1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rong ruổi Đông Dương

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi Toet, 16/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Rong ruổi Đông Dương

    Ấp ủ dự định bao ngày, mãi rồi cũng dứt áo lên đường làm chuyến chu du Đông Dương. Thiên hạ chu du Tây Tàu học phép rùng mình của Tàu của Tây, còn ta đi học cái rùng mình của xứ Chùa Tháp xứ Triệu Voi.

    Tranh thủ sau cuộc họp ở Sài Gòn, cất cái vé lượt về Hà Nội vào đáy cặp, đặt mua chiều đi SG - Phnompenh và sau 35 phút đã hạ cánh xuống PNH rồi. Sân bay quốc tế ở đây có tên là Pochentong, khá hiện đại và sạch sẽ. Nhân viên nói tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Việt làu làu. Đã bắt đầu cười cười vì làn da rất Miên của dân dịa phương. Vì có hẹn trước nên một anh sĩ quan Phòng xuất nhập cảnh đã đón sẵn tôi ở cửa đến, lần lượt đưa qua các bàn kiểm soát chỉ bằng cái gật đầu và cười mỉm, tụi đi cùng chuyến bay cả Tây Tàu ta đang lũ lượt xếp hàng trố mắt ra nhìn một đứa nhãi ranh tóc tai bù xù lấc cấc mà được tiếp đón như VIP. He he, chẳng qua là nhà cháu lấy cái visa cửa khẩu (upon arrival visa) nên mới có người dắt đi như thế.
    Trong lúc chờ visa đứng tán chuyện với 1 nhân viên an ninh sân bay rất trẻ, nói tiếng Anh rất véo von. Cu cậu khoái chí vì lần đầu nói chuyện với một đứa VN trẻ tuổi. Mình cũng chả đánh mắt đá lông nheo gì mà cu cậu cứ hì hụi khuân vác hành lý, đẩy xe, xách cặp cho. Bắt đầu thấy khoái khoái đất nước này.
    Đến cửa được người quen tới đón về Khách sạn, cứ thò cổ ra ngoài xe suốt để so sánh với VN. Đường phố khá sạch sẽ, nhiều cây xanh, rất lắm trường tư thục các loại môn, loại cấp, người ngợm đi lại thưa thưa, phần lớn là xe hơi second-hand kiểu như Toyota-Camry, Corolla, Nissan-Bluebird, Landcruiser, và pick-up thì vô khối. Xe máy cũng nhiều nhưng không nhộn nhịp như ở ta, tụi trẻ hay đi xe 2 thì hoặc cào cào. Xe đạp không phổ biến mấy. Các đồng chí xe ôm cũng đen nhẻm đứng ở các ngã tư, đầu phố, răng cười trắng lấp loá.
    Khách sạn Cambodiana có khuôn viên rất rộng, cây xanh tươi mát um tùm trước sân, thiết kế theo lối Khmer. Tong tẩy cất đồ đạc rồi bắt đầu buổi chiều bêu nắng đầu tiên ở xứ Miên. Ối cha là nắng, thảo nào mà da dẻ con gái con trai cứ rặt một màu nâu sẫm bóng. Khuôn mặt họ đều có một vẻ gì rất cam chịu, khắc khổ, cho dù họ làm nghề gì. Cô tour guide rất trẻ, mới 21 tuổi mà đã vương màu u buồn trong đáy mắt, trên nếp nhăn nơi khoé miệng. Người đàn ông làm nhiệm vụ hướng dẫn cho du khách trong Viện Bảo tàng Quốc gia cũng thế, thật ân cần, hay cười nhưng mọi cử chỉ đều toát lên vẻ cam chịu. Không còn thấy vẻ lanh lợi , láu lỉnh, ranh mãnh của dân Việt ở nơi đây. Nhịp điệu cuộc sống ở thành phố thủ đô này cũng không sôi nổi, ồn ã như Sài Gòn tôi vừa tạm biệt cách đây 1 giờ đồng hồ. Các mái cong của Cung điện Hoàng gia vẫn vút lên trời, những màu vàng màu bạc, những chạm khắc tinh xảo vẫn rực rỡ trong nắng trưa, nhưng không khí vẫn bàng bạc , nao nao một ảm giác không ấm áp.
    Chân dung Hoàng thân & Hoàng hậu cỡ đại treo khắp nơi trong thành phố, biểu trưng của CPB (Cambodia People Party) nhan nhản mọi ngả đường.
