1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rừng Na-uy

Chủ đề trong 'Văn học' bởi larry145, 10/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. YeuCaiDep

    YeuCaiDep Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    2.104
    Đã được thích:
    0
    Thật là ấn tượng (ấn tượng j thì hok biết )
  2. greenlily2505

    greenlily2505 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng thích bạn Midori, vì bạn midori hút Mal và Midori = Green (hí í )
  3. em_hat_hay_lam

    em_hat_hay_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    0
    anh Toru sống ở Rừng Nauy nhân hậu với các cô gái quá!
    Tớ thích anh Toru chim vặn dây cót hơn!
  4. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Mong mấy em đọc xong cũng dễ dãi như thế. Để đám đàn ông chúng anh đỡ mất thời gian như bây giờ
  5. greenlily2505

    greenlily2505 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    0
    Bạn này vừa tốt nghiệp lớp mầm non ra hay sao ý.
  6. Sleeping_Sun

    Sleeping_Sun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    3.147
    Đã được thích:
    1

    Mọi người vào đây ai cũng kiệm lời,thôi để tớ trích nguyên bài tớ viết về Rừng Nauy trên blog của tớ xuống
    Rừng NaUy và chuyện đi mua sách của tôi
    Chẳng biết từ khi nào,việc lang thang trên Đinh Lễ đã trở thành sở thích của mình,ngắm nhìn những cuốn sách,dù đó là "Ruồi Trâu" , "Cuốn theo chiều gió",hay truyện của Sidney Sheldon,Marc Levy , Nguyễn Ngọc Tư hay cả Hồ Anh Thái nữa,tất cả đều khiến mình đắm chìm vào cái trạng thái như mê đi,như say đi....Thực tế luôn mâu thuẫn với những giấc mơ,điều này đúng.Tỉ dụ như mình muốn mua tất cả những tác phẩm của những tác giả mình yêu thích - đó là ước mơ,còn thực tế thật phũ phàng là mình ko thể ,mỗi lần lên đó chỉ mua được 1 quyển thôi,nhưng dù sao,với mình,đó cũng là một việc thật tuyệt vời....Này nhé,có lẽ chỉ những ai thích đi mua sách như một thú để giải trí thì chắc mới hiểu được tâm trạng của mình.Bạn ko xác định được bạn sẽ mua quyển sách gì,của ai,chỉ chắc chắn một điều là khi bạn về nhà thì sẽ có 1 cuốn sách,và chỉ 1 cuốn thôi,vì khả năng kinh tế hạn hẹp của bạn (lại đau lòng ).Bạn lên đến nơi,và điều tệ thật tệ là bạn....thấy quyển nào cũng hay,quyển nào cũng muốn mua,bạn băn khoăn giữa nội dung và giá trị ( cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần nhé )của từng cuốn sách.Bạn tần ngần xem đi xem lại,đọc qua phần giới thiệu...và một điều kinh khủng nữa lại xảy ra,bạn nhận thấy mỗi cuốn sách là một thế giới riêng,một câu chuyện riêng,một cách nhìn riêng,do vậy nó có những giá trị riêng,và bạn ko thể cân đo đong đếm gì được nữa.Bạn đấu tranh tư tưởng dữ dội,để cuối cùng,chọn lấy một quyển bạn cho là hấp dẫn nhất và quyết chí lần sau sẽ mua những cuốn còn lại .Đấy,ko hiểu mọi người đi mua sách thế nào chứ mình thì....mỗi lần là một lần đấu tranh tư tưởng như vậy đấy,thật vất vả và khó khăn để chọn mua cho mình một cuốn sách,cầm cuốn sách ấy lên rồi mà ko dám ngoảnh lại nhìn mấy cuốn còn lại trên giá sách,lòng đau như cắt,nước mắt đầm đìa....Và trong lần lên Đinh Lễ gần đây nhất của mình,mình cầm cuốn "Rừng NaUy" của Haruki Murakami về nhà và khóc thương cho 2 em "Jane Eyere" và "Cuốn theo chiều gió" .Dù rất thương 2 em ấy nhưng mình cũng rất hài lòng với sự lựa chọn của mình,"Rừng NaUy" xứng đáng với vị trí là 1 trong 10 cuốn sách văn học có ảnh hưởng lớn nhất tới Trung Quốc trong thế kỷ 20 - theo lời giáo sư Lâm Thiếu Hoa - dịch giả của "Rừng NaUy" tại Trung Quốc.
