1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rồng và Tiên trong lịch sử đồ họa Việt Nam

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ATC, 15/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Rồng và Tiên trong lịch sử đồ họa Việt Nam


    H-nh tưđng RƠng - Tiên đưđc phản ánh sâu đ<m trong lzch sả đƠ hÔa Vi-t Nam, tà trăng đƠng cho tưi các phï điêu trong đ-nh chïa... Qua đÊ, ngưêi Vi-t xưa muăn lẵ giải v' dYng giăng RƠng - Tiên đ?y thiêng liêng và tạ hào cña m-nh. Chóng tôi xin giưi thi-u mât să h-nh ảnh tiêu bi"u v' RƠng và Tiên đÊ.

    Truy-n HÔ HƠng Bàng (Lonh Nam chÝch quái, th. kằ 15) cÊ chi ti.t đáng chó ẵ: Lạc Long Quân dạy dân vïng cao xăm m-nh đ" tránh bz giao long làm hại. Con rƠng Vi-t Nam xuSt phát cô th" tà con v

    ĐặỏằÊc sỏằưa chỏằa bỏằYi - Admin on 08/05/2001 06:12:58
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Hình tượng Rồng - Tiên được phản ánh sâu đậm trong lịch sử đồ họa Việt Nam, từ trống đồng cho tới các phù điêu trong đình chùa... Qua đó, người Việt xưa muốn lý giải về dòng giống Rồng - Tiên đầy thiêng liêng và tự hào của mình. Chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh tiêu biểu về Rồng và Tiên đó.
    Truyện Họ Hồng Bàng (Lĩnh Nam chích quái, thế kỷ 15) có chi tiết đáng chú ý: Lạc Long Quân dạy dân vùng cao xăm mình để tránh bị giao long làm hại. Con rồng Việt Nam xuất phát cụ thể từ con vật gọi là giao long/thuồng luồng. Một số nhà nghiên cứu khẳng định vật tổ của người Việt là con "cá sấu" (Từ điển tiếng Việt của Văn Tân), là con "lân trùng" (rắn có vảy) hay con "giao long", một loài cá sấu (Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên - Văn học dân gian Việt Nam. Và Nguyễn Minh Hiệu đã chứng minh bằng nhiều cứ liệu: con rồng Việt chính là con cá sấu, vật tổ chính của người Việt cổ (tạp chí Khảo cổ học, 1983, số 2). Khởi đi từ con rồng - sấu, con rồng Việt trong lịch sử đã biến đổi nhiều do sự tích hợp các yếu tố du nhập từ bên ngoài.
    A. Hình ảnh các dạng rồng
    B. Các dạng tiên
    Chim lạc và Âu Cơ
    1. Nếu truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái nói về tục vẽ mình theo hình giao long đã cho thấy người Việt cổ đồng nhất mình với vật tổ giao long, thì hình người hóa trang/đội lốt chim trên các trống đồng đã cho thấy người Việt cổ cũng đồng hóa mình với chim.
    Chim thấy trên trống đồng gồm loại chim bay và chim đứng. Loại chim bay là chim lạc. Chim đứng trên mái nhà hình thuyền giống chim công, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước: cò, bồ nông, xít...
    Kết hợp thể "âm dương lưỡng hợp" chim - rồng ở đây là giao long và chim lạc. Đó là những biểu hiện đơn nhất ở một số mặt trống đồng (Hòa Bình, Phú Xuyên) và không thuần nhất, tức chim lạc xen với các loại chim nước (âu) khác ở một số mặt trống đồng khác. Phải chăng do hiện tượng không thuần nhất này mà Lạc - Long đã thành Lạc Long Quân - Âu Cơ ? Chim - rồng là đề tài còn bảo lưu mãi về sau: hình in trên viên gạch phát hiện ở chùa Lim trong một ngôi mộ cổ (thế kỷ 1, sau công nguyên)
    Cha Rồng - mẹ Tiên
