắt đầu trở thành một nguồn lương thực quan trọng của tôi mà rồi đây còn giúp tôi tiết kiệm được thuốc đạn và sức khoẻ, đỡ mất công đi bắn dê rừng. Suy nghĩ kỹ càng, so sánh hơn thiệt chán chê, tôi thấy có hai cách có thể bảo vệ được bầy dê. Cách thứ nhất là đào thêm một cái hang dưới đất và cứ tối đến thì dồn chúng vào đó. Cách thứ hai là tìm những chỗ kín đáo hơn hết, làm thêm vài ba cái chuồng nhỏ cách xa nhau, trong mỗi chuồng có thể thả chừng sáu bảy con dê con. Như vậy nếu xảy ra chuyện không may cho bầy dê thì tôi vẫn còn có ít nhiều "vốn liếng" để gây lại một đàn khác trong trời gian ngắn không đến nỗi khó khăn lắm. Mặc dầu mất công và khó nhọc, tôi thấy cách thứ hai thích hợp hơn. Để làm những chuồng dê ấy, tôi đi lùng khắp trên đảo và tìm được một chỗ kín đáo, thật vừa ý. Đó là một khoảng đất trảng nắng và bằng phẳng ở chính giữa những đám rừng rậm mà trước kia tôi xuýt bị lạc trong khi đi từ phía đông hòn đảo về. Nó có đủ điều kiện để trở thành một cái trại chăn nuôi thiên nhiên đã dựng sẵn không đòi hỏi tôi phải lao lực như khi làm những bức lũy đá. Tôi không bỏ lỡ cơ hội và triệt để lợi dụng những thuận lợi thiên nhiên, chưa đầy một tháng trời, bầy dê khá thuần của tôi đã được yên ổn trong trại chăn nuôi mới.
    Sau khi đã cất đặt kín đáo một phần nguồn lương thực sống của tôi như thế, tôi lại đi khắp hòn đảo tìm một chỗ khác có thể nuôi giấu thêm một số dê nữa. Một hôm, đi quá ra mỏm đất phía tây hòn đảo, xa hơn tất cả mọi lần trước, tôi đứng trên một chỗ cao nhìn ra biển và thấy hình như có một chiếc xuồng ở ngoài xa. Dạo trước tôi cũng có lấy được trên tàu mấy chiếc kính viễn vọng nhưng không may hôm nay lại không mang theo nên không thể nhận rõ vật ngoài xa là cái gì, mặc dầu tôi đã căng mắt lên mà nhìn đến mỏi. Vì vậy, tôi cứ nửa tin nửa ngờ không biết có phải là một chiếc xuồng hay không. Từ đó tôi rút kinh nghiệm là lúc nào đi ra ngoài cũng phải mang theo kính viễn vọng. Từ trên đồi xuống, tôi đặt chân vào một chốn xa lạ. Đến đây, tôi mới biết trên hòn đảo thật không hiếm dấu vết loài người; sở dĩ tôi còn ù ù cạc cạc chỉ vì tôi đã bị giạt vào phía bờ biển khó ghé. Thực ra thì thường vẫn có những chiếc xuồng ở đất liền tới đảo này tìm chỗ đậu khi bất ngờ đi quá xa ra biển khơi. Hơn nữa, sau mỗi trận giao chiến giữa các bộ lạc thổ dân, những kẻ thắng trận thường dẫn tù binh đến bờ biển này hành hình. Trên bờ phía tây nam hòn đảo, dấu vết một cuộc hành hình vừa qua bên một đống lửa chưa tàn hẳn đã cho tôi biết sự thực đó và làm cho tôi rùng mình sởn gáy. Khi đã đi xa cái pháp trường tạm thời ấy, tôi đứng sững ngay lại như một người bi sét đánh chết đứng, chua xót nghĩ tới số phận mình. Sau khi định thần, tôi mừng thầm đã được sống xa cảnh ấy mấy lâu nay.
    Tôi sống ở đây mười tám năm ròng không gặp một con người. Tôi hy vọng có thể sống yên ổn như thế trong một thời gian dài nữa, chỉ có đừng có lộ tông tích, điều này tôi chẳng muốn tí nào, trừ phi gặp những người tốt. Khi đã bình tĩnh nhìn vào hoàn cảnh mình, tôi lại thấy cuộc sống cũng khá dễ chịu, hơn hẳn nhiều kẻ khác. Tôi không còn sợ bóng sợ gió nữa; bây giờ thì ngày đêm chỉ chăm chú nghĩ cách nắm lấy thế chủ động khi phải đối phó với những người thổ dân đó hoặc để tìm cách cứu tù nhân của họ đem về ở với mình. Tôi phải bỏ mất khá nhiều ngày mới tìm được một chỗ tốt mà ẩn nấp. Tôi cũng đã nhiều phen lần mò đến chỗ họ hành hình tù binh cho nên dần dần con mắt cũng quen với cái cảnh rùng rợn ấy. Cuối cùng, tôi tìm được trên sườn núi một chỗ rất thuận tiện để vững dạ đứng chờ và rình khi thuyền của họ đến. Trong khi họ ghé lên bờ thì từ chỗ nấp tôi có thể len lỏi vào trong khoảng rừng rậm rạp nhất. ở đó tôi đã tìm được một cây to và rỗng để chui hẳn vào. Đứng kín trong một hốc cây, tôi có thể theo dõi được tất cả những hành động của họ và tha hồ ngắm đích. Như vậy, ít nhất tôi cũng hạ được ba bốn người một lúc ngay từ phát súng đầu tiên.