    "Rừng NaUy" là tên một bài hát của The Beatles - một bài hát gắn liền với mối tình đầu của Toru Watanabe với Naoko - người yêu của người bạn thân nhất Kizuki.Câu chuyện bắt đầu bằng hình ảnh Toru khi ấy đã gần 40 tuổi,ngồi trên máy bay,chợt tình cờ được nghe lại bản hoà tầu "Norwegian Wood",ông như lặng đi trong niềm xúc động khi ký ức trỗi dậy và bắt đầu tìm về với những ngày xưa...Cách đây gần 20 năm,khi Toru mới 18 tuổi,vừa xa gia đình để bước vào cổng trường ĐH,cậu ở trong một khu học xá....Cậu thường giữ liên lạc và thỉnh thoảng,trong những ngày chủ nhật đi dạo chơi khắp Tokyo với Naoko-người yêu của cậu bạn thân nhất Kizuki đã tự sát khi mới chỉ 17 tuổi.Đối với cả Toru và Naoko,đó là một cú sốc lớn ko dễ gì vượt qua nổi,và họ cần chia sẻ với nhau,bắt đầu chỉ bằng những câu chuyện vừa vặn,nhưng dần dần,cứ mỗi chủ nhật,Toru lại đợi cú điện thoại của Naoko,mùa thu qua,mùa đông tới...Họ đã luôn đi cùng nhau,đi cạnh nhau,nhưng dường như tất cả " chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt" cho đến một ngày-là ngày sinh nhật lần thứ 20 của Naoko....Và Toru đã ngủ với Naoko,theo như lời Toru nói "Tôi đã ngủ với Naoko.Làm vậy có phải ko ư?Tôi ko biết nữa.Ngay cả bây giờ,gần 20 năm đã qua,tôi vẫn ko biết chắc.Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ biết.Nhưng lúc bấy giờ,tôi chỉ có thể làm vậy được mà thôi.Nàng đang trong tình trạng căng thẳng và rối trí cao độ,và nàng nói rõ rằng nàng muốn tôi giải toả cho nàng".Toru gần như ko biết làm gì khi thấy Naoko trong tình trạng hoảng loạn,Toru chưa thấy ai khóc khổ sở đến như vậy.Và cho đến sáng hôm sau,để lại một mẩu giấy nhắn cho Naoko,Toru đi về....Những ngày tháng tiếp theo,Toru cố gắng viết thư để đợi phúc đáp của Naoko nhưng ko hề có gì cả.Mình rất thích những câu văn tác giả tả tâm trạng của Toru trong lúc này "Một cái gì đó bên trong tôi đã rơi ra mất,và chẳng gì đến lấp cho tôi chỗ trống ấy trong lòng.Thân thể tôi bỗng nhẹ nhõm bất thường,và bất kì một âm thanh nào cũng có một tiếng vọng cồn cào đuổi theo".Tìm đến nơi nàng sinh sống Toru mới hay nàng vừa dọn đi,ko để lại cho cậu lời nhắn nào cả.Mãi đến tháng Bảy,Toru mới nhận được thư của Naoko nói nàng sẽ đi điều trị tại một khu điều trị ở Kyoto.Dĩ nhiên,nàng có vấn đề về tâm lý,có lẽ từ ngày Kizuki tự tử...Kizuki là một nửa thế giới của Naoko,họ đã gắn bó với nhau từ ngày còn rất nhỏ và việc hai người yêu nhau là điều bình thường nhất của tự nhiên.Vậy mà bỗng nhiên Kizuki ra đi...để lại một mình Naoko với một nửa cuộc đời còn lại.Có lẽ chuyện đó còn xảy ra sớm hơn nếu ko có Toru,Toru đã giúp đỡ Naoko rất nhiều theo cách riêng mà Naoko cảm nhận được.Lại là những dòng chữ rất buồn tác giả dùng để thể hiện sự trống trải trong lòng Toru,ko hiểu tại sao nhưng nó cứ ám ảnh mình mãi "Tôi đọc đi đọc lại lá thư của Naoko và lần nào cũng thấy mình chìm ngập trong một nỗi buồn ko thể chịu đựng nổi mà tôi vẫn cảm thấy mỗi khi Naoko chăm chú nhìn vào mắt mình.Tôi ko biết có cách gì đương