1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rủ rê Apachải - Kế hoạch và chi tiết trang 28

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi SSN705, 08/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chaoapachai

    chaoapachai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ NGƯỜI HÀ NHÌ ĐỂ ANH EM THAM KHẢO TRƯỚC CHUYẾN ĐI (nguồn Internet)
    Tên gọi khác: U Ní, Xá U Ní.
    Nhóm địa phương: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen.
    Lịch sử: Cư dân Hà Nhì đã từng sinh sống lâu đời ở nam Trung Quốc và Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 8, thư tịch cổ đã viết về sự có mặt của họ ở Tây bắc Việt Nam. Nhưng phần lớn tổ tiên người Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm trở lại đây.
    Hoạt động sản xuất: Người Hà Nhì sớm biết trồng lúa trên ruộng bậc thang. Họ giỏi việc khai khẩn tạo nên những thửa ruộng trên sườn núi dốc với những mương dẫn nước khéo léo. Họ quen dùng phân chuồng và phân tro trong canh tác lúa nước; đồng thời cũng làm nương cày hoặc nương cuốc để trồng ngô hoặc rau đậu, bầu, bí, bông, chàm...
    Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo lối chăn thả tự nhiên. Nghề trồng bông, dệt vải đảm bảo nhu cầu vải mặc truyền thống. Có nơi do khí hậu lạnh nên không trồng được bông phải đem các sản phẩm như chàm, đồ đan, gia cầm đổi lấy bông. Phụ nữ dệt vải trên khung cửi nhỏ, khổ 20 cm. Vải bền do kỹ thuật dệt đo được nhuộm chàm nhiều lần. Trồng chàm và nhuộm chàm là một hoạt động rất đặc sắc ở người Hà Nhì.
    Hái lượm còn chiếm vị trí đáng kể trong đời sống hàng ngày.
    Ăn: Người Hà Nhì quen dùng cả cơm nếp và cơm tẻ trong các bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm chủ yếu được cung cấp từ săn bắt, đánh cá, hái lượm. Vào dịp lễ tết, họ thường làm nhiều loại bánh, ưa dùng thịt nướng, thịt xào và đặc biệt thích ăn cháo ám nấu với thịt gà hoặc thịt lợn.
    Ở: Họ quần cư chủ yếu trên dọc biên giới Việt-Trung, Việt-Lào thuộc các huyện Bát Xát (Lào Cai), Mường Tè (Lai Châu). Bộ phận làm ruộng bậc thang, nương định canh từ lâu đã sống định cư. Nhiều bản có tuổi trên 100 năm, đông tới 50, 60 hộ. Những nơi làm nương, bản thường phân tán rải rác theo nương.
    Ða số cư dân ở nhà đất, tường trình chắc chắn, dày tới 30-40cm, thích hợp với khí hậu lạnh vùng núi cao. Tuỳ từng nơi, nhà có hàng hiên phía trước hoặc hàng hiên ở ngay trong nhà để tránh gió rét. Họ quen nấu cơm bằng chảo ở bếp lò xây trên nền đất.
    Phương tiện vận chuyển: Người Hà Nhì phổ biến dùng gùi đeo qua trán, một số nơi dùng ngựa trong việc đi lại và chuyên trở.
    Quan hệ xã hội: Tính cộng đồng trong làng bản biểu hiện khá tập trung không chỉ trong sản xuất mà cả trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng.
    Gia đình nhỏ phụ quyền song người phụ nữ vẫn được trân trọng trong xã hội. Có nhiều họ khác nhau, mỗi họ lại chia ra thành nhiều chi. Tên chi gọi theo tên ông tổ.
