1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ruồi trâu - Etelle Lilian Voynick

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi silver_light, 16/12/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Tôi đang rất cần đọc quyển này, hơn nữa nghe nói quyển này cũng rất hay, nên mong các bạn post tiếp. Xin cám ơn rất nhiều .Chúc hạnh phúc !
    Vote bạn silver_light 5* để gọi là ủng hộ!
    Được langtudien sửa chữa / chuyển vào 11:57 ngày 27/02/2006
  2. casaubinaulau

    casaubinaulau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    nêú bạn ở SG , liên lạc với mình ID:casabinalove
    minh` sẽ cho bạn mượn để đọc quyển đó.Quyển đó có 3 bản dịch khác nhau !
  3. silver_light

    silver_light Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Vài ngày sau khi Mông-ta-ne-li ra đi, Ác-tơ đến thư viện trường dòng để mượn sách, gặp cha Các-đi ở cầu thang. Cha giám đốc kêu :
    - A, cậu Bớc-tơn. Tôi đang cần cậu đây. Mời cậu lên phòng tôi. Tôi có việc khó khăn đang định nhờ cậu giúp.
    Ông mở cửa phòng làm việc, và Ác-tơ bước theo ông ta với một cảm giác khó chịu ngấm ngầm. Nhìn căn phòng làm việc thân yêu, nơi thánh thất của cha Mông-ta-ne-li nay bị người khác chiếm mất, Ác-tơ cảm thấy chua xót trong lòng.
    Cha giám đốc nói :
    - Tôi là một con mọt sách đấy. Tôi đến đây, việc đầu tiên là xem thư viện. Đó là một việc hứng thú, nhưng tôi chẳng hiểu bản kê sách sắp xếp theo hệ thống nào cả.
    - Bản thư mục chưa được đầy đủ, phần lớn các sách quý đều mới đưa đến.
    - Cậu có thể để độ nửa giờ giảng giúp tôi hệ thống thư mục không ?
    Hai người bước vào thư viện, và Ác-tơ tỉ mỉ nói rõ, mọi điều cần thiết. Khi Ác-tơ cầm mũ định đi ra thì cha giám đốc ngăn lại với một nụ cười :
    - Không, không. Tôi không thể cho cậu vội về như thế đâu. Hôm nay thứ bảy, để đến sáng thứ hai học cũng được. Cậu ở lại đây, ăn cơm với tôi, đằng nào cũng muộn rồi còn gì. Bây giờ tôi chỉ có một mình thôi, thêm cậu tôi vui lắm.
    Thái độ sởi lởi và đon đả của cha làm cho Ác-tơ thấy dễ chịu ngay từ phút đầu. Sau mấy câu chuyện phiếm, cha giám đốc hỏi Ác-tơ biết Mông-ta-ne-li từ lâu chưa.
    - Gần bảy năm. Năm Đức cha ở Trung quốc về, con mới mười hai tuổi.
    - À phải. Bên ấy cha nổi tiếng là một nhà truyền đạo xuất sắc. Và từ đó trở đi cha hướng dẫn cho cậu học ư ?
    - Một năm sau đức cha mới dạy con học, vào khoảng con bắt đầu nhận cha là cha linh hồn. Khi con vào đại học Xa-piên-đa thì cha tiếp tục bảo con học những môn không có trong chương trình đại học. Cha đối xử với con tốt lắm ! Tốt không thể tưởng tượng được!
    - Tôi sẵn lòng tin lắm. Con người ấy ai mà chẳng mến phục, thật là một tâm hồn đẹp đẽ cao quý hết sức. Nhiều lần tôi có dịp gặp các nhà truyền giáo đã từng làm việc với đức cha tại Trung quốc. Họ cũng tìm đủ lời để khen ngợi nghị lực, tinh thần dũng cảm trong những giờ phút khó khăn và lòng thành không gì lay chuyển nổi của đức cha. Cậu nên cảm ơn số mệnh đã cho cậu một người như thế để dìu dắt cậu trong thời niên thiếu. Nghe đức cha nói hình như cậu mồ côi từ sớm .
    - Thưa vâng, cha con mất từ khi con còn bé, mẹ con qua đời cách đây một năm.
    - Cậu có anh chị em gì không ?