đầu với nỗi buồn ấy,ko biết mang nó đi đâu,cất giấu nó vào đâu.Giống như gió thổi qua thân xác tôi,nó ko có hình thù,cũng ko có sức nặng,và tôi cũng ko thể quấn nó quanh mình.Những vật thể trong cảnh trí ấy sẽ bồng bềnh trôi qua ngay bên tôi,nhưng lời chúng nói ko bao giờ đến được tai tôi".Thế giới của Toru sẽ còn mãi ảm đạm như thế nếu ko có sự xuất hiện của Midori - một cô gái Toru đã từng gặp hồi năm đầu ở lớp lịch sử sân khấu,trong một lần ngồi cùng quán ăn đã đến bàn của Toru và bắt chuyện.Midori như một cơn gió,như một ngọn lửa cuốn Toru theo, cậu chưa từng thấy cô gái nào có sức sống đến vậy.Toru đã theo Midori về trường cũ của cô,đến nhà cô,đến bệnh viện thăm bố cô...Tất cả chỉ là những việc rất bình thường nhưng lối nói chuyện,cách hút thuốc, ăn mặc của Midori đã xoá tan cho Toru một khoảng trống.Thế rồi,bất chợt Toru nhận được thư của Naoko,và Naoko nói Toru có thể đến thăm nàng ở nhà nghỉ Ami mà nàng đã để lại địa chỉ.Toru tranh thủ ngày nghỉ để đến Kyoto thăm nàng.Nơi nàng ở thật cách xa và biệt lập với xung quanh,ở đây cái gì cũng thật nhẹ nhàng,đều đặn,ko có gì có thể gọi là cảm xúc cả,ko có tiếng trò chuyện lớn,ko tiếng cười đùa,càng ko có tiếng gào thét.Cũng tại nơi này,Toru đã được tiếp xúc với Reiko-cũng là một bệnh nhân ở đây nhưng chị đã tiến bộ và là người giúp đỡ Naoko rất nhiều trong thời gian vừa qua.Cuộc đời của chị là những quãng thời gian riêng biệt , mỗi lần cách nhau bởi một tiếng "phựt" nghe đến sợ.Chị đã chia sẻ cuộc đời mình với Toru và luôn cố gắng tạo điều kiện và giúp đỡ cho Toru và Naoko.Họ đã cùng nhau nghỉ ngơi, chơi đàn,và bao giờ Reiko - cô vốn là một người chơi đàn rất hay - cũng chơi bản Rừng NaUy - bản nhạc Naoko thích nhất.Chuyến đi ấy đã để lại trong lòng Toru những ký ức lộn xộn,chồng chéo lên nhau về Naoko.Trở về với cuộc sống bình thường của mình,quay trở về với thế giới bên ngoài - một thế giới có Midori.Đọc những lời thoại mà Haruki Murakami viết cho những lần Midori và Toru nói chuyện với nhau mà mình mơ ước giá mình cũng có thể nói chuyện như thế với những người mình yêu thương. Rừng NaUy ko phải là một tiểu thuyết lãng mạn,với ngôn từ làm người ta lơ lửng nhưng nó thật và nó tác động mạnh đến trực quan của mỗi người.Mới chỉ đọc Rừng NaUy một lần,có lẽ mình chưa hiểu hết cái nguyên nhân,cái gốc rễ nhân văn đối với cái chết của Kizuki,Hatsumi hay thậm chí của Naoko sau này,hay sự biến mất của nhân vật Quốc-xã-chàng trai ở cùng phòng với Toru trong học xá, nhưng những gì mình cảm nhận được đó là cái ý nghĩa triết học và tự nhiên của tình yêu....Như tình yêu của Toru và Midori ,sau này,khi đến thăm Naoko một lần nữa tại Kyoto,cảm thấy sự im lặng của Naoko cứ đầy dần lên,sau khi trở về Kyoto,những lá thư của Naoko ko còn xuất hiện....Toru cứ mãi hy vọng tình trạng của Naoko sẽ khá dần lên,mà quên mất rằng,căn bệnh của nàng,là ko thể nói trước bất cứ điều gì.Và cái thế giới của Naoko lại trở về trong bóng tối.Toru lại chìm trong trạng thái buồn rầu và chẳng để