1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rừng Na Uy - thảo luận

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nescafe_tiamo, 15/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. castaway

    castaway Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2004
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ hay "đùa" nhau, vui tính quá. Người Việt Nam mình là cứ phải "tình thương mến thương".
    Em chỉ thấy nực cười là lại đi so sánh *** của nàng Meggie trong "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" với *** trong "Rừng Nauy". Chẳng có gì liên quan cả. Chẳng nhé cứ cái gì *** là nên đem ra so sánh với nhau. Thế có nên mang luôn các chuyện nổi tiếng khác ra đây để so sánh không ? Vậy thì nên chuyển topic sang box Giáo dục giới tính.
    Còn đây là quan điểm của em về tác phẩm Rừng Nauy. Em thấy tác phẩm này hay, hay vì sao ? Vì nó giúp em hiểu được suy nghĩ của một thế hệ Nhật Bản thời bấy giờ "Lost Generation". Hiểu được những suy nghĩ bên trong đầu óc của những người Nhật đó, giúp em hiểu tại sao người Nhật họ lại hay tự tử như vậy, phải chăng họ luôn bị nỗi cô đơn ám ảnh, luôn mang một nỗi buồn man mác ... hay đó chính là đặc điểm của nền văn hoá Nhật Bản.
    Các bác cũng đừng để ý nhiều quá đến vấn đề *** trong đó, bác nào thích *** thì mua băng về xem cho nhanh, còn bác nào không thích thì nên đọc lướt qua, lấy cái ý chính thôi.
    Chuyện mà không hay thì đã không nổi tiếng, không được dịch ra nhiều thứ tiếng, chẳng phải là cứ 7 người Nhật thì có 1 người đọc Rừng Nauy đó sao ? Lí do tác giả chọn tên Rừng Nauy thì ngay từ đầu đã giải thích rồi mà, nó chẳng liên quan gì đến nội dung câu chuyện nhưng nó là bản nhạc mà nhân vật chính vẫn thường nghe.
    Cũng như vậy, em đọc "Người đua diều" của một tác giả người Afganistan cũng chỉ để biết, để hiểu được đời sống, tâm tư suy nghĩ của họ, của những nền văn hoá ở rất xa mà mình khó có cơ hội hiểu rõ ràng.
    Em biết so sánh thế này là khập khiễng nhưng nếu người nước ngoài nhận xét "Truyện Kiều" thì có gì hay ? Cũng chỉ là thân phận của một cô gái , trở thành gái lầu xanh, .... Các bác nghĩ sao nếu ở ấn bản đó họ viết "không có người dân nào Việt Nam không biết đến Truyện Kiều và thuộc một vài câu thơ". Tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng.
    Còn hiện giờ thì em lại đang đọc "Trăm năm cô đơn", rất hay ạ.
    ============
    Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết có ngày trở lại ...
  2. Pubescent_Spider

    Pubescent_Spider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2005
    Bài viết:
    485
    Đã được thích:
    0
    Ờ, Trăm năm cô đơn là truyện em thích nhất. Siêu hay
    Đọc xong nhớ tìm cuốn "Tình yêu thời thổ tả", mới thấy lão Marquez này có nhiều ý tưởng dị vl :))
  3. fanleehuy

    fanleehuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc Rừng Nauy rồi, trên diễn đàn có nhiều ý kiến không thích (không khoái lỗi dẫn văn của Muraki). Nhưng cá nhân mình thấy phong cách đơn giản làm cho người ta lột tả đc con người Nhật (Không phải võ sĩ đạo hết cả đâu). Trong đó có một người chẳng có ưu điểm nổi trội gì cả - Toru Watanabe Lại là người thật sự gây ấn tượng với tôi. Trong cuốn này tác giả có những đoạn thoại giữa Toru và Naoko ở khu nhà Ami hay là câu chuyện giữa Toru và Midori ở bệnh viện, đó không phải là những tình huống quá ly kì mà đơn giản nó làm cho mình cảm thấy mới lạ, khác hẳn những suy nghĩ thông thường về tinh thần võ sĩ đạo của Nhật. Tất nhiên trong đó có những trường đoạn miêu tả hơi hướng *** nhưng nó thật tự nhiên làm cho người đọc không thấy phản cảm mà đó chỉ là hơi thở của thời đại mà thôi. Chính vì thế nó không chỉ là câu chuyện *** tầm thường mà nó là bức ảnh chụp lại một góc cuộc sống... Đơn giản thế thôi (mặc dù không đơn giản như mình nghĩ ) ... E hèm
  4. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Em thì có chút quan điểm ntn
    Nhìn chung các độc giả đều nhận định rằng cấu trúc tác phẩm này xoay quanh câu chuyện tình yêu tay ba Naoko - Watanabe ?" Midori. Naoko tượng trưng cho quá khứ, cho trong trắng tinh khôi, còn Midori tượng trưng cho hiện tại, chân thực và ham muốn. Cấu trúc của tác phẩm phát triển trên hai mối quan hệ đó của Watanabe, hai mối quan hệ luôn luôn giành giật nhau để xem ai là kẻ chiến thắng. Cái kết cục Midori chiên thắng, Naoko chết đã làm cho các độc giả hài lòng. Nhưng nghĩ lại thì thấy một cấu trúc như vậy thật không có gì mới lạ đặc biệt cả. Theo tôi, cái linh hồn của tác phẩm nằm ở nhân vật Reiko, một nhân vật tưởng như là nhân vật phụ...
    http://blog.360.yahoo.com/blog-hjT7racnbq4Je9xTkSI8IslW?tag=phebinhvanhoc
  5. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Điều hấp dẫn của tác phẩm này chính là cái độc giả ít chú ý tới nhất, cái cấu trúc nhập nhằng của tác phẩm...
    http://blog.360.yahoo.com/blog-hjT7racnbq4Je9xTkSI8IslW?p=101#comments
  6. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc Rừng Nauy rồi. Thấy Murakami viết đoạn về Toru trong lúc giận Midori khá hay, cái đoạn ở nhà một mình trong nhà trọ và làm những việc khá thường thường thôi nhưng thấy hay vì có thể có lúc minh cũng thế.
    Các nhân vật trong rừng Nauy có tính cách khá riêng biệt mỗi người một vẻ nhưng có cảm giác những ai thân với Toru thế nào cũng tự tự phải chăng là sự bế tắc của những con người không kịp thay đổi trước bước tiến như vũ bão của xã hội (không thích ứng thì tất bị tiêu diệt?) chỉ riêng Midori thì sống nhưng lại mang vẻ gì đó khác thường so với thời đại của mình. Tiếc cho Midori lắm lắm..
  7. mottemotte

    mottemotte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    543
    Đã được thích:
    1
    Tớ không hoàn toàn đồng tình với bạn nhưng rất thích cách suy nghĩ này. Tớ tặng bạn quả vote 5 sao cho đoạn post trích trên đây.
  8. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Pác phọt ra có một câu mà đúng phèo phổi em thế, ngu học nên em nghĩ mãi không biết nói câu gì, may có Pác nói hộ nên .....XƯỚNG
  9. TwinStar91