  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chương 12


    Tôi nhất quyết thi hành cho được kế hoạch tác chiến đó. Tôi chuẩn bị sẵn sàng hai khẩu hỏa mai và khẩu súng săn. Súng hỏa mai thì nạp đạn sẵn sắt vụn và đạn súng ngắn, súng săn thì dùng đạn ghém lớn nhất, còn súng ngắn thì nạp đạn chì. Trong chỗ nấp, lại có sẵn thuốc đạn dự trữ cho hai loạt đạn bắn nữa; như vậy tôi có thể sẵn sàng chiến đấu nếu cần. Sáng nào tôi cũng trèo lên đồi, cách "lâu đài" của tôi chừng già một dặm đường. Nhưng ròng rã hai tháng trời canh gác, tôi chẳng thấy gì khác và qua kính viễn vọng cũng không phát hiện ra được một chiếc thuyền nào ở trong bờ, hoặc ngoài khơi. Suốt thời gian ấy, tôi cứ bồn chồn trong dạ. Lúc nào tôi cũng cứ hùng hùng hổ hổ sẵn sàng giáng một đòn thật mạnh vào đầu những người thổ dân ấy, diệt vài ba chục mạng như chơi để trừng phạt họ về những cuộc hành hình tàn nhẫn của họ. Tôi lại cũng bất bình trước những cuộc hành hình tàn nhẫn ấy và lúc nào tôi cũng nơm nớp lo bất ngờ phải chạm trán với họ. Kể ra bất bình như thế chưa hẳn đúng lý, sự thực thì họ làm những việc tàn nhẫn ấy chẳng qua vì tuân theo một phong tục hủ bại đã ăn sâu thành cội rễ trong nếp sống, khiến họ coi việc đó là bình thường. Cuối cùng, chờ mãi không thấy gì, tôi thôi không theo dõi và dần dần tôi đã có được những nhận định đúng đắn về việc làm của tôi: "Tôi có quyền gì? Sao tôi lại có thể tự cho mình là quan tòa để xét xử những con người đã hàng bao nhiêu thế kỷ nay vẫn cứ yên trí là có quyền tiêu diệt và hành hình lẫn nhau? Mặt khác tôi chuốc lấy vạ như thế, liệu một mình có thể đủ mưu trí và sức lực chống lại hàng chục, có khi là hàng trăm đối thủ có khí giới đầy đủ, dù chỉ mới là cung tên và lao nhọn, khi họ nổi xung lên không? Đã bao giờ họ động chạm đến bản thân tôi đâu!
    Vậy thì tôi chỉ nên đối phó khi nào thấy cần thiết phải tự vệ chống lại sự tấn công của họ". Những ý nghĩ đó đã làm cho tôi nguôi dần. Tôi cũng không chuẩn bị nữa, nhất quyết chỉ ra tay khi những người thổ dân kia tỏ ra ác ý đối với tôi. Tôi sống như thế suốt một năm trời, cố ý không nghĩ đến việc tiêu diệt những người thổ dân đó. Tôi cũng chẳng cần lên núi dò xét xem họ có chèo xuồng đến ghé lên bờ nữa hay không. Tôi cứ sợ mình không trấn tĩnh nổi và nhân một cơn tức giận bất thần bốc lên, có thể vô ý thức mà tàn sát họ nhân một dịp có nhiều thuận lợi. Tôi lấy chiếc xuồng ra nơi cất giấu, đem đi xa về bờ biển phía đông và lại giấu nó vào một cái hốc đá rất kín đáo dưới núi. Những dòng nước xiết sẽ ngăn không cho thuyền của họ ghé vào đó. Từ đó tôi sống cô quạnh hơn bao giờ hết. Tôi chỉ ra bên ngoài khi bắt buộc phải ra làm những việc cần thiết hàng ngày như vắt sữa dê, chăm sóc đàn gia súc nuôi kín đáo trong rừng sâu. Đàn gia súc này ở hẳn phía bên kia đảo nên hoàn toàn không bị lộ. Xem ra thì những người thổ dân hung bạo đó không hề có ý định bỏ hẳn bờ biển này. Rõ ràng họ đã đến đây nhiều lần, trước những ngày tôi bố trí mọi việc phòng thủ, tự vệ. Mỗi lúc nghĩ đến họ, tôi lại thấy hú vía! Hồi trước, khi mới đặt chân lên đảo, trần như nhộng, tay không có khí giới ngoài một khẩu súng độc nhất với một ít đạn ghém cỡ nhỏ , nếu tôi gặp họ thì biết tính sao? Hồi đó, tôi đi thăm dò khắp nơi trên đảo. Các bạn thử nghĩ xem tôi sẽ kinh khiếp như thế nào nếu, đáng lẽ chỉ gặp một dấu chân, tôi lại đụng đầu với một tốp chừng vài chục người thổ dân? Nhất định họ sẽ đuổi theo và chắc chắn là tóm được tôi ngay. Tôi rùng mình nghĩ rằng gặp trường hợp ấy thì đến phải bó tay chịu chết.
