1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rủ rê gấp - Khám phá 1 trong 5 điểm xấu nhất ĐNA - Mùa thu Sìn Hồ - Pú Đao 5 ngày dịp 2-9 (Đi từ tối

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi tottochan81, 18/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Rủ rê gấp - Khám phá 1 trong 5 điểm xấu nhất ĐNA - Mùa thu Sìn Hồ - Pú Đao 5 ngày dịp 2-9 (Đi từ tối 28-8 đến hết 2-9)

    Lịch trình đã soạn ở nhà từ mấy hôm trước, (tí về sẽ post cụ thể) nhưng đến hôm nay em mới liều quyết định xin nghỉ phép tiếp 2 ngày để thực hiện ấp ủ của mình. E tạm nói qua cung đường thế này:


    Đi, về 2 đường khác nhau:
    HN - Sông Mã - Điên Biên Đông - Mường Lay - Pú Đao

    Pú Đao là điểm đến chính trong hành trình này với việc khám phá các bản: Hồng Ngài, Nậm Đoong (1 trong những điểm đón mặt trời đẹp nhất ĐNA), Nậm Đắc và Hồng Tý.

    Tiếp tục về theo cung Pú Đao - Sìn Hồ - Lai Châu - Lào Cai - HN (Có thể đi tàu lên theo đường này rồi về ĐBĐ)

    Mời các bác đăng ký khẩn trương vì đã gấp.
  2. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    PÚ ĐAO ?" VÙNG ĐẤT CỦA NHỮNG NỤ CƯỜI TRẺ THƠ
    Tác giả: Cẳng Chai
    Ngày: 25/04/2008