    Người Hà Nhì không có tục thờ cúng chung toàn dòng họ mà chỉ thờ cúng theo gia đình. Việc thờ cúng do con trai cả, dòng trưởng đảm nhận. Nếu dòng trưởng không có người thừa kế thì việc thờ cúng chuyển cho con trai út. Các thành viên trong gia đình, dù đã ra ở riêng, nếu bị chết phải đưa xác về quàn tại trước bàn thờ bố mẹ thì người quá cố mới được thờ cúng chung với tổ tiên. Với người Hà Nhì tỉnh Điện Biên, khi cha, mẹ chết thì buồng ngủ của người đó sẽ được rỡ bỏ toàn bộ hoặc từng phần; ít nhất cũng phải tháo rút tượng trưng vài tấm ván hoặc một bức vách nào đấy. Trước lúc phát tang ra bên ngoài, thì ở trong nhà bàn thờ của gia đình phải hạ xuống, cất đi. Thi hài người chết được đưa xuống bếp, đặt nằm tạm trên chiếc chõng mới làm, "đợi" đến ngày tốt và giờ tốt mới được đem chôn. Giờ "tốt" đó thường trùng với cái giờ lúc người chết tắt thở, đồng bào cho rằng nếu không thế thì người chết sẽ "tái sinh", đầu thai thành các giống vật hung dữ quay trở về nhiễu hại cuộc sống gia đình, làng bản. Ngoài một con gà nướng, được làm thịt bằng cách đập chết chứ không cắt tiết, người chết còn được cúng bằng một bát cơm và một quả trứng gà luộc. Cúng xong, mỗi thứ "để phần" người chết một ít, còn lại gia đình chia nhau ăn. Đó là bữa cơm "đoàn tụ" cuối cùng, để tiễn biệt người xấu số trước lúc họ mãi mãi đi xa. Trong đám tang, chỉ người anh hoặc em trai mẹ (tiếng Hà Nhì là gố gô) mới được quyền đứng chân chủ tế, và cũng chỉ ấy mới có quyền để tang. Tục lệ này chính là tàn dư của chế độ mẫu hệ còn rơi rớt lại, đặc biệt với nhóm Hà Nhì Cồ Chồ. Người Hà Nhì không làm nhà mồ và cũng không rào giậu xung quanh mộ, thay vào đó là những hòn đá xếp sơ sài, tạm bợ. Ngược lại, lúc lấp đất xuống huyệt họ lại làm rất từ từ, cẩn thận, tránh không lấp lẫn cỏ tươi xuống cùng. Theo quan niệm âm - dương tương khắc, người Hà Nhì cho rằng cỏ tươi là sự sống, mà sự sống thì không "ở chung" với cái chết?
    Hàng năm vào tối 30 tết, một nghi lễ rất quan trọng trong gia đình được thực hiện. Ðó là lễ tưởng nhớ tổ tiên dòng họ, đọc tên từng tổ tiên và mọi người cùng nhắc lại. Tên từng người được gọi theo cách gọi phụ tử liên danh, tên cha nối với tên con, nên có vần điệu dễ nhớ. Có họ nhắc tới 71 tên gọi trong buổi lễ này. Có nơi nghi lễ này cũng được thực hiện trong lễ nhập quan cho người chết.
    Cưới xin: Tuỳ từng vùng phong tục cưới xin khác nhau nhưng một điểm chung nhất là các cuộc hôn nhân do trai gái tự tìm hiểu. Ở vùng Bát Xát (Lào Cai), cưới qua nhiều bước. Sau ba lần dạm hỏi, lễ cưới thứ nhất được tổ chức nhằm đưa con dâu về nhà chồng. Lần cưới thứ hai ăn uống linh đình ở nhà gái. Lễ này chỉ diễn ra sau khi đôi vợ chồng làm ăn khá giả, lúc đó họ đã có con, cháu, có người 50-60 năm sau hoặc cho đến khi chết vẫn chưa tổ chức được lễ cưới này. Trai gái Hà Nhì được quyền tự do lựa chọn bạn đời và tự quyết định hôn nhân của mình. Ngay sau lần cưới thứ nhất, cô dâu được đổi họ theo bên chồng và về ở nhà chồng luôn; nhưng cũng có nơi, con trai lại phải ở rể nhà vợ. Thời gian ở rể dài hay ngắn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa hai họ, trên cơ sở những khó khăn và thuận lợi của nhà gái. Lần cưới thứ hai và cũng là lần cuối, được tổ chức vào một thời điểm thích hợp nhất, khi điều kiện kinh tế cho phép, thậm chí sau hàng chục năm chung sống. Lúc ấy dù họ chưa có con hay đã có con, có ít hay nhiều con, đông cháu, đều không quan hệ gì tới hôn lễ. Vợ chồng người Hà Nhì sống chung thuỷ, cùng có trách nhiệm trong việc phụng dưỡng cha mẹ hai bên, nuôi dạy con cái và chăm lo cuộc sống gia đình. Từ xưa, việc ly hôn được xem là vấn đề vô cùng hệ lụy, thuộc phạm trù đạo đức, ảnh hưởng xấu đến danh dự gia đình và uy tín dòng tộc; do vậy rất hiếm khi xảy ra.