    Con đường Preah Sisowath ven bờ sông Tonle Sap thơ mộng với những thảm cây xanh tốt ven bờ, bên kia đường cơ man là nhà hàng của người Âu, người Việt, người Hoa

    Những cái tên như River House, FCC (Foreign Correpondence Club), Garden bar, River Bistro ... đều được dân du lịch và dân ngoại quốc đang làm việc tại PNH lui tới đông chật. Bọn trẻ con gái mặt mũi nhem nhẻm, tóc khét nắng bán dạo những vòng tay, vòng cổ làm từ hoa nhài rất thơm. Trong phòng KS của tôi cũng có một cốc hoa nhài ở cạnh giường ngủ, và một cốc trên bàn đá toilet. Dân Miên coi hoa nhài là symbol flower. Quốc hoa của mình là gì nhỉ? Hoa thanh long đỏ rực à? hay là sen chỉ nở vào hạ?
    Các cô thanh nữ thì bán những cái đeo chìa khoá, đồ trang trí cho điện thoại di động, có đèn và có hương thơm. Tôi phát hiện ra rất nhiều trong số họ là các cô gái Việt vì nước da sáng hơn, mịn hơn và nhờ đôi mắt.Nhưng phân flớn họ chỉ nói được in ít tiếng Việt thôi, vì dòng máu lai pha đủ cả, một tí Tàu xì, một tẹo Miên, một chút Việt, thậm chí có người còn lai Pháp nữa. Dân sống ở Việt Nam vẫn còn thuần chủng chán :-)
    Được tặng một cái vòng tay bằng hoa nhài trắng muốt và mào gà đỏ sẫm, hí hửng đeo vào, rồi thoải mái dạo chơi dọc bờ Tonle Sap. Nam Thanh nữ tú cũng không tận dụng khung cảnh này cho lắm. Cái dải khuôn viên xanh mát này mà có ở HN hay SG thì thôi xong...Bọn trẻ con lại có thêm nghề mới: giữ chỗ và bán lại.
    Ở đây lác đác các cụ già đi dạo, người nước ngoài, bọn trẻ con đá bóng, vài cái quán hải sản ghi là Vietnam & Thai seafoods.
    Kém miếng khó chịu, thiên hạ ăn uống say sưa, lẽ nào mình cứ đi dạo suông, bèn dắt tuột đứa bạn vào quán. các cô phục vụ bàn trẻ trung, tưoi mát, nói tiếng Anh rất khá, lại còn lúng liếng với cu giai tháp tùng mình nữa. Cay, đã thế gọi đồ ăn Miên ăn cho biết mùi. Nào là Amok - một món cá khmer nấu với sữa dừa., có vị nhoét nhoét, hơi ngán. Nào là Lok Lak - thịt nhợn nấu với lá húng quế và lá thơm, dọn với cơm, món này cay cay thơm thơm, ăn cũng được, mặc dù bình thương fmình chả ưa gì xơi nhợn cả. Rồi đến Chhar Kroao Chhouk (fried root of lotus). Hầu như món nào cũng cay một tí, thơm một tí, hơi có dầu một tí, ngọt một tí, nhoét nhoét một tí - đấy là sau khi kết thức gần nửa tháng lê la ở Miên tôi tổng kết thế.
    Ở đây món canh chua cá của miền Nam VN rất thông dụng. Đi đâu cũng thấy trong me-nu đề: Vietnamese fish soup. Với lại rất nhiều món rau xào theo kiểu VN. Tất nhiên là spring rolls thì nhan nhản.
    No nê rồi, lại lê la sang bar ngồi, tuyền khoai tây, không thấy dân địa phương. Đồ uống ở Cam không ngon, tequila có vị gì lạ lạ, không giống ở nhà (hay là ở đây hàng nhập lậu không pha phách rồi hàng viện trợ ê hề?), ****tail thì rất dở, chả hiểu tụi nó chế biến kiểu gì mà uống thấy chán oé, kêu nước lọc đá còn khoái hơn. Có beer Angkor loại draught uống hay phết, beer Laos cũng là một nhãn hiệu được chuộng ở Cam. Chả thấy 333 hay Halida nhà mình đâu cả.
    Cơm no rượu say rồi, con mắt căng ra cả ngày cũng đến hồi díu lại, thong dong đi về KS. Trời thật đẹp, trong và cao, tít trên kia lũ sao đang nhày mắt, gió hây hây thổi, tức cảnh sinh tình bèn hát khe khẽ một khúc ca tiếng Việt. Lũ bạn tròn xoe mắt, tụi nó rất khoái âm điệu. Tiếng Việt nhà mình nghe vẫn hay nhất trong vùng các bác ạ.
