1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rừng Na Uy? Hay ở chỗ nào?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cool_dcs, 05/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dobinhminh

    dobinhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2004
    Bài viết:
    5.224
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc truyện này cứ băn khoăn ko biết có phải người ta muốn tuyên truyền lối sống ******** dễ dãi cũng như gặp bế tắc là tự tử (hoặc rút vào cuộc sống trầm cảm) cho thanh niên hay ko . Mua truyện mà mới đọc đc 1 lần chắc mình ko có khả năng cảm thụ
  2. MrPrince

    MrPrince Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    8.629
    Đã được thích:
    10
    Chả hiểu truyện này viết gì. Truyện này thích nhất thằng Nagasawa với là em Midori. Ghét nhất em Naoko. Hết.
  3. ngon_nen

    ngon_nen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2006
    Bài viết:
    2.755
    Đã được thích:
    0
    Người ta tuyên truyền hay k thì chưa biết, nhưng có vẻ như tác giả muốn cổ vũ cho một lối sống ******** dễ dãi thì phải. Đọc truyện chỉ thấy mỗi một ý tưởng là hễ gặp thất bại thì quậy! Thích gì là làm, muốn gì là thực hiện (nhận xét của riêng tớ thôi nhá).
    Tớ cũng chả hiểu mọi người thấy nó hay ở chỗ nào?
    Được ngon_nen sửa chữa / chuyển vào 00:07 ngày 07/07/2007
  4. khonghoitiec

    khonghoitiec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    sao bọn bạn em cứ cãi là truyện này mới viết mà em đọc nó khi em học lớp 8 ???????????
  5. tranluuquyen

    tranluuquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.420
    Đã được thích:
    0
    @dominhbinh:
    Ý của bác cũng đúng, nhưng là theo lối tiêu cực khi nghĩ về những gì tác giả muốn nói đến. Tác phẩm mô tả về một thế hệ thanh niên Nhật thời kỳ đấy, trưởng thành sau Chiến tranh Thế giới II, bối cảnh nước Nhật là kẻ bại trận nên những giá trị văn hóa bị lung lay và những luồng văn hóa phương Tây, chủ yếu là văn hóa Mỹ với nhạc jazz, nhạc Beat, tiểu thuyết Scott Fitzgerald... du nhập vào và được thanh niên thời kỳ đó đón nhận tạo nên một "lost generation" - tớ ko biết dịch như thế nào - một thế hệ lung lay gốc rễ và mất phương hướng về tương lai. Nên cái cách mà họ sống và trưởng thành trở nên như thế, mỗi ng mỗi kiểu để đi qua tuổi trẻ của mình ko định hướng, hoặc là đc định hướng nhưng ko chấp nhận và tiêu hóa nổi. Và dù sao ng Nhật cũng là một cá tính dân tộc rất đặc biệt, nên chỉ có họ mới có những cách phản ứng quyết liệt kiểu như chọn cách tự tử (thiên về kiểu truyền thống ) hay chọn cách buông thả trong ********. Thời đó ko ai bảo thế là tốt (chính tác giả cũng viết trong tác phẩm càng chung đụng nhân vật chính càng ko thoát ra đc sự hoang mang chán chường lối sống ấy) nhưng thanh niên dậy thì 1 cái là thấy như thế, cũng là một cách khám phá bản thân và bám víu vì những giá trị bỗng trở nên huyễn hoặc, nên họ ko thấy thế là sa đọa theo nghĩa xấu như độc giả chúng ta
    Thật ra như ng Việt chúng mình, và thời đại này, đọc thì khó mà cảm nhận đc. Những người Việt Nam cũng độ tuổi thanh niên vào thời điểm thập niên 60-70 như trong truyện ở miền Nam trước 1975, họ dễ cảm hơn vì họ cũng từng trải qua những năm tháng với cảm giác na ná như thế: lãng mạn đến độ buông thả, với gốc rễ Á Đông ăn sâu trong máu nhưng lại tiếp nhận thường xuyên và phụ thuộc vào những giá trị văn hóa phương Tây, bối cảnh thời cuộc chiến tranh khiến đâm ra bức bối mất phương hướng... Nhưng ng Việt Nam bản chất ko giống người Nhật, (ng Nhật sau khi nước Nhật đầu hàng sau Thế Chiến II có khối ng tự sát bằng cách mổ vạch bụng ra), chúng ta nhu thuần hơn, ko đẩy bi kịch đi đến chỗ tự sát hay là sinh hoạt ******** dễ dãi thành phong trào như họ; và chúng ta lúc đấy còn có cuộc chiến tranh để thống nhất đất nước nữa, rất nhiều thanh niên đã chọn con đường cầm súng để giải phóng quê hương. (Tớ nói lan man như thế để liên tưởng cho dễ cảm nhận hơn thôi, ko có ý so sánh vì mỗi nước mỗi khác, ko so sánh đc).
    Dù sao, khi Murakami viết Rừng Na Uy, tớ nghĩ trước tiên ông ấy muốn viết cho riêng mình và những ng Nhật cùng thế hệ với mình. Những bi kịch trẻ dữ dội và ấn tượng với ng đọc, thì càng để lại những kỷ niệm sâu sắc hơn cho những ng trong cuộc. Nó gợi lại qua những giá trị tinh thần gắn bó với họ thời trẻ mà bài hát Rừng Na Uy đc sử dụng như một hình ảnh chủ đạo của tác phẩm. Dù sao đối với chính họ, giữa những gì tăm tối vẫn gợi lên những ký ức và suy tư rất đẹp, rất cá tính và nhân văn. Vẻ đẹp của những nhân vật ?" những con ng bị một bộ phận độc giả lên án ấy, càng đọc và hiểu hơn về họ, càng thấy ẩn chứa những tâm hồn nhạy cảm, dễ bị tổn thương, đã bị tổn thương, có đôi lúc thấy bất mãn, thấy ko hiểu nỗi họ, thấy họ đáng thương, nhưng dù sao cũng mang một vẻ đẹp thanh xuân và mãnh liệt.
    Nhưng vì ông í là một nhà văn tài năng nên biết cách viết thế mà khiến sau đó truyện nhanh chóng đc đón nhận gây tranh cãi ở nhiều nước, nổi tiếng suốt nhiều năm qua vì ng ta cứ tranh cãi và tìm đọc nó. Ng Nhật trung niên đọc và hồi tưởng, ng Nhật hiện đại đọc để hiểu hơn về quá khứ của đất nước một thời kỳ, để so sánh và ngộ ra cho tuổi trẻ của họ, người các nước khác đọc để tìm hiểu về Nhật Bản, con ng và văn hóa một thời và suy ra nhiều liên tưởng liên kết và các giá trị khác, hay nói nôm na là, để tiếp tục "thảo luận" và ng này chê bai ng kia bác lại khiến nó càng hot hơn
    Đáng lẽ ra ngoài bìa sách phải in thêm câu: ?oTruyện chỉ là hư cấu và ko có tác dụng tuyên truyền khuyến khích học tập các tấm gương của nhân vật? nhỉ, kiểu như vẫn sản xuất thuốc lá bán ra nhưng ngoài vỏ bao phải ghi: ?oThuốc lá có hại cho sức khoẻ? ấy.
    Được tranluuquyen sửa chữa / chuyển vào 00:42 ngày 07/07/2007
  6. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    *** theo Haruki là :" Như khách đến thì mời ngồi và đãi trà" - trích " Chuyện trong nhà "
  7. eros_hab