    Phần vì lo sợ, phần vì hay nghĩ đến những tai họa có thể xảy ra, suốt một thời gian khá lâu, cuộc sống của tôi có vẻ cô quạnh và tôi thấy mất hẳn cái thú muốn sống cho thoải mái dễ chịu . Tôi chỉ nghĩ đến sống nhiều hơn là" vui sống ". Tôi không còn lo lắng đóng vài cái đinh vào chỗ này, hoặc gõ miếng ván chỗ kia cho nhà cửa thêm chắc chắn, vì tôi sợ có tiếng động bay ra ngoài. Tôi lại càng ít nghĩ đến chuyện bắn một phát súng. Mỗi lúc bất đắc dĩ phải nhóm lửa thì tôi lại phấp phỏng không yên, sợ khói bay lên có thể làm cho người ở rất xa cũng biết nơi đây có người. Chính vì thế, tôi cháển hẳn vào trong rừng tất cả những gì cần phải đun nấu, sau nhiều chuyến đi đi về về, tôi tình cờ gặp được một cái hầm thiên nhiên rất rộng, tôi vui sướng vô kể. Tôi tin chắc rằng không bao giờ một thổ dân nào có thể thấy được cửa ra vào, mà dù có thấy cũng không đủ cam đảm vào trong đó. Như thế chắc hẳn rất ít người dám liều lĩnh, trừ trường hợp như tôi đang rất cần một chỗ ẩn nYu yên ổn. Cửa hang khuất kín sau một tảng đá lớn và cũng là tình cờ mà tôi phát hiện được trong khi chặt một số cành lớn để đốt lấy than. Tôi đương định dùng than nướng bánh và đem nấu thức ăn để khỏi lộ vì khói. Vừa thấy cái cửa hang sau mấy bụi rậm um tùm, tôi tò mò chui vào trong xem sao. Hang cũng đủ cao và rộng nên tôi có thể đứng thẳng lên. Nhưng chưa gì tôi đã đâm nhào chạy trở ra nhanh hơn lúc đi vào, bởi vì khi chăm chú nhìn vào trong hang tối, tôi bỗng thấy hai con mắt sáng như hai ngôi sao, không biết là mắt người hay mắt quỉ. Một lúc sau, trấn tĩnh lại, tôi vớ một thanh củi cháy dở và mạnh dạn trở vào. Nhưng vừa được vài ba bước, tôi lại sợ đến dựng tóc gáy lên. Tôi nghe một tiếng thở dài, tiếp đó là một vài tiếng lắp bắp không rõ, rồi lại một tiếng thở dài khủng khiếp nữa. Mồ hôi toát ra lạnh ngắt khắp người; nếu tôi đội mũ thì tóc có thể dựng đứng lên mà hất mũ rơi xuống đất mất. Tuy nhiên tôi vẫn cố hết sức bình tĩnh và cứ mạnh dạn bước vào. Té ra đó là một con dê cụ rất lớn, đương nằm trên mặt đất chờ chết... Tôi lại gần nó, thử đẩy một tí xem có thể tống cổ nó ra khỏi hang được hay không. Nó cố gắng chuyển mình để đứng lên nhưng không sao dậy nổi. Tôi cũng không bận lòng đến nó nữa. Cứ để nó nằm đó, nó còn sống ngày nào cũng được việc ngày ấy; những ai muốn liều lĩnh chui vào trong hang này sẽ được một mẻ khiếp vía như tôi vừa rồi thôi. Yên bụng, tôi đưa mắt nhìn khắp xung quanh. Hang phía ngoài khá hẹp và không ra hình thù gì; ở đó chưa có bàn tay người đụng chạm đến. Mé trong có một lối nhỏ, tôi phải chui qua mới vào được phía sau và gặp một cái động tốt nhất trần gian, mặc dầu rất tối. Nền đất bằng phẳng và khô ráo, phủ một lớp cát nhỏ mịn; không có một dấu vết độc trùng rắn rết, không có một mùi hôi thối bốc lên, không có một dấu hiệu ẩm ướt. Điều bất tiện độc nhất là lối vào khó khăn nhưng chính vì thế mà cái động càng kín đáo, yên ổn. Tôi rất hài lòng và quyết định chuyển lại đây tất cả những gì cần cất giấu chắc chắn, nhất là thuốc đạn và khí giới dự trữ. Hôm sau, con dê cụ chết ngay lối vào hang. Tôi đào đất chôn nó tại chỗ, đỡ mất công lôi nó ra ngoài. Bấy giờ là tháng chạp, đúng vào mùa gặt; suốt ngày tôi phải ở ngoài đồng lúa để gặt hái. Một buổi sớm, trước khi mặt trời mọc, vừa ra khỏi nhà, tôi ngạc nhiên thấy đằng xa trên bờ biển có ánh lửa, cách xa đến chừng nửa dặm đường. Lần này ánh lửa lại không ở về phía lâu nay những người thổ dân vẫn ghé. Tôi rất lo ngại vì thấy nó lập lòe ở hướng lâu đài của tôi. Sợ bị tấn công bất ngờ, tôi vội vã chạy trở về hang đá. Nhưng ở đó tôi cũng thấy không thể yên ổn được. Nhìn thấy lúa đang gặt dở, những người thổ dân đó biết ngay trên đảo có người, họ sẽ sục sạo khắp nơi để tìm cho được tôi mới thôi. Trong cơn lo sợ, tôi trở về nhà ngay, kéo thang lên và chuẩn bị cuộc chiến đấu tự vệ. Tôi nạp đạn vào tất cả súng ngắn, súng hỏa mai đã để sẵn ở những lỗ châu mai trong chiến lũy đá, cương quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Trong tình trạng báo động đó, tôi đợi kẻ địch luôn trong hai tiếng đồng hồ, rất nóng ruột không hiểu ngoài kia đã xảy ra những chuyện gì. Chẳng có ai giúp cho việc trinh sát nên tôi cứ phải đứng đó, chịu đựng măi một sự chờ đợi thấp thỏm. Bứt rứt quá, không chịu nổi nữa, tôi nối hai cái thang lại, đánh liều trèo lên trên mỏm núi cao đằng sau. Tới nơi, tôi nằm rạp xuống đất, dùng kính viễn vọng xem xét tình hình. Trước hết, tôi nhận rõ chín người thổ dân đương ngồi xúm quanh một đống lửa nhỏ. Họ đi hai chiếc xuồng tới và họ đã kéo xuồng lên bờ. Lúc bấy giờ nước triều đang lên. Có lẽ họ đang chờ nước rút để quay ra biển mà trở về, cho nên tôi cũng yên tâm. Tôi nhận ra rằng họ đều theo thủy triều mà đến đây rồi lại trở về. Như vậy, tôi có thể ung dung qua lại khắp nơi trên đảo trong lúc nước triều xuống, miễn là đừng có lộ mặt ra trên băi biển. Biết được như thế, tôi tiếp tục gặt hái yên tâm hơn.
