1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rừng Na Uy? Hay ở chỗ nào?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cool_dcs, 05/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Bác này nói hay.
    Nhưng cũng không cần đến một số năm nữa mới hiểu Murakami. Khuynh hướng viết hiện thực huyền ảo đã xuất hiện từ lâu.
    Màn sương chỉ dày đặc với những cái đầu của tuyến tính.
  2. Nhimcon1982

    Nhimcon1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    1.620
    Đã được thích:
    0
    Tớ thích cái đoạn mở đầu khi Toru nhớ về cái buổi đi dạo với Naoko và cái giếng,theo tớ đấy là đoạn văn tươi sáng nhất trong quyển sách.Phần lớn còn lại nhuốm màu ảm đạm.
    Tớ cũng thích cái lúc Toru đi lang thang sau cái chết của Naoko.
    Vả cả cái đoạn đối thoại của Toru với Midori khi hai người gặp nhau lần đầu.
    Còn *** siếc gì không quan trọng,đó không phải là vấn đề đáng để quan trọng hoá lên.
  3. Arrietta

    Arrietta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Tác phẩm nhắc đến *** rất nhiều , nhưng với một giọng điệu u buồn và lãnh đạm đến mức có cảm giác cái dục tính là không có thật , mà thực ra tính chất tinh thần lại nhiều hơn . Ví dụ tiêu biểu như việc diễn ra giữa Toru và Reiko sau buổi lễ tưởng niệm bằng âm nhạc họ tổ chức cho Naoko , nó đâu có dung tục và thô lỗ chút nào đâu , nó chân thực , thánh thiện và cảm động đấy chứ ! Đấy là chuyện tất yếu phải diễn ra , 1 bên là chàng trai đang đau khổ và lạc lối , 1 bên là người đàn bà không còn gì để mất . Khi Toru tiễn Reiko lên tàu và chị nói với cậu " hãy sống cho hạnh phúc vào nhé , cứ lấy phần của tôi và Naoko mà gộp vào cho cậu " rồi Toru đã hôn chị khi thấy chị khóc , giây phút đó họ đã thực sự yêu nhau bằng 1 tình cảm âu yếm vô bờ bến chỉ có thể có giữa những người chợt tìm ra nhau sống sót sau biết bao thảm họa , mất mát kinh hoàng . Họ cần phải trao cho nhau chút hơi ấm , chút an ủi và 1 niềm hy vọng để còn tiếp tục sống chứ !
    " Rừng Nauy " dạy rất nhiều về lòng can đảm và tình yêu qua những chi tiết như thế , mà không cần đặt vào miệng nhân vật của nó 1 câu rao giảng đạo đức nào . Đấy cũng là 1 phần cái hay của truyện . Bạn chủ topic lúc nào rảnh , đọc kỹ lại 1 lần trên 1 tinh thần khác đi , hy vọng bạn sẽ nhận ra 1 cái gì đó đẹp đẽ .
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Một không gian chết chóc của vật chất, chính cái khoản khắc đó, chính nó là thượng đế.
  5. nheonheo87

    nheonheo87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Đọc từ đầu đến trước cái đêm Toru và Reiko ngủ với nhau thì thấy cũng tương đối thích truyện này,thấy có nét j đó rất thơ trong khung cảnh,suy nghĩ,rất lạ,rất nhẹ nhưng rất thấm.Nhưng đến cái kết cục như thế thì...Thực là thấy bức xúc kinh...Không hiểu được động cơ và suy nghĩ của hai con người ấy...Thấy hỏng cả câu chuyện...Có lẽ chưa đủ tuổi để đọc và cảm nhận...
  6. Nhimcon1982

    Nhimcon1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    1.620
    Đã được thích:
    0
    Tại sao tớ không có cảm giác giống như bạn về chuyện này nhỉ,như tớ đã nói tớ chỉ thấy lúc Toru và Naoko đi dạo với nhau lần đầu tiên và nói chuyện "cái giếng" là tươi sáng nhẹ nhàng nhất còn sau đó là những chuỗi ngày nặng nề và có phần tăm tối.
    Một tác phẩm nói nhiều về cái chết và những dự cảm,những bế tắc tư tưởng thì làm sao mà nhẹ nhàng được nhỉ?
    Bổ sung thêm nữa,tớ thích cả cái đoạn Toru ngồi trên gác với Midori ở lần đầu đến nhà Midori,đó là 1 trong số ít lần Toru không bị những dằn vặt về Naoko chi phối.
    Cho dù không chê bai gì Rừng Nauy nhưng thực sự tớ không thích tác phẩm này cho mấy,có lẽ vì đã quen với văn học lãng mạn,hiện thực và cả cách mạng của Pháp,Nga...
    Trong Rừng Nauy có nói đến "Gatxbi vĩ đại" tớ có đọc tác phẩm này vài lần những vẫn không thích chút nào bởi vì tớ không thích Gatxbi anh ấy si tình nhưng mềm yếu.
    Tớ thích "Phía đông vườn địa đàng" hơn nhiều.
  7. abc000

