1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rừng trong văn hóa Tây Nguyên

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ATC, 03/05/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Rừng trong văn hóa Tây Nguyên

    Rõng trong v¨n hãa T©y Nguyªn
    Nãi ®Õn v¨n hãa T©y Nguyªn, ng­êi ta th­êng nh¾c tíi cång, chiªng, nhµ r«ng... Song theo nhµ v¨n Nguyªn Ngäc, mét ng­êi am hiÓu vïng ®Êt T©y Nguyªn, yÕu tè lµm nªn nÒn t¶ng v¨n hãa T©y Nguyªn lµ rõng. §èi víi ng­êi T©y Nguyªn, rõng kh«ng ch~ lµ v
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Rừng trong văn hóa Tây Nguyên
    Nói đến văn hóa Tây Nguyên, người ta thường nhắc tới cồng, chiêng, nhà rông... Song theo nhà văn Nguyên Ngọc, một người am hiểu vùng đất Tây Nguyên, yếu tố làm nên nền tảng văn hóa Tây Nguyên là rừng. Đối với người Tây Nguyên, rừng không chỉ là vật chất, tài nguyên, môi trường theo nghĩa hẹp mà rừng còn mang ý nghĩa tâm linh.
    Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên - đến nay còn rất đậm - làng là đơn vị cơ bản. Mà làng ở Tây Nguyên là gì? Đấy là một khoảnh đất con người đã cắt ra được của cái bao trùm tất cả là rừng hoang dã. Là cái phần nhỏ của tự nhiên hoang dã mà con người đã thuần hóa được cho mình, cái khoảnh tự nhiên (nature) đã được con người biến thành văn hóa (culture). Mối quan hệ cơ bản nhất của sự tồn tại ở đây là vậy, bên này là tự nhiên: rừng, bên kia là văn hóa: làng. ở giữa là con người. Con người tồn tại chông chênh trên cái ranh giới luôn biến động ấy bởi con người đã thuần hóa một chút rừng cho mình, làm cho cái chút ấy biến thành văn hóa nhưng không bao giờ "biến thành" hoàn toàn được. Rừng thường xuyên thâm nhập vào con người, và luôn có xu hướng giành lấy lại tất cả.
    Thật vậy, ngay trong làng vẫn có rừng. Như một nhà khoa học đã nói: nền văn minh Tây Nguyên là một nền văn minh thảo mộc (1). Mọi thứ trong làng, trong nhà, mọi thứ để sống, cả vật chất lẫn tinh thần đều "làm bằng" rừng: cột nhà, sàn và vách nhà, mái nhà..., nhà rông hay nhà dài để sinh hoạt cộng đồng, cây cột trâu để tế thần, hạt lúa và cây rau để ăn, cây đàn để tình tự... Và khi làng đã dời đi nơi khác thì mảnh đất ấy trở thành khu đất gọi là rongol, một thứ đất trung gian giữa làng và rừng (giữa văn hóa và tự nhiên)... Nhưng rồi rừng bao giờ cũng mạnh hơn, rừng sẽ chiếm lại - ai đã từng ở rừng đều thấm hiểu điều này: rừng chiếm lại rất nhanh, lập tức, tất cả những gì con người vừa buông tay ra. Và làng sẽ trở lại thành rừng, con người sẽ trả lại đất đã thuần hóa thành làng cho rừng, trả lại văn hóa cho tự nhiên.
    Khi anh hỏi một đôi vợ chồng người Mnông Gar họ đã cưới nhau năm nào, họ sẽ trả lời anh: "Năm làng chúng tôi ăn rừng Thần Gô" (2). ấy là cái năm làng làm rẫy ở khu rừng có tên như vậy. Trong một cách nói đó (mà nói như ai cũng biết là "văn hóa"), có rất nhiều điều có thể nhận ra.
    1. ở đây người ta "ăn rừng" (tức người ta làm rẫy, lấy ra cái ăn từ rừng), rừng đi vào trong máu thịt con người, cũng hoàn toàn giống như ta nói ta bú sữa mẹ, mẹ cho ta cái ăn, cho ta máu thịt. Ta là một phần không thể tách rời khỏi mẹ. Ta từ mẹ mà ra.
    2. Rừng không chỉ là không gian, rừng còn là thời gian. Lịch của người Tây Nguyên là một thứ lịch sinh học, lịch pháp của mối quan hệ sinh học giữa con người với rừng. Cuộc đời con người ấy được tính bằng chu kỳ mẹ rừng cho họ máu thịt qua từng mùa rẫy.
    3. "Thế giới" hay "vũ trụ" của con người ấy là làng, làng trong mối quan hệ sinh tồn với rừng. Mỗi làng không chỉ có không gian riêng mà còn có thời gian riêng của mình, một thứ không - thời gian lấy rừng làm hệ tọa độ...
    Người Tây Nguyên luân canh (chứ không phải du canh). Hạt lúa ăn lấy ra từ rẫy, cũng là một khoảnh rừng được thuần hóa cho con người, rồi sau vài năm họ lại trả đất ấy về cho rừng, hoàn nguyên rừng. Cho nên rẫy - tức là một phần của làng, của văn hóa - cũng là một mảnh tự nhiên con người cắt lấy, thuần hóa được cho mình, nhưng rồi lại phải thường xuyên trả lại cho tự nhiên, cho hoang dã. ở đây nữa cũng vậy, vẫn là cái thế đứng luôn động của con người giữa tự nhiên và văn hóa.
    Đối với cái chết, người Tây Nguyên cũng có một thái độ đặc biệt liên quan đến rừng. Sau một thời gian chôn cất người chết, họ "bỏ mả", hoàn toàn không chăm nom gì nữa, giao cho rừng, trả con người ấy về lại cho rừng, để rừng chiếm lấy cái phần vốn là tự nhiên hoang dại đã thành người, thành văn hóa ấy.
    Người Tây Nguyên tin rằng linh hồn người chết sau một số vòng tuần hoàn, cuối cùng sẽ biến thành những giọt sương mai trên lá cây trong rừng. Nghĩa là lại một lần nữa ta thấy, ở một tầng sâu hơn, rừng không chỉ là không gian mà còn là thời gian. Rừng là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng, là sự không thủy không chung, nơi hun hút từ đó con người đi ra và nơi hun hút con người lại biến mất vào đó, biệt vô tăm tích. Rừng là bản nguyên, là cội nguồn ở đầu bên này nhưng cũng là cõi mịt mù thăm thẳm ở đầu bên kia...
    Cho nên đối với người Tây Nguyên rừng hoàn toàn không chỉ là vật chất, là tài nguyên, là môi trường theo nghĩa hẹp. Rừng là tâm linh. Vì vậy nó là cội nguồn của văn hóa ở đây. Đố ai có thể tìm ra được một biểu hiện văn hóa nào ở đây mà không liên quan đến rừng, không có rừng, hay đúng hơn, không có mối quan hệ sâu xa thăm thẳm của con người với rừng làm cơ sở.
    Và ở đây, nếu không giữ được rừng, nếu tiếp tục phá rừng, tiêu diệt rừng như nó đã và đang tiếp tục bị tiêu diệt thì đừng nói gì đến văn hóa, bảo vệ văn hóa, mọi thứ lễ hội ồn ào và diêm dúa sẽ chỉ là "diễn", là giả.
    Despair is not Hopeless!​

Chia sẻ trang này