1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ruồi trâu - Etelle Lilian Voynick

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi silver_light, 16/12/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danhmetal

    danhmetal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Truyện đến đây đã hết chưa mấy bạn, nếu hết rồi thì mình mới ngồi đọc, nếu ko đọc giữa chừng ko có đọc tiếp thì mất hứng lắm !
  2. perbonbi

    perbonbi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Ăn xong cả ba người lại quay ra bàn kế hoạch và chuẩn bị mọi việc cần thiết. Khi đồng hồ điểm mười một tiếng thì Mác-ti-ni đứng dậy cầm mũ.
    - Tôi về lấy cho anh chiếc áo tơi đi đường, Ri-va-rét ạ. Anh mặc chiếc áo ấy vào thì sẽ kho nhận hơn là mặc bộ quần áo này. Tiện thể tôi sẽ dò xét xem có mật thám rình quanh nhà trước khi ta lên đường không
    - Anh sẽ cùng đi với tôi đến trạm à?
    - Vâng. Nếu có kẻ theo dõi thì bốn mắt chúng ta nhìn bảo đảm hơn. Khoảng mười hai giờ tôi sẽ trở lại. Chờ nhé, tôi chưa đến thì đừng đi vội nhé? Chị Giê-ma ạ, tôi mang chìa khóa đi để lúc trở lại khỏi gọi chuông phiền phức.
    Khi Mác-ti-ni cầm chùm chìa khóa. Giê-ma ngước mắt nhìn anh. Chị hiểu rằng anh đã cố ý kiếm cớ để cho chị và Ruồi Trâu ở lại với nhau.
    Chị nói:
    - Mai tôi sẽ cùng anh nói chuyện. Mai tôi thu xếp xong chúng ta sẽ có thời giờ
    - Vâng, còn có nhiều thời giờ? Và ?" Mác-ti-ni nói với Ruồi Trâu ?" Ri-va-rét ạ, tôi còn muốn hỏi anh vài việc nhỏ nữa, nhưng để trên đường ra trạm ta sẽ nói sau? Giê-ma, cho Kê-ti đi ngủ đi thôi và ả hai người nói khẽ chứ nhé. Thôi, xin chào, nửa đêm tôi sẽ trở lại.
    Mác-ti-ni khẽ gật đầu chào và mỉm cười bước xuống thang gác. Anh đóng mạnh cửa ngoài để hàng xóm biết rằng khách của bà Bô-la đã ra về.
    Sau khi xuống bếp cho Kê-ti về ngru, Giê-ma trở lại, tay bưng một khay cà phê đen?
    Chị nói:
    - Anh có muốn ngả lưng một chút không? Đêm nay anh sẽ phải suốt đêm không ngủ đấy.
    - Không, chẳng sao đâu, Giê-ma thân yêu! Đến Xan Lô-ren-dô tôi sẽ ngủ để chờ lấy quần áo và đồ hóa trang.
    - Thế anh uống cà phê nhé? Anh chò một chút em đi lấy bánh quy.
    Chị quỳ gối trước mặt tủ thức ăn. Ruồi Trâu lại gần và bỗng cúi xuống cạnh chi.
    - Giê-ma, có những gì thế? Sô-cô-la và kẹo ca-ra-men có phải không? Giê-ma sang trọng như bà hoàng ấy!
    Giê-ma ngước nhìn bộ mặt tươi rói của Ruồi Trâu rồi mỉm cười:
    - Anh cũng thích của ngọt cơ à? Bao giờ em cũng có kẹo để mời Xê-da. Anh ấy thích kẹo ngọt như trẻ con vậy.
    - Thật? thật à? Thế mai? mai mua cho anh ấy kẹo khác, còn kẹo này Giê-ma cho tôi nhé. Tôi bỏ kẹo ca-ra-men vào túi. Nó sẽ an ủi tôi, một con người đã mất hết lạc thú ở đời. Tôi? tôi mong ước trước khi chúng đưa tôi đi treo cổ, tôi còn được một ít kẹo ca-ra-men để ngậm.
    - Chờ em một chút nhé. Em đi lấy hộp đựng, kẻo ướt ra túi? Thôi, ngồi xuống đi anh, đừng bông đùa nữa. Chắc rằng từ nay cho đến khi một trong hai chúng ta bị giết, chúng ta chẳng còn lúc nào nói chuyện ung dung như thế này với nhau được nữa và?
    Ruồi Trâu khẽ lẩm bẩm:
    - À ra Giê-ma không? không thích sô-cô-la nhỉ!
    Rồi anh nói tiếp
    - Vậy thì tôi sẽ ăn một mình. Chẳng phải là bữa anư thỏa thích trước giờ xử tử đó sao? Đêm nay Giê-ma phải chiều mọi sự vòi vĩnh của tôi. Trước hết tôi muốn Giê-ma ngồi vào ghế bành này. Còn tôi thì ngả lưng xuống đây vì Giê-ma đã cho phép tôi. Như thế này dễ chịu hơn.
    Ruồi Trâu nằm lên thảm trải dưới chân Giê-ma. Tựa tay vào ghế, anh nhìn thẳng vào mặt chị.
    - Giê-ma, sao mặt Giê-ma tái đi thế! Chắc vì Giê-ma chỉ nhìn thấy mặt bi đát của cuộc sống và vì không thích sô-cô-la chứ gì?
    - Anh hãy nghiêm chỉnh cho năm phút đi nào! Đây là chuyện sống chết chứ đâu phải chuyện đùa.
    - Hai phút tôi cũng chẳng thể nghiêm chỉnh được đâu, Giê-ma thân yêu! Dù sống, dù chết cũng chẳng lúc nào nên nghiêm nghị.
    Ruồi Trâu nắm lấy tay chị và vuốt ve đôi bàn tay ấy.
    - Nữ thần Mi-néc-vơ (1), xin bà đừng nghiêm nghị như thế. Tôi khóc lên bây giờ thì bà sẽ phải thương tôi. Tôi muốn bà mỉm cười. Giê-ma có nụ cười vui, hồn nhiên lắm? Chớ, chớ có mắng tôi, Giê-ma thân yêu ạ! Ta ăn bánh đi, ăn như hai đứa trẻ ngoan ấy và đừng tranh giành nhau nhé, vì ngày mai chúng ta sẽ phải chết rồi.
    Ruồi Trâu lấy một chiếc bánh chia hai thật đều và cố bẻ cho phần nào cũng có nhân đường
    - Nào, chúng ta cùng nhau chịu lễ đi, như người ta vẫn thường thường chịu lễ trong nhà thờ vậy. ?oNày là mình tao, bay hãy nhận lấy mà ăn? (2). Và chúng ta phải uống? uống chung một cốc rượu? Phải, phải, như thế đấy. ?oBay hãy làm việc này nhớ đến tao?.
    Giê-ma đặt cốc len bàn và nói bằng một giọng gần như nức nở.
    - Thôi, anh ơi!
    Ruồi Trâu nhìn Giê-ma và nắm lấy tay chị
    - Thế thôi nhé ! Yên tĩnh một lúc nhé! Nếu một trong hai ta chết đi thì người còn lại hãy nhớ lấy giây phút này nhé. Chúng ta hãy quên đi, quên thế giới huyên náo này, đừng để nó làm bận tai ta nữa, chúng ta sẽ dắt tay nhau tới những cung điện bí ẩn của thần chết, và sẽ ngả xuống yên nghỉ ngàn thu giữa những đóa hoa anh túc rắc đầy bốn phía. Ồ, lúc đó chúng ta mới thật là yên tĩnh.
    Ruồi Trâu ngả đầu vào lòng chị và lấy tay bưng lấy mặt.
    Giê-ma lặng lẽ cúi xuống vuốt mái tóc đen nhánh của anh. Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi qua? hai người vẫn ngồi yên, không nói nửa lời.
    Cuối cùng Giê-ma cất tiếng. Ruồi Trâu ngửng đầu lên.
    - Anh thân yêu, sắp nửa đêm rồi. Chúng ta chỉ còn vài phút nữa thôi. Mác-ti-ni sắp trở lại. Có lẽ không bao giờ chúng ta còn được trông thấy nhau nữa. Chẳng lẽ lúc này anh không có gì để nói với em cả ư?
    Ruồi Trâu từ từ đứng dậy, đi về phía cuối phòng. Họ im lặng trong giây lát.
    Tiếng nói của Ruồi Trâu chỉ như một hơi thở:
    - Tôi sẽ chỉ nói một điều thôi. Tôi sẽ nói với Giê-ma một điều?
    Ruồi Trâu nghẹn lời, ngồi bên cửa sổ, hai tay bưng lấy mặt. Giê-ma dịu dàng nói:
    - Mãi đến giờ đây anh mới thương em.
    - Vì cuộc đời tôi cũng có mấy lúc được yêu thương đâu. Lúc đầu tôi? tôi tưởng Giê-ma? biết cũng chẳng để làm gì.
    - Bây giờ anh không nghĩ như thế nữa chứ, hở anh?