    Sau cái cúi người chào của cậu door-bell mặc quần ống túm truyền thống nhóng nhánh, chui tọt vào nệm và thiếp đi. Kết thúc ngày đầu tiên ở xứ Miên chứa chan nắng.

    Ngày hôm sau: Cơn rùng mình ở Toul Sleng & Cánh đồng chết
  2. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    Rong ruổi cũng nhiều lần từ sing về Vn = đường bộ, nhưng văn chương không phong phú nên hehe không biết viết làm sao , thôi thì post hình chơi phụ hoạ.
    Đi kiểu Toét là kiểu dân tây ba lô hay đi - chứ như bụi đời như AK_M, thích lính tráng nên chơi bằng đường quốc lộ 5 đi dọc theo trục chính của xứ chùa tháp , nhưng mà kiểu này không có đường đi như là đi ngã tongle sap
  3. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Toét ơi hay quá,tiếp đi..Bao giờ đi nữa nhớ gọi em đấy nhé..
  4. trockyhung

    trockyhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Hôm rồi đi Campuchia, dân Việt mình ở đó làm ăn cũng ác. Tối uống say quá quên cả lệnh giới nghiêm vác ôtô ra đường đua. Xe cộ bên đó cũng rẻ, con Honda CRV giá chỉ khoảng 7K $, chỉ tiếc là không mang được về hì hì hì.
  5. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Kenzo thì đi với ai chứ, ai lại đi với chị, chán phèo, nhỉ?
    Tớ đã đi Cambodia về mấy tháng rồi, nhưng trong tâm trí vẫn đầy ắp ấn tượng về đất nước này, không cầm lòng được bèn viết huyên thuyên những cảm nhận trong chuyến đi.
    Tiếp nữa này:
    Cơn rùng mình ở Toul Sleng & Cheng Ek
    Hôm sau tôi có cả ngày tham quan thành phố Phnompenh. Phnom là một từ phổ biến trong đời sống người Khmer - có nghĩa là ?ođỉnh?. Mỗi một đời người có bao nhiêu đỉnh cao phải vượt qua nhỉ?
    Tôi tham quan Nhà tù - trường học Toul Sleng, giờ đây đã trở thành bảo tàng tội ác diệt chủng thời kỳ Polpot. Cây cối ngoài sân rũ rượi dưới nắng chiều, một đám đàn ông cụt chân vì mìn lao nhao xin tiền khách du lịch phía ngoài cổng, bên trong bảo tàng là một không khí tĩnh lặng đến gai người. Lướt qua giá treo cổ vốn là cột cờ và xà tập thể dục của học sinh, lướt ngang những phòng học lổn nhổn cùm sắt, xích sắt dùng làm phòng tra tấn, tôi đi theo một đám trẻ tiểu học tới các khu phòng giam tập thể. Tất cả chúng tôi đều khẽ nhẹ bước chân, nhỏ giọng hỏi chuyện nhau; ba em đang học lớp 4 một trường tiểu học gần đây, được nghỉ học bèn rủ nhau tới Toul Sleng chơi. Tụi nhỏ cũng thường tới đây mỗi khi nghỉ học, vì vốn từ vựng ít ỏi nên các em ra dấu dẫn tôi lần lượt tới các phòng giam, tới từng góc hẹp. Hàng loạt ảnh đen trắng những khuôn mặt nạn nhân, những con số hàng trăm hàng nghìn người nhức nhối in sâu trên các bức tường loang lổ. Đã có hơn 17,000 người bị giam giữ tại đây, một số bị đánh cho tới chết, số khác bị đưa tới Cheong Ek giết chết và chôn tại đó. Không khí như đặc quánh giữa các bức tường, dọc theo hành lang; nếu như không đi cùng lũ trẻ, có lẽ tôi đã xuống sân và ra xe về rồi. Em bé gái duy nhất trong nhóm trẻ ngập ngừng sờ nhẹ lên cánh tay đang nổi da gà của tôi khẽ hỏi: Cô sợ lắm à? Không sao đâu, họ chết hết rồi mà, Polpot cũng chết rồi mà; ở đây chỉ còn là ảnh thôi. Một em trai vung tay: Có tụi em đi cùng cô rồi. Và tôi lại líu ríu theo chân lũ trẻ. Cuối cùng chúng đưa tôi tới phòng chiếu phim trên tầng 3 rồi chào tạm biệt.