    - Không, chỉ có hai anh cùng cha khác mẹ thôi...Nhưng khi con còn phải ẵm các anh ấy đã lập nghiệp cả rồi.
    -Chắc rằng vì cậu mồ côi từ nhỏ nên cậu mới càng thêm quý mến lòng tốt của đức cha Mông-ta-ne-li như vậy. Thế khi đức cha Mông-ta-ne-li đi vắng thì cậu có cha nào giải tội không ?
    - Nếu các cha xứ Đức bà Ca-ta-ri-na không có nhiều người đến xưng tội quá thì con định xin một cha giải tội cho.
    - Thế cậu có muốn tôi giải tội cho không ?
    Ác-tơ trố mắt ngạc nhiên :
    - Thưa cha kính mến, tất nhiên, con...con rất sung sướng, nhưng chỉ sợ...
    - Chỉ sợ cha giám đốc trường dòng thường không giải tội cho người ngoài đời phải không ? Đúng thế, nhưng tôi biết là Mông-ta-ne-li rất chăm sóc cậu và nếu tôi không lầm, cha rất lo lắng cho sự bằng an của cậu thì phải. Nếu tôi phải xa học trò yêu của tôi thì tôi cũng lo lắng như vậy. Nếu đức cha Mông-ta-ne-li biết rằng có đồng nghiệp chăm sóc cho phần hồn của cậu thì chắc cha vui lòng lắm. Hơn nữa, con của cha, cha nói thật với con là cha ưa con lắm. Điều gì giúp được con thì cha vui lòng giúp.
    - Nếu vậy thì tất nhiên con rất đội ơn cha.
    - Thế đến tháng sau cha sẽ đợi con tới xưng tội nhé...? Tốt lắm! Ngoài ra chiều nào rảnh rang con cứ lại đây với cha, con của cha ạ !
  4. silver_light

    silver_light Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Trước khi post phần tiếp theo, có đôi điều cảm nhận của riêng tôi về "Ruồi trâu " muốn chia sẻ cùng mọi người, với cả những bạn đã biết , đã đọc tác phẩm này rồi cũng như những bạn mới nghe nói đến và đang mong muốn tìm hiểu về nó.

    Người đầu tiên giới thiệu và kể cho tôi nghe về Ruồi trâu là bố tôi. Thật sự rất ấn tượng và xúc động. Nhưng phải một thời gian dài, chỉ sau khi ông ra đi mãi mãi, thì tôi mới có cơ hội tìm đọc Ruồi trâu, cũng là để tìm hiểu về những câu chuyện ông từng kể cho tôi nghe và ngẫm nghĩ về những gì ông đã nói, những gì ông đã để lại trong tôi khi ông đã không còn nữa...
    Bao trùm toàn câu chuyện là cuộc đấu tranh dai dẳng, không khoan nhượng giữa người cha - vốn là một cha cố đạo Thiên chúa và đứa con ngoài giá thú của ông với một người phụ nữ ông trót yêu thương - mà với bổn phận là một nhà truyền giáo thì ông không được phép có những tình cảm như thế. Ở đây, dường như tình cảm máu mủ ruột thịt thiêng liêng - ngọn lửa âm thầm luôn cháy bỏng trong tim của hai người không cách nào làm dịu đi sự căng thẳng vốn có trong cuộc chiến đấu của những người đại diện cho 2 thế giới hoàn toàn khác nhau. Những mâu thuẫn xung đột khi thì âm ỉ , có lúc lại trực diện bùng nổ quyết liệt...
    Đó là cuộc đối đầu giữa 2 lý tưởng sống, của mâu thuẫn chính trị và tôn giáo mà đại diện lại là 2 cha con Ác-tơ và Mông-ta-ne-li. Hàng rào ngăn cách tình cảm cha con của họ tưởng như mỏng manh nhưng cho tới phút cuối cùng, cả 2 đã không có cách nào để phá vỡ nó, đồng nghĩa với việc phá vỡ niềm tin lý tưởng mà họ đã lựa chọn, từ bỏ tiếng gọi của lý trí để đi theo tiếng gọi của trái tim, của tâm hồn, của tình cảm cha con mà sau chừng ấy năm xa cách cả hai người cùng thiếu vắng, khát khao... Khát khao của đứa con trai được gọi một tiếng "cha" đã chết lặng bao nhiêu năm - xa cách từ trong tâm tưởng. Khát khao của người cha được quan tâm, chăm sóc và tận hưởng tình yêu thiêng liêng - tình phụ tử với đứa con trai - người thân duy nhất còn lại trên đời...Cuộc đấu tranh trực diện của họ căng thẳng, quyết liệt bao nhiêu thì cuộc đấu tranh nội tâm của họ càng đau đớn, âm ỉ, day dứt, giằng xé bấy nhiêu...