    abc000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    1.202
    Đã được thích:
    0
    Bác này viết hay quá!!!Lại lật thêm được 1 lớp nghĩ trong câu truyện!!!
    Em thích cái cách sống là chính mình,không cần giống ai của những con người không toàn diện đó.
    Em thích cái cách nói không và dứt bỏ những thứ không thuộc về mình của Toru.
    Em thích tình yêu chân thành,trung thực đôi khi đến hài hước của các nhân vật ,.....
    ..........
  8. lonely_lily

    lonely_lily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Tôi thích quyển sách này lắm. Cả quyển sác toát lên một nỗi cô đơn đầy ám ảnh. Khi sống cùng thế giới của những con người trong đó, đôi khi thấy cả sự bế tắc của bản thân mình.
    Rừng NaUy" phản ánh xã hội Nhật những năm sáu mươi, giống như ?oThế hệ lạc lõng? của Phương Tây. Đọc tác phẩm tôi bỗng thấy man mác một không gian buồn bã khắc khoải, con người ta phải dằn vặt với sự bế tắc khi đi tìm bản ngã của mình. Đôi khi thất vọng sâu sắc, bởi không thể hoà nhập cái bản ngã đó vào hiện thực đời sống.
    Các nhân vật luôn luôn muốn sống một cuộc đời độc lập, phóng khoáng như là một bản nguyên, không sao chép theo một nguyên mẫu nào. Nhưng cái tôi ấy không thể liên kết với cộng đồng. Nó trở thành cái tôi cô đơn, cái tôi thất vọng. Đây cũng chính là biểu hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại rõ rệt trong nhiều tác phẩm, khi mà người ta không còn thấy những điều tốt đẹp trên cuộc đời này nữa.
    Thế giới nhân vật trong ?oRừng Nauy? là thế giới của những con người cô đơn. Ta bắt gặp đầu tiên hình ảnh của Toru năm 37 tuổi, với bản hoà tấu không lời ca khúc ?oRừng Nauy? (Norwegian Wood) của The Beatles. ?oGiai điệu ấy bao giờ cũng khiến toàn thân tôi run rẩy, lần này nó làm tôi choáng váng hơn bao giờ hết?. Bản nhạc đưa Toru trở về miền kỉ niệm, ?ovề những mất mát trong cuộc đời, về những bạn bè đã chết hoặc vô âm tín, những cảm xúc mãi mãi không còn nữa?
    Hình ảnh ?ongày hôm đó?- một cánh đồng mà mọi thứ hiện lại rõ ràng từ mùi cỏ, mùi lạnh đến cả tiếng chó sủa ?Nhưng nó trống rỗng vì không có ai cả. Âm điệu đầu tiên mà người đọc bắt gặp là sự cô đơn và lạnh lẽo. Toru và Naoko xuất hiện với câu chuyện về cái ?ogiếng đồng?. ?oNó sâu đến độ không thể đo được, và đầy chặt bóng tối, như thể toàn bộ bóng tối của thế giới đã được nấu chảy và lèn vào đó đến tận cùng đậm đặc của chúng?. Nó dường như cũng chính là giới hạn của con người trong cuộc đời. Người ta lo sợ mơ hồ về một điều gì đó mà không thể biết đích xác là gì, giống như việc người ta cố gắng đến mấy cũng không thể tìm ra vị trí cái ?ogiếng đồng?.
    Nó là một nỗi ám ảnh, một yếu tố tồn tại ngay trong chính bản ngã mỗi người.
    Có thế thấy rằng, mỗi nhân vật cô đơn trong ?oRừng Nauy? đều là một người dị biệt, méo mó, không hoàn hảo. Họ xa lạ với xã hội, với cuộc đời, thậm chí với chính cả bản thân mình.
    Cái khó khăn nhất trong cuộc đời một con người là vượt qua chính mình. Và còn khó khăn hơn để vượt thoát khỏi nỗi cô đơn. Dù vậy, con người ta vẫn luôn nỗ lực để làm được điều gì đấy. Song kết quả có khi là một sự thất bại. Nó dẫn đến cái chết, hay sự biến mất vĩnh viễn. Cuộc sống đôi khi quá nhỏ bé, ngột ngạt, không đủ chỗ dung chứa cho sự tồn tại của mỗi cá nhân sống đúng như bản thể của mình.