    Không đợi trả lời, Giê-ma tiến lại, đứng sát vào người anh. Chị thủ thỉ:
    - Nói thật đi anh! Vì nếu như lúc anh chết, em không có mặt ở đó, thì đến phút hai tay buông xuôi em vẫn không tin chắc rằng?
    Ruồi Trâu nắm tay chị và ghì chặt lấy:
    - Nếu tôi chết? Giê-ma ơi, Giê-ma có biết không, lúc tôi đi sang Nam Mỹ? Ô kìa, Mác-ti-ni đã đến rồi!
    Ruồi Trâu vùng dậy rời khỏi Giê-ma và mở rộng cửa phòng. Mác-ti-ni chùi giày cẩn thận vào chiếc thảm con.
    - Con người lúc nào cũng đúng giờ, đúng? đúng từng phút một! Mác-ti-ni, anh thật là một chiếc đồng hồ sống. Áo tơi đi? đi đường của anh đây phải không?
    - Phải, còn một vài thứ lặt vặt nữa. Tôi đã cố giữ cho khỏi ướt, nhưng trời cứ mưa tầm tã. Đêm nay anh đi vất vả lắm đấy!
    - Có hề chi! Sao, ngoài phố thế nào anh, yên tĩnh cả chứ?
    - Vâng. Chắc mật thám về ngủ cả rồi. Trời sao mà xấu thế này, lạ thật? Cà phê đấy à, chị Giê-ma? Chị phải cho anh Ri-va-rét uống cái gì thật nóng, kẻo đi mưa rất dễ bị cảm lạnh.
    - Cà phê đen đấy. Đặc lắm. Để tôi đi đun ít sữa nhé.
    Giê-ma lủi thủi xuống bếp. Chị nghiến chặt răng và nắm chặt hai tay để khỏi bật ra tiếng khóc. Khi Giê-ma mang sữa lên thì Ruồi Trâu đã khoác áo tơi và đang đi ủng da do Mác-ti-ni cho mượn. Ruồi Trâu đứng uống cạn chén cà phê rồi cầm lấy chiếc mũ rộng vành.
    - Mác-ti-ni, đến giờ rồi. Chúng ta phải đi đường vòng để tới trạm cho chắc chắn? Thôi, xin tạm biệt Giê-ma. Nếu không có gì xảy ra, thứ sáu này tôi sẽ gặp Giê-ma ở Phoóc-li.(3) Chờ một chút nhé, địa? địa chỉ đây.
    Ruồi Trâu giở sổ tay xé một tờ giấy và lấy bút chì viết mấy chữ.
    Giê-ma trả lời, giọng đều đều, yếu ớt:
    - Địa chỉ đó tôi có rồi, anh ạ.
    - Thế à? Không? không sao, Giê-ma cứ cầm thêm cho chắc chắn? Nào chúng ta lên đường, Mác-ti-ni, suỵt, khẽ chứ! Đừng để cửa cọt kẹt một chút nào hết.
    Họ thận trọng bước xuống đường. Cửa ngoài khép chặt. Khi trở về phòng, Giê-ma bất giác nhìn mẩu giấy Ruồi Trâu vừa dúi vào tay chị. Bên dưới địa chỉ viết:
    ?oKhi gặp nhau tôi sẽ nói hết với Giê-ma?.
    ----------------------
    (1) Mi-néc-vơ ?" Trong thần thoại Hy Lạp, Mi-néc-vơ là nữ thần của trí khôn ngoan, nữ thần của nghệ thuật, khoa học và công nghệ, và cũng được coi như vị thần hướng dẫn người ta trong thảm họa chiến tranh.
    (2) ?oNày là mình tao?? Câu nguyện khi làm phép bánh thánh
    (3) Phoóc-li - một thành phố ở Rô-ma-nha.
  3. perbonbi

    perbonbi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Ăn xong cả ba người lại quay ra bàn kế hoạch và chuẩn bị mọi việc cần thiết. Khi đồng hồ điểm mười một tiếng thì Mác-ti-ni đứng dậy cầm mũ.
    - Tôi về lấy cho anh chiếc áo tơi đi đường, Ri-va-rét ạ. Anh mặc chiếc áo ấy vào thì sẽ kho nhận hơn là mặc bộ quần áo này. Tiện thể tôi sẽ dò xét xem có mật thám rình quanh nhà trước khi ta lên đường không
    - Anh sẽ cùng đi với tôi đến trạm à?
    - Vâng. Nếu có kẻ theo dõi thì bốn mắt chúng ta nhìn bảo đảm hơn. Khoảng mười hai giờ tôi sẽ trở lại. Chờ nhé, tôi chưa đến thì đừng đi vội nhé? Chị Giê-ma ạ, tôi mang chìa khóa đi để lúc trở lại khỏi gọi chuông phiền phức.
    Khi Mác-ti-ni cầm chùm chìa khóa. Giê-ma ngước mắt nhìn anh. Chị hiểu rằng anh đã cố ý kiếm cớ để cho chị và Ruồi Trâu ở lại với nhau.
    Chị nói:
    - Mai tôi sẽ cùng anh nói chuyện. Mai tôi thu xếp xong chúng ta sẽ có thời giờ
    - Vâng, còn có nhiều thời giờ? Và ?" Mác-ti-ni nói với Ruồi Trâu ?" Ri-va-rét ạ, tôi còn muốn hỏi anh vài việc nhỏ nữa, nhưng để trên đường ra trạm ta sẽ nói sau? Giê-ma, cho Kê-ti đi ngủ đi thôi và ả hai người nói khẽ chứ nhé. Thôi, xin chào, nửa đêm tôi sẽ trở lại.
    Mác-ti-ni khẽ gật đầu chào và mỉm cười bước xuống thang gác. Anh đóng mạnh cửa ngoài để hàng xóm biết rằng khách của bà Bô-la đã ra về.
    Sau khi xuống bếp cho Kê-ti về ngru, Giê-ma trở lại, tay bưng một khay cà phê đen?
    Chị nói:
    - Anh có muốn ngả lưng một chút không? Đêm nay anh sẽ phải suốt đêm không ngủ đấy.
    - Không, chẳng sao đâu, Giê-ma thân yêu! Đến Xan Lô-ren-dô tôi sẽ ngủ để chờ lấy quần áo và đồ hóa trang.
    - Thế anh uống cà phê nhé? Anh chò một chút em đi lấy bánh quy.
    Chị quỳ gối trước mặt tủ thức ăn. Ruồi Trâu lại gần và bỗng cúi xuống cạnh chi.
    - Giê-ma, có những gì thế? Sô-cô-la và kẹo ca-ra-men có phải không? Giê-ma sang trọng như bà hoàng ấy!
    Giê-ma ngước nhìn bộ mặt tươi rói của Ruồi Trâu rồi mỉm cười:
    - Anh cũng thích của ngọt cơ à? Bao giờ em cũng có kẹo để mời Xê-da. Anh ấy thích kẹo ngọt như trẻ con vậy.
    - Thật? thật à? Thế mai? mai mua cho anh ấy kẹo khác, còn kẹo này Giê-ma cho tôi nhé. Tôi bỏ kẹo ca-ra-men vào túi. Nó sẽ an ủi tôi, một con người đã mất hết lạc thú ở đời. Tôi? tôi mong ước trước khi chúng đưa tôi đi treo cổ, tôi còn được một ít kẹo ca-ra-men để ngậm.
    - Chờ em một chút nhé. Em đi lấy hộp đựng, kẻo ướt ra túi? Thôi, ngồi xuống đi anh, đừng bông đùa nữa. Chắc rằng từ nay cho đến khi một trong hai chúng ta bị giết, chúng ta chẳng còn lúc nào nói chuyện ung dung như thế này với nhau được nữa và?
    Ruồi Trâu khẽ lẩm bẩm:
    - À ra Giê-ma không? không thích sô-cô-la nhỉ!
    Rồi anh nói tiếp
    - Vậy thì tôi sẽ ăn một mình. Chẳng phải là bữa anư thỏa thích trước giờ xử tử đó sao? Đêm nay Giê-ma phải chiều mọi sự vòi vĩnh của tôi. Trước hết tôi muốn Giê-ma ngồi vào ghế bành này. Còn tôi thì ngả lưng xuống đây vì Giê-ma đã cho phép tôi. Như thế này dễ chịu hơn.
    Ruồi Trâu nằm lên thảm trải dưới chân Giê-ma. Tựa tay vào ghế, anh nhìn thẳng vào mặt chị.
    - Giê-ma, sao mặt Giê-ma tái đi thế! Chắc vì Giê-ma chỉ nhìn thấy mặt bi đát của cuộc sống và vì không thích sô-cô-la chứ gì?
    - Anh hãy nghiêm chỉnh cho năm phút đi nào! Đây là chuyện sống chết chứ đâu phải chuyện đùa.
    - Hai phút tôi cũng chẳng thể nghiêm chỉnh được đâu, Giê-ma thân yêu! Dù sống, dù chết cũng chẳng lúc nào nên nghiêm nghị.
    Ruồi Trâu nắm lấy tay chị và vuốt ve đôi bàn tay ấy.
