1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rồng lửa Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 20/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Rồng lửa Việt Nam

    Trong cuộc chiến tranh trước đây ở miền Nam Việt Nam, quân Mỹ và nguỵ khiếp sợ nhất trước cánh đánh ?oxuất quỷ nhập thần? của bộ đội đặc biệt tinh nhuệ của ta (đặc công), Từ sở chỉ huy đầu não đến các đồn bốt được canh phòng cẩn mật nhất đều bị quân ta tiến công. Về sau, địch đã phải phát triển cả một ngành công nghiệp hùng hậu chuyên chế tạo các kiểu hàng rào dây thép gai để bảo vệ các căn cứ, đồn bốt. Thép gai vừa cứng, vừa có hình móc câu, rất khó dùng chiến thuật cắt, tháo, chui luồn để vượt qua. Ngoài ra còn có hệ thống báo động, hồng ngoại hỗ trợ cùng với các bãi mìn chống bộ binh và chống xe tăng. Các biện pháp đột nhập cổ điển của ta như dùng bộc phá đồng loạt, mìn định hướng để tạo cửa mở đều tỏ ra kém hiệu quả hoặc hoàn toàn bất lực.
    Từ thực tế chiến đấu đó, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Viễn Kỹ thuật quân sự thiết kế chế tạo một kiểu vũ khí phá rào vừa có tác dụng phá được hàng rào dày đặc của Mỹ-Nguỵ, lại giữ được ưu thế bất ngờ, chớp nhoáng, dễ sử dụng. Qua nghiên cứu thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự nước ngoài, nhóm đề tài do đồng chí kỹ sư Trần Đức Minh, Vũ Ngọc Oanh phụ trách quyết định chọn tên lửa phá rào làm mẫu vũ khí để tham khảo. Hồi đó, trên thế giới, trong quân đội các nước tiên tiến như Liên Xô, Ba Lan mà ta có điều kiện tiếp cận, đã có các loại tên lửa phá rào, phá mìn trang bị cho lục quân. Nhưng đó là thứ vũ khí được chế tạo trong các nhà máy hiện đại.
    Tập thể cán bộ nghiên cứu của Viện kỹ thuật quân sự đã quyết định tự thiết kế chế tạo tên lửa phá rào theo kiểu của ta. Đó là một giàn phóng. Khi phát hỏa, động cơ tên lửa ĐKB bay về phía trước (lúc đó có sẵn trong trang bị của quân đội ta) kéo theo một bó dây cáp nhựa gắn liền với hàng chục ống bộc phá. Đến một cự ly đã định, cả động cơ tên lửa và toàn bộ bó dây mang theo bộc phá được ?oneo? lại và do quán tính sẽ được rải đều trên một diện tích rộng và được phát hỏa. Hàng loạt bộc phá nổ có thể ?oxé toang? hàng rào dây thép gai bùng nhùng và tạo cửa mở rộng từ 5-10m. Các loại mìn cài dưới đấy cũng bị kích nổ.
    Viện kỹ thuật quân sự phối hợp với một số cơ sở công nghiệp trong và ngoài quân đội, trong đó chủ yếu là nhà máy Z113, chế tạo tên lửa phá rào theo điều kiện kỹ thuật và công nghiệp của ta cuối những năm 60. Loạt thử nghiệm đầu tiến được tiến hành thành công tại một trận địa mô phỏng trên đồi Tam Đảo (Vĩnh Phú) trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta rất vui mừng ra chỉ thị trực tiếp cho sản xuất để phục vụ chiến trường. Để tăng hiệu quả sử dụng, cán bộ kỹ thuật của ta đã chế tạo tên lửa phá rào dùng cho bộ binh, công binh và cho xe tăng.
    Chiến công đầu tiên của tên lửa phá rào là trận tiến công căn cứ Ái Tử nổi tiếng, mở màn chiến dịch Trị-Thiên năm 1972 cực kỳ ác liệt. Trên chiến trường Tây Nguyên, trong chiến dịch Đắc Tô-Tân Cảnh năm 1972, trung đoàn 52 thuộc sư đoàn 320 dùng tên lửa phá rào mở đường tiêu diệt căn cứ Kleng cách thị xã Kon Tum 25km về phía Tây.
    ----------------------------------------------------------


    Được RandomWalker sửa chữa / chuyển vào 21:29 ngày 21/09/2003

Chia sẻ trang này