    Sự việc xảy ra đúng như tôi đoán trước. Thủy triều vừa rút xuống ở bãi biển phía tây thì họ đã nhảy cả xuống xuồng, rồi trèo thuyền đi thật nhanh. Họ vừa đi khỏi, tôi khoác luôn hai khẩu súng săn lên vai, giắt hai khẩu súng ngắn vào thắt lưng và đeo thanh mã tấu vào bên sườn rồi tất tả ra khỏi chỗ ẩn. Tôi chạy vội đến ngọn đồi mà lần đầu tiên tôi thấy vết tích những cuộc hành hình của họ. Tới đó, tôi lại thấy về phía ấy cũng có ba chiếc thuyền khác đương chèo nhanh ra biển khơi như mấy chiếc kia để trở về đất liền. Có lẽ những buổi ghé thăm đảo như thế càng ngày càng thưa vì đã ngoài mười lăm tháng trời, tôi mới lại thấy bóng dáng họ. Tuy vậy, suốt thời gian đó, tôi cứ phải sống trong một tình trạng đầy lo lắng, không tìm ra cách gì thoát khỏi. Ban ngày cứ nơm nớp lo sợ bị tấn công bất ngờ; ban đêm thì cứ nằm mê những cảnh kinh hoàng , khắc khoải thâu canh chẳng đêm nào ngủ ngon giấc. Lâu dần rồi tôi cũng khuây khỏa và trở lại nếp sống bình thường. Cuộc sống đã được yên tĩnh hơn nhưng tôi vẫn không quên đề phòng cẩn mật. Tôi ít đi ra ngoài hơn trước và chỉ đi về phía không có vết tích những người thổ dân để đỡ phải mang theo nhiều khí giới phòng thân. Tôi lại sống hai năm liền cũng tạm gọi là thoải mái mặc dầu tâm trí vẫn loay hoay với muôn vàn ước mơ tìm cách thoát ra khỏi đảo. Nếu có được chiếc thuyền dạo trước đã dùng để trốn thoát tên cướp bể ở hải cảng Xa-lê thì tôi quyết đánh liều vượt biển một phen.
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0

    Những ý nghĩ đó càng ngày càng ám ảnh và làm cho tôi mất ăn mất ngủ suốt cả một thời gian. Tôi không còn đủ sức để kiềm chế lòng mong ước một cuộc hành trình như thế nữa. oeớc muốn đó ngày càng mãnh liệt làm cho tôi đành chịu bó tay không thể nghĩ sang chuyện khác được nữa. Nhiều đêm, suốt hai ba tiếng đồng hồ, ước mong đó đã chiếm lấy tâm trí tôi, lôi cuốn tôi một cách dữ dội, làm cho tôi cháy ruột cháy gan như khi lên cơn sốt. Nhưng thường sau khi tinh thần căng thẳng tột độ như thế, tôi thấy mệt mỏi nên lại nằm xuống ngủ thiếp đi. Muốn thực hiện ước muốn đó, tốt nhất là phải tóm cho được một vài thổ dân; nếu được một tù binh biết trả ơn cứu sống thì rất tốt. Nhưng tôi thấy ngay cái khó khăn ghê gớm là muốn thế thì chưa biết chừng tôi sẽ phải bắt buộc tiêu diệt cả một đoàn người. Quả là một hành động phiêu lưu có thể thất bại dễ dàng. Tuy nhiên, nhất định tôi phải tìm cách tự giải thoát dù phải làm đổ nhiều máu. Tôi đã nhiều lần suy đi tính lại, ruột rối bời bời. Tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng "nên" và "không nên", giữa "ước mong" và "lòng nhân đạo" không biết bao nhiêu lần mà kể. Cuối cùng, tôi quyết định dùng hết cách để bắt sống cho được một người thổ dân mặc dầu phải trả giá rất đắt. Một buổi sáng, tôi thấy trên bãi biển có tới sáu chiếc xuồng. Những người thổ dân đã lên bờ và đi quá tầm mắt tôi nhìn. Tôi đã biết rõ thường thường cứ mỗi xuồng chở năm hay sáu người, như thế thì lần này số người bên đó đã đảo lộn mọi sự sắp đặt của tôi. Một mình tôi đơn thương độc mă, đối chọi thế nào với hàng ba bốn chục người! Tuy vậy, sau một phút ngần ngừ, tôi vẫn chuẩn bị tất cả cho cuộc chiến đấu. Tôi lắng nghe động tĩnh rồi đặt hai khẩu súng trường dưới chân thang, trèo lên đứng trên cao, đầu không nhô ra khỏi mỏm đất. Qua kính viễn vọng tôi nhìn thấy có đến ba chục người là ít. Họ đã nhóm lửa lên để chuẩn bị hành hình tù binh. Họ đương nhảy múa chung quanh đống lửa với nhiều động tác và nhiều điệu bộ lạ lùng, theo như phong tục của họ. Tôi soát lại một lần nữa kế hoạch chiến đấu của mình, trong lòng phân vân chưa dám tin chắc ở kết quả. Một lát sau, tôi thấy ba người trong bọn họ lại gần một chiếc xuồng kéo ra hai người tù binh để chuẩn bị hành hình. Người tù binh thứ nhất đã ra khỏi xuồng, nhưng người thứ hai hình như còn dùng dằng chưa chịu ra. Tức thì anh ta bị một đòn rất mạnh giáng vào đầu, ngã nhào xuống. Ba tên đao phủ nhảy xổ lại đè cứng lấy người khốn nạn đó, giết tươi ngay trước mắt người tù binh kia đương chờ đến lượt mình! Người tù binh thứ nhất thấy mình đã được thả lỏng một chút; bản năng gợi cho anh một tia há vọng có thể trốn thoát. Anh ta chạy nhanh vùn vụt, hướng thẳng về phía tôi đứng, men theo phía bờ biển dẫn đến nhà tôi ở. Trên bờ biển, giữa người tù sổng và "lâu đài" của tôi có một cái vịnh nhỏ ăn sâu vào đất liền. Tới đó, nhất định anh ta sẽ dừng lại nếu không đánh liều bơi vượt qua.