    Kizuki và Naoko là bạn thân của Toru. Họ mang tự trong bản thể của mình một nỗi cô đơn không thể lí giải nổi như có lần chính Naoko xác nhận: ?oCho nên nếu Kizuki còn sống, nhất định là bọn mình sẽ vẫn ở bên nhau, yêu nhau và dần dần trở thành bất hạnh [?] Bọn mình giống như hai đứa trẻ trần truồng lớn lên trên một hòn đảo hoang. Nếu đói, bọn mình chỉ việc nhặt chuối ăn, nếu thấy cô đơn, bọn mình chỉ việc tìm đến vòng tay nhau. Nhưng những cái như thế không kéo dài mãi mãi. Bọn mình lớn nhanh và phải gia nhập xã hội. Chính vì vậy mà cậu rất quan trọng với hai đứa chúng mình. Cậu là móc xích nối bọn mình với thế giới bên ngoài. Bọn mình gắng gỏi thông qua cậu để hoà nhập với thế giới bên ngoài càng nhiều càng tốt. Nhưng cuối cùng, việc đó không thành, tất nhiên rồi. ?.
    Mong muốn Toru trở thành móc xích duy nhất với thế giới bên ngoài nhưng Kizuki đã thất bại. Cậu tìm đến cái chết năm mười bảy tuổi, không để lại một lời di chúc. Cái chết ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến Toru và Naoko. Họ cùng rời khỏi Kobe tới Tokyo để tìm cho mình một lối thoát. Toru đã gặp lại và yêu Naoko vừa như một cách ?otìm lại thời gian đã mất?, vừa như muốn quên lãng quá khứ u sầu. Và cái cách họ đi bộ ngày tháng bên nhau trên khắp các con đường ngoằn ngoèo của Tokyo, nhằm thẳng về phía trước, như một nghi lễ tôn giáo, một phương thuốc chữa lành hai linh hồn sớm phải gánh chịu những tổn thương.
    Đêm sinh nhật đáng nhớ của Naoko với Toru đã khiến Naoko hiểu rằng mình có thể hoà nhập trở lại với thế giới. Nhưng Naoko đã không bao giờ chữa lành được vết thương ấy. Cô phải bỏ học vào sống trong một khu trị liệu trên núi cao. Cô tự nhận thấy mình méo mó, không hoàn hảo. Cô vừa hi vọng được quay trở lại cuộc sống bên ngoài, vừa lo sợ. Hành động khoả thân vô thức trước Toru là khát vọng sâu thẳm được phơi mở để hoà nhập sau cái chết của Kizuki.
    Nhưng nỗi đau quá khứ cùng nỗi cô đơn siêu hình ghê gớm một lần nữa dẫn Naoko đến tuyệt vọng, đến cái chết khi mới hai mươi tuổi. Giống như chị gái của cô, cái chết đến tự nhiên, nhẹ nhàng và giản dị. Họ chết chỉ vì họ không sống và không tồn tại nữa. ?oĐừng lo, nó chỉ là cái chết thôi mà. Đừng để nó làm phiền cậu.?.
    Đây cũng chính là triết lí mà Toru rút ra sau cái chết của Kizuki : ?oSự chết tồn tại không phải như một đối nghịch mà là một phần của sự sống?.
    Những cái chết đến như một điều chắc chắn phải có. Những người chết trong tác phẩm đều còn rất trẻ. Họ cô đơn và lạc lõng trước cuộc đời. Họ cố gắng vượt thoát khỏi nỗi cô đơn đáng sợ ấy. Và có lẽ bởi không còn đủ niềm tin, họ đã tìm đến điều đó như một giải pháp nhẹ nhàng, đơn giản.
    Đọc ?oRừng NaUy?, cảm xúc trong tôi mãnh liệt hơn bao giờ hết. Bởi khi sống cùng thế giới của những con người trong đó, đôi khi thấy cả sự bế tắc của bản thân mình.
  9. larry145

    larry145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    4.744
    Đã được thích:
    1
    Lily viết hay lắm,kết nhất câu cuối : tìm thấy chính sự cô đơn của chính mình.Phải,tớ cũng tìm thấy sự cô đơn của chính mình trong đó
  10. hoanghung456

    hoanghung456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Rừng Nauy, một ví dụ điển hình của *** nói chung văn học đang dần tìm đến những bản năng mang tính "con" của chúng ta. Hay hay

Chia sẻ trang này