    - Nữ thần Mi-néc-vơ (1), xin bà đừng nghiêm nghị như thế. Tôi khóc lên bây giờ thì bà sẽ phải thương tôi. Tôi muốn bà mỉm cười. Giê-ma có nụ cười vui, hồn nhiên lắm? Chớ, chớ có mắng tôi, Giê-ma thân yêu ạ! Ta ăn bánh đi, ăn như hai đứa trẻ ngoan ấy và đừng tranh giành nhau nhé, vì ngày mai chúng ta sẽ phải chết rồi.
    Ruồi Trâu lấy một chiếc bánh chia hai thật đều và cố bẻ cho phần nào cũng có nhân đường
    - Nào, chúng ta cùng nhau chịu lễ đi, như người ta vẫn thường thường chịu lễ trong nhà thờ vậy. ?oNày là mình tao, bay hãy nhận lấy mà ăn? (2). Và chúng ta phải uống? uống chung một cốc rượu? Phải, phải, như thế đấy. ?oBay hãy làm việc này nhớ đến tao?.
    Giê-ma đặt cốc len bàn và nói bằng một giọng gần như nức nở.
    - Thôi, anh ơi!
    Ruồi Trâu nhìn Giê-ma và nắm lấy tay chị
    - Thế thôi nhé ! Yên tĩnh một lúc nhé! Nếu một trong hai ta chết đi thì người còn lại hãy nhớ lấy giây phút này nhé. Chúng ta hãy quên đi, quên thế giới huyên náo này, đừng để nó làm bận tai ta nữa, chúng ta sẽ dắt tay nhau tới những cung điện bí ẩn của thần chết, và sẽ ngả xuống yên nghỉ ngàn thu giữa những đóa hoa anh túc rắc đầy bốn phía. Ồ, lúc đó chúng ta mới thật là yên tĩnh.
    Ruồi Trâu ngả đầu vào lòng chị và lấy tay bưng lấy mặt.
    Giê-ma lặng lẽ cúi xuống vuốt mái tóc đen nhánh của anh. Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi qua? hai người vẫn ngồi yên, không nói nửa lời.
    Cuối cùng Giê-ma cất tiếng. Ruồi Trâu ngửng đầu lên.
    - Anh thân yêu, sắp nửa đêm rồi. Chúng ta chỉ còn vài phút nữa thôi. Mác-ti-ni sắp trở lại. Có lẽ không bao giờ chúng ta còn được trông thấy nhau nữa. Chẳng lẽ lúc này anh không có gì để nói với em cả ư?
    Ruồi Trâu từ từ đứng dậy, đi về phía cuối phòng. Họ im lặng trong giây lát.
    Tiếng nói của Ruồi Trâu chỉ như một hơi thở:
    - Tôi sẽ chỉ nói một điều thôi. Tôi sẽ nói với Giê-ma một điều?
    Ruồi Trâu nghẹn lời, ngồi bên cửa sổ, hai tay bưng lấy mặt. Giê-ma dịu dàng nói:
    - Mãi đến giờ đây anh mới thương em.
    - Vì cuộc đời tôi cũng có mấy lúc được yêu thương đâu. Lúc đầu tôi? tôi tưởng Giê-ma? biết cũng chẳng để làm gì.
    - Bây giờ anh không nghĩ như thế nữa chứ, hở anh?
    Không đợi trả lời, Giê-ma tiến lại, đứng sát vào người anh. Chị thủ thỉ:
    - Nói thật đi anh! Vì nếu như lúc anh chết, em không có mặt ở đó, thì đến phút hai tay buông xuôi em vẫn không tin chắc rằng?
    Ruồi Trâu nắm tay chị và ghì chặt lấy:
    - Nếu tôi chết? Giê-ma ơi, Giê-ma có biết không, lúc tôi đi sang Nam Mỹ? Ô kìa, Mác-ti-ni đã đến rồi!
    Ruồi Trâu vùng dậy rời khỏi Giê-ma và mở rộng cửa phòng. Mác-ti-ni chùi giày cẩn thận vào chiếc thảm con.
    - Con người lúc nào cũng đúng giờ, đúng? đúng từng phút một! Mác-ti-ni, anh thật là một chiếc đồng hồ sống. Áo tơi đi? đi đường của anh đây phải không?
    - Phải, còn một vài thứ lặt vặt nữa. Tôi đã cố giữ cho khỏi ướt, nhưng trời cứ mưa tầm tã. Đêm nay anh đi vất vả lắm đấy!
    - Có hề chi! Sao, ngoài phố thế nào anh, yên tĩnh cả chứ?
    - Vâng. Chắc mật thám về ngủ cả rồi. Trời sao mà xấu thế này, lạ thật? Cà phê đấy à, chị Giê-ma? Chị phải cho anh Ri-va-rét uống cái gì thật nóng, kẻo đi mưa rất dễ bị cảm lạnh.
    - Cà phê đen đấy. Đặc lắm. Để tôi đi đun ít sữa nhé.
    Giê-ma lủi thủi xuống bếp. Chị nghiến chặt răng và nắm chặt hai tay để khỏi bật ra tiếng khóc. Khi Giê-ma mang sữa lên thì Ruồi Trâu đã khoác áo tơi và đang đi ủng da do Mác-ti-ni cho mượn. Ruồi Trâu đứng uống cạn chén cà phê rồi cầm lấy chiếc mũ rộng vành.
    - Mác-ti-ni, đến giờ rồi. Chúng ta phải đi đường vòng để tới trạm cho chắc chắn? Thôi, xin tạm biệt Giê-ma. Nếu không có gì xảy ra, thứ sáu này tôi sẽ gặp Giê-ma ở Phoóc-li.(3) Chờ một chút nhé, địa? địa chỉ đây.
    Ruồi Trâu giở sổ tay xé một tờ giấy và lấy bút chì viết mấy chữ.
    Giê-ma trả lời, giọng đều đều, yếu ớt:
    - Địa chỉ đó tôi có rồi, anh ạ.
    - Thế à? Không? không sao, Giê-ma cứ cầm thêm cho chắc chắn? Nào chúng ta lên đường, Mác-ti-ni, suỵt, khẽ chứ! Đừng để cửa cọt kẹt một chút nào hết.
    Họ thận trọng bước xuống đường. Cửa ngoài khép chặt. Khi trở về phòng, Giê-ma bất giác nhìn mẩu giấy Ruồi Trâu vừa dúi vào tay chị. Bên dưới địa chỉ viết:
    ?oKhi gặp nhau tôi sẽ nói hết với Giê-ma?.
    -------------
    (1) Mi-néc-vơ ?" Trong thần thoại Hy Lạp, Mi-néc-vơ là nữ thần của trí khôn ngoan, nữ thần của nghệ thuật, khoa học và công nghệ, và cũng được coi như vị thần hướng dẫn người ta trong thảm họa chiến tranh.
    (2) ?oNày là mình tao?? Câu nguyện khi làm phép bánh thánh
    (3) Phoóc-li - một thành phố ở Rô-ma-nha.
  4. perbonbi

    perbonbi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Hic, post lần đầu tưởng bị lỗi, thành ra có 2 bài giống nhau, bác mod xoá hộ em cái nhé.
    II
    Hôm nay là phiên chợ ở Bơ-ri-xi-ghê-la. Nông dân các xóm làng lân cận nườm nượp đổ về khu chợ. Người thì mang lợn gà, người thì mang bơ, sữa, có người dong cả những đàn gia súc vùng núi ngang tàng. Từng đoàn lũ lượt đi lại trên sân chợ, cười đùa, mặc cả, mua những quả khô, bánh nước rẻ tiền và hạt quỳ. Những trẻ em da cháy nắng, chân không guốc dép, nằm sấp bụng giữa đường cái, dưới ánh nắng gay gắt, còn các bà mẹ của chúng thì ngồi cạnh những giỏ trứng và bơ dưới gốc cây.
    Hồng y giáo chủ Mông-ta-ne-li ra chợ để hỏi thăm giáo dân. Đám trẻ con ồn ào liền xúm lại. Chúng tranh nhau dâng cho Hồng y giáo chủ những bó hoa chim én, hoa anh túc thắm đỏ và thủy tiên trắng thơm ngát hái trên sườn núi. Ai cũng thông cảm tính yêu hoa dại của Hồng y giáo chủ, coi đó là một nhược điểm của sự ham chuộng mà người thông minh tài trí nào cũng thường mắc phải. Nếu một kẻ khác làm như Mông-ta-ne-li, chất cỏ hoa cây cối đầy nhà, thì chắc hẳn người ta đã chê cười. Nhưng ?ovị Hồng y giáo chủ tốt phúc? này thì được hưởng quyền có một vài sở thích lạ đời vô hại như thế.
    - À, Ma-ru-tri-a!
    Mông-ta-ne-li dừng bước cạnh một cô bé, xoa đầu nó.
    - Mới từ dạo ấy đến nay mà con đã chóng lớn quá nhỉ! Thế bà con còn bị tê thấp nữa không?
    - Trình đức cha, bà con đỡ rồi ạ. Nhưng mẹ con lại bị ốm.
    - Khổ chưa! Bảo mẹ con hôm nào đến nhà ông y sĩ Goóc-đa-ni để ông ấy khám cho. Còn ta thì sẽ tìm cho mẹ con một chỗ ở đâu đây. May ra mà khỏi được. Lui-gi! Mắt con thế nào, đỡ rồi chứ?