ý gì đến xung quanh cả,thậm khí khi gặp Midori cậu cũng ko nhận ra rằng cô đã thay đổi kiểu tóc.Trong 2 tháng liền,Midori ko tha thứ cho hành vi ấy của Toru (),cậu mới nhận ra cậu tồn tại được trong cái thế giới hỗn loạn này là nhờ sự có mặt của Midori.Midori đã có bạn trai,nhưng từ ngày gặp Toru,cô đã thích ở bên cạnh Toru hơn ở cạnh anh bạn trai của mình,ở bên cạnh Toru,cô thấy mọi thứ thật vừa vặn.Cô kể hết cho bạn trai cô nghe,và anh ta bắt cô phải lựa chọn.Cô đã lựa chọn Toru,đã chọn một kiểu tóc mới vì Toru và lúc cô chạy đến bên Toru,Toru ko hề nhận ra mà còn mải mơ màng đến một người con gái khác.Midori giận.2 tháng liền.Và họ nói chuyện lại với nhau,yêu nhau như một việc tất yếu.Midori hỏi"Cậu yêu tớ đến mức nào?" -"Đủ để toàn bộ hổ báo trên thế giới phải chảy ra thành bơ hết" .Thế nhưng,mọi chuyện lại ko hề đơn giản,Toru viết thư cho Reiko"Tôi đã yêu Naoko,và tôi vẫn yêu cô ấy.Nhưng giữa Midori và tôi lại tồn tại một cái gì đó như định mệnh.Nó có sức mạnh ko thể cưỡng lại được và nhất định sẽ cuốn tôi đi đến tương lai.Cái mà tôi cảm thấy với Naoko là một tình yêu trong vắt,dịu dàng và yên tĩnh vô cùng.Nhưng cái mà tôi có với Midori lại là một tình cảm khác hẳn.Nó đứng nó đi theo ý riêng của nó,sống động và hít thở và phập phồng và lay động tôi cho đến tận cội rễ của bản thể...".Reiko còn viết thư nhiều lần cho Toru sau cái chết của Naoko-cô đã tự treo cổ trong một khu rừng-chị an ủi rằng đó ko phải lỗi của Toru,ko phải lỗi của riêng ai.Nhưng cái chết của Naoko có lẽ đã phá tan trong lòng Toru một điều gì đó...Cậu đã đi lang thang khắp nơi trong một tháng liền, cũng chẳng cần biết mình đi đâu,làm gì...Cậu sống dở,đau khổ trong những hồi ức về Naoko,về những hình ảnh của nàng,nàng đã về với cõi hư vô...Rồi cậu cũng quay trở về với thế giới của hiện tại nhưng tâm trạng cậu cũng chẳng khá hơn lúc ra đi.Cậu chưa thể liên lạc với Midori được.Và Reiko đến,hai người chia sẻ với nhau cái chết của Naoko,làm lại cho cô một đám tang không có nỗi buồn.Ngày tiễn Reiko đi Asahikawa - nơi Reiko sẽ đến một ngôi trường để dạy nhạc,chị chúc cậu hạnh phúc,gộp cả phần của chị và Naoko lại,rồi cậu gọi cho Midori"Tớ phải nói chuyện với cậu.Tớ có hàng ti tỉ thứ phải nói với cậu.Trên đời này tớ chỉ muốn có cậu.Tớ muốn hai chúng mình bắt đầu lại mọi chuyện từ đầu-Midori đáp lại bằng một hồi im lặng dài,thật dài-cái im lặng của tất cả các màn mưa bụi trên khắp thế gian đang rơi xuống tất cả những sân cỏ mới xén trên khắp thế gian.Trán tựa vào mắt kính,tôi nhắm nghiền mắt và chờ đợi.Cuối cùng,giọng nói âm thầm của Midori phá vỡ cái im lặng ấy:"Cậu đang ở đâu?"-Tôi đang ở đâu ư?Nắm chặt ống nghe trong tay,tôi ngẩng lên và nhìn xung quanh xem có những gì bên ngoài trạm điện thoại.Tôi đang ở đâu?Tôi ko biết.Ko biết một tí gì hết.Đây là nơi nào?Tất cả những gì đang lướt nhanh qua mắt tôi chỉ là vô số những hình nhân đang bước đi về nơi vô định nào chẳng biết.Tôi gọi Midori,gọi mãi,từ giữa ổ lòng lạnh ngắt của chốn vô định ấy."