    Ở Tây Bắc, sau lễ hỏi, con rể đến ở rể. Nếu trả ngay tiền cưới thì không phải ở rể, lễ cưới được tổ chức ngay, từ đó con dâu mang họ của chồng.
    Sinh đẻ: Phụ nữ Hà Nhì đẻ đứng. Ðể dễ đẻ họ có tục đập vỡ ống bương đựng nước cho nước toé ra hoặc thả ống bương nước trong có cái đục từ trên đỉnh nóc nhà xuống, đục bắn ra giống như đứa trẻ được đẻ ra. Có nơi sản phụ được uống nước tro của ruột voi với mong muốn sản phụ có sức mạnh như voi. Rau đẻ được chôn ở ngay sau cửa ra vào hay cột cạnh bếp lò.
    Nhà có trẻ mới sinh được báo hiệu bằng chiếc nón úp trên cọc ở trước cửa, nếu cọc ở phía bên phải - sinh con gái, bên trái - sinh con trai.
    Ma chay: Quan tài bằng thân cây khoét rỗng, có nắp đậy kín. Nơi đào huyệt được chọn bằng cách ném trứng, trứng vỡ ở đâu thì đào ở đấy. Kiêng chôn vào mùa mưa, vào thời điểm đó quan tài người chết được treo xuống huyệt nhưng không lấp, bên trên có nhà táng hoặc đặt trên giàn. Hết mùa mưa mới đem chôn quan tài có người chết.
    Thờ cúng: Họ tin có linh hồn, thờ cúng tổ tiên, cúng bản và các nghi lễ nông nghiệp.
    Học: Người Hà Nhì chưa có chữ viết riêng, việc giáo dục chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác.
    Văn nghệ: Người Hà Nhì có nền văn học dân gian với nhiều thể loại như truyện thần kỳ, cổ tích, trường ca, ca dao, thành ngữ...
    Dân ca, dân vũ là những hình thức văn nghệ được mọi lứa tuổi ưa thích.
    Các loại nhạc cụ có trống, chiêng, đàn tính, đàn môi, sáo.
    Chơi: Trẻ em Hà Nhì thích chơi các trò chơi đòi hỏi lòng dũng cảm, khéo léo như đấu vật, đuổi bắt, trốn tìm, chơi cù, đu quay.
    Dân tộc Hà Nhì có một nền văn hoá - văn nghệ lâu đời, đa dạng và đậm đà bản sắc; bao gồm nhiều loại bài hát, nhiều điệu dân vũ, nhiều kiểu nhạc cụ và rất nhiều tác phẩm văn học dân gian. Về hát, có hát ru con, hát đối đáp, hát mời rượu, hát đưa ma, hát chào khách, hát mừng nhà mới và đặc biệt là bài hát dùng trong đám cưới có độ dài hơn 400 câu, của người Hà Nhì ở vùng cao Mường Nhé - Điện Biên. Về múa có các điệu: Múa lên nương, múa dệt vải, múa đợi mưa, múa vào mùa, múa trông trăng, múa giã bạn?Về nhạc cụ, có trống, thanh la, chập cheng, am ba, tu huý, khèn lá, đàn môi, tiêu trúc (4 lỗ), nát xi, la khư và điển hình là đàn nét đu - loại đàn 4 dây hoà âm, mang tên một loài hoa rừng màu tím. Về văn học, người Hà Nhì có rất nhiều truyện cổ tích, thần thoại, trường ca, truyện thơ, ca dao, thành ngữ, tục ngữ? Song, đến nay, hầu hết các loại hình văn hoá kể trên vẫn chưa được sưu tầm, tập hợp dưới hình thức nghiên cứu, lưu giữ. Cùng với thời gian, chúng đang dần dần bị lai tạp và bị lãng quên một cách thật đáng tiếc. Lấy ví dụ như trường ca trữ tình LHá Pà Dí, hiện giờ, ngay cả với người Hà Nhì thì cũng còn rất ít các lão nghệ nhân trên dưới 70 tuổi, mới thực sự biết diễn xướng đúng cách. Vậy một mai khi thế hệ các cụ lần lượt qua đời, liệu trường ca ấy có thoát khỏi số phận bị thất truyền??