    Mông-ta-ne-li đảo khắp sân chợ, hỏi chuyện những người dân miền núi. Ông ta nhớ đến tên tuổi con cái họ, nhớ mọi điều không may và mọi nỗi đau khổ của họ, ân cần hỏi thăm cả con bồ mới ốm hôm lễ Nô-en, cả con búp bê bằng vải bị nghiến nát dưới bánh xe phiên chợ trước. Khi ông trở về lâu đài của mình thì phiên chợ đang giữa lúc náo nhiệt nhất. Một người chân khập khiễng, mình mặc áo sơ mi xanh, má có một vết sẹo, tóc đen nhánh xõa xuống mắt, bước tới một quầy hàng. Anh ta hỏi mua nước chanh bằng một thứ tiếng Ý lơ lớ.
    Bà hàng nước vừa rót nước vừa liếc nhìn anh:
    - Hình như ông không phải người ở đay?
    - Không phải người ở đây. Tôi ở đảo Coóc-xơ (1) đến.
    - Ông đi tìm công ăn việc làm à?
    - Vâng, sắp đến mùa cắt cỏ rồi. Có một ông chủ ấp ở gần Ra-ve-na (2) mới đến Ba-sti-a (3) nói với tôi rằng ở đó có nhiều việc làm lắm.
    - Tôi cũng cầu trời phù hộ cho ông. Ở đây đang thời buổi khó khăn lắm.
    - Mẹ ơi, ở Coóc-xơ còn khó khăn gấp máy nữa ấy chứ. Chẳng biết dân nghèo chúng ta rồi sẽ ra sao?
    - Ông đến đây có một mình thôi à?
    - Không, còn một anh bạn nữa. Kìa, cái anh mặc áo sơ mi đỏ kia kìa? Hola, Paolo! (4)
    Nghe gọi, Mi-ke-lê thọc hai tay vào túi, lê bước tới quầy hàng. Mặc dầu có bộ tóc giả hung hung phủ trên đầu, anh vẫn giống một người Coóc-xơ chính cồng. Còn Ruồi Trâu thì lại giống như đúc.
    Hai người từ từ bước trên sân chợ. Mi-ke-lê khẽ huýt sáo miệng. Ruồi Trâu thì mang khăn gói nặng trên vai, đi lom khom và cố lê bước chân để giấu dáng khập khiễng. Hò nóng lòng chờ đợi một đồng chí đến để nhận những chỉ thị quan trọng mà họ sẽ truyền đạt. Bỗng Mi-ke-lê thì thầm:
    - Kìa, Mác-cô-nê đi ngựa đến góc chợ kia kìa.
    Ruồi Trâu vác khăn gói lê về phía đó.
    Anh đưa tay lên chiếc mũ rách, rồi sờ vào cương ngựa, hỏi:
    - Thưa ông, ông có mướn người cắt cỏ không ạ?
    Đó là mật hiệu. Người cưỡi ngựa trông ra vẻ chủ ấp nhảy xuống đất, vắt cương lên cổ ngựa.
    - Anh biết làm nghề gì?
    Ruồi Trâu vò chiếc mũ trong tay.
    - Thưa ông, cắt cỏ, xén bờ rào?
    Và anh nói tiếp, không đổi giọng:
    - Một giờ đêm nay ở cửa hang tròn. Cần hai con ngựa tốt và một chiếc xe. Tôi đợi ngay trong hang. Thưa ông, ngoài ra tôi còn biết đào đất? và?
    - Thôi, được rồi. Tôi cần một người cắt cỏ. Anh đã từng đi làm ở tỉnh ngoài bao giờ chưa?
    - Thưa ông, có đi một lần rồi ạ!? Phải trang bị cẩn thận nhé. Có thể gặp kỵ binh cơ động đấy. Đừng đi đường rừng, đi đường kia an toàn hơn. Nếu gặp mật thám thì bắn ngay, không cần nhiều lời? Thưa ông, đội ơn ông nhận cho vào làm việc, tôi mừng lắm,?
    - Thôi, thế là được! Nhưng tôi cần người cắt cỏ cho tốt đấy? Hôm nay tôi không có tiền lẻ, ông lão ạ.
    Một người ăn mặc rách rưới tiến gần lại họ, kéo dài giọng đều đều, thiểu não:
    - Kính lạy đức Bà rất thánh, xin các ông các bà thương cho kẻ mù lòa? các đồng chí đi ngay thôi, kỵ binh đến đấy? Kính lạy nữ vương trên trời rất thành, kính lạy đức nữ đồng trinh? Ri-va-rét, chúng lùng bắt anh đấy, Ri-va-rét? hai phút nữa chúng sẽ ập đến đây? Xin các thánh phù hộ các ông các bà? Các đồng chí phải phá vòng vây mà ra, mật thám như rươi ấy, không lẻn ra được đâu.
    Mác-cô-nê dúi cương ngựa vào tay Ruồi Trâu:
    - Mau lên! Phóng ra phía cầu, vứt ngựa ở đấy rồi núp xuống vực. Chúng tôi có vũ khí cả, sẽ cản chúng lại trong mươi phút.
    - Không, tôi không thể nào bỏ các đồng chí. Tập hợp ngay lại, bắn theo tôi. tiến về phía cửa lâu đài, ngựa đã buộc sẵn ở đấy. Và rút dao sẵn sàng ra. Ta vừa đánh vừa lui. Khi tôi vứt mũ xuống đất thì các đồng chí cắt dây thừng, nhảy lên yên ngay. Có lẽ tất cả chúng ta đều kịp chạy thoát tới rừng bằng cách đó.
    Họ nói thầm với nhau rất bình tĩnh, bình tĩnh đến nỗi ngay những người đứng sát bên cạnh cũng không thể ngờ rằng họ đang bàn tán một chuyện khác quan trọng hơn chuyện cắt cỏ.
    (1) Coóc-xơ - một hòn đảo ở phía Tây nước Ý
    (2) Ra-ve-na - thủ phủ của một trong bốn lãnh địa của khâm sứ đặc phái của Giáo hoàng.
    (3) Ba-sti-a - Một hải cảng trên bờ biển Đông Bắc đảo Coóc-xơ
    (4) Hola, Paolo! (tiếng Ý) ?" Này, Paolo!
  5. perbonbi

    perbonbi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Mác-cô-nê cầm cương, dắt ngựa về phía cửa lâu đài, nơi buộc các con ngựa khác. Ruồi Trâu thất thểu đi bên cạnh, còn người ăn mày thì vẫn chìa tay, không ngớt mồm van lơn thiểu não và bước theo. Mi-ke-lê vừa huýt sáo miệng vừa đi theo kịp cả bọn. Lúc ấy người ăn mày vừa kịp rỉ tai với Mi-ke-lê và anh liền đi báo tin cho ba người nông dân đang ngồi ăn hành tây sống dưới gốc cây. Ba người này lập tức đứng dậy đi theo.
    Thế là cả bảy người đã ra đứng ở bậc cửa lâu đài, không bị một ai ngờ vực. Người nào người nấy đều thủ sẵn súng ngắn trong ngực. Ngựa buộc ở cạnh cửa, chỉ cách họ có vài bước.
    Ruồi Trâu nói khẽ khàng nhưng rành rọt từng lời:
    - Tôi chưa ra hiệu thì chứ nên để lộ mặt. Rất có thể chúng không biết chúng ta. Hễ tôi bắn thì các đồng chí nổ súng ngay. Nhưng đừng bắn vào người, cứ nhằm vào ngựa mà bắn, thì chúng mới không thể nào đuổi được chúng ta. Ba người bắn còn ba người khác thì nạp đạn. Hễ tên nào đứng chắn ta và ngựa thì hạ thủ ngay lập tức. Tôi sẽ cưỡi con ngựa đốm kia. Thấy tôi vứt mũ xuống đất thì các đồng chí cứ việc rút lui theo kế hoạch, không cần chờ đợi gì cả.
    Bỗng Mi-ke-lê nói:
    - Chúng đến kia rồi
    Phiên chợ bỗng dưng nhốn nháo. Ruồi Trâu quay lại, ngơ ngác. Mười lăm tên kỵ binh vũ trang từ một ngõ hẻm xông thẳng vào chợ. Chúng lách bừa giữa đám đông, và nếu không có lười mật thám bao vây thì bảy chiến sĩ cách mạng bí mật đã có thể rút lui dễ dàng, nhất là trong lúc đám đông còn mải nhìn đội kỵ binh.
    Mi-ke-lê nhích lại gần Ruồi Trâu:
    - Ta chạy thôi chứ?
    - Không thể được, khó thoát lắm, chúng ta đã bị mật thám bủa vây. Một tên chó săn vừa nhận ra tôi. Kìa, hắn đã cho người đến báo viên đội trưởng rồi. Giờ chỉ còn một cách nổ súng bắn vào ngựa.
    - ********* săn ấy đâu hở anh?