    Câu chuyện được kết thúc đúng như cái cách nó bắt đầu,mượn lời của dịch giả Trịnh Lữ xin kết thúc blog này "Đọc Rừng NaUy rồi,tôi tin rằng bạn sẽ nghĩ nhiều về bản thân mình.Về người mình yêu.Về bạn bè.Về bố mẹ anh chị em trong nhà.Bạn sẽ nghĩ,và sẽ nhớ đến lời những nhân vật chính trong Rừng NaUy và thực sự sung sướng vì dòng máu nóng đang chảy trong huyết quản bạn,vì bạn đang sống,vì tình yêu là có thực.Và bạn sẽ muốn chạy đến với người mình yêu mến nhất để nói rằng,bạn hỡi,chúng ta hãy trung thực với nhau,cùng làm quen và chấp nhận những bất toàn của nhau,vì chỉ có vậy chúng ta mới có thể tìm thấy bình yên và hạnh phúc"
    Link đây nhá: http://blog.360.yahoo.com/blog-i4b16rM_b7LYZ9waA7eaDiM-?cq=1&p=272
    Được Sleeping_Sun sửa chữa / chuyển vào 17:08 ngày 13/04/2007
  7. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Trường phục hồi nhân phẩm cùng lớp với Yến Vi em ạ. Mạn Sơn La, Hoà Bình có trường này không em. Nếu em tốt nghiệp trường này ra, cảm nhận về Rừng Na Uy sẽ tốt hơn nhiều như bây giờ
  8. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    RUNG NA UY CO THUC SU LA CUON TIEU THUYET "HAY"?
    blogger ToanTruongViet
    Thời gian gần đây, tôi có đọc báo và thấy họ đăng rất nhiều về cuốn tiểu thuyết đang được xem là ?onóng? hiện nay của nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami: Rừng Na Uy. Trong lớp thì bạn bè cứ bàn tán xôn xao về cuốn tiểu thuyết được cho là ?ohay? này. Tò mò quá, tôi tìm mua và đã đọc xong nó. Cảm giác của tôi là cuốn tiểu thuyết này thật ra không quá hay như người ta ca tụng! Nói một cách chính xác hơn thì nó "lạ" đối với văn hoá Việt Nam chứ không thực sự "hay". Tại sao?
    Đây là cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh của những năm 1960 ở Nhật, thời kì mà kinh tế Nhật phát triển như vũ bão sau Thế chiến thứ hai mang theo nó là những thứ có thể coi là "rác rưởi": lối sống phóng túng, tự do luyến ái đến mức trơ trẽn, ******** bừa bãi, quan niệm sống lệch lạc của giới trẻ, rượu chè, gái gú... Nổi bật trong tác phẩm này chúng ta thấy rõ vấn đề ******** được tiếp cận hết sức tự do và thoải mái, nhiều khi đến mức thái quá. Trong quá trình đọc quyển sách, đã có những lúc tôi thấy hết sức khó chịu khi các cảnh "********" được mô tả quá tỉ mỉ và lặp đi lặp lại ở tầng suất quá cao. Gần như là mỗi chương đều có ít nhất 2 cảnh "nóng bỏng" giữa các nhân vật được tường thuật rất "chi li" và "điệu nghệ". Đồng ý lá tác giả có dụng ý nghệ thuật riêng của mình khi xen vào những cảnh như vậy nhưng liệu có hay ho gì không khi ông cứ bám mãi và thể hiện "tài năng mô tả" của mình ở những chỗ như vậy trong một tác phẩm văn học? Đồng ý là khai thác "********" trong văn chương thì không có gì quá đáng bởi vì đó là hành vi hết sức tự nhiên của con người, chúng ta hoàn toàn có quyền thi vị hóa nó. Thậm chí có nhà văn còn "chuyên" về vấn đề này như Junichi Watanabe trong Đèn không hắt bóng hay Gặp lại người xưa cùng một số tác phẩm khác. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây là "vấn đề đó" được đề cập quá nhiều, chi li trên mức cần thiết trong một văn phẩm . Dưới góc độ văn hóa Việt Nam thì có lẽ hơi quá lời khi cho rằng Rừng Na Uy là hay, là tuyệt vời hay là một tác phẩm nên đọc của gới trẻ! Có thể bạn nói là tôi đang mắc phải cái gọi là ?othuyết vị chủng? (ethnocentrism) khi đánh giá một tác phẩm văn học Nhật dựa trên các chuẩn mực của văn hoá Việt Nam. Không đâu bạn à! Tôi biết cũng khá nhiều về thuyết này và cả thuyết "tương đối văn hoá" (cultural relativism) nữa nên tôi luôn ý thức rằng phải hết sức tỉnh táo và khách quan trong việc nhận định những vấn đề thuộc về văn hoá. Thật vậy, tôi không nói nó dở hay là sai khi đề cập những vấn đề như thế trong tác phẩm này hay trong văn hoá Nhật gì cả. Cái tôi muốn bàn ở đây là nhiều người ở Việt Nam hiện nay (trong đó đa phần là giới trẻ) cho rằng như thế là bình thường, là tự nhiên, là ?ohay?. Liệu có dễ dãi quá không khi cho rằng ?omô tả ********? quá đáng như thế là ?ohay? nếu đem so với truyền thống văn hoá của chúng ta? Đừng ?otự do? quá như vậy trong việc nhìn nhận vấn đề này!
    Ở một góc nhìn khác, cuốn tiểu thuyết này chủ yếu xoay quanh các nhân vật như Toru Watanabe, Naoko, Kizuki, Midori, Keiro... và các mối quan hệ chồng chéo giữa họ trong cuộc sống. Thật sự thì có gì đặc biệt không khi cả cuốn tiểu thuyết chỉ xoay quanh chuyện tình yêu hết sức hời hợt và những suy nghĩ hết sức kì lạ, khó hiểu của những nhân vật này? Nó hời hợt (nếu không muốn nói là bệnh hoạn) ở chỗ anh chàng Watanabe cứ một mực cho rằng mình yêu Naoko thật lòng nhưng cứ tìm đến thú vui xác thịt với những cô gái khác rồi biện minh rằng vì mình nhớ cô ấy quá và không thể kềm chế được khát khao bản năng của mình! Nó khó hiểu ở chỗ một cô nàng Midori dù đã có ?obồ trai? (theo cách gọi trong truyện) nhưng suốt ngày cứ mơ tưởng và hẹn hò để đi chơi với Toru Watanabe vì cho rằng không có ai chia xẻ được những cảm xúc của mình! Và nó kì lạ ở chỗ tại sao người ta có thể dễ dãi với nhau như vậy trong chuyện tình cảm và ?omây mưa?. Các cô gái cứ thoải mái hỏi xem thật ra bạn trai mình có đi ?ochơi gái? hay không rồi xem như chuyện đó không có gì lớn lao khi chàng trai thừa nhận là có! Họ thậm chí còn hỏi anh chàng đã làm ?ochuyện ấy? ra sao và cảm giác như thế nào!? Và còn nhiều chi tiết hết sức ?okinh khủng? nữa! Theo tôi được biết thì Nhật Bản cũng là một quốc gia phương Đông, những vấn đề như thế không lí nào họ lại ?othoải mái? đến vậy. Các mối quan hệ của họ cứ phát triển, rồi bế tắc, rồi phát triển, theo một chiều hướng cực kì lạ lẫm. Họ học hành như thể là không đi học. Họ đến trường như là không đến. Chẳng coi bất cứ cái gì ra cái gì. Suốt ngày chỉ bàn tán chuyện tình yêu, rồi ********, rồi cuộc sống chán ngắt, rồi quăng những lời chửi đổng vào xã hội? Một tác phẩm như vậy có thực sự nên được xếp vào một trong những cuốn sách hay, đáng được gối đầu giường cho giới trẻ Việt Nam?