    TwinStar91 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Em có chút ý kiến thế này ạ
    Mới đầu em đọc RN em cũng thấy chán lắm ạ. Em nghĩ có lẽ bởi cái cấu trúc khó hiểu của nó, cách dẫn truyện cũng mới mẻ nữa. Chính vì vậy em quyết định bỏ nó một thời gian rồi đọc lại từ đầu và em thấy có hiệu quả hơn. Các bác có công nhận là phải có tinh thần thoải mái thì mới cảm nhận tác phẩm tốt không ạ? Với em thì luôn là như thế.
    Đọc rừng Nauy có lẽ cái thu hút em nhất là cách dẫn truyện rất thuyết phục. Câu chuyện chạy theo mạch của nó rất tự nhiên và dường như không để lộ mấy những ý đồ của tác giả muốn gài vào. Mọi thứ đều rất trung thực và thẳng thắn phải không ạ? Em thấy rằng trong cuộc sống ít ai có thể thẳng thắn như vậy.
    Cảm thấy mình bình thường khi biết rõ cái bất bình thường của mình cũng là điều em cho là hay nhất trong tác phẩm.
    Thực sự thì chỉ đến phần cuối em mới thấy cái u buồn như mọi người vẫn nhận xét, khi Toru lang thang một tháng trời sau cái chết của Naoko. Em nghĩ đó là một tình yêu thực sự, rất đáng trân trọng và là cái cốt yếu trong con người của Toru, một con người mà khi nhìn vào hành động thì thật không chấp nhận được nhưng có ai nghĩ đến nguyên nhân của hành động đó thì mới hiểu hết được. Toru quan hệ với các cô gái khác cũng chỉ là vì quá yêu Naoko. Em không ủng hộ hành động này vì em cũng như nhiều người khác chắc chắn không thích loại người như thế nhưng chúng ta thưởng thức một tác phẩm văn học thì có nên quá quan tâm đến những cái tầm thường như thế không ạ. Em nghĩ chúng ta nên nhìn mọi việc có "tâm" hơn ạ. Chính vì thế em đều thấy thương cho những nhân vật, những số phận trong Rừng Nauy . Mỗi con người trong đó đều sống động và như được nặn ra để làm đại diện cho mỗi lớp người trong cuộc sống. Và theo em thì cuộc sống ở đây không chỉ gói gọn trong đất nước Nhật Bản những năm 196x mà là cuộc sống thực tại của chúng ta hiện nay và cả sau này nữa...
    Toru là một người sống có tình cảm. Những suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở của cậu ta đều có tình cảm, không chỉ với Naoko, Midori mà còn với Quốc xã (người bạn cùng phòng ở trường ĐH_nhân vật này có lẽ chưa ai nói tới). Sau những phàn nàn về QX, Toru luôn cảm thấy mình có lỗi. Ngay cả việc reo rắt chuyện của QX khắp mọi nơi như để lấp đầy trỗ trống và giúp bản thân mình vượt qua được nỗi buồn chán cũng làm Toru cảm thấy có lỗi... Đó là cảm xúc tự nhiên, đáng trân trọng và được Haruki Murakami lí giải cũng rất thỏa đáng trong tác phẩm. Một kẻ vô tâm và chỉ quan tâm đến *** thì không bao giờ viết được những ngôn từ như thế đúng không ạ?
    Naoko là một cô gái mà dường như Haruki Murakami đã rất chau chuốt để xây dựng nên. Cô rất trong sáng, dịu dàng, đáng yêu trong cả tâm hồn lẫn thể xác. Có lẽ cô là đại diện cho những cô bé tuổi teen hiện nay, cô có những suy nghĩ, hành động tự nhiên của tuổi mới lớn khi Kizuki còn sống. Em đề cập đến điều này ở đây là vì cộng đồng teen chúng ta hiện nay đang làm những điều mà không biết hậu quả của nó. Bằng chứng là tỉ lệ nạo phá thai như các bác đã nêu ở trên đấy ạ!
    Midori là một cô gái vẻ ngoài thì rất suồng sã nhưng bên trong rất nhân hậu. Có lẽ nhiều người sẽ thấy mình trong tuổi thơ bất hạnh của Midori... Em cho là bất hạnh bởi vì cái cảm giác bố mẹ không hiểu mình là rất đau khổ, rất tủi thân,...như kiểu mình bị kì thị. Nhưng Midori lại là cô bé rất mạnh mẽ, mạnh mẽ từ trong ý nghĩ lẫn hành động và cô đã vượt qua điều đó. Cô cũng hiểu rằng sâu trong lòng bố mẹ vẫn có cô. Bố cô đã đuổi theo cô và đưa cô về. Đó chẳng phải là bằng chứng của tình yêu thương hay sao? Và còn nhiều điều khác nữa xung quanh nhân vật này mà chúng ta nên nhìn nhận thật khách quan và nhân văn.
    Nagasawa là một kẻ thực dụng mà trong thế giới hiện đại này không thiếu. Một kẻ sống vị kỉ và tham vọng quyền lực hoàn toàn đối lập với Toru. Nhân vật phản diện này đã góp phần đẩy nét đẹp trong con người Toru lên cao. Có thể nói nếu không có Nagasawa thì Toru sẽ là người đáng kinh tởm và dơ bẩn nhất, nhưng không, Toru không đáng trách như vậy. Haruki dựng Nagasawa như để minh chứng cho một con người như Toru thì phải. Nagasawa không chết như Naoko mà vẫn sống như để thấy rằng đó là thế hệ tương lai ích kỉ, vô tâm, chạy theo tiền tài, danh vọng mà quên cả tình người. Một vấn đề đáng báo động trong khi cái trong sáng, tốt đẹp của truyền thống như Naoko, Hatsumi và cả Kizuki nữa đều bị vùi lấp bởi áp lực cuộc sống hay chính bởi những người như Nagasawa (mà Hatsumi là một điển hình).
    Dạ, thưa các bác, đó là những điều em suy nghĩ. Em rất tôn trọng ý kiến của các bác đã nêu ở trước em trong topic này và em cũng hi vọng các bác sẽ tôn trọng ý kiến của em. Vì mỗi ý kiến đều là một cách nhìn nhận tác phẩm khác nhau và dều là một viên gạch góp phần xây dựng cho cảm nhận văn học của mỗi chúng ta ngày càng phong phú và sâu sắc hơn phải không ạ?

    Em hi vọng được nghe những ý kiến đóng góp chân thành của các bác.
    Vô tư, trung thực và thẳng thắn.
    Ta nên theo hướng đó ạ!
    Em cảm ơn rất nhiều!
  10. mua_mua_dong

    mua_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    1.012
    Đã được thích:
    1
    em đồng ý 2 tay 2 chân với bác , nhân vật Reiko mới thật là ấn tượng với em
    em là người thích sôi nổi nên so với em thì cái tiết tấu chậm của Rừng NaUy không hấp dẫn lắm ,và một phần nữa em cũng là dân ngoại văn nên không nếu không nghe các bác bình luận thì em chẳng hiểu gì về tác phẩm hết ( chỉ đọc xong rồi để đó thôi ).Nhưng em phải công nhận cái tài của Haruki Murakami là miêu tả chi tiết thật đẹp, và rất thật đến nỗi 1 đứa như em cũng thấy đẹp ,hì hì
    em chỉ nói vài câu vậy thôi vì sở thích của em là sydney sheldon cơ ạ
    "biên niên ký chim vặn dây cót " em cũng đọc qua rồi nhưng mừ đọc xong chỉ thấy buồn cười thôi,do em dốt quá chăng

Chia sẻ trang này