    Người Hà Nhì tính lịch theo mặt trăng, như chúng ta thường gọi đó là Âm lịch. Lịch của người Hà Nhì mỗi năm gồm 12 tháng, tháng ít có 29 ngày, tháng nhiều có 30 ngày. Tết Có Nhẹ Chà là Tết Nguyên Đán của người Hà Nhì, diễn ra trước Tết Nguyên Đán của người Kinh chừng trên dưới hai tháng. Thời điểm đó là lúc thư nhàn nhất của người dân Hà Nhì nói riêng và người dân miền núi nói chung; mọi công việc đồng áng của vụ trước đã gọn ghẽ, xong xuôi, mà vụ sau thì chưa đến lúc bắt đầu.
    Việc ăn Tết vào những ngày nào (cuối tháng 10 hay đầu tháng 11) không ấn định thành truyền thống như Tết của người Kinh, mà do Hội đồng già làng, trưởng bản bàn bạc và thống nhất để áp dụng cho từng năm; dựa trên các yếu tố: Thời tiết, mùa màng, khả năng kinh tế chung của mỗi gia đình... Sau khi thời điểm đã được xác định, theo phong tục, buổi chiều hôm tất niên mỗi gia đình mổ một con gà để cúng tiễn biệt năm cũ. Đêm hôm đó được coi là đêm Giao thừa, khắp làng bản Hà Nhì tiếng giã bánh dầy, bánh trôi làm rung động cả một vùng rừng núi. Vào lúc đầu canh ba, nhà nhà thi nhau mổ lợn. Gọi là "thi" vì người Hà Nhì quan niệm nhà nào mổ lợn xong sớm, chọc tiết lợn một lần là được ngày, thì sang năm sẽ phát tài phát lộc, cuộc sống no ấm, con cháu sum vầy. Thịt lợn được pha chế thành 3 thứ: xương riêng, nạc riêng và mỡ riêng. Bánh trôi chấm với mật o­ng rừng tinh khiết, màu hổ phách, dẻo như tơ, ngọt mà không khé, mùi thơm thật khó tả. Bánh chưng của người Hà Nhì được thay bằng bánh gù, hình ống, dài hơn một gang tay. Gia đình nào cũng nhồi lạp xường, lạp xường của người Hà Nhì ngon thơm đặc biệt, do có nhiều loại gia vị được chiết xuất từ các loài thảo mộc.
  2. chaoapachai

    chaoapachai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Trong mấy ngày Tết, những người cao tuổi lập thành nhóm, nhóm này đi chúc Tết gia đình của nhóm kia, họ này đi chúc Tết họ kia, với những lời lẽ tốt đẹp và tình cảm chân thành. Tại bữa tiệc khoản đãi, người khách quý nhất sẽ được mời một mâm riêng. Trên mâm, một bên bày 6 chén rượu: 4 chén để "rửa" 4 chân tay, 1 chén "rửa" mặt còn 1 chén để uống. Một bên đặt 1 giỏ cơm, xung quanh giỏ cắm hoa mào gà, trong giỏ cơm có 1 khoanh thịt mỡ đã luộc chín, giữa khoanh thịt mỡ nhét sẵn mấy quả ớt đỏ. Người khách được quyền tự do lựa chọn, hoặc bên này hoặc bên kia. Sau khi chọn xong "phần" của mình, người khách vui vẻ đặt lên mâm mấy đồng tiền mừng tuổi rồi hát một bài, lời tự biên, mang nội dung cám ơn và cầu mong điều may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.
    Tết Nguyên Đán của đồng bào Hà Nhì diễn ra chừng 1 tuần lễ. Suốt 1 tuần đó, ngày cũng như đêm, khắp trong bản ngoài mường đâu đâu cũng tưng bừng, nhộn nhịp. Khi các bậc trưởng lão ngồi cạnh nhau bên mâm rượu, để ôn lại những câu chuyện về lai lịch dòng tộc từ 9, 10 đời trước; hoặc nói với nhau những ước nguyện sâu xa về dâu hiền cháu thảo, về kinh nghiệm mùa màng... Thì ở ngoài trời, các loại trống, chiêng, đàn, sáo cùng rộn rã vang lên. Trong bộ trang phục truyền thống đẹp nhất của mình, từng đôi nam thanh nữ tú tay giấu trong tay, mắt soi vào mắt, cùng say sưa nhảy những điệu sơn vũ được lưu truyền từ muôn kiếp cha ông. Sau những trò chơi đố lá dang dở, sau những cuộc hát đối nửa chừng và cuối cùng là sau những ngày vui Tết, rất nhiều lứa đôi đã trở nên tâm đầu ý hợp, thầm mong ngày "buộc chỉ cổ tay"...