    Nhưng tới đó, anh ta không hề tỏ vẻ bối rối, cứ nhảy ào xuống nước và chỉ bơi ba chục sải là sang bờ bên này, rồi lại chạy vùn vụt như trước. Khi ba người kia đuổi theo đến đó thì chỉ có hai người nhảy xuống bơi theo, còn gã thứ ba dừng lại một chút trên bờ rồi quay trở lại. Thật là một điều may mắn không nhỏ cho người tù sổng. Tôi lại để ý thấy hai người kia bơi cũng kém và phải mất gấp đôi thì giờ người chạy trước mới tới được bờ bên này. Tôi nhận thấy ngay rằng đây là dịp may hiếm có đem lại cho tôi một người bạn đồng thời một kẻ giúp việc. Tôi thấy phấn chấn tinh thần hẳn lên và tin chắc vào thắng lợi của mình. Không bỏ lỡ dịp tốt, tôi lao ngay xuống chân núi để lấy mấy khẩu súng rồi vụt trèo trở lên núi cũng hăng hái không kém. Tôi tiến thẳng ra bờ biển và chỉ một lát sau đã nhảy xổ ra chặn đường, cắt ngang giữa người tù sổng và những người đuổi bắt anh ta, đồng thời cũng tìm cách làm cho anh ta nghe tiếng tôi mà dừng lại. Tôi lại giơ tay vẫy vẫy để ra hiệu cho anh ta. Nhưng hình như mới đầu anh ta cũng sợ tôi không kém gì sợ những người đang đuổi theo sau. Lúc đó tôi thong thả bước về phía những người này rồi bất thần nhảy tới gần người chạy trước, giáng cho một báng súng thật mạnh vào đầu. Tôi không muốn bắn vì sợ tiếng súng vang đi xa, những người ở đằng kia có thể nghe thấy. Thực ra xa như thế thì cũng khó mà nghe rõ được. Vả lại những người thổ dân đó có nghe thấy tiếng súng thì họ cũng chẳng hiểu được cái tiếng lạ lùng ấy là cái gì.
    Tuy nhiên, cẩn thận một chút vẫn yên lòng hơn. Trông thấy bạn mình ngã xuống, người chạy sau có vẻ sợ hãi và đứng dừng ngay lại. Tôi tiếp tục đi thẳng về phía hắn ta. Nhưng khi lại gần, tôi thấy hắn giương cung lên và sửa soạn mắc tên vào. Thấy thế tôi phải đề phòng và bắn cho hắn một phát chết ngay tại chỗ. Thấy lửa phụt ra và nghe tiếng súng nổ, người tù sổng đứng sững vì quá kinh khiếp. Nhìn vẻ mặt khiếp sợ của anh, tôi nhận thấy anh lại có ý muốn chạy trốn thật nhanh hơn nữa chứ không muốn đến gần tôi, mặc dầu thấy r' ràng cả hai kẻ thù của mình đã ngã. Tôi lại vẫy anh, tỏ ý bảo anh lại gần. Anh ta bước vài bước rồi đứng dừng lại và cứ làm đi làm lại cái đó mãi một lúc lâu. Có lẽ anh ta ngỡ rằng mình lại bị cầm tù một lần nữa và cũng sẽ bị giết như hai kẻ thù kia. Tôi lại vẫy một lần thứ ba với tất cả thái độ thân mật để làm cho anh yên lòng. Anh ta cố gắng bước tới và cứ mươi mười hai bước thì lại quì xuống như để tỏ lòng cảm ơn tôi. Trong lúc đó, tôi cố gắng mỉm cười với anh ta một cách hết sức trìu mến. Cuối cùng, khi đã đến gần sát tôi, anh ta đứng dừng lại, quì xuống hôn đất rồi nắm lấy bàn chân tôi, có lẽ để tỏ ý hết sức cảm ơn tôi đã cứu anh ta thoát chết và hứa một lòng trung thành với tôi, xin theo hầu hạ tôi suốt đời. Tôi dịu dàng nắm lấy tay anh, đỡ anh đứng dậy, vuốt ve âu yếm, làm cho anh vững lòng lên hơn. Vẻ cảm động, anh bỗng thốt lên mấy tiếng tỏ ý vui mừng hết sức. Vừa được nghe mấy tiếng nói của anh, mặc dầu chẳng hiểu được anh nói gì, tôi sung sướng và cảm động quá, run người lên. Đó là tiếng nói đầu tiên của loài người mà sau hai mươi lăm năm trời lưu lạc tôi mới lại được nghe. Sao mà nó êm đềm, ấm cúng và chứa chan tình cảm đến thế! Tôi lại được nghe một con người nói và sẽ được nói chuyện với một con người!