    Từ thị xã Mường Lay, thủ phủ cũ của tỉnh Lai Châu, theo quốc lộ 12 chúng tôi đến huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu). Dù xã Pú Đao chỉ cách huyện lỵ Sìn Hồ khoảng 13 km nhưng không tìm thấy một bảng chỉ dẫn nào về Pú Đao, người qua đường cũng hiếm, nhóm mày mò đi và đi lạc đường hơn 20km. Nhờ những người dân địa phương hiếm hoi bắt gặp trên đường chúng tôi mới tìm được đúng đường đi vào xã Pú Đao. Gian nan đường vào Pú Đao Vài năm trước, đường vào Pú Đao là con đường dốc ngoằn nghèo lên núi cao với những khúc cua nghẹt thở và chỉ có thể đi xe máy vào. Hiện nay đường vào Pú Đao đang được xây dựng nên xe ô tô đã có thể vào gần đến bản. Sau hơn 1 giờ vật lộn với những con dốc, chiếc xe của chúng tôi sập mố tại một đoạn đường đang làm. Đường vắng, mố sập khá sâu đụng gầm xe, cả nhóm hì hục chèn đá và đẩy xe nhưng gần 30 phút chiếc xe vẫn không nhúc nhích. May mắn đến với chúng tôi khi một nhóm người dân Pú Đao xuống huyện giúp đẩy chiếc xe ra khỏi mố sập. Tiếp tục lên đường, đến một ngã ba, chúng tôi lại phải dừng lại để dò đường và hỏi thăm đường vì trên đường đi không có lấy một cột mốc chỉ đường và đường đi rất khó, nhất là khi phải quay đầu xe. Vượt qua không ít trở ngại, 9g45 chúng tôi có mặt ở Pú Đao sau gần 3 giờ với quãng đường 13km. Nếu so với đường vào Pa Thơm (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) thì đường vào Pú Đao nguy hiểm hơn, vắng vẻ hơn và khó đi hơn rất nhiều. Và bù lại, cảnh quang ở đường vào Pú Đao không kém gì Pa Thơm, non nước hữu tình, núi chồng núi, mây ôm lấy núi? Xã Pú Đao có bốn bản nằm rải rác: bản Hồng Ngài, Nậm Đoong, Nậm Đắc và Hống Tý và là xã khó khăn nhất của tỉnh khó khăn nhất cả nước. Bà con ở đây chủ yếu là làm nương rẫy nhưng cả xã chỉ khoảng 20% có đủ gạo để ăn, phần lớn còn lại gạo chỉ đủ ăn trong 1,2 tháng, những tháng còn lại phải ăn ngô thay cơm. Pú Đao ?" vùng đất của nụ cười Cách bản Hồng Ngài gần 3km, đường hẹp và bị sạt lở nên chúng tôi phải bỏ xe lại. May mắn lại đến khi gặp được một người dân địa phương đi ngang qua và cho cả nhóm đi nhờ bằng nhiều lần xe. Bản Hồng Ngài nằm trên lưng chừng một ngọn đồi, chỉ có vài chục nóc nhà của dân tộc Mông. Ở bản Hồng Ngài này, trung tâm xã Pú Đao có hai ngôi trường và cả hai đều đón chúng tôi với những tiếng ê a của học trò. Trường PTCS Pú Đao có 18 lớp, trường mầm non có 3 lớp. Ở nơi đìu hiu này, khách đến thăm chỉ đếm trên đầu ngón tay nên rất nhiều em học sinh tỏ ra tò mò khi chúng tôi vào thăm trường. Điều ấn tượng nhất với chúng tôi là nụ cười của trẻ em nơi đây. Các em cấp 1 và cấp 2 biết e dè khi chụp ảnh nhưng khi đưa ống kính lên chúng tôi luôn nhận được những nụ cười đáp lại. Nụ cười nhẹ nhàng và đầy e dè của các em gái người Mông. Và học sinh của ba lớp mẫu giáo đón chúng tôi với vô vàn nụ cười của chính các em, những cô bé cậu bé học sinh chưa đến tuổi để e thẹn nhưng đủ biết để khép mình trước những người lạ. Đứng sau ba gian cửa sổ của ba lớp học, các em bảo nhau ?olùa lùa đi! lùa lùa đi!? (Cười đi! Cười đi ?" NV) khi chúng tôi chụp ảnh. Cứ thể những nụ cười hồn nhiên của tuổi thơ cứ tuôn không ngừng và tha hồ để những người bạn chúng tôi ghi lại những nụ cười trong sáng nhất cho đến khi chúng tôi chào tạm biệt các em. Đến khi kết thúc hành trình tôi vẫn ngây ngất với những nụ cười trẻ thơ ấy, những nụ cười trong sáng và yêu đến lạ? ?oNếu đến Pú Đao, hãy đón bình minh ở Nậm Đoong? Tất cả những người dân bản Hồng Ngài đều khuyên chúng tôi như vậy khi mời chúng tôi nghỉ lại đêm ở đây để sáng mai đón bình minh trên bản Nậm Đoong. Bản Nậm Đoong cách trung tâm Hồng Ngài chỉ khoảng 8 km đường nhưng đường đi khá khó khăn, chỉ có thể đi bằng xe máy nếu trời không mưa. Nậm Đoong ở ngay trên đỉnh núi với những mái nhà xam xám dưới những lùm cây xanh. Đường vào bản Nậm Đoong không chỉ hữu tình với cảnh quan hoang sơ của rừng núi mà dọc đường, du khách có thể nhìn bao quát cả thung lũng phía dưới, đẹp nhất là thung lũng nơi giao nhau giữa sông Đà và sông Nậm Na. ?oSáng sáng đón bình minh ở những nơi này đẹp lắm?, cô Nguyễn Thị Hồng Nhung, phó hiệu trưởng khối tiểu học trường PTCS Pú Đao cho biết. Nậm Đoong cũng đã được khách hàng của Gecko Travel ?" mộng hãng lữ hành của Anh chuyên đưa khách đến Đông Nam Á du lịch kiểu trekking (du lịch khám phá trên những đường mòn xa xôi) bình chọn là một trong những điểm đón mặt trời mọc đẹp nhất ở Đông Nam Á. Theo các du khách vì Pú Đao còn có một lợi điểm nữa là còn quá hoang sơ, chưa có nhiều du khách đặt chân tới nên những ai đã đến Pú Đao sẽ rất ấn tượng. Đường vào bản Nậm Đoong từ bản Hồng Ngài chỉ khoảng 8km và mặt đường chỉ ộng gần một mét, không mấy bằng phẳng, nếu trời mưa thì càng nguy hiểm cho nên phải thạo đường thì mới dám vào đây. Chúng tôi nghe những lời tâm sự của người dân bản địa mà hồ hởi nhưng vì lộ trình những điểm đến tiếp theo của hành trình ?oKhám phá 100 điểm đến thú vị? còn quá dài, chúng tôi không thể ở lại Pú Đao một đêm để đón bình minh trên bản Nậm Đoong. Thật lòng, với một người khách lạ đến thăm Pú Đao như tôi chỉ trong một buổi ngắn ngủi tôi sẽ khuyên tất cả những người có ý định đến Pú Đao: ?oNếu đã đến Pú Đao, xin hãy ở lại Nậm Đoong một đêm để tận hưởng một buổi sáng đón bình mình trên bản Nậm Đoong này, các bạn nhé!?.
  3. rock_n_classic