    Kết cục của cuộc chiến này không có kẻ thắng người thua, mà chỉ có máu và nước mắt, của sự đau đớn tột cùng trong cảnh "cốt nhục tương tàn" của hai con người không bao giờ đứng trên cùng một chiến tuyến...Lý trí của họ đã chiến thắng - nhưng trả giá cho điều đó là cái vinh quang cay đắng - là máu từ vết thương không bao giờ lành lại trong trái tim họ...

    Đọc truyện đôi khi bạn sẽ thấy khó hiểu về những mâu thuần tôn giáo - chính trị trong bối cảnh truyện đề cập đến. Nhưng xuyên suốt truyện, từ những chi tiết nhỏ - cái tình của con người trong đó luôn để lại trong tôi nỗi xúc động khó tả xen lẫn cảm phục. Cảm phục nhân cách của những tâm hồn đẹp và cái nghị lực phi thường, sức chịu đựng bền bỉ, dường như không gì có thể lay chuyển nổi dù trong khó khăn hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào...
  5. silver_light

    silver_light Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Trước lễ phục sinh không lâu, có tin chính thức Mông-ta-ne-li bổ nhiệm làm giám mục và đi cai quản địa phận Bờ-ri-xi-ghê-la, một khu nhỏ vùng núi A-pê-nanh Ê-tơ-rút. Đọc những lời lẽ bình tĩnh và phấn khởi trong thư ông gửi cho Ác-tơ từ La-mã cũng thấy nỗi u buồn của ông đã qua rồi. Mông-ta-ne-li viết :" Mỗi kỳ nghỉ hè con phải đến thăm cha và cha hứa sẽ luôn đến thành Pi-dơ. Thế nào cha cũng phải gặp con, dù không được gặp nhiều như cha mong muốn cũng được."
    Bác sĩ Uơ-ren mời Ác-tơ đến ăn mừng lễ Phục sinh ở nhà ông chứ không phải ở tòa lâu đài cổ lỗ, âm u và đầy chuột mà Giu-li hiện nay đã độc chiếm. Trong thư có kèm theo một mẩu giấy con với nét chữ viết vội, nguệch ngoạc như trẻ con của Giê-ma. Giê-ma khẩn khoản rằng nếu có điều kiện thì Ác-tơ đến chơi vì" Giê-ma có chuyện cần nói với Ác-tơ".
    Tin đồn đại trong đám sinh viên càng làm cho Ác-tơ phấn khởi. Mọi người đều chờ đợi những biến cố lớn sau lễ phục sinh.
    Tất cả những điều đó đem đến cho Ác-tơ một tâm trạng hân hoan chờ đợi, và Ác-tơ tưởng chừng như tất cả những điều vô lý hết sức kỳ lạ mà sinh viên thì thào với nhau đều rất tự nhiên và sắp trở thành hiện thực đến nơi trong vòng hai tháng tới.
    Ác-tơ định đến thứ năm trong tuần Thánh sẽ về nhà nghỉ ngơi mấy ngày đầu để nỗi vui gặp gỡ Giê-ma khỏi ảnh hưởng tới tâm niệm nghiêm trang mà giáo hội khuyên răn bổn đạo phải giử trong những ngày lễ ấy.Tối thứ tư, Ác-tơ viết cho Giê-ma báo tin sẽ tới vào ngày thứ hai, sau ngày lễ Phục sinh rồi Ác-tơ đi ngủ, lòng rất thư thái.