    Hạnh phúc đến với tôi đột ngột thế ư? Mỗi tiếng nói ấy, tuy chưa r' nghĩa, đều là tự đáy lòng của một con người thốt ra, một con người thật sự như tôi, một đồng loại của tôi, khác hẳn những tiếng nói như cái máy của con vẹt hàng ngày vẫn gọi rõ tên tôi, đã hai mươi lăm năm nay chỉ biết lắp đi lắp lại có một vài câu không thay đổi! Tôi mừng rỡ quá, ôm lấy anh bạn mới và nói luôn một thôi một hồi, mặc dầu anh không hiểu được tôi nói gì, cũng như tôi không hiểu lời anh. Nhưng anh cũng nhìn tôi bằng một cặp mắt trìu mến, có vẻ thông cảm với nỗi vui mừng của tôi; anh lại nói tiếp mấy tiếng, líu lo như tiếng chim, ngọt ngào và êm ấm quá chừng! Nhưng bây giờ chưa phải là lúc tha hồ tận hưởng niềm vui sướng tuyệt vời ấy. Nguy hiểm đương quanh quẩn bên chúng tôi. Sự việc chưa phải đã kết thúc. Người thổ dân bị tôi đánh một báng súng vào đầu chỉ mới ngất đi chứ chưa chết. Hắn đương cố gắng vùng đứng hẳn dậy. Nhìn thấy thế, người bạn mới của tôi im lặng, trên nét mặt lộ vẻ kinh sợ. Thấy tôi ra bộ nhắm bắn tên kia, anh ta ra hiệu ngăn lại và muốn mượn thanh mã tấu. Tôi rút ra đưa ngay cho anh. Vừa cầm thanh mã tấu trong tay, anh nhảy xổ ngay lại vung lên chém chết kẻ thù. Sau thắng lợi đó, anh trở lại chỗ tôi, vừa đi vừa nhảy vừa cười rất lớn tiếng như để mừng chiến công của mình. Tới nơi, anh đưa ngay thanh mă tấu trả lại cho tôi sau khi đã chùi sạch máu. Anh ta ra hiệu cho tôi biết cần phải chôn hai cái xác chết, sợ rằng những người thổ dân khác bắt gặp thì sẽ kiếm cách tìm ra chúng tôi.
    Tôi đồng ý và chỉ trong nháy mắt, anh đã đào hố trong bãi cát và chôn xong mấy cái xác ấy. Xong xuôi, tôi dẫn anh ta đi, không phải cùng về "lâu đài" của tôi mà về cái hang mới, ở sâu vào phía trong đảo.

  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chương 13


    Anh chàng là một thanh niên cao lớn, chững chạc, khoảng hai mươi lăm tuổi, người rắn rỏi, chân tay béo lẳn, nhanh nhẹn và có sức lực. Dáng điệu hùng dũng không có vẻ nanh ác; nhất là khi anh cười, ta có thể thấy ở anh những nét dịu hiền và sắc sảo riêng. Tóc anh không xoắn, đen và dài, trán to và cao vượt lên, đôi mắt sáng đầy nhiệt tình. Nước da bánh mật chứ không đen, không giống cái màu rám nắng của những người ở Bra-din và ở Viếc-gi-ni. Mặt thì tròn với một cái mũi rất đẹp, miệng khá xinh, đôi môi mỏng, hai hàm răng đều và trắng như ngà. Chợp mắt được chừng nửa giờ đồng hồ, anh ta tỉnh dậy và ra khỏi động đá để đi tìm tôi, bởi vì trong lúc anh ngủ thì tôi đi vắt sữa dê ở trại chăn nuôi gần đó. Anh ta chạy lại gần tôi, làm đủ thứ cử chỉ và dấu hiệu để tỏ lòng biết ơn rất chân thành và để nguyện suốt đời sẽ trung thành với tôi. Tôi cố gắng hiểu được một số dấu hiệu đó và tôi cũng tìm hết cách làm cho anh hiểu rằng tôi rất vui mừng được gặp anh. Một lát sau, chúng tôi thử nói chuyện với nhau. Trước hết tôi bảo anh lấy tên là "Thứ sáu" để ghi nhớ ngày gặp gỡ. Tôi lại bày cho anh biết gọi tôi là "ông chủ", biết trả lời "có" và "không" cho đúng lúc. Sau đó, tôi đưa cho anh một bình sữa. Tôi uống sữa trước và nhúng bánh vào sữa mà ăn; anh ta bắt chước tôi và ra hiệu tỏ ý là ăn như thế cũng ngon. Tôi lại dẫn anh trèo lên núi để xem kẻ thù của anh đã rút chưa. Qua kính viễn vọng chúng tôi không thấy một bóng người hoặc xuồng nào nữa. Quả là họ đã lên xuồng trở về cả rồi. Chưa thật thỏa mãn, và nhất là bây giờ, tôi đã mạnh dạn hơn nên cũng muốn biết rõ hơn, tôi cùng Thứ sáu đi tới chốn pháp trường đó. Thứ sáu cầm thanh mă tấu, vai đeo cung tên. Tôi đưa thêm cho anh một khẩu súng hỏa mai, còn tôi mang hai khẩu; cứ thế chúng tôi lên đường. Tới nơi, tôi lại được chứng kiến những dấu vết của một cuộc hành hình tàn bạo làm cho tôi rùng mình sởn gáy.