    Chưa dừng lại ở đó, tác phẩm này còn gợi lên trong tôi những nghi ngờ về tính giáo dục của nó. Người phương Đông vốn kín đáo, nhất là con gái (và đây là nét rất đặc trưng tạo nên sức hấp dẫn, thu hút ở họ), rất nhã nhặn trong cư xử và lời ăn tiếng nói. Nhưng đọc tác phẩm, tôi tìm mãi mà không thấy bất cứ biểu hiện nào dù là nhỏ nhất của những phẩm chất đáng quí ấy. Toàn là những lời lẽ hết sức sỗ sàng và sống sượng giữa các nhân vật với nhau, họ cứ luôn miệng chửi thề mặt dù tất cả đều là sinh viên, đều là con nhà có học. Đồng ý là xã hội Nhật Bản lúc ấy đang ở buổi giao thời, có rất nhiều bất trắc, nhơ nhuốc theo sau những bước phát triển thần kì của đất nước nhưng sẽ là nhẹ nhàng, là ?ohay?, là dễ chấp nhận hơn biết bao nếu tác giả gán cho các nhân vật của mình một hình thức phản kháng khác sâu sắc hơn, thâm thuý hơn đối với xã hội ấy thay cho những lời nói ?ochói tai? đó. Không những thế, trong truyện tôi còn bắt gặp vô khối những cuộc trò chuyện quá ư ?ophóng túng? giữa các cô các cậu này. Họ mang ra và nói tất tần tật những điều về ?ocon trai, con gái? mà lẽ ra là người có học thì không ai nói những chuyện đó một cách không ý tứ như họ. Có thể bạn cho tôi là cổ hũ khi nhận xét về những chuyện ?oấy? nhưng tôi không cổ hũ đâu bạn à! Tôi cũng rất ?othoáng? trong những chuyện như vậy và tôi nghĩ ai trong chúng ta hiện nay cũng vậy; tuy nhiên, thoải mái quá đáng như cách các cô cậu trò chuyện thì quả thật là không nên ?ohọc tập? chút nào. Dù sao thì chúng ta cũng đều đến từ các nền văn hoá phương Đông, không thể cứ thoải mái, tự do như phương Tây được. Liệu có ?ohay? hay không khi cổ vũ giới trẻ Việt Nam đọc và tiếp xúc với lối sống ấy?
    Và cuối cùng là tính ?oTây hoá? của cuốn tiểu thuyết này, điều làm cho nó không thuyết phục tôi cho lắm. Toàn bộ những tình tiết trong truyện, ngoại trừ tên nhân vật và các địa danh, dễ gây cho người ta cảm giác nó không ?oNhật Bản? chút nào! Các nhân vật cứ rủ nhau đi ăn là kêu nào là pizza, nào là rau trộn, nào là rau spinach, rồi thức uống thì toàn là whisky, vodka, rượu Tây các loại? Tôi có cảm tưởng như họ không phải người Nhật, họ là người Mỹ hay sao ấy! Như tôi đã nói ở trên, lối sống của các nhân vật quá phóng túng theo kiểu Mỹ, đặc biệt là về phương diện ********. Hễ buồn bực chuyện gì là họ cứ thế mà rủ nhau ra quán rượu hay sàn nhảy nốc bia hay rượu Tây rồi sau vài câu qua lại thì đưa thẳng nhau đến khách sạn hay nhà nghỉ! Không khác một bộ phim Hollywood chút nào! Rồi đời sống tinh thần của họ nữa, ở đây tôi muốn nói đến âm nhạc, tất cả đều đã ?oTây? hết. Họ nghe toàn nhạc của các ca sĩ và ban nhạc đến từ tít trời Tây, đọc sách toàn là của Dickens, Carver, Fitzgerald.. mà chẳng hề nghe họ nhắc đến một cái tên Nhật nào cả! Bạn có thể biện minh rằng đó là do sở thích của họ, không thể áp đặt được nhưng họ là do Murakami tạo ra, ông ta hoàn toàn có thể xây dựng họ trên một phương diện khác với những tính cách và sở thích ?oNhật? hơn. Có lẽ do Murakami đã có thời gian dài sống ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ nên điều đó có ảnh hưởng đến nhãn quan nghệ thuật của ông chăng? Có thể. Nhưng nếu như thế thì thật đáng buồn vì ông đã để ?onhững ảnh hưởng? đó không còn là ?onhững ảnh hưởng? nữa mà nó đã trở thành những ?onhân tố chủ đạo? chi phối văn chương ông mất rồi! Nó quá Tây! Và thật buồn hơn nữa khi ông không dám thừa nhận những ảnh hưởng của lối sống phương Tây trong các sáng tác của mình mà chỉ cho đó là sự tình cờ (!) như trong đoạn phỏng vấn sau của Sinda Gregory, Toshifumi Miyawaki và Larry McCaffery dành cho ông:
    * Ông đã dịch nhiều tác phẩm của các nhà văn Mỹ - chẳng hạn F. Scott Fitzgerald, John Irving, Tim O?TBrien và Raymond Carver, người này rất khác người kia. Ông có cho rằng các bản dịch có ảnh hưởng đến sáng tác của chính ông?...