    Lạc Long Quân - Âu Cơ ở đây đã là tôn danh: Quân (vua) và Cơ (cũng gọi là kỵ mỹ hiệu của phụ nữ) theo Đào Duy Anh (Hán Việt từ điển). ở đây vấn đề cần giải quyết là tại sao "Lạc Long Quân - Âu Cơ" lại trở thành "Cha Rồng - mẹ Tiên"?
    Việc xác định tông tích của Âu Cơ là tiên xuất hiện lần đầu trong Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ 15) tại đoạn đối thoại của Lạc Long Quân: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất...". Do đó việc giải đáp câu hỏi trên buộc phải truy cứu các dữ liệu lịch sử - văn hóa của thời đại đó, tức trong và trước thế kỷ 15: Thời Lý - Trần. Cụ thể trong nghệ thuật đồ tượng Lý - Trần, các công trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy có rất nhiều phù điêu, hình chạm khắc và tượng tròn (gỗ và đá) về đề tài "tiên" ở nhiều di tích khác nhau (chùa Phật Tích, Chương Sơn, Long Đội, chùa Dâu, chùa Bối, Thái Lạc...) dưới các tên gọi và chú thích (chưa thật sự chính xác) là: "tiên nữ/Apsara", "nhạc công/Gandharva", "nữ thần chim/Kinnari"... Rõ ràng đây là kết quả có gốc từ tám loại chúng sinh gọi là "bát bộ chúng" của Phật giáo gồm: 1. Thiên (Đê/va); 2. Long (Naga); 3. Dạ xoa (Yasha); 4. Atula (Asura: phi thiên); 5. Ca lâu la (Garuda: chim thần Kim Sí điểu; 6. Càn/thát bà (Gandharva); 7. Khẩn/na/la (Kinnara); 8. Ma hầu la già (đại xà vương). Trong tám loại chúng này có ít ra bốn loại có thể được coi là tiên.
    - Đê/va là thiênk Đê/vi: thiên nữ: tiên nữ. Xét về hình tướng thì đây là các loại tiên nữ trang trí mũ miện, đầu tóc mỹ lệ như vũ công, ca công hầu hạ, tán tụng việc thuyết pháp.
    - Atula là loại phi thiên, thường có hình tướng tiên nhân đang bay lượn kèm với các dây lụa dài uốn lượn gọi là "phong đai" như vũ công múa lụa.
    - Càn thát bà là nhạc thần, hương thần (thần chỉ sống bằng hương thơm). Đây là thần Bà la môn giáo (có đến 6.333 vị); trong kinh Diệu pháp liên hoa của Phật giáo có bốn loại. ở ấn Độ, Càn thát bà được hiểu là "diễn viên". Về hình tướng có thuyết cho rằng loại này thân có nhiều lông vũ, nửa người nửa chim, hình dáng đẹp. Có thuyết chỉ rõ: thân lộ mầu da thịt, tay trái cầm sáo trúc, tay phải cầm bảo kiếm.
    - Khẩn nala, dịch nghĩa là nghi thần (đầu có sừng nên khi thấy sinh tâm hoài nghi vì không giống người). Loại chủng này có biệt tài ca múa giỏi, chuyên tấu các bài nhạc nói về đạo pháp. Về hình tướng thường có một cái trống nằm ngang hay hai cái trống đứng trước mặt, tư thế là nhạc công chơi trống.
    Trong bốn loại tiên này thì Càn thát bà do có hình tướng người - chim nên dễ được đồng nhất với Âu Cơ (nói như vậy là xét về lý, còn trong thực tế về hình tướng cụ thể đều có khả năng tham chiếu ca Atula và Kanara/Kanari...). Phải chăng đó là cơ sở lịch sử - văn hóa của thời kỳ đạo Phật là quốc giáo mà tác giả Lĩnh Nam chích quái đã dựa vào đó mà "tiên hóa" mẹ Âu Cơ, tức chim đã được biến thành tiên. Đó là nguyên nhân lịch sử mà cụ thể là sự tích hợp cũ - mới, nội sinh - ngoại sinh để "Lạc Long Quân - Âu Cơ" thành "Cha rồng - mẹ tiên" đầy thiêng liêng và tự hào đối với mỗi con dân Việt.
    Phạm Huỳnh, Hương Trang
    Despair is not Hopeless!​

Chia sẻ trang này