    - Tôi sẽ bắn nó trước nhất. Sẵn sàng cả chưa? Chúng đã tiến về phía chúng ta và sắp tấn công đấy.
    Tên đội trưởng kỵ binh hét:
    - Giãn ra! Nhân danh đức Thánh, ta ra lệnh giải tán.
    Đám đông hoảng hốt giạt ra và đội lính xô vào nhóm người đứng trước cửa lâu đài. Ruồi Trâu rút súng ra khỏi áo, không bắn vào đội kỵ binh đang tiến đến mà bắn luôn vào tên mật thám đang mon men tới chỗ buộc ngựa. Xương quai xanh gẫy vụn, tên mật thám ngã lăn ra. Cùng lúc đó sáu phát súng thi nhau nổ, các chiến sĩ cách mạng tiến dần tới chỗ buộc ngựa.
    Một con ngựa trong đội kỵ binh nhảy chồm lên và giạt sang một bên. Một con khác ngã lăn ra kêu rống lên. Những tiếng ầm ĩ trong đám đông rồi loạn ấy vẫn không át được tiếng tên sĩ quan đang oang oang ra lệnh. Hắn ta đứng lên bàn đạp rồi vung gươm:
    - Lại đây! Theo ta!
    Bỗng hắn loạng choạng trên yên ngựa rồi ngã gục xuống. Ruồi Trâu lại nổ súng và bắn không sai một phát. Một dòng máu nhỏ đã tuôn ra trên binh phục của tên đội trưởng, nhưng hắn ráng hết sức điên cuồng, tay bám chặt bờm ngựa, rướn người, gân cổ hét:
    - Không bắt sống được thằng quỷ thọt kia thì giết nó đi! Chính nó là Ri-va-rét đấy!
    Ruồi Trâu lên tiếng gọi các đồng chí của mình:
    - Đưa súng đây, mau lên! Và lên ngựa!
    Rồi anh ném mũ xuống đất. Rất đúng lúc. Những lưỡi gươm điên cuồng của kẻ địch đã loang loáng trên đầu anh.
    - Mọi người bỏ cả vũ khí xuống!
    Bóng Hồng y giáo chủ Mông-ta-ne-li bỗng hiện ra giữa hai bên đang chiến đấu. Một tên lính hoảng hốt kêu lên:
    - Đức Hồng y! Trời ơi, họ giết chết Người mất!
    Nhưng Mông-ta-ne-li đã tiến lên bước nữa và đứng trước mũi súng của Ruồi Trâu.
    Trong số bảy người, năm người đã lên ngựa và phóng ngược lên đường phố dốc. Mác-cô-nê vừa kịp nhảy lên yên. Nhưng trước khi thúc ngựa anh còn ngoảnh lại xem cần giúp đỡ gì thủ lãnh của mình không. Con ngựa đốm đứng ngay gần đó. Chỉ nháy mắt nữa là cả bảy người sẽ trốn thoát. Nhưng khi bóng người mặc áo choàng đỏ tiến lên thì Ruồi Trâu bỗng do dự, khẩu súng trong tay từ từ hạ xuống. Khoảnh khắc ấy quyết định hết thảy. Kỵ binh lập tức vây kín lấy anh, xô anh ngã xuống. Một tên lính lấy gươm chém bật khẩu súng khỏi tay Ruồi Trâu. Mác-cô-nê thúc ngựa. Tiếng vó ngựa dồn dập đuổi theo cách anh có vài bước. Ở lại không ích lợi gì nữa. Ngồi trên yên anh còn xoay người lại, bắn một phát cuối cùng vào giữa mặt tên lính đuổi sát sau anh. Giữa lúc đó, anh trông thấy Ruồi Trâu. Bộ mặt Ruồi Trâu đẫm máu. Ngựa, lính và mật thám nhảy xổ vào giày xéo người anh, Mác-cô-nê nghe rõ tiếng chửi rủa căm hờn xen lẫn tiếng reo đắc thắng. Mông-ta-ne-li không nhìn thấy sự việc vừa xảy ra trước mắt. Ông mải lo phủ dụ đám người đang nhốn nháo lên vì hoảng sợ, rồi cúi xuống nhìn tên mật thám bị thương. Nhưng đám người bỗng xôn xao làm cho ông ta phải ngẩng đầu lên.
    Đội lính diễu qua chợ, kéo theo sau một người bị trói tay. Mặc dù mặt xám ngoét và thở hồng hộc gấp gáp vì đau đớn và mệt lả, người ấy vẫn ngoái lại phía Mông-ta-ne-li, đôi môi nhợt nhạt mỉm cười chua chát, người ấy khẽ nói:
    - Thưa đức Hồng y, tôi? tôi chúc mừng ngài?!
  6. perbonbi

    perbonbi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Năm ngày sau Mác-ti-ni tới Phoóc-li. Giê-ma gửi cho anh một tập hình quảng cáo theo đường bưu điện. Mật hiệu ấy có nghĩa là tình hình đòi hỏi anh phải có mặt ngay tại chỗ. Mác-ti-ni sực nhớ tới buổi chuyện trò trên sân gác hôm nọ và đã đoán ngay được sự thật. Suốt dọc đường anh luôn nhủ mình không có lý do gì để lo lắng rằng Ruồi Trâu đã gặp nạn. Những ý nghĩ ngông cuồng, ngây ngô của con người nhiều tưởng tượng ấy thì chú ý làm gì? Nhưng càng tự an ủi mình bao nhiều thì anh lại càng nghĩ chính Ruồi Trâu đã gặp điều không may bấy nhiêu.
    Bước vào phòng Giê-ma, anh hỏi:
    - Tôi đoán biết là việc gì đã xảy ra, Ri-va-rét bị bắt rồi có phải không chị?
    - Bị bắt hôm thứ năm vừa rồi ở Bơ-ri-xi-ghê-la. Trước khi bị bắt anh ấy chống cự đến phút cuối cùng, bắn bị thương tên đội trưởng kỵ binh và một ********* săn.
    - Chống chọi bằng súng. Hỏng chuyện rồi!
    - Điều đó không quan trọng. Anh ấy bị chúng theo dõi từ lâu. Dù có bắn thêm phát súng cũng chẳng can hệ gì.
    - Chị có biết chúng định làm gì anh ta không?
    Gương mặt Giê-ma càng tái xanh tái mét:
    - Theo ý tôi, chúng ta không nên chờ xem chúng sẽ làm gì anh ấy.
    - Chị cho rằng chúng ta có thể cứu thoát anh ấy phải không?
    - Nhất định phải cứu thoát.
    Mác-ti-ni quay đi, chắp tay sau lưng và huýt sáo miệng. Giê-ma để mặc cho anh nghĩ ngợi. Chị ngồi ngả đầu vào tựa ghế, mắt thờ thẫn, mơ hồ nhìn về phía trước. Vẻ mặt chị gợi cho người ta nhớ tới bức tranh ?oBi thảm? của Đuy-rơ (1).
    Mác-ti-ni dừng bước trước mặt chị, hỏi:
    - Chị đã kịp nói chuyện với anh ấy chưa?
    - Chưa, anh ấy định gặp tôi ở đây sáng hôm sau.
    - Vâng, tôi cũng còn nhớ. Bây giờ anh ấy bị giam ở đâu?
    - Trong pháo đài. Bị lính tráng canh phòng nghiêm ngặt và nghe nói chân tay bị cùm
    Mác-ti-ni nhún vai:
    - Điều đó không sao. Cùm nào cũng có thể dùng giũa mà phá. Miễn là Ruồi Trâu không bị thương?
    - Hình như có bị thương nhẹ, nhưng bị như thế nào thì cũng chưa rõ? Bảo Mi-ke-lê kể lại thì rõ hơn vì hôm Ruồi Trâu bị bắt anh ấy cũng ở đấy.
    - Mi-ke-lê làm sao chạy thoát được? Anh ta bỏ mặc Ri-va-rét hay sao?
    - Không phải lỗi tại anh ấy. Anh ấy cũng nổ súng với cả đoàn và chấp hành đúng mọi mệnh lệnh. Không ai làm sai cả, chỉ trừ có Ri-va-rét. Hình như Ri-va-rét quên đi hoặc là phút cuối cùng đã sơ hở. Điều đó không thể hiểu được? Anh chờ một chút tôi đi gọi Mi-ke-lê.
    Giê-ma bước ra khỏi ohòng. Một lát sau chị trở vào với Mi-ke-lê và một dân miền núi vai rộng.
    Chị giới thiệu:
    - Đây là Mác-cô-nê, một trong những người chuyên chở hàng lậu cho chúng ta. Chắc anh cũng đã từng nghe tên. Anh ấy vừa mới tới mà có thể bổ sung thêm câu chuyện của Mi-ke-lê? Mi-ke-lê, đây là Xê-da Mác-ti-ni mà tôi đã nói chuyện với anh. Anh thấy những gì thì kể cho anh ấy nghe.
    Mi-ke-lê kể lại vắn tắt cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ cách mạng và đội kỵ binh.