    Nhưng Thứ sáu thì hình như vẫn có vẻ dửng dưng. Anh ta dùng dấu hiệu để nói cho tôi biết rằng kẻ thù của anh đem đến đây bốn tù binh để tế những người chết trận; họ đã giết chết ba người, và đến anh là người thứ tư. Vừa mới có một trận đánh nhau dữ dội giữa họ và bộ lạc của anh. Hai bên đều bắt được rất nhiều quân lính của nhau và bên nào cũng có một số tù binh phải chịu số phận không may như thế. Chôn cất xong những xác chết, chúng tôi trở về "lâu đài", tôi lo việc sắm quần áo mới cho Thứ sáu. Trước hết tôi đưa cho anh một cái quần đùi bằng vải to sợi, tìm thấy trong một cái hòm của thủy thủ mới giạt vào, chữa lại một tí thì cũng vừa khéo với anh. Tôi lại nhường cho anh một cái áo cánh bằng da dê đã may sẵn cũng tươm. Tôi lại trổ tài may cắt nửa mùa ra mà khâu thêm cho anh một cái mũ bằng da thỏ rừng, trông cũng tàm tạm được. Thứ sáu tỏ vẻ vui thích thấy mình cũng oai vệ gần bằng ông chủ, mặc dầu mới đầu cũng hơi có vẻ lúng túng trong bộ quần áo chưa mặc quen. Cái quần đùi hơi chật làm anh vướng víu, hai ống tay áo da đã làm xây xát cả vai và bên dưới nách anh. Thế là phải nới rộng ra để anh mặc áo quần mới cho dễ chịu hơn và quen dần.
    Ngày hôm sau, tôi ngồi suy tính xem nên để cho người giúp việc mới này ở vào nơi nào, vừa tiện cho anh mà tôi cũng đỡ phải lo ngại nếu muôn một anh còn có chút ác ý nào đối với tôi. Tôi thấy tốt nhất là dựng cho anh ta một cái lều vào quãng giữa hai chỗ ở của tôi. Cẩn thận hơn, tôi còn tìm cách ngăn không để cho anh tự tiện lại chỗ lâu đài của tôi và tối nào tôi cũng đem cất hết khí giới vào trong nhà. May mắn sao tất cả những điều lo lắng đó đều thừa! Chưa bao giờ tôi có được một người giúp việc thật thà và giàu tình cảm như Thứ sáu! Anh ta cứ quấn quít lấy tôi, trìu mến như con với cha. Anh không lố lăng, không bướng bỉnh, không hề nóng giận và luôn luôn tỏ ra rằng bất cứ trường hợp nào, anh cũng có thể há sinh tính mạng để cứu tôi khỏi cơn nguy biến. Chỉ một thời gian ngắn mà anh đã nhiều lần tỏ cho tôi biết rõ như thế cho nên tôi không còn lòng dạ nào nghi ngờ lòng tốt của anh được. Những mánh khóe giữ miếng của tôi đối với anh ta quả là vô ích. Tôi tự đặt cho mình một nhiệm vụ quan trọng là dạy cho anh hiểu và biết nói tiếng Anh. Thứ sáu quả là người học trò tốt nhất thế giới. Anh tỏ vẻ vô cùng vui sướng khi nghe hiểu tiếng tôi nói hoặc đã tìm được cách làm cho tôi nghe hiểu anh. Anh cũng đã truyền cảm sang tôi tất cả nỗi vui sướng ấy, thành ra mỗi lúc nói chuyện với nhau, hai chúng tôi thật là êm đẹp và tôi tưởng có thể sống như thế suốt đời ở đây miễn là những người thổ dân hung bạo kia đừng có đến quấy nhiễu tôi nữa. Tôi hỏi Thứ sáu rất nhiều về địa phương, dân cư, biển, bờ biển ở đó và xung quanh. Anh trả lời cho tôi rất rõ ràng tất cả những điều anh biết mà anh có thể nói lên được. Nhưng tôi hỏi đi hỏi lại nhiều lần về những thổ dân ở quanh đó mà anh ta vẫn không trả lời được cho tôi ngoài vẻn vẹn hai tiếng "Ca-ríp" mà tôi đoán là những người ở đảo Ca-ra-íp. Theo bản đồ thì những hòn đảo này ở về bờ biển châu Mỹ, chạy dài từ cửa sông s-rê-nốc-cơ cho tới xứ Guy-an và Thánh Mác-tơ.