    Một cơn rùng mình chạy tới.
    Không chờ xem hết cuốn phim tài liệu trong phòng chiếu mát lạnh, hấp tấp ra ngoài khiến người nhân viên già mặc đồng phục đứng ngoài cửa ngạc nhiên: sao cô vừa vào mà không xem nữa vậy? Chỉ biết lầm rầm câu cảm ơn bằng tiếng Khmer rồi tôi hối hả chạy.
    Vậy mà tôi lại hối anh lái xe đưa ngay tới Choeng Ek - vẫn thường được gọi là Cánh đồng chết, cách Phnompenh 15km.
  6. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Toét có một điểm xấu là rất hay nói đểu bạn bè...Nhưng cũng có một điểm đẹp là nói đểu câu nào đúng câu đấy
    Đùa chứ chị Toét nhân từ bác ái ơi,lần tới đi Laos hay đi Cambodia nhớ ới em phát nhé.Em thề,lần này đứa nào không đi không phải là con chó..
  7. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    hehe thằng ku em cũng chạy sang đó à hehe theo ngă Poipet - siemrep hay chơi bangkok - pailin vậy ?
    Ngoài làng VN ở nam vang ra - còn vài chổ chơi như đi bãi bắn do công ty của 1 lão làm trong quân đội tổ chức - du khách thoải mái - chỉ việc bỏ tiền mướn súng đạn, tác xạ tại chổ đủ loại từ AK , M16 đến tận M60 đại liên - B40 , B41 cũng có . Món lựu đạn với lại súng lục mẽo, nga, đủ tiền chi 7 usd bắn 1 băng cho nó đã .
    Đây là stock vũ khí còn lại sau khi lính khmer đỏ ra hàng , nhiều quá để riết cũng mục - thối nên lão già có ý định này hơi bị hay , nói chung chỉ thua trường bắn texas mẽo 1 tí , rẻ hơn cả địa đạo củ chi , du khách từ già trẻ bé lớn nam nữ đều được phục vụ tận tình chu đáo, khi ra về muốn lượm vỏ đạn thì xoè thêm mấy tì pouboire là có ngay 1 bịch.
  8. trockyhung

    trockyhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, lần vừa rồi em đi công chuyện, say từ lúc đi cho đến lúc về nên không có cái pic nào kỷ niệm. Để lần sau đi sẽ để ý cái bãi bắn đó nha.
  9. FaMaS

    FaMaS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    ừa vào nó mà tha hồ, tập đi, biết đâu karen nó nổi dậy chiếm bkk là chít á hehhe hay không chừng nó tấn qua ngã kanchanaburi hêhh cho ku chạy sút giò nhá .
    Nam vang còn có quán cafe của lão già tây lai - tên M. Piere thì phải nói tiếng việt hay , lâu quá quên tên lão ta rồi , mở quán bar - cafe - à mà lão này cũng gốc như teo á trọc kỳ, sanh tại việt nam, sang pháp lúc nhỏ ở gần marseille, đi thủy quân lục chiến dù xong về hưu, đến 98 sang nam vang mở quán - hội từ thiện . Lão nuôi mấy đứa từ VN bị bán qua miên, hết hạn thay vì về vn hay qua chổ khác "làm" thì lão mướn về bán cafe , tại quán đó hay có mấy ku tây ghé uống , đứa nào kết được thì cũng đỡ đời hơn là ra đường cho mấy thằng cảnh sát hunsen nó bắt nhốt.
  10. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Vừa rồi chả vào mạng được, buồn tê người. Hôm nay nhà cháu lại kể tiếp chiện đi Cambốt nhé.
    Khung cảnh trên đường đến Choeng Ek rất đẹp với hai bên cánh đồng trải rộng, bóng cây thốt nốt vươn dài in trên nền trời đỏ hồng; ngựa bạch và trâu trắng thong dong ăn cỏ bên rệ đường; những lũ trẻ con mắt đen như hạt nhãn lốc nhốc chơi trong sân nhà..Tôi chẳng cảm thấy là mình đang đi tới một Cánh đồng chết chóc.