    Cuối cùng, anh nói:
    - Đến tận bây giờ tôi vẫn chưa hiểu sự việc đã xảy ra thế nào. Nếu chúng tôi biết Ri-va-rét có thể bị bắt thì không đời nào chúng tôi chạy cả. Các mệnh lệnh của anh đều rất chính xác, và chúng tôi không thể ngờ rằng sau khi vứt mũ xuống đất thì Ri-va-rét ở lại để cho lính bao vây mình. Anh ấy đã đứng ngay bên cạnh ngựa, chính mắt tôi thấy anh ấy đã cắt dây thừng và chính tay tôi đã đưa cho anh ấy khẩu súng nạp đạn sẵn rồi tôi mới nhảy lên yên ngựa. Điều duy nhất mà tôi có thể dự đoán là có lẽ tại chân anh khập khiễng nên anh đã hụt chân không nhảy lên ngựa được. Nhưng nếu thế thì tại sao lúc ấy anh ấy lại không bắn?
    Mác-cô-nê ngắt lời:
    - Không, không phải thế. Anh ấy cũng không tìm cách nhảy lên ngựa đâu. Con ngựa tôi sợ súng giạt sang một bên nên tôi chạy sau cùng. Nhưng tôi cũng còn kịp nhìn xem Ruồi Trâu có chạy thoát được không. Nếu lúc đó không có cái ông Hồng y giáo chủ thì anh ấy chạy thừa sức đi chứ.
    Giê-ma buột mồm kêu khẽ:
    - Thế à!
    Còn Mác-ti-ni thì ngạc nhiên nhắc lại:
    - Hồng y giáo chủ?
    - Phải, cái lão chết tiệt ấy lại nhảy xổ ra đứng ngay trước mũi súng của Ri-va-rét. Chắc vì anh do dự nên tay phải hạ xuống, tay trái giơ lên? Như thế này này ?" Mác-cô-nê đưa tay trái lên ngang tầm mắt- Thế là bọn chúng đổ xô vào.
    Mi-ke-lê nói:
    - Tôi chẳng hiểu ra sao cả. Thật chẳng giống Ri-va-rét ngày thường chút nào. Đến phút hiểm nghèo thì lại mất bình tĩnh.
    Mác-ti-ni nhận xét:
    - Có lẽ Ruồi Trâu hạ súng vì ngại hạ sát một kẻ tay không chứ gì?
    Mi-ke-lê nhún vai:
    - Kẻ tay không đâm đầu vào giữa chỗ đánh nhau làm gì? Chiến tranh là chiến tranh. Nếu Ri-va-rét cứ mời giáo chủ xơi một phát đạn, đừng để cho mình bị tóm như một con thỏ con, thì có phải thế giới này thêm được một người chính trực và bớt được một lão cố đạo không.
    Anh quay đi, mồm cắn ria mép. Chỉ một tí nữa là anh khóc lên vì tức giận.
    Mác-ti-ni nói:
    - Dù sao thì chuyện đã rồi. Thảo luận mãi mất thời giờ vô ích. Trước mắt cần làm sao tổ chức cho Ri-va-rét trốn thoát. Tôi chắc mọi người đều dám làm việc ấy chứ?
    Mi-ke-lê thấy câu hỏi ấy là thừa không cần phải trả lời, anh ta cười ngạo nghễ nói:
    - Em ruột tôi mà không đồng ý cứu Ri-va-rét thì tôi cũng giết phăng.
    - Thế thì được rồi! Bây giờ ta bàn đi thôi. Trước hết, các anh có bản đồ trong pháo đài không?
    Giê-ma mở khóa ô kéo lấy ra mấy tờ giấy:
    - Tôi có đủ các bản đồ đây. Đây là bản đồ tầng dưới cùng của pháo đài, đây là các tầng gác dưới và các tầng gác trên cùng của tháp canh. Đây là bản đồ các tường thành. Đây là đường chạy vào thung lũng. Còn đây là những đường hẻm, hầm bí mật trong núi và đường hầm.
    - Chị có biết anh ấy bị giam ở tháp nào không?
    - Tháp phía đông, trong một xà lim tròn có cửa chấn song sắt. Tôi đã đánh dấu trên bản đồ.
  7. perbonbi

    perbonbi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    - Những tài liệu này chị lấy ở đâu ra?
    - Ở một ngườilính canh trong pháo đài biệt hiệu là Dế mèn. Anh ta là em họ của Gi-nô, một người đồng chí của chúng ta.
    - Chị chuẩn bị nhanh gớm nhỉ!
    - Vâng, không thể để chậm thời gian. Gi-nô đã đi ngay Bơ-ri-xi-ghê-la và trước đây chúng tôi cũng đã dự kiến một vài kế hoạch. Ri-va-rét đã tự tay thống kê các hầm bí mật trong núi. Các anh nhìn xem, chính chữ anh ấy viết đây.
    - Thế còn lính canh thì thế nào?
    - Chưa điều tra được. Dế mèn mới đến nên chưa biết rõ lắm.
    - Cần hỏi lại Gi-nô xem anh Dế mèn này là người thế nào. Chúng đã quyết định xem xử Ri-va-rét ở đâu chưa? Ở Bơ-ri-xi-ghê-la hay ở Ra-ve-na?
    - Chưa biết. Ra-ve-na là tỉnh lỵ của một tỉnh thuộc quyền Giáo hoàng. Theo pháp luật thì những việc quan trọng chỉ có thể xét xử ở đấy, ở tòa án cao cấp. Nhưng trong địa phận Giáo hoàng người ta nào có đếm xỉa gì tới pháp luật. Thay đổi pháp luật như thế nào là tùy sở thích riêng của nhà đương cục.
    Mi-ke-lê xen lời:
    - Họ chẳng đưa Ri-va-rét tới Ra-ve-na đâu.
    - ;Tại sao anh nghĩ thế?
    - Tôi tin chắc như vậy. Giám binh Bơ-ri-xi-ghê-la là viên đại tá Phe-ra-ri. Con thú dữ ấy là chú tên đội trưởng đã bị Ri-va-rét bắn bị thương. Hắn ta sẽ không bỏ lỡ dịp báo thù.
    - Anh cho rằng hắn sẽ cố giữ Ri-va-rét ở lại Bơ-ri-xi-ghê-la?
    - Tôi chắc hắn ta sẽ tìm cách treo cổ Ri-va-rét bằng được.
    Mác-ti-ni liếc nhìn gương mặt tái ngắt của Giê-ma. Mặc cho Mi-ke-lê nói, gương mặt đó vẫn không hề biến sắc. Có lẽ ý nghĩ ấy của Mi-ke-lê đối với Giê-ma đã không phải là mới.
    Giê-ma bình tĩnh nói:
    - Nhưng dù sao hắn cũng phải giữ những thủ tục tối thiểu. Chắc là hắn sẽ lập tòa án binh tại chỗ, rồi mới tìm cách thanh minh, lấy cớ là để giữ gìn an ninh trong thành phố.
    - Thế còn Hồng y giáo chủ chứ? Liệu ông ta có làm ngơ trước hành động trái phép như thế không?
    - Việc quân sự ông ta can thiệp sao được!
    - Nhưng ông ta có thế lực lớn. Nếu ông ta không đồng ý thì giám binh chắc không dám làm.
    Mác-cô-nê ngắt lời:
    - Đời nào giám binh hỏi ý kiến Mông-ta-ne-li, vì ông này bao giờ cũng phản đối việc lập tòa án binh. Chừng nào Ri-va-rét còn ở Bơ-ri-xi-ghê-la thì tình hình không đến nỗi nguy hiểm lắm vì Mông-ta-ne-li thường bênh vực những kẻ bị bắt. Tôi sợ nhất là Ri-va-rét phải đi Ra-ve-na vì đến đó thì coi như tính mệnh đã đi đứt.
    Mi-ke-lê nói chắc nịch:
    - Nhất định không để chúng áp giải tới Ra-ve-na. Ta có thể tổ chức đánh tháo giữa đường. Còn như đánh tháo ngay trong nhà tù thì đấy mới thật là khó.
    Giê-ma nói:
    - Theo tôi thì không nên hoài công đợi đến lúc Ri-va-rét bị giải đi Ra-ve-na. Chúng ta phải tranh thủ cứu Ri-va-rét ngay tại Bơ-ri-xi-ghê-la. Xê-da, bây giờ ta nên nghiên cứu bản đồ trong pháo đài và nghĩ cách bố trí cho Ri-va-rét trốn thoát đi thôi. Tôi đã có một ý định nhưng còn một điểm chưa giải quyết được.
    Mi-ke-lê đứng dậy, nói:
    - Mác-cô-nê, ta đi đi, để cho hai người họ nghĩ. Chiều nay tôi phải đi Phô-nha-nô (1), và tôi muốn anh cùng đi. Lẽ ra Vin-tren-xô phải gửi đạn cho chúng ta từ hôm qua mà sao chưa thấy gửi tới nhỉ?
    Khi hai người đi rồi, Mác-ti-ni bước lại gần Giê-ma và lặng lẽ chìa tay cho chị. Chị đặt tay mình giây lát trong tay Mác-ti-ni.
    Sau cùng, chị nói:
    - Xê-da, bao giờ đối với tôi anh cũng là người bạn tốt. Anh luôn luôn giúp tôi trong những giờ phút khó khăn. Nào, bây giờ ta bàn các kế hoạch đi.