    rock_n_classic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    523
    Đã được thích:
    0
    Vừa mới nghe một người bạn nói về điểm đến này. Một điểm đến khá mới, nếu search trên google thì sẽ nhận được kết quả trả về như sau: "Pú Đao: đẹp nhất Đông Nam Á". Tuy nhiên, lưu ý cả đoàn nên gọi điện lên đó hỏi thăm tình hình mưa nắng ra sao.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  4. lubo2811988

    lubo2811988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2009
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    em tưởng 2/9 chị tốt tính đi Cam
  5. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ Sìn Hồ
    Nhiều du khách tìm đến Sìn Hồ để thấy được vẻ hoang sơ đầy lãng mạn và tận hưởng cảm giác mình thật nhỏ nhoi giữa thiên nhiên hùng vĩ.
    Không chỉ dừng lại ở việc được hoà mình với thiên nhiên hùng vĩ, nếu lên Sìn Hồ vào những ngày mùa duy nhất trong năm (ở Sìn Hồ chỉ có một mùa lúa), du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những nét sinh hoạt bình dị đẹp đến lạ thường của một địa danh quanh năm mây phủ.
    Cao nguyên Sìn Hồ cách thị xã Lai Châu khoảng 60 km theo đường quốc lộ 4D. Tuy nhiên, nếu muốn thấy hết cái đẹp hoang sơ và tận hưởng cảm giác mạo hiểm trên đuờng đến đây, du khách nên đi theo đường từ Điện Biên, dọc quốc lộ 12 lên Mường Lay, đến ngã ba Chăn Nưa thì rẽ vào tỉnh lộ 128. Theo cung đường này, du khách sẽ có dịp đi dọc theo con sông Đà hùng vĩ và chinh phục hai con đèo quanh uốn lượn với những phúc cua lên dốc làm nổi da gà những tay lái miền xuôi là đèo Ma Thì Hồ, Mường Lay và Đèo Chăn Nưa, Sìn Hồ quanh năm mây phủ.
    Con đường vào huyện Sìn Hồ (Lai Châu) ngoắt ngoéo dốc lên dốc xuống đến chóng mặt. Mỗi khi vào những đoạn dốc cua tay áo trong cái không gian mù mù sương phủ càng làm tăng cảm giác ớn lạnh trên đường. Tuy nhiên, với những người ưa mạo hiểm và thích chinh phục thì đây cũng chính là điều thú vị mở đầu cho chuyến hành trình khám phá.