    Ác-tơ quý trước Thánh giá. Cha Các-đi hứa sáng mai sẽ giải tội cho nên lúc này Ác-tơ phải đem hết lòng thành cầu nguyện rất lâu để dọn mình ăn năn lần cuối cùng trước lễ Phục sinh. Quỳ gối, chắp tay, Ác-tơ cúi đầu ôn lại từng ngày trong tháng qua, nhớ lại từng tội lỗi nhỏ nhặt đã làm vẩn đục tâm hồn trong trắng của mình như sốt ruột, cẩu thả, không cầm trí. Ngoài những điều ấy, Ác-tơ chẳng tìm thêm được gì cả : trong những ngày hạnh phúc như thế làm gì có nhiều tội lỗi được? Ac-tơ làm dấu thánh giá đứng dậy và bắt đầu cởi quần áo.
    Khi cởi áo sơ mi một mảnh giấy từ trong áo rơi ra. Đó là thư của Giê-ma mà Ác-tơ ấp ủ trong ngực suốt tuần lễ nay. Ac-tơ nhặt lên, mở ra, hôn những dòng chữ nguệch ngoạc yêu quý rồi gấp lại, và bỗng dưng lấy làm hổ thẹn vì cử chỉ buồn cười của mình. Giở nhìn mặt sau, Ác-tơ bỗng thấy bức thư có thêm mấy dòng tái bút, mà anh chưa hề đọc tới :" Ác-tơ, thế nào cũng đến nhé, càng sớm càng hay; Giê-ma sẽ giới thiệu Ác-tơ với Bô-la. Bô-la ở đây, ngày nào hai đứa chúng tôi cũng làm việc với nhau"
    Một làn máu nóng trào lên mặt khi Ác-tơ đọc những dòng chữ đó.
    Lại vẫn Bô-la : Y còn đến Li-voóc-nô làm gì nữa? Mà tại sao Giê-ma lại nghĩ ra chuyện cùng làm việc với y? Y lại đem những sách báo riêng ra để mê hoặc Giê-ma chăng ? Ngay trong buổi họp hồi đầu tháng giêng đã thấy ngay được là Bô-la yêu Giê-ma. Chắc vì thế nên lúc ấy y mới nói hăng đến thế ! Và bây giờ y lại tìm cách ở cạnh Giê-ma, hàng ngày ở cạnh Giê-ma...
    Ác-tơ gạt mạnh bức thư ra một bên rồi lại quỳ trước mặt thánh giá.
    Và đó lại là một linh hồn sẵn sàng ước ao được giải tội, sẵn sàng chịu lễ trong ngày Phục sinh, sẵn sàng sống bằng an với Chúa, với mình và với toàn thế giới !Thế nghĩa là linh hồn ấy vẫn có thể ghen tuông nghi ngờ một cách thấp hèn, vẫn có thể kèn cựa và tức giận nhỏ nhen với cả đồng chí của mình nữa ! Ác-tơ tự trách mình một cách cay đắng và đưa hai bàn tay bưng lấy mặt. Vừa cách đây năm phút mơ tưởng tới sự tuẫn tiết vì đạo mà bây giờ anh lại phạm tội với những ý nghĩ xấu xa, thấp hèn như vậy !
  6. silver_light

    silver_light Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Sáng thứ năm, khi bước chân tới nhà nguyện của trường dòng thì Ác-tơ thấy cha Các-đi đang ở đó một mình. Đọc xong kinh ăn năn tội, Ác-tơ kể ngay tội lỗi mình mới phạm tối qua.
    - Lạy cha, con là kẻ có tội, con có tội ghen tuông, tức giận và có những ý nghĩ không xứng đáng đối với một người không làm gì sai với con cả.
    Thừa hiểu mình đang giải tội cho ai, cha Các-đi dịu dàng nói :-này con, con chưa cáo mình cùng cha hết mọi sự.
    - Lạy cha! Con đã có những ý nghĩ không cơ đốc đối với một người mà đáng lẽ con phải đặc biệt yêu mến và kính trọng.
    - Một người mà con có quan hệ thân thiết như ruột thịt ư ?
    - Hơn cả ruột thịt nữa.
    - Hỡi con, vậy thì sự gắn bó của con với người ấy ?
    - Tình đồng chí.
    - Tình đồng chí ư ? Đồng chí về việc gì ?
    - Tình đồng chí trong sự nghiệp vĩ đại và thiêng liêng.