    ------------
    (1) Phô-nha-nô: một địa điểm thuộc lãnh địa Giáo hoàng
  8. perbonbi

    perbonbi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0

    III
    - Thưa đức Hồng y, về phần tôi, một lần nữa tôi xin khẩn thiết cam đoan với ngài rằng nếu ngài không đồng ý thì an ninh của thành phố này sẽ bị đe dọa.
    Trong khi nói chuyện với đấng bề trên của giáo hội, viên đại tá giám binh cố giữ giọng kính cẩn, nhưng lời nói của hắn ta đã rõ ràng đượm vẻ bực dọc. Hắn cáu kỉnh hơn lúc nào hết vì vợ hắn đã làm cho hắn nợ nần quá nhiều. Ba tuần nay hắn đã phải chịu đựng nhiều cơn thử thách tàn nhẫn. Tinh thần nhân dân thành phố rất chán nản, không khí bất mãn ngày càng chín muồi và lan rộng một cách đáng sợ. Khắp nơi chỗ nào cũng có hoạt động bí mật, chỗ nào cũng có cất giấu vũ khí. Đồn Bơ-ri-xi-ghê-la thì quá yếu, và lòng trung thành của quân lính thì lại rất đáng ngờ. Đã thế lại còn thêm một ông Hồng y giáo chủ nữa. Có lần nói chuyện với phó giám binh, hắn đã gọi Hồng y giáo chủ là ?ocon lừa bướng bỉnh?, hắn đã phải thất vọng vì ông ta. Nhưng nay lại nẩy ra thêm một gã Ruồi Trau. Hắn cho Ruồi Trâu là hình bóng của ma quỷ.
    ?oTên quỷ thọt Tây Ban Nha? ấy đã bắn bị thương đứa cháu yêu và tên mật thám đắc lực nhất của viên đại tá Phe-ra-ri. Đến nay thì Ruồi Trâu lại mê hoặc tất cả lính canh, hăm dọa tất cả các sĩ quan thẩm vấn và ?obiến nhà tù thành một chuồng gấu trong vườn bách thú?. Ruồi trâu bị nhốt trong pháo đài đã ba tuần nay mà các nhà đương cục Bơ-ri-xi-ghê-la vẫn chưa biết nên xử trí vụ ấy như thế nào. Thẩm vấn hết đợt này đến đợt khác. Phỉnh phờ, dọa dẫm và mọi thủ đoạn khác đều đã thi thố cả rồi. Nhưng từ hôm bắt được Ruồi Trâu đến nay vẫn không nhích được bước nào. Bây giờ người ta đã bắt đầu hối hận rằng giá tống cổ Ruồi Trâu đi Ra-ve-na ngay từ đầu thì nhẹ nhõm biết bao nhiêu. Nhưng dù sao thì cũng đã muộn rồi. Sau khi nghe Phe-ra-ri báo cáo, khâm sứ đặc phái của Giáo Hoàng đã xét yêu cầu của Phe-ra-ri mà ban cho hắn đặc quyền tự tay xét xử vụ án này. Vì vậy giờ đây nếu hắn rút lui thì có khác nào chịu nhục mà thừa nhận rằng đối thủ lợi hại hơn hắn ta nhiều.
    Như Giê-ma và Mi-ke-lê đã đoán trước, viên đại tá đòi lập tòa án binh bằng được để tránh khỏi mọi lôi thôi rắc rối. Việc Hồng y giáo chủ Mông-ta-ne-li khăng khăng từ chối kế hoạch ấy là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy chén nước nhẫn nại của Phe-ra-ri.
    Hắn nói:
    - Thưa đức Hồng y, nếu ngài biết tôi và những người giúp việc tôi đã chịu khổ sở biết bao nhiêu vì tên quỷ sứ này, thì chắc ngài sẽ có một thái độ khác. Tôi cũng biết rằng đức Hồng y không tán thành việc làm trái thủ tục tố tụng, và tôi rất quý trọng lương tâm của ngài. Nhưng trong trường hợp đặc biệt này thì cần phải có những biện pháp đặc biệt.
    Mông-ta-ne-li bẻ lại:
    - Không thể lấy trường hợp đặc biệt nào để bào chữa cho bất công được. Dùng tòa án binh bí mật để xử thường dân là không công bằng và không hợp pháp..
    - Thưa đức Hồng y, chúng ta buộc lòng phải làm như thế! Kẻ bị bắt đã can dự rõ rệt vào nhiều trọng tội. Y đã từng tham gia các cuộc nổi loạn, và nếu y không trốn đi Tô-scan thì toàn án của ủy ban quân sự do đức ông Spi-nô-la làm chánh án đã kết án y tử hình hoặc tù chung thân rồi. Từ đó đến nay Ri-va-rét vẫn liên tục tổ chức hết âm mưu này đến âm mưu khác. Mọi người đều biết rằng y là một tay lợi hại của một trong những hội kín phá hoại ghê gớm nhất. Có đầy đủ chứng cớ để tình nghi rằng chính y đã gây phiến loạn hoặc đã đồng ý giết ít nhất là ba nhân viên cảnh sát bí mật. Y bị bắt trong khi bí mật chở vụ khí vào địa phận Giáo hoàng. Không những thế, y lại còn vũ trang kháng cự lại nhà đương cục và làm bị thương nặng hai viên chức trong khi họ thừa hành nhiệm vụ. Bây giờ y là một mối đe dạ thường xuyên cho an ninh và trật tự của thành phố. Đó là những lý do đầy đủ để đưa y ra tòa án binh.
    Mông-ta-ne-li quả quyết:
    - Bất kỳ ai dù phạm tội nặng đến đâu chăng nữa cũng phải được xét xử theo pháp luật
    - Thưa đức Hồng y, nếu cứ theo thủ tục thông thường thì mất rất nhiều thời giờ mà hiện nay thì mỗi phút đáng giá ngàn vàng. Tôi không ngớt lo sợ rằng y có thể trốn thoát.
    - Nếu có nguy cơ đó thì nhiệm vụ của ông đại tá là phải canh gác cẩn thận hơn.
    - Thưa đức Hồng y, tôi đã làm hết sức, nhưng dù sao tôi cũng vẫn phải trông vào đội lính gác nhà tù. Song toàn thể lính gác đã bị Ruồi Trâu mê hoặc. Trong ba tuần qua, tôi đã thay lính gác cả thảy bốn lần, luôn luôn bắt phạt họ nhưng vẫn không ăn thua gì. họ tiếp tục đưa thư của y ra ngoài và mang tin vào cho y mà tôi vẫn không làm gì nổi. Những tên lính ******** ấy mê y như mê đàn bà vậy.
    - Thật lạ. Có lẽ y không phải người thường.
    - Y là một tên quỷ sứ tinh ranh đặc biệt. Xin đức Hồng y tha lỗi, thật quá Ri-va-rét có thể làm cho các đức thánh cũng không sao chịu nổi. Chắc ngài không tin, nhưng chính tôi đã thân hành đứng ra thẩm vấn y, tôi biết. Những sĩ quan chị trách nhiệm thẩm vấn đã không sao chịu nổi, nên tôi phải làm thay?
    - Thế nghĩa là thế nào?
    - Thưa đức Hồng y, điều ấy khó nói lắm, nhưng nếu ngài xem qua thái độ của Ri-va-rét trong khi thẩm vấn thì tự khắc hiểu ngay. Ngài có thể thấy rằng trong lúc đó sĩ quan tẩm vấn hóa ra tội phạm còn y thì lại trở thành quan tòa.
    - Y làm thế nào mà ghê gớm thế được? Y không trả lời câu hỏi của các ông hay sao? Ngoài im lặng ra, y còn thứ vũ khí gì khác nữa đâu?
    - Ri-va-rét còn có một miệng lưỡi sắc bén như dao cạo nữa. Thưa đức Hồng y, chúng ta đều là những kẻ tội lỗi, có ai là người không phạm phải sai lầm. Và dĩ nhiên không ai muốn người khác đem tội của mình ra bêu riếu ầm ĩ khắp nơi. Đó là bản tính của con người. Vậy mà nay lại có kẻ bới móc những tội lỗi cách đây hàng hai chục năm ra văng vào mặt mình.
  9. perbonbi

    perbonbi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    - Vậy Ri-va-rét đã tố giác chuyện gì bí mật của viên sĩ quan thẩm vấn có phải không?
    - Vâng? thưa đức Hồng y? hồi viên sĩ quan đáng thương ấy còn là sĩ quan kỵ binh hắn đã mắc nợ quá nhiều và có tạm vay một món tiền nhỏ trong quỹ quân đội?
    - Nghĩa là hắn đã ăn cắp tiền công chứ gì?