    Sau cả một chặng đường dài qua bao núi non, đèo dốc, du khách sẽ đến được Sìn Hồ. Ở đây, dù gần giữa tháng 7, không khí vẫn lạnh thấu da. Dừng lại trong màn sương ấy, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác những giọt sương đọng ướt sũng trên mi. Xa xa, trên những con đèo dài tít tắp, du khách sẽ bắt gặp những người dân tộc mang bán những sản vật bên đường như hoa trái, thực phẩm cho những khách đi đường hay cho dân bản quanh vùng. Những cái "chợ" xinh xinh với vài ba người bán như thế giữa núi rừng làm cho phong cảnh bao la hùng vĩ bỗng trở lên ấm áp và đầy sức sống.
    Một số hình ảnh cao nguyên Sìn Hồ:
    [​IMG]
    "Chợ" trên đèo Chăn Nưa.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đường Sìn Hồ trong sương
    [​IMG]
    Đường vào Sìn Hồ qua những lưng đèo, thung lũng mờ sương.
    [​IMG]
    Cảnh núi non hùng vĩ khiến du khách chợt nhận ra mình thật nhỏ nhoi giữa núi rừng Tây Bắc.
    [​IMG]
    Thoảng lại có những con suối tung bọt trắng xóa.
    [​IMG]
    Trong những bản ở Sìn Hồ, những người phụ nữ dân tộc ngồi may, vá.
    [​IMG]
    Nụ cười bên khung cửi.
    (Sưu tầm)
  6. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Không bác nào có hứng ạ
  7. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Càng đọc càng muốn đi
    Xứ lạnh Sìn Hồ
    Nhìn trên bản đồ đất nước hình chữ S, ở chỗ cao nhất của Tây Bắc có một dấu chấm đỏ, đó là huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Lên Sìn Hồ, giữa trập trùng núi đá, bạt ngàn rừng nguyên sinh, biển may mù, núi cao, vực sâu, du khách có dịp ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ và khám phá những phong tục tập quán độc đáo nơi cuối trời Tây Bắc.
    [​IMG]
    Nằm cách thị xã Lai Châu 60km, Sìn Hồ được coi như Sa Pa thứ hai của Tây Bắc. Khởi hành từ thị xã Lai Châu theo con đường tỉnh lộ 4D, cứ ngược dốc mà đi. Mấy chục cây số đường lên Sìn Hồ chỉ thấy dốc nối dốc, đèo nối đèo. Con đường như một dải lụa ngoằn ngoèo xuyên qua đại ngàn và những dãy núi cao ngất trời. Mỗi khúc cua, mỗi cung đường, mỗi mép vực đều để lại nhiều ấn tượng về một vùng đất hàm chứa nhiều điều hấp dẫn.
    Bên những vách đá cao sừng sững dài ngút tầm mắt, sương giăng khắp lối, ta có cảm giác như có thể nắm được từng đụn mây trắng lững lờ bay qua trước mắt. Xen lẫn giữa màu xanh ngút ngàn của rừng già lá các loài hoa rừng đang vươn mình khoe sắc. Sắc tím của hoa phong lan, đỏ thắm của hoa đào, màu trắng tinh khôi của hoa mơ như dệt nên một bức tranh đa màu sắc giữa trùng điệp núi non.
    [​IMG]
    Dọc hai bên đường lên Sìn Hồ thỉnh thoảng du khách lại bắt gặp những thác nước nhỏ chảy về từ một vách đá nơi biên thùy. Giữa không gian mênh mông của miền sơn cước, ta nghe rõ từng tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách dưới vực sâu. Những ngôi nhà gỗ của người Dao, nhà đất của người Mông mọc lên giữa triền núi biếc đang tỏa khói lam chiều lại càng tô điểm thêm vẻ đẹp cho bức tranh cuộc sống miền sơn cước. Những cái tên đầy lạ lẫm như Hồng Thu ?oMông? xã của người Mông, Hồng Thu ?oMán? của người Dao, rồi Pu Sam Cáp? gợi hình dung về một miền xa ngái. Sau một buổi sáng đi đường, du khách sẽ tới thị trấn Sìn Hồ. Đây thực chất là một thung lũng nhỏ có những thửa ruộng bậc thang uốn lượn tựa làn sóng nhấp nhô giữa biển khơi. Vào mùa lúa chín, cả thị trấn như được nhuộm một màu vàng óng ả.
    [​IMG]
    Chợ Sìn Hồ bày bán đủ các thứ hàng hóa tạp phẩm, giày dép, thổ cẩm? Phụ nữ dân tộc xuống chợ xúng xính trong bộ váy thổ cẩm sặc sỡ. Chợ ở nơi cuối trời Tây Bắc kể ra cũng thật đặc sắc, người ta đến chợ không chỉ để mua hàng mà còn giao lưu văn hóa. Giữa không gian mênh mông của miền sơn cước, nghe một bài dân ca Mông thôi cũngđủ thấy say lòng! Đến Sìn Hồ, du khách còn không quên thưởng thức những món đặc sản như thịt trâu quấn lá lốt, thịt dê hấp, lợn bán, cá suối chiên vàng, xôi nếp nướng vừa dẻo vừa thơm, ăn một lần thì nhớ mãi.
    Với đặc trưng của xứ lạnh, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18oC nên du khách đến Sìn Hồ thường được hướng dẫn nên thử tắm lá thuốc một lần. Cảm giác được ngâm mình thư giãn trong thùng gỗ pơ ?" mu đổ đầy nước thuốc pha chế từ 20 vị thuốc của rừng, sau đó để lão Páo bấm huyệt, bao mệt nhọc sẽ tan biến, chỉ còn lại sự thư thái đầy sảng khoái.
    Lên Sìn Hồ, du khách còn có thể đến thăm dinh thự của ?ovua Thái? Đèo Văn Long ở xã Lê Lợi, mang kiến trúc đặc trưng của bản sắc văn hóa Thái, nay trở thành di tích lịch sử, giáo dục lòng tự hào dân tộc. Hay chiêm ngưỡng tấm bia Lê Lợi được khắc trên vách đá ở bắc sông Đà. Cách thị trấn Sìn Hồ không xa có bản Pú Đao (tiếng dân tộc nghĩa là ?onúi cao?) của người Mông. Bản này từng được hãng du lịch Gecko Travel (Anh Quốc) bình chọn đây là điểm đến đẹp nhất Đông Nam Á. Trên núi hiện vẫn còn bạt ngàn những vùng hoa dại khiến những người lãng mạn muốn đắm chìm để tận hưởng mùa rực rỡ nhất ở Tây Bắc. Xen lẫn nương rẫy xanh ngắt dưới thung lũng là những cây cổ thụ lá đỏ rực. Khung cảnh đẹp đến nỗi khó thốt nên lời.
    Theo TGPN
    Được tottochan81 sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 18/08/2009
  8. Hung_mtuci