    Trên đường đi anh lái xe Pong điển trai dạy tôi một số câu thường ngày trong tiếng Khmer & dịch lời bài tình ca chúng tôi đang cùng nghe do một ca sĩ pop-star ở Phnompenh thể hiện. Cha Pong bị giết và chôn tại một trong những hố sâu ở Choeng Ek này, Pong sinh năm 1975, không còn nhớ nhiều về người cha của mình, Pong & anh trai đang tự kiếm sống ở Phnompenh, người mẹ vẫn sống một mình trong làng. Pong ước ao và đang cố học tiếng Anh để làm hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Với khả năng sinh ngữ như anh, tôi chắc chỉ sau thời gian ngắn nữa là anh có thẻ đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Nói với Pong điều này, Pong cười lộ hàm răng trắng đều đặn cảm ơn tôi vì lời động viên. Tới nơi, một lũ tí nhau quần áo xộc xệch ùa ra vây quanh. Pong không vào bên trong, chỉ đứng ngoài cổng chờ tôi. Anh ta dặn tôi không mang bóp theo e có đứa trẻ hư móc túi, tôi đưa ví cho Pong giữ, không một chút ngại ngần. Quả nhiên khi len lỏi qua những bụi cây lúp xúp, một đàn trẻ con léo nhéo theo, có đứa táo tợn giật áo tôi xin tiền. Chả biết làm thế nào để thoát khỏi lũ nhóc trong khi không mang theo một xu dính túi, mặc dù cả lũ đã nhìn thấy tôi đưa hết ví tiền cho Pong, mặc dù đã gào lên với chúng nhiều lần: I have no money - You see - I only got camera - Do you want my camera? Chẳng hề chán nản, chúng vẫn rồng rắn đi theo. Tôi giật mình vì chỉ có mỗi mình trên cánh đồng hoang vắng, chỉ có những bụi cây lúp xúp, vài thân cây già um tùm lá, căn nhà kính tám hướng chứa đầy sọ người trắng nhờ đằng xa, một bà già ẵm cháu bên gian nhà đón tiếp khách tham quan; lỡ lũ trẻ kia xúm vào mình thì sao nhỉ? Pong lại không có đây, những người lính già gác cổng cũng ở tuốt ngoài cổng. Phải dùng kế hoãn binh mới được, tôi hứa rằng: khi ra về, tất cả chờ tôi ở cổng, rồi tôi sẽ cho tiền. Cả bọn lổm ngổm chui qua lỗ hàng rào, ngóng qua lớp lưới rào chờ tôi bên ngoài khu di tích.
    Thảnh thơi nhờ kế hoãn binh, tôi phăm phăm tiến lại Đài tưởng niệm toàn bằng kính 8 mặt, cao chừng 12 m, từ gốc cho đến ngọn là đầu lâu; không dám nhìn sâu vào những hốc mắt, hốc mũi, tôi rảo bước ra phía cánh đồng. Giữa mấp mô cây cỏ, những hố sâu hoắm đã phủ một lớp cỏ xanh rì, những hố chôn người tập thể đã được khai quật hầu hết, chỉ còn lại 43 trong số 129 hố chưa ai chạm tới. Phần lớn những hố chôn phụ nữ và trẻ em khi được khai quật đều trần truồng; trẻ em bị cầm chân quật đầu vào thân cây, phụ nữ và đàn ông bị đánh đập và tra tấn bằng gậy gộc đến chết cho đỡ tốn đạn. Có 3 đưá nhóc không biết chui lỗ rào lọt vào từ lúc nào í éo gọi tôi, chúng dắt tôi đến thân cây chỗ sứt sẹo, chỗ nhẵn thín rồi làm điệu bộ quăng trẻ con dập vào thân cây. Ngưòi gai lên, chả dám nhìn và hình dung nữa. Chúng lại lôi tôi tới hố to nhất có biển đề: Mass Grave of 450 victims; lũ trẻ chỉ cho tôi những hằn xương trắng lờ mờ nổi trên mặt đất xen cùng đám rễ cây uốn éo.
    Tại sao những kẻ cầm đầu Khmer Đỏ đều có một thời gian dài du học tại Pháp, tại các nước tiên tiến lại có một thứ bản năng man rợ, khát máu giết cả đồng bào mình? Không một ai trả lời nổi. Không một ai hiểu nổi.