    Anh còn cho biết thêm rằng ở rất xa, xa lắm, về phía sau mặt trăng (ý nói phía mặt trăng lặn, như thế là phía tây xứ anh ở) cũng có những người da trắng và rậm râu như tôi, và những người ấy đã giết "đông nhiều người" (đó là cách nói riêng của anh). ý chừng anh muốn nói tới những thực dân người Tây-ban-nha khét tiếng hung ác đã gây ra một mối thâm thù truyền kiếp trong nhân dân vùng đó đối với người da trắng. Tôi lại hỏi ý kiến anh xem có thể làm thế nào đến được chỗ những người da trắng đó bằng hai chiếc xuồng. Sau đó, tôi mới vỡ lẽ ra rằng anh muốn nói là một chiếc xuồng to gấp đôi chiếc xuồng thường của những người thổ dân. Buổi nói chuyện này làm cho tôi phấn khởi biết bao! Nó tăng thêm cho tôi há vọng một ngày không xa sẽ có thể ra khỏi hòn đảo. Trong việc này, tôi rất có thể trông mong nhiều ở sự giúp đỡ của người giúp việc mới rất trung thành này. Tâm hồn tôi khoan khoái lạ lùng; từ ngày gặp Thứ sáu, tôi đã sống một cuộc đời chứa chan hạnh phúc luôn ba năm trời trên đảo. Từ khi hai chúng tôi có thể nói chuyện với nhau được, tôi kể cho anh nghe cuộc đời chìm nổi của tôi. Tôi giảng cho anh hiểu cái "phép lạ" của súng đạn, và bày cho anh cách bắn. Tôi đưa cho anh dùng một con dao mà anh hằng ao ước. Tôi lại làm cho anh một cái thắt lưng có cái bao dao đeo lủng lẳng.
    Nhưng Thứ sáu lại dùng để đeo một cái búa, vì trên thực tế búa có nhiều công dụng hơn. Thỉnh thoảng, tôi vẽ bản đồ và nói cho anh hiểu về thế giới, về châu âu và nhất là về nước Anh, tổ quốc của tôi. Tôi cũng không quên chỉ trên bản đồ vị trí hòn đảo này và xứ anh ở. Anh tỏ vẻ ngạc nhiên sao tôi chưa đi đến đó bao giờ mà lại vẽ được như thế. Tôi còn dẫn anh đi xem chiếc xuồng đã trôi giạt lên đây sau khi tôi thoát khỏi cơn bão. Bây giờ nó chỉ còn là một cái xác trơ trọi mục nát nằm trên cát. Vừa nhìn thấy chiếc xuồng, anh có vẻ suy nghĩ, nét mặt ngạc nhiên, không hé môi nói một tiếng. Tôi hỏi anh vì sao lại có vẻ trầm ngâm như thế thì anh trả lời: "Tôi đã thấy chiếc xuồng như thế này ở quê hương tôi". Anh lại làm một số cử chỉ khác để giải thích cho rõ thêm. Tôi phải suy nghĩ một lúc lâu mới hiểu được anh định nói gì. Nhận xét kỹ hơn nữa, tôi mới đoán ra rằng anh muốn nói cho tôi biết có một chiếc xuồng giống như thế bị băo đánh trôi giạt lên bờ biển ở quê hương anh. Tôi kết luận có lẽ có một chiếc tàu nào đó của người âu đã bị bão đắm ở phía bờ biển ấy và gió đã giật tung chiếc xuồng rồi thổi giạt vào bãi cát. Tôi bèn bảo anh tả lại chiếc xuồng. Anh tả lại cũng khá đúng và nói tiếp: "Chúng tôi đã cứu những người da trắng khỏi chết đuối". Tôi hỏi lại anh xem có còn người da trắng nào trong xuồng không? Anh trả lời: "Có, xuồng đầy những người da trắng". Vừa đếm trên đầu ngón tay, anh nói cho tôi biết có đến mười bảy người trên xuồng; hiện nay họ đều ở lại quê hương anh.
    Câu chuyện trên đây của anh đã khiến tôi suy nghĩ nhiều. Sau một thời gian khá lâu, một hôm chúng tôi trèo lên trên đỉnh ngọn đồi ở phía đông. Đứng ở đó, như tôi đã có dịp nói đến, nếu trời trong sáng thì có thể thấy bờ đất liền bên kia. Nhìn kỹ về phía ấy. Thứ sáu có vẻ hí hửng lắm, reo lên và nhảy nhót tung tăng. Tôi ngạc nhiên hỏi anh duyên cớ. Anh gào thật to lên:
    -Sung sướng quá! Vui thích quá! Kia kìa, quê hương tôi! Đó là đồng bào tôi. Niềm vui sướng hiện lên rõ rệt trên vẻ mặt anh ta. Trong đôi mắt sáng ngời của anh như bừng lên một ước muốn rất mãnh liệt là sẽ được trở về quê hương với đồng bào. Vừa thoáng thấy vẻ mặt của anh, tôi lại có chút không an tâm. Tôi tin chắc rằng nếu có dịp tốt thể nào anh cũng quên hết những điều đã học được ở đây, quên cả trách nhiệm của anh đối với tôi mà bỏ tôi để sang bờ biển phía bên kia, nơi chôn rau cắt rốn. Kể ra thì cũng rất chính đáng: vào địa vị anh thì tôi cũng không ngại gì mà không bỏ đi. Nhưng tôi chỉ sợ khi gặp bà con họ hàng, vui câu chuyện, anh sẽ kể lại cho họ nghe hết mọi điều về tôi, về cảnh sống đơn độc, về "phép lạ" của súng đạn mà bây giờ không còn lạ đối với anh nữa. Đến nước ấy thì liệu tôi có còn được yên thân nữa không? Nhưng quả tôi đã ngờ oan cho con người trung thực ấy. Về sau tôi lấy làm ân hận và hổ thẹn với lương tâm vô cùng. Tuy nhiên, trong suốt mấy tuần lễ phấp phỏng như thế, tôi có vẻ giữ gìn và ít tỏ thái độ âu yếm đối với anh. ấy thế nhưng chính hồi đó, anh chàng thổ dân trung thành ấy lại tỏ ra đã có một tâm hồn rất cao thượng.

Chia sẻ trang này