    Bàn thờ tổ tiên
    Đặt ở góc trong vách ngăn gian hồi bên trái và gian giữa gần bếp kiềng bên trên chỗ ngủ của Nam giới. Ngày thường trên bàn thờ, người Hà Nhì không đặt bát hương và bất kỳ vật nào khác, chỉ đến ngày Tết, một số dòng họ mới dán thêm mảnh giấy bản nhỏ ở mép ngoài ban thờ. Bình thường, những chiếc bát đựng đồ lễ được cất trong một chiếc giỏ tre,treo phía trên bàn thờ. Khi nào cần thờ cúng, người ta mới lấy xuống dùng. Số lượng bát được quy định tùy theo từng dòng họ, nhưng ít nhất cũng phải có 5 chiếc. Khi cúng, 4 chiếc bát được đặt lên bàn thờ. Một chiếc đựng nước chè gừng, một bát rượu, một bát thịt, 1 bát cơm, còn 1 bát chỉ để hứng rượu và nước chè khi rót khỏi rớt ra ngoài.
    ?oBàn thờ được coi là vị trí linh thiêng nhất trong mỗi ngôi nhà, không ai được ngồi hay đứng lên ban thờ, khi ngủ không ai được quay chân về phía ban thờ. Những người khách lạ không được sờ, mó hay có những cử chỉ bất kính trước bàn thờ.?
    Nơi ngụ của thần bếp
    Cạnh bếp kiềng trong mỗi ngôi nhà Hà Nhì đều có một hòn đá, là nơi trú ngụ của bà thần bếp (A Phì Phu chu ma), ?oBà thần bếp giữ hồn vía của mọi người trong gia đình khi làm nà xong phải đặt hòn đá cho à thần bếp về trước rồi người mới về ở ?.
    Hàng năm, mỗi gia đình đều phải cúng bà 3 lần:
    - T1: Tối ngày con rồng (lò no) đầu tiên của tháng âm lịch.
    - T2: Buổi tối ngày thứ nhất là lễ cầu mùa khô già
    - T3: ngày con rồng đầu tiên của tháng 11 âm lịch. Cũng vào ngày này người Hà Nhì bắt đầu mổ lợn,giã bánh dày, chuẩn bị ăn Tết.
    Lễ cúng chỉ có bánh dầy (Zalê), và nước chè gừng (Sa chự làpe), khi cúng chủ nhà bẻ một miếng bánh đặt trên hòn đá thờ. Sau đó, một tay ông ta cầm bát nước chè gừng,một tay cầm đôi đũa nhúng vào bát rồi vảy về phía hòn đá 3 lần, vừa vẩy vừa cầu bà phù hộ cho mọi người mạnh khỏe và may mắn. Sau khi ông chủ cúng xong tất cả mọi người trong gia đình để phải ngửa tay lễ ba vái.
    Lễ vào nhà mới
    ?oNgày Thìn là ngày may mắn, ăn nên làm ra. Nhà cửa vững bền nên khi làm nhà mới, chủ nhà nào cũng chọn ngày Thìn là vì thế?
    Lễ vào nhà mới được tổ chức đơn giản. Gia chủ thịt một con lợn, luộc chin, thái miếng. Sau đó người vợ chủ nhà gắp vài miếng thịt, tim, gan vào cái bát, múc một bát canh gừng, một bát cơm tẻ và một bát rượu đưa cho chồng bày lên trên bàn thờ tổ tiên, chủ nhà mặc y phục cổ truyền đầu vấn khăn đen, thắp hương rồi lạy 1 lần, tiếp đó mọi người có mặt cũng đều lần lượt lạy theo. Lạy xong thì dọn cơm ăn. Sau bữa cơm, người ta thường hát chúc tụng nhau, hát theo từng cặp. Nam giới thích chơi trò đó ngón tay, ai thua thì phải uống rượu. Cuộc vui có khi keo dài cả ngày.