    Hung_mtuci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Bác cứ cho cái lịch trình đã thế nào cũng chả có ném đá.
    Em nghĩ nếu đi thì nên từ sáng thứ 6, chứ đi từ đêm t6 sẽ rất mệt mỏi.
    Em chỉ xem ném sỏi trước
  9. denmuon

    denmuon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/08/2007
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Đi Sìn hồ nên đi từ chăn nưa lên, đường dốc quanh co, mây mù trắng xoá, Đến sìn hồ bạn sẽ làm quen với người Dao thêu (Mặc quần thêu hoa văn), được đi trong biển sữa (ngập trong mây) có cảm giác như ngàn mũi kim đâm nhẹ nhẹ vào da thịt, không quên được. Ấn tượng của mình với sìn hồ không phải là "mặn nắng" mà là "ngập mây" (mỗi người một cảm xúc khác nhau về Sìn hồ mà). Nếu đi từ Chăn nưa lên thì tuyệt.
  10. denmuon

    denmuon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/08/2007
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Đi Sìn hồ nên đi từ chăn nưa lên, đường dốc quanh co, mây mù trắng xoá, Đến sìn hồ bạn sẽ làm quen với người Dao thêu (Mặc quần thêu hoa văn), được đi trong biển sữa (ngập trong mây) có cảm giác như ngàn mũi kim đâm nhẹ nhẹ vào da thịt, không quên được. Ấn tượng của mình với sìn hồ không phải là "mặn nắng" mà là "ngập mây" (mỗi người một cảm xúc khác nhau về Sìn hồ mà).

Chia sẻ trang này