1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rừng Na Uy - thảo luận

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nescafe_tiamo, 15/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. __Cinderella__

    __Cinderella__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bravo ... Cám ơn bác đã nói hộ cảm nhận của em
    Quả thực là khi đọc Rừng nauy em ko thấy có j hấp dẫn cả . Nếu ko fải vì cái mác " cứ 7 người Nhật bản thì có 1 ng đọc TNU " thì em cũng k cố để đọc hết quyển sách này làm jf , k một chút cảm xúc hay ấn tượng gì đọng lại . Nhưng bạn em thì nói rằng : quyển sách này hay ở chỗ vào thời điểm viết nó , thì nó là một quả bom đối với văn học NB , chưa có một nhà văn nào dám dề cập đến *** trong văn học một cách táo bạo và trần trụi như Haruki , bởi vậy nó mới gây chấn động như vậy . Chứ cứ như bg thì chả nhằm nhò gì vì quan niệm *** của xã hội Nb đã thoáng hơn rất nhiều .
    Ngoài lề một chút , nhân tiện nhắc đến *** trong văn học em lại nhớ đến mấy loạt tác fẩm gần đây của vh VN , rặt toàn là lá cải , như một kiểu chạy theo sự hào nhoáng của Rừng Na Uy vậy : I am đàn bà , Bóng đè , v.v...
  2. sourcer

    sourcer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết mình giỏi đến đâu để nhận xét về quyển truyện này nhưng tôi đã đọc không ít truyện của Murakami, và thật ra rừng Nauy không phải là cuốn đầu tiên tôi đọc. Sau khi tôi đọc quyển "biên niên kí chim vặn dây cót" - quả thực tôi tìm được nhiều điều thú vị ở Haruki và tìm tới lần lượt
    Phía Tây...Phía Đông gì đấy
    Kafka...
    Truyện ngắn
    Rừng Nauy
    ...
    Sau ngần ấy truyện, tôi cảm thấy khá thất vọng về ông tác giả này. Nếu tôi đọc chỉ một quyển, có lẽ sẽ thấy ông ta giá trị, 2 quyển: không tồi, quyển thứ 3: tàm tạm, qwuyển thứ tư: nhàm thật. Theo cá nhân tôi thì ngài Murakami đã đánh đố bạn đọc bằng nhiều ẩn dụ và các hoạt cảnh xxx quá nhiều, những triết lí lưng chừng đôi lúc chả ai hiểu; có thể ông ta gửi gấm trong đó giá trị triết lí, tư tưởng kèm bối cảnh ông ta bày vẻ nên phản ánh điều gì đấy, nhưng cũng có thể đó là tất cả những gì ông ta tự truyện, tự sướng và điều này tôi không đủ khả năng trả lời.
    Tôi thừa nhận "rừng nauy" đã một phần nối giáo cho giặc, nhưng ở một khía cạnh khác, nó đã diễn đạt một thế hệ "new age" Nhật Bản thời của Murakami. Quả thực nó đã đi quá lố, vì kí ức sẽ dây mơ rễ má với thực tại không ít và điều đó khiến một số người muốn tưởng nhớ lại quá khứ khó chịu, một số bạn trẻ cảm thấy đồng cảm. Dù sao chăng nữa, rừng Nauy tuy cũ với nhiều nước, nhưng sốt ở Vietnam, nơi bắt đầu bùng nổ tràn lan hiện tượng như thời đó của Nhật nên nó được mang ra mổ sẻ với sự háu đói của nơi mà mấy ông bình văn như lá mùa thu còn nhà văn thì...! người ta cứ việc hành động và nhân danh mục đích này nọ, tôi chả phản đối, ngắm và nghe họ cũng thú vị lắm, một trò vui không tệ.
  3. sourcer

    sourcer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    nói đến các áng văn thơ Vietnam hiện nay tui hok dám bàn, vì bàn chả bếit đi về đâu, hic. Nhưng tui khá thik đọc cái gọi là rác của bạn gì đó lắm, nó giúp tôi có nhiều ý tưởng mới, độc đáo từ cái mà người khác cho là bỏ đi, hè hè! Nhưng tui chắc chắn kh6ong bao giờ bỏ nó vào kệ sách của mình, mục :tham khảo.
  4. em_hat_hay_lam

    em_hat_hay_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    0
    Bạn mến, nếu bạn đã đọc không ít sách của Murakami thì bạn có thể list cho mình quyển nào là ko tồi , quyển nào tàm tạm, quyển nào nhàm thật? Và bối cảnh nào là ông ta bày vẽ nên cũng như đâu là những triết lí lưng chừng được ko ? Và "trò vui không tệ" của bạn thực ra là cái gì thế bạn hĩ ?
  5. sourcer

