1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Robot...Và những thứ khác ..

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi gio_mua_dong, 02/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 208

    208 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    đúng là robot và các thứ khác ! bây giờ em mới hiểu thứ khác đó là thứ gì, hoá ra nó là cái miệng !
    208
    Tình yêu có thể làm cho hồ nổi sóng, còn độc thân là một cái ao bùn sình.
  2. thuonguyen

    thuonguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Xin Chào !
    Mấy hôm rồi thấy chủ đề này bị sai hướng thảo luận , nên tôi không hứng thú tham gia .
    Các bạn có biết làm thế nào để ghi nhận lại các trình tự hoạt động của một cánh tay RB không ? Nghe thì có vẻ như khó lắm nhưng thực tế thì có 2 cách để thực hiện :
    1./ Sử dụng encoder của motor để ghi nhận lại sự dịch chuyển của mỗi cơ cấu . Ví dụ ta nắm cánh tay máy cho nó di chuyển lên xuống thì cơ cấu cơ khí sẽ kéo theo motor quay và bộ vi xử lý sẽ ghi nhận encoder quay bao nhiêu thì sẽ chuyển thành số liệu , sau này khi chạy thử sẽ dùng lại các số liệu này .
    Cách này có một nhược điểm là : một motor bước khi có nguồn thì đứng yên nên để thực hiện công việc này ta phải sử dụng chức năng tạm gọi là RELEASE cho motor thì ta mới có thể dùng tay di chuyển cánh tay máy được , và như thế thì có thể chính trọng lượng của cánh tay máy đã làm thay đổi vị trí hiện tại và cũng có thể đó là một động tác được ghi nhận chăng ? .Giả sử cánh tay máy quá nặng khi RELEASE nó từ từ gục đầu xuống đất vì trọng lượng chính nó , nếu quá trình này được ghi nhận thì sao nhỉ ? Khi cho nó hoạt động nó sẽ là cái máy xúc đất chăng ?
    2./ Để khắc phục tình trạng trên người ta không RELEASE motor , kết hợp chức năng MANUAL control từng cơ cấu riêng biệt và vừa điều khiển vừa ghi nhận .
    Nhận xét : nếu áp dụng cách 1 thì khi vận hành sau này động tác sẽ "nhuyễn" hơn ( như trường hợp cánh tay máy sơn xe ôtô ) . Còn cách 2 thì cứng nhắc hơn ,vậy nên phải phối hợp cả 2 cách lại với nhau .

    UchichchichU
  3. liptonsua

    liptonsua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Bác thuonguyen cho hỏi cái để đo vị trí góc khớp, ngoài Encorder còn cái nào dễ chế tạo mà rẻ tiền hơn không?
    :)
    FOR THE ONE I LOVE...!!!
  4. thuonguyen

    thuonguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Bạn có một câu hỏi rất hay , nhưng cách đo góc khớp thì dùng Encoder là đơn giản nhất đó .
    Thực tế người ta còn dùng một cách đo khác nữa đó là dùng thước từ , việc dùng thước từ đem lại độ chính xác cao nhưng có mấy nhược điểm sau :
    1/. Không dễ chế tạo thước từ
    2/. Nếu có thước từ rồi thì bố trí rất phức tạp , dễ sai sót , khó đồng bộ .
    3/. Đúng như tên của nó là thước từ thì rất dễ bị từ hoá dẫn đến hư hỏng không thể phục hồi .
    Xin giới thiệu với các bạn cách chế tạo một Encoder rẻ tiền , theo tôi nghĩ có thể là rẻ nhất .
    Cách tôi trình bày là sử dụng mouse ( dĩ nhiên là còn tốt ) dùng bi cao su (xem hình)
    Các bạn sẽ lấy cái đĩa có các khe gắn lên trục motor và kết hợp với mấy con sensor gắn trên board đó là một bộ Encoder , như các phần trong hình thì đĩa có 40 khe tức là nếu làm đúng các bạn có thể biết được mỗi một lần là 360 / 40 = 9 độ , vậy là tận dụng một con mouse ta có 2 bộ Encoder với mức kiểm soát được khoảng 9 độ .
    Theo tôi nghĩ với mức 9 độ là quá đủ cho chúng ta thực hiện ý đồ kiểm soát góc khớp .