    - Thưa đức Hồng y, lẽ dĩ nhiên hắn làm thế là xấu, nhưng bạn bè đã góp ngay tiền cho hắn trang trải và chuyện đó đã được ỉm đi. Hắn là con nhà tử tế và từ đó đến nay giữ được hạnh kiểm tốt. Thế mà tôi không hiểu Ri-va-rét đào bới đâu ra mớ chuyện cũ rích ấy. Ngay hôm hỏi cung đầu tiên, y đã nói toạc chuyện đó ngay trước mặt viên sĩ quan và những người dưới quyền ông ta. Và y nói với một giọng hiền lành như đọc kinh vậy. Lẽ dĩ nhiên đến nay chuyện đó đã được cả tỉnh bàn tán xôn xao. Thưa đức Hồng y, nếu ngà idự một buổi hỏi cung thì chắc ngài sẽ rõ ngay? Tất nhiên chúng tôi sẽ giấu không để cho Ri-va-rét biêt và ngài sẽ có thể ngồi nghe kín đáo?
    Mông-ta-ne-li quay lại nhìn viên đại tá với cặp mắt khác thường.
    - Tôi là sứ thần của giáo hội chứ không phải là mật thám. Nghe trộm không phải là nhiệm vụ của tôi.
    - Tôi? tôi không hề có ý làm phật lòng đức Hồng y?
    - Tôi thiết tưởng không cần đôi co làm gì nữa vô ích. Ông đưa tên đó lên để tôi nói chuyện.
    - Thưa đức Hồng y, xin ngài cho phép tôi từ chối điều này. Ri-va-rét là kẻ không sao còn tu tỉnh được. Lần này phải vượt qua pháp luật mà trừ khử hắn, đừng để hắn gây ra tai họa mới, như thế là chắc chắn và phải lẽ hơn cả. Đức Hồng y đã nói thì tôi cũng không dám van nài, nhưng xin ngài hiểu cho rằng tôi phải chịu trách nhiệm trước đức khâm sứ đặc phái của đức Giáo hoàng về an ninh của thành phố?
    Mông-ta-ne-li ngắt lời:
    - Còn tôi, tôi chịu trách nhiệm trước Thiên chúa và đức Thánh cha để cho trong địa phận của tôi không ai được làm điều ám muội. Nếu ông đại tá vẫn không chịu thì tôi xin phép ông dùng tới đặc quyền Hồng y giáo chủ của tôi. Trong hòa bình tôi không thể đồng ý cho lập tòa án binh bí mật giữa thành phố này. Mười giờ sáng mai một mình tôi sẽ tiếp kẻ bị bắt ở đây, không cần người làm chứng.
    Viên đại tá gượng gạo trả lời một cách kính cẩn:
    - Xin tùy đức Hồng y
    Rồi hắn ta vừa bước ra vừa lầu nhầu:
    - Thật là bướng bỉnh chẳng kém gì nhau.
    Hắn giữ kín việc Ruồi Trâu sắp gặp Hồng y giáo chủ cho mãi tới phút phải tháo cùm và dẫn Ruồi Trâu đến trước lâu đài.
    Hắn nói với đứa cháu bị thương:
    - Con lừa Mông-ta-ne-li bây giờ cũng ti toe bàn chuyện pháp luật! để cho bạn lính ăn cánh với Ri-va-rét và đồ đảng của y đánh tháo cho y dọc đường rồi mới trắng mắt ra.
    Mông-ta-ne-li đang ngồi cạnh bàn chất đầy giấy má. Khi Ruồi Trâu bị bọn lính áp giải vào phòng, anh sực nhớ tới ngày hè oi ả năm xưa, nhớ tới những bài giảng đạo mà anh đã lần giở từng tập trong căn phòng giống hệt căn phòng này. Lúc ấy cửa chớp cũng khép nửa chừng như bây giờ và ngoài phố tiếng người bán hoa quả cũng rao vang:
    - Dâu tây, dâu tây đây!
    Ruồi Trâu giận dữ lắc đầu, hất ngược mớ tóc xõa xuống mắt và cố mỉm cười.
    Mông-ta-ne-li ngẩng đầu lên nhìn anh.
    Ông ta nói với đội lính:
    - Các con hãy ra đợi ở phòng ngoài.
    Viên đội khẽ lắp bắp:
    - Xin đức Hồng y tha lỗi, quan giám binh nói tên này rất nguy hiểm và bảo?
    Cặp mắt Mông-ta-ne-li nẩy lửa, nhưng giọng ông vẫn ôn tồn nhắc lại:
    - Các con ra đợi ở phòng ngoài.
    Viên đội sợ hãi cúi chào, mồm lúng búng xin lỗi rồi cùng với đội lính bước ra khỏi phòng.
    Khi cửa đã đóng lại. Mông-ta-ne-li cất tiếng:
    - Mời ngồi!
    Ruồi Trâu lặng lẽ ngồi xuống. Sau một phút im lặng, Mông-ta-ne-li mới giáo đầu:
    - Ông Ri-va-rét, tôi muốn hỏi ông mấy câu, nếu ông trả lời thì tôi rất cảm ơn.
    Ruồi Trâu mỉm cười:
    - Công việc chính? chính của tôi bây giờ là nghe? nghe người ta hỏi cung.
    - Nghe và không trả lời chứ gì? Phải, tôi có nghe nói, nhưngnhững câu hỏi của các sĩ quan hỏi cung lại khác. Họ có nhiệm vụ lợi dụng những câu trả lời của ông để kết tội ông?
    - Thế còn? những câu hỏi của ngài thì sao?
    Giọng nói của Ruồi Trâu lại còn châm chọc hơn cả lời nói của anh. Mông-ta-ne-li hiểu ngay điều đó, nhưng ông ta vẫn giữ vẻ nghiêm trang và niềm nở.
    - Dù ông có trả lời hay không, những câu hỏi của tôi vẫn là giữa hai chúng ta mà thôi. Nếu những câu hỏi ấy dính dáng tới những bí mật chính trị của ông thì lẽ dĩ nhiên xin ông chớ trả lời. Mặc dù chúng ta chưa hề quen nhau nhưng mong rằng ông cho phép tôi được tiếp chuyện ông.
    - Thưa? thưa đức Hồng y, tôi hoàn toàn theo ý ngài.
    Dáng nghiêng mình và vẻ mặt đi đôi với những lời nói ấy của Ruồi Trâu làm cho cả những kẻ trắng trợn nhất cũng đành phải thôi, không muốn tiếp chuyện với anh nữa. Nhưng Mông-ta-ne-li vẫn hỏi:
    - Người ta buộc ông vào tội chuyên chở súng ống vào địa phận này. Vậy ông dùng súng ống để làm gì?
    - Để? để giết chuộc.
    - Câu trả lời của ông thật ghê gớm. Vậy ông coi những người đồng bào không cùng một tư tưởng với ông là chuột ư?
    - Một? một số người trong bọn họ.
    Mông-ta-ne-li ngả người vào ghế và yên lặng nhìn Ruồi Trâu trong mấy phút liền.
    Bỗng ông ta hỏi:
    - Tay ông làm sao thế kia?
    - Những vết răng? răng của những con chuột ấy.
    - Xin lỗi ông, tôi hỏi về những vết thương còn mới ở bàn tay này kia.
    Ruồi Trâu giơ cánh tay nhỏ nhắn, mềm mại và đầy thương tật ấy lên. Cổ tay sưng vù, tím bầm lại.
    - Ồ, có gì đáng kể đâu! Đội ơn đức Hồng y, hôm tôi bị bắt - Ruồi Trâu khẽ nghiêng mình ?" tôi bị một tên lính chém vào tay.
    Mông-ta-ne-li cầm lấy cánh tay, chăm chú nhìn.
    - Từ hôm ấy đến nay đã ba tuần, tại sao vẫn cứ thế này?
    - Có lẽ tại mấy? mấy chiếc cùm quý hóa đấy thôi.
    Mông-ta-ne-li cau mày:
    - Họ bắt ông đeo cùm vào vết thương mới ư?
    - Lẽ? lẽ dĩ nhiên, thưa ngài. Vết thương mới chính là chỗ để đeo cùm. Đeo vào vết thương cũ thì phỏng có ích gì. Vết thương cũ chỉ nhức nhối thôi chứ không thể cháy lên như lửa đốt.
  10. chipu

    chipu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    1
    Câu chuyện khá cuốn hút, tuy có nhiều chi tiết không hợp lý, thiếu thực tế.
    Truyện: "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" thì chủ yếu nói về mối tình giữa vị linh mục và Mecgi. Còn truyện này thì lại chủ yếu mô tả về tình cha con của Actơ và người cha linh mục của mình.
    Cũng về sự đấu tranh, phong trào đối kháng chống lại chế độ xã hội hiện thời, Truyện: "Chuông nguyện hồn ai" của Hemingway mang tính tả thực hơn, mô tả tình tiết của cuộc sống chân thực hơn, gần gũi với cuộc sống đời thường mà mô tả diễn biến tâm lý cũng rất hợp lý khiến người đọc như hoà mình với chuyện.
    Còn câu chuyện này có xu hướng tả về diễn biến tâm lý, cảm xúc nhiều hơn, và đôi chỗ có vẻ quá cường điệu. Đây chỉ là cảm nghĩ của mình khi đọc đến trang này của truyện.
    Rất cảm ơn các bạn đã post truyện này lên, mong các bạn tiếp tục post tiếp truyện cho mọi người cùng đọc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này