    sourcer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến, mình không hề phê phán chỉ trích bạn nên bạn không cần nhọc công gõ vậy, điều mình làm là đặt ra một câu hỏi lưng chừng như cách ngài Murakami vẫn hay làm thôi. Có thể bạn am tường về ông ta hơn mình, rất tiếc nó không thể tác động lên quan điểm hẹp hòi chủ quan của mình đối với một tác phẩm được, có lẽ bạn có thể thông cảm điều này. Nếu bạn cần mình giải thích rõ hơn thì không hề ít các cảnh ******** được nêu trong truyện Murakami: "Hết phóng ... rồi nuốt..." Có thể một số người cho rằng mình hứng thú với cảnh này, và quả thực mình có hứng thú song về phương diện vấn đáp: muốn biết tại sao cần quá nhiều cảnh ấy trong mấy tác phẩm để diễn đạt cái gọi là cô đơn, đau khổ, tâm trạng, tình cảm...Nếu bạn nào cảm thấy vui lòng và có khả năng để giúp mình thấu hơn nhưng vấn đề trên, vô cùng cám ơn.
    Nhân tiện nếu mình nhớ không lầm, có người bảo Murakami là hiện thân của cái mới, thế hệ mới, khỏa lấp lỗ hỗng bằng cách tái thiết dựa trên chối bỏ những giá trị xưa cũ, mình sẽ rất lấy làm tiếc nếu điều này đúng. Nhà văn Nobel Oe của Nhật từng nhận xét Murakami là một thế hệ bơ sữa chối bỏ quá nhiều - Không biết nên hiểu sao vì mấy ông nhà văn mạt sát nhau là thường. Góp ý các bạn nên đọc Kawabata - một giọng văn rất Nhật, rất trữ tình và nhẹ nhàng, nói lên giá trị văn hóa người Nhật khá nhiều, nhiều bề Murakami không nói được. Bản thân mình thì Murakami đến đây tạm dừng đọc, hì!
  6. vxyNNS

    vxyNNS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    1
    Đọc bằng cảm xúc, không phải bằng lý trí thì thấy hay. Còn băn khoăn tại sao thế này, thế kia thì RNU cũng bình thường thôi.
  7. NguyenMakoto

    NguyenMakoto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2008
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    yasunari kawabata ấy hả... tớ có đọc ấy chứ ạ.... rất lãng mạn và cũng rất Nhật.. nhưng xin bạn... nếu murakami cũng như vậy thì cũng chỉ là cái bóng của kawabata mà thôi... bạn nên suy nghĩ rằng tại sao cái tiểu thuyết này sống mãi với thời gian đến tận bây giờ.. từ những thập niên 80... nếu thật sự nó chỉ là 1 thứ tiểu thuyết tình ái rẻ tiền thì nó đã vất vào cái thùng rác văn học từ lâu rồi, nếu thật sự bạn không hiểu thì làm ơn đọc đi đọc lại nhiều lần... đừng cố moi móc những yếu tố *** trong đấy.... murakami nếu tớ nhớ không lầm thì ông đã chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học phương Tây. Ông lớn lên cùng với hàng loạt các tác phẩm của các nhà văn Mỹ như Kurt Vonnegut và Richard Brautigan, và sự ảnh hưởng của phương Tây chính là đặc điểm giúp mọi người phân biệt ông với những nhà văn Nhật khác. Văn học Nhật thường chú trọng đến vẻ đẹp ngôn từ, do đó có thể khiến cho khả năng diễn đạt bị giới hạn và trở nên cứng nhắc, trong khi phong cách của Murakami tương đối thoáng đạt và uyển chuyển. Và các tiểu thuyết của ông thường gắn liền với các bài hát như: Dance, Dance, Dance (của ban nhạc The Steve Miller), Rừng Na Uy (theo bài hát của Beatles)'' và Phía nam biên giới, phía Tây mặt trời (câu đầu là tựa đề bài hát của Nat King Cole).
  8. sourcer

    sourcer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi có cần tôi lặp lại không, ở đây tôi không hề phủ nhận Rừng Na Uy, cái tôi muốn ám chỉ là lối viết của Murakami, nó khiến tôi cảm thấy có phần bế tắc sau ngần ấy tác phẩm. Dù sao cũng hy vọng cái gì đó mới mẻ ở ông ta. Quả thực biên niên kí chim vặn dây cót có thể xem là nỗ lực lớn nhất của ông ta sau rừng Nauy, theo cảm nghĩ cá nhân tôi, vì nó có phần theo một chiều hướng khác. Nhưng thật sự nó cũng không đạt đến cái mốc mà nó cần để đánh bật những tác phẩm khác được. Bên cạnh đó quyển phía nam biên giới phía tây mặt trời đã có vẻ đi quá lố sự cần thiết theo mình về diễn tả dục tính. Nếu các bạn cho rằng tôi moi móc khía cạnh dục tính thì bởi vì tác giả đã nêu lên khía cạnh ấy. Nếu các bạn vẫn cứ cho rằng tất cả đều có giá trị thì các bạn cứ việc bám lấy, tôi không phản đối. Rất tiếc với các bạn rằng tôi vẫn có quyền nêu lên ý kiến của mình, và trong phần đóng góp ý kiến, tôi luôn nhấn mạnh tính cá nhân cũng như không hề đả động đến ý kiến của bất kì ai khác.
  9. em_hat_hay_lam

    em_hat_hay_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    0
    Lại phải phiền bạn một tí, theo bạn, ông ấy phải đạt đến "cái mốc" như thế nào để có thể đánh bật được những tác fẩm khác?
    mà tớ nghĩ "sự bế tắc sau ngần ấy tác phẩm" tất nhiên là suy nghĩ chủ quan của bạn thôi, còn thực tế, mỗi truyện đều đã có một hướng giải quyết ngầm, nếu bạn "khách quan" hơn trong cảm nhận một tí. Tớ thì rất thích "Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời",tớ đặc biệt thương nhân vật Izumi
  10. NguyenMakoto

    NguyenMakoto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2008
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    tớ thì nghĩa rằng cậu sourcer mang cách nhìn nhận phương đông để đọc 1 quyển sách được viết bởi 1 người phương đông mang phong cách phương tây... vậy đó !

Chia sẻ trang này