    Tôi lảng ra phía ngoài, nơi có nhiều bụi cây dày đặc, phía xa có một triền đê với những dáng thốt nốt in sẫm trên nền trời. Leo thoăn thoắt xuống khoảng đất phía dưới, tôi ngửi thấy mùi khói. Một nhóm người cả nam cả nữ quấn xà-rông đang phạt bụi, vạt đất trồng trọt; một cái đài treo trên cành cây oang oang đọc bản tin bằng tiếng Khmer. Những người phụ nữ dừng tay , ngẩng lên cười, răng lấp loá. Cánh thanh niên chỉ ngửng nhìn một thoáng rồi lại băm bổ cuốc. Hai đứa bé trai đang lom khom đốt cây bụi và lá lẩu, cành nhỏ. Mấy đứa nhóc làm guide cho tôi trong khu di tích đã đuổi kịp, chúng đáp lời của mấy người phụ nữ rằng tôi từ Việt Nam. Họ bảo: trông giống người Khmer quá và cứ cười khúc khích vì lúc trước cứ nói tiếng Khmer với tôi khi tôi chào họ: Suosday (Xin chào). Tôi hỏi (tất nhiên là phải thông qua lũ nhóc tì rồi): Mọi người ở đây có biết Việt Nam không? - Biết, biết chứ, Việt Nam - Hồ Chí Minh, bộ đội.
    Lách tách chụp hình và trò chuyện cùng họ qua các ?othông dịch viên?o nghiệp dư, ráng chiều đỏ ối lúc nào không hay, lại lóc cóc leo trèo ra khỏi Khu di tích, tôi có ý đi vòng ra xa Đài tưởng niệm, men theo dãy nhà dài để một chiếc thuyền rồng rất dài, hình như dành cho ngày lễ nứơc của dân địa phương. Nhưng lũ trẻ con ngăn tôi lại, chỉ tay đi lối khác. Tôi vẫn hằm hằm đi theo lối đã chọn, được vài bước, phải phanh lại ngay vì có rất nhiều bọ. Trong lòng thầm cảm ơn bọn trẻ con đã cảnh báo. Thế là lại đi ngang căn nhà kính hãi hùng, chả dám nhìn ngang, tôi lướt qua thật nhanh. Tới cổng thì ôi thôi, chừng hai chục cặp mắt nhãn đang thao láo ngoài hàng rào, lũ lau nhau lúc trước đã tăng lên gấp đôi từ lúc nào và vẫn kiên trì chờ suốt 3h đồng hồ ngoài nắng. Chưa khi nào lâm vào hoàn cảnh thế này, tôi chỉ sợ bọn chúng tẩn nhau vì tranh nhiều ít trong khi không đủ tiền lẻ. Bọn chúng đều láo nháo vòi: madam, money; madam, money; cứ ồn ã cả lên, chẳng ai nói ai nghe thấy gì.
    Pong bèn nói to: Im lặng nào, bọn chúng im im. Pong hỏi đám lau nhau:
    - Đứa nào lớn nhất trong đám?
    Một thằng con trai gầy nhẳng đen nhem nhẻm giơ tay.
    Pong lại hỏi tiếp: Nhóc có hứa chia đều cho tất cả không?
    Nó gật gật cái đầu. Pong thông báo: Cô đây sẽ cho mỗi đứa 3,000rien (4,000 = 1US$; 1US$ = 15,500VND), cô không có tiền lẻ, tụi bây mang đi đổi và chia nhau. Nhớ là chia đều, nghe chưa?
    Thằng cu gầy nhẳng cười toét cầm tiền nhao đi, cả bầy ùa theo như lũ sẻ. Chỉ còn 3 đứa chui rào đi theo tôi đứng tần ngần, chúng bảo Pong: tụi cháu đưa cô ấy đi, nói chuyện và chỉ cho cô ấy xem Cánh đồng chết. Cho cháu tiền đi.
    Pong đáp: tự tụi bây dẫn cô ấy đi, chứ có ai bảo tụi bây làm đâu.
    Bọn chúng chả biết đáp lại thế nào, chỉ nhìn tôi.
    Tôi nói: Thôi Pong, mấy bé này nhiệt tình lắm, còn lo lắng cả chuyện tránh bọ cho tôi nữa, thế cho tụi nó bao nhiêu tiền thì vừa?
    Pong nhẩm: 6,000rien chị ạ. Tôi đưa cho thằng bé lớn 10,000rien và lại dặn chúng phải chia đều thằng lớn được 4,000rien còn lại chia đoi cho hai đứa con gái.
    Những người gác cổng và vài anh xe ôm đang xúm lại chơi cờ, chỉ nhìn lũ trẻ và tôi cười cười.
    Lúc về, Pong lái xe theo đường khác, rộng rãi hơn nhưng đầy bụi và lắm xe tải.
    Ngày tiếp: Đêm trắng ở Phnompenh
    Được Toet sửa chữa / chuyển vào 20:48 ngày 26/10/2003

Chia sẻ trang này