    UchichchichU
  5. liptonsua

    liptonsua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Hic, nhưng gắn vào tay như thế nào+ lập trình trên VC6 để nhận được xung phản hồi
    FOR THE ONE I LOVE...!!!
  6. steel

    steel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    hiên nay thì tôi có biết là có hang loạt motơ cũ của Rôbôt gắn encorder theo cách này (tức là gắn trực tiếp vào trục ,phía mặt đáy của moto ) khi dó ta kiểm soát dươc góc quay của moto và vì vậy kiểm soát được vị trí các bộ phận hoạt động liên đới với moto dó .
    1mẹo nữa cho việc làm bãnh xe răng khế trong encorder , ban lấy giấy khổ lớn vẽ phóng đại bánh xe lên với số khe tuỳ theo ý bạn,với tính toán hệt như của bạn thương uyên thì ssố khe cang lớn sẽ có góc kiểm soát càng nhỏ .Sau đó dạt lên máy photcopy thu nhỏ lại theo kích thuóc mong muốn và thu ảnh đó tren tấm mica trong hay sử dụng ở cac báo cáo khoa học,dùng kéo cắt ra ta có 1 bánh xe răng khế tuyệt vời đấy
  7. dosonthanh

    dosonthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2002
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Các bạn bàn về vấn đề đi chuyển của con robôt đi (nói về con robot tự động đem đi thi vừa qua)
    Được dosonthanh sửa chữa / chuyển vào 19:49 ngày 31/12/2002
  8. dosonthanh

    dosonthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2002
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn!
    Tôi muốn hỏi thêm các bạn về vấn đề Robot và cách thức điều khiển đường đi cho nó.
    Thế này nhé:
    Về mấy con Robot trong đợt thi ở VN và đi thi ở Nhật vưa qua:
    - Về mấy cái điều khiển hoạt động thì mấy bạn trên đã nói rồi tôi không hỏi thêm.
    - Nhưng tôi hỏi là với con rôbot tự động để xác định được đường đi để bỏ đúng những quả bóng vào rổ thì robot sẽ nhận tín hiệu về đường đi như thế nào?
    + Phải chăng người ta đã tính toán cự ly về đường đi và lập trình sẵn đườngcho nó đi, nếu vậy thì nếu các sân chơi khác nhau thi liệu nó còn đi đúng đường hay không
    + Nếu dùng sensor để xác định hướng đi thì người ta phải dùng loại sensor nào, tôi thấy có đội chơi thi ở Việt nam có lẽ dùng sensor để nhận đường đi thì phải vì tôi thấy các bạn đã phải trải một tấm băng trắng cho nó đi, nhưng không thành công.
    Còn một số vấn đề nữa tôi sẽ hỏi sau. Cao thủ nào rành về vấn đề này xin chỉ giáo giùm.
  9. foolduck

    foolduck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn. Mình không rành lắm về mạch điều khiển từ xa. Mình đang có ý định làm một chiếc xe otô điều khiển từ xa với nhiều chức năng như rẽ trái - phải, có hộp số, có phanh... mình chỉ có ý định là mỗi bộ phận sẽ được điều khiển bằng một sóng vô tuyến khác nhau. Bộ phận điều khiển là một gamepad lấy tứ máy vi tính hoặc play station. Xin các bạn cho ý kiến. Vế phần kết cấu xe cũng xin các bạn góp ý hộ.
    FOOLDUCK
  10. nguyenvubao

    nguyenvubao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!.
    Bạn muốn làm một bộ điều khiển từ xa từ 2 lệnh trở lên thì nó hơi bị phức tạp.Tuy nhiên nếu bạn quyết tâm làm và cộng với một số kiến thức về điện tử thì điều đó không khó.
    Hầu hết những bộ điều khiển từ xa vô tuyến hiện nay mà bạn thường bắt gặp thì nó chỉ hoạt động trên một tần số nhất định.
    Máy phát :.Bao gồm 2 phần chính :Phần chủ sóng ,và phần mã hoá lệnh để sóng RF mang đi.
    Thường đối với những bộ diều khiển ít lệnh (Như dk xe đồ chơi của TQ ) thì thường mã hóa lệnh bằng sóng âm thanh ,và sóng âm thanh được sóng cao tần mang di.
    Máy thu:Máy thu cũng gồn 2 phần chính ,phần thu sóng-tách sóng âm ra khỏi sóng cao tần. và phần thứ 2 là phần giải mã từ sóng âm thanh đã được tách để tạo nên các lệnh điều khiển.
    đối với các bộ điều khiển có nhiều lệnh thì người ta mã hóa và giài mã bằng kỹ thuật số.
    Bạn xem cuốn sách"Mạch điện tổng hợp",của nhà xuất bản trẻ trong đó có sơ đồ một mạch điều khiển từ xa cano bằng vô tuyến tôi nghi sẽ giúp ích được cho bạn.
    Cònh về phần kết cấu xe thì tôi nghĩ bạn khoan tính đến,bỡi vì nó chỉ là phần nhỏ so với phần điều khiển.
    Còn về phần kết cấu của xe điều khiển thi
    Bao

Chia sẻ trang này