    Chọn đất ở
    Khi chọn đất ở người Hà Nhì không tính xem phương vị (Đông, Tây, Nam, Bắc) có hợp với tuổi của chủ nhà hay không. Nhà của họ bao giờ cũng tựa vào lưng đồi và hướng xuống thung lũng ?oChúng tôi chỉ muốn phía xa trước nhà mình có một ngọn đồi để của cải trong nhà cũng được đầy đặn như vậy?. Nếu phía trước nhà mà là một eo núi thì không tốt lắm.
    Sau khi đã tìm được miếng đất ưng ý, cần phải bói xem đất có tốt không, có ở được hay không. Muốn vậy, người Hà Nhì chỉ có cách bói thóc (sé fò fò). Chủ gia đình sẽ đào một hố nhỏ ngay chỗ mà mình định làm nhà, đặt vào đó ba hạt thóc chụm đầu vào nhau rồi đậy một tấm đã lên. Một hạt tượng trưng cho người, một hạt tượng trưng cho gia súc, hạt còn lại tượng trưng cho mùa màng. Sau khoảng 30p mở tấm đá ra nếu các hạt vẫn còn nguyên ở vị trí cũ là đất tốt. Chỉ cần có 1 trong 3 hạt bị xê dịch là đất xấu, không ở được.
    Cửa chính và lỗ thông gió
    Nhà của người Hà Nhì chỉ có một cửa ra vào ở phía trước. Trong nhà được ngăn làm 2 phần theo chiều dọc. Nửa phía trước gọi là gió mư, nữa phía sau được gọi là khó phu, ở bức tường cũng có một cửa ra vào, hơi chếch so le với cửa ngoài. Mỗi gian buồng cũng có một cửa ra vào riêng. Khách đến nhà, không nên bước vào buồng riêng nếu không được chủ nhà cho phép.
    Mỗi ngôi nhà có từ 3 - lỗ thong gió và lấy ánh sang. ?o Người Hà Nhì không làm cửa sổ to vì sợ mùa đông gió lạnh lùa. Khi trình tường, chỉ để lại mấy ô tòn nhỏ hơi chếch trên cao, cũng có thể coi đó là cửa sổ của chúng tôi vậy.Những ô cửa này vừa có tác dụng thong gió cho nhà,thoáng khí, vừa để khói bếp dễ thoát ra ngoài. Chúng tôi cũng khoét một lỗ nhỏ trên cao, phía ngoài tường khi có người về ở, chim thường đến làm tổ ở đây, và người Hà Nhì coi đó là điềm lành?.
    Buồng ngủ của chủ nhà
    Thường được bố trí tại gian bên phải, sát vách gian giữa, trong phần phía trong mặt bằng của ngôi nhà. Trong buồng có 2 chiếc giường, chiếc nằm ngang dành cho chồng, chiếc đặt dọc dành cho vợ ?oĐặt 2chiếc giường như vậy là để khi vợ đẻ, con còn nhỏ thì chồng ngủ riêng?
    Theo tập quán của người Hà Nhì, những người thuộc bậc anh em thì vẫn được phép vào buồng, còn những người đàn ông trong bậc trên như bác, chú anh trai,các anh trong họ và khách lạ không được phép vào buồng, lý do: tránh làm việc xấu xa.Nếu ai cố tình vi phạm sẽ bị dân làng chê cười và cho đó là người xấu xa.
    Sau khi 1 trong 2 người chết, ngưòi còn lại thường dọn ra gian giữa, căn buồng lúc này dành cho vợ chồng con trai cả ngủ.
    Buồng ngủ của con dâu
    Bố mẹ chồng còn sống, con dâu ngủ ở gian buồng bên trái. Khi nhà có người chết con dâu phải tháo giường chuyển ra ngoài, dành căn buồng đó đặt thi hài người đã khuất trong những ngày chờ mai tang người thân, các cặp vợ chồng không được ngủ chung mà phải ra ngủ ở gian ngoài với các anh em trai, chị em gái. Sau ngày đưa tang, người con dâu mới trở về buồng của mình. Nếu nhà có 2 con dâu mà chưa tách hộ, con dâu thứ ngủ gian bên trái, con dâu cả ngủ ở ngay chiếc giường đặt ở nửa phía ngoài gian hồi bên phải.
    Bố và anh trai chồng không được vào phòng con dâu. Em trai chồng thì được phép vào buồng chị dâu nhưng nếu vcó mặt chị ta ở đó thì không được phép ngồi lên giường.Khi cha mẹ chồng chết,con dâu mới được chuyển sang ngủ ở buồng chủ nhà.