    - Đó chỉ là trùng hợp thôi. (!) Công việc dịch thuật là người thầy lớn của tôi. Đôi khi tôi chọn một cuốn sách để dịch vì tôi muốn học vài điều từ đó; dịch nó ra là cách tốt nhất để làm việc đó bởi vì bạn phải đọc và nghiền ngẫm từng chi tiết trên mỗi trang. Nhưng tôi không chịu ảnh hưởng nhiều lắm từ Carver. (!?)?
    Tất nhiên là không thể phủ nhận tất cả về tác phẩm đang được xem là bán chạy nhất ở nhiều nước này. Nó cũng có những cái hay, những nét độc đáo riêng khi dám khám phá và nêu bật những vấn đề rất ?onhạy cảm? của giới trẻ ở thời kì đó. Tuy nhiên, cần phải có một cái nhìn tỉnh táo hơn nữa khi đánh giá về tác phẩm này bởi vì tác giả đang đi rất khéo léo trên ?olằn ranh? mong manh giữa hai thể loại: tiểu thuyết nghệ thuật và truyện dành cho ?ongười lớn?! Chính vì thế, tôi nghĩ rằng sẽ là thoả đáng và ?oan toàn? hơn khi đánh giá đây là tác phẩm ?olạ? đối với văn hoá Việt Nam nên dễ gây sự tò mò cho độc giả. Còn nếu bạn muốn cho là nó ?ohay? thì xin hãy thêm vào cụm từ ?ovì nó quá lạ? phía sau đó!
  9. larry145

    larry145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    4.744
    Đã được thích:
    1
    Về tác phẩm,đồng ý với Fangdi ở một số khía cạnh.Như miêu tả quá rõ,lối sống buông thả..v...v...
    Và cũng đồng ý luôn với bạn rằng : đây ko fải là một tác phẩm cực kỳ hay,hoặc những tính từ tương tự đc sử dụng.Nhưng với cá nhân tôi,Rừng Na-uy là một tác phẩm đáng đọc.
    Về những điều bạn phê phán,tôi k đồng ý hoàn toàn,đơn giản một điều,tôi nhìn ra Xh hiện tại của mình.Và chuyện ******** buông thả,chuyện SV đi học như k fải đi học,chuyện chửi thề..... Những thứ bạn nói,quả thật xin lỗi bạn,nhưng xã hội bây giờ cũng đầy rẫy,xã hội NB thời kỳ đó trong những trang đầu của cuốn sách có đề cập : do sự phát triển quá nhanh của kinh tế và sự xâm nhập của văn hoá phương tây.Làm cho con người,nhất là giới trẻ,bị mất phương hướng.v..v..
    -Một góc nữa,đó là cái chết của các nhân vật.Có lẽ tớ sẽ phải suy nghĩ trước khi viết
    Vài dòng trên đây,chỉ là suy nghĩ chủ quan của tớ,chắc chắn còn nhiều sai sót,có gì ko đúng,các bạn cứ góp ý
  10. greenlily2505

    greenlily2505 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    0
    Hic, phải cố gắng lắm mới đọc hết được bài dài dài của bạn Fangdi, đồng ý bạn ấy phân tích có nhiều cái đúng nhưng có vẻ bạn ấy bị rơi vào việc bới bèo ra bọ, cái ác cảm của một người luôn cho rằng xã hội và nghệ thuật đều phải theo chuẩn mực nên khó chịu và gai mắt với những phá cách của cuộc sống.
    Cảm giác thế thôi.

Chia sẻ trang này