    eros_hab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    1.145
    Đã được thích:
    0
    mấy truyện hồi xưa của Trần Anh Kim cũng đầy mùi ***, như Hạnh phúc đắng cay...
  8. emdasongchoriengminh

    emdasongchoriengminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Cái này chỉ là cái đinh so với truyện ngắn thế hệ 8x nhá, hiện đại nhá, cởi mở nhá, mạnh dạn nhá, đọc phát kinh 4C cứ tìm đọc đi. Đọc xong rồi đảm bảo có kẻ sẽ muốn... lên chùa đi tu
  9. Paradise_Lost

    Paradise_Lost Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    682
    Đã được thích:
    4
    Dịch sến vãi chấy mà khen hay. Bản dịch 97 thô nhưng đem lại cảm giác cơ đơn trống trải y như cần phải có. Bản Trịnh Lữ dịch rởm sến thì lại cải lương hoá nó đi.
    [​IMG]
  10. duongthanh85

    duongthanh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    sao cứ truyện là phải tuyên truyền lối sống lành mạnh? phải hướng thiện? phải thiện thiên ác ác?
    truyện này đọc thấy nhẹ nhàng, đọc lại lần 2 vẫn chẳng thấy cái gì gọi là cổ vũ tư tưởng cởi mở( quần, váy như các nữ văn sĩ hiện đại).
    mỗi người có 1 cảm nhận khác nhau khi đọc 1 tác phẩm, cái đó tuỳ trình độ, tuỳ cảm hứng, tuỳ độ tuổi, tuỳ tâm lý khi đọc.
    mỗi tác phẩm chỉ hay ở những thời điểm nhất định.

Chia sẻ trang này