    Kỹ thuật trình tường
    Trình tường là công đoạn rất quan trọng, bởi nó quyết định độ vững trãi và yếu tố thẩm mỹ của ngôi nhà. Người thợ trình tường đòi hỏi phải có kinh nghiệm: lấy khuôn, chỉnh độ bằng , giã, bạt,?
    Sau khi trình được hộp đất đầu tiên ở mặt trước, người ta cúng để cầu mong không có sự cố trong quá trình trình tường. Lễ vật cúng gồm: thịt gà, nước canh gừng, rượu, cơm, và 3 nén hương. Cúng xong mỗi người thợ lạy một lần. Dụng cụ trình tường gồm hộp khuôn gỗ (có thể tháo lắp), chày, bàn nạo, bạt và rổ chuyển đất. Người Hà Nhì thường chọn loại đất xốp có độ ẩm vừa phải, tốt nhất là loại đất có mày vàng vừa dễ trình, ít bị nứt lại bền chắc. Để đảm bảo cho tường vững chắc không vị nứt thường bỏ thêm đá, tre tươi vào bên trong hộp rồi đổ đất, giã nện chặt. Khi đất trình đã đầy, người ta tháo hộp rồi dùng bạt đập miết hai bên thành cho mịn. Những chỗ đất lồi ra thì dùng bàn nạo xén bớt cho phẳng rồi bạt nện lại. Người Hà Nhì xử lý những chỗ tường bị khô nứt bằng cách vá, trát thêm đất nhỏ màu trắng hay đất bùn ruộng.
  3. chaoapachai

    chaoapachai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  4. novossmile

    novossmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    các bác ở HN bao giờ Off thi YM cho em cai nhé. Em thấy tình hình là dân tình có vẻ đăng ký nhiều.
    off di
    off di
  5. IAN_WRIGHT

    IAN_WRIGHT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    hehe, hâm mộ Arsenal thì đúng rồi, còn cái số 87 kia là 87 cái xuân xanh đấy nhá. mà em ít lên diễn đàn, có thông tin hay gặp mặt bàn mưu tính kế gì thì bà chọ cứ phone cờ lo hay cho em cái message nhá. Trăm sự nhờ cậy.
    SDT 0957 518 218
    or 0947 535 434 (MR Toản)
  6. huynhchi

    huynhchi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2006
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người, đang rập rình, thập thò, ngấp nghía Apachải! Bị đẩy xuống tận trang 5! Kéo lên cái nào!
    Khi nào nhóm SG ộp thì bác Linh hú em tiếng nhá!
  7. tiengiangquetui

    tiengiangquetui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    0
    tiengiang khuyến khích ông đi đấy. Ra ngoài đó lạ nước lạ cái, 2 đứa mình thay nhau làm xế
  8. chaoapachai

    chaoapachai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Thời tiết đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng La Nina - từ giờ đến tận sang năm sẽ mưa nhiều nhiều, sẽ ảnh hưởng đến chuyến đi Apachai đây. Giờ này hàng năm các nhóm chạy Tây Bắc cứ chiu chíu, giờ đường sạt toé loe, anh em hoặc ôm hận nằm nhà không thì cũng thiết kế hướng khác.
    Cứ hy vọng thôi
  9. SSN705

    SSN705 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Tình hình mưa gió có vẻ căng thẳng quá, nhưng tinh thần là nhóm vẫn quyết tâm đi thôi. Mưa gió sạt lở thì lội bùn cho nó sướng, vậy mới gọi là đi hành xác.
    HN dạo này im lìm quá, tổ chức hội họp 1 cái lấy khí thế đi.
    Thông báo offline nhóm SG lần 3:
    Thời gian và địa điểm vẫn như cũ, thứ 4 ngày 17-10-2007.
    Trong lần offline này, nhóm sẽ lên kế hoạch, tiến hành đóng tiền lần đầu và xúc tiến các bước chuẩn bị tiếp theo. Thân mời các bạn góp mặt đông đủ.
    @đầu cầu HN: Tiến hành offline sớm trong tuần này để thông báo kế hoạch đóng tiền và chuẩn bị các bước tiếp theo. Vịt và gà sẽ lo công việc này nhé.
  10. novossmile

    novossmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    off di bac ui,
    de con len danh sach va chuan bi

Chia sẻ trang này