    Một thoáng im lặng.
    - Và con tức giận...đồng chí đó, con ghen tị vì người đó làm việc có nhiều thành tích hơn con ư ?
    - Vâng...một phần như vậy. Con thèm muốn kinh nghiệm và tài năng của người ấy...Và rồi...con nghĩ...con sợ rằng người ấy cướp mất trái tim một thiếu nữ...mà con yêu.
    - Thế người yêu của con có phải là con cái Hội Thánh chúa không ?
    - Không, cô ta là tín đồ Tin lành.
    - Kẻ khác đạo ư ?
    Ác-tơ nắm chặt hai tay, lúng túng đến cực độ.
    Anh nhắc lại :
    - Vâng, khác đạo. Chúng con cùng lớn lên với nhau. Mẹ chúng con là bạn của nhau và con...con ghen ghét người ấy vì con thấy rằng người ấy cũng yêu cô ta và vì...vì...
    Sau giây lát yên lặng cha Các-đi bắt đầu nói, từ tốn và trang nghiêm :
    - Hỡi con, con chưa xưng hết mọi điều. Trong linh hồn con còn một sự gì nặng nề làm vậy ?
    - Thưa cha, con...
    Ác-tơ lúng túng rồi lại nín bặt. Người giải tội im lặng chờ.
    - Con ghen ghét người ấy là vì đoàn thể nước Ý trẻ của chúng con...
    - Vậy ư ?
    -..đã giao cho người ấy một việc mà con muốn đoàn thể giao cho con...Con tự cho mình đủ sức làm việc đó hơn.
    - Việc đó là việc gì ?
    - Nhân sách báo, sách báo chính trị, ở trên tàu xuống, rồi...tìm chỗ cất giấu trong thành phố.
    - Việc ấy, Đảng đã giao cho kẻ tình địch của con ư ?
    - Vâng, giao cho Bô-la...và con ghen tị với anh ta.
    - Vậy về phía anh ấy có làm gì để con khó chịu không ?Con có trách anh ấy coi thường nhiệm vụ đã giao phó cho không ?
    - Không, thưa cha. Bo-la họat động rất dũng cảm và hy sinh. Anh là một người yêu nước chân chính, và lẽ ra con phải yêu mến kính trọng.
    Cha Các-đi đắn đo suy nghĩ.
    - Hỡi con, nếu ánh sáng mới đã chiếu rọi vào tâm hồn con, nếu trong tâm hồn con đã nảy nở một khát vọng làm việc vì hạnh phúc của đồng bào, nếu con có ước mong giảm nhẹ gánh nặng cho những người cùng khổ bị áp bức thì đó là một của quý Đức Chúa Lời đã ban cho con mà con phải suy nghĩ mà sử dụng cho nên. Mọi sự tốt lành đều bởi Chúa ban ra, việc sinh ra con trong một cuộc đời mới cũng là nhờ ơn Chúa, nếu con đã chọn con đường hy sinh , đã tìm được lối đi tới hòa bình, nếu theo các đồng chí thân yêu để giải phóng cho những kẻ đang than khóc và đau thương âm thầm, thì con hãy cố gắng để linh hồn con thoát khỏi tham muốn và dục vọng, để lòng con là một bàn thờ thánh mà ngọn lửa thiêng liêng sẽ đời đời không tắt. Con hãy nhớ rằng đó là một sự nghiệp cao cả và thiêng liêng, và trái tim nào đã thấm nhuần sự nghiệp ấy thì phải tẩy sạch mọi tính toán ích kỷ. Sứ mệnh đó giống với sứ mệnh các đấng giảng đạo. Họ không thể phụ thuộc vào tình yêu đối với một người đàn bà hoặc những dục vọng nhất thời. Sứ mệnh đó là : vì Thượng đế và vì nhân dân, là : trung thành suốt đời.
    - Ồ! - Ác-tơ xiết chặt hai tay sửng sốt.
    Nghe khẩu hiệu quen thuộc, Ác-tơ suýt phát khóc.
    - Thưa cha, cha đã ban cho chúng con sự chuẩn y của Nhà thờ! Đức chúa Giê-su là ở phía chúng ta...
    Cha Các-đi trịnh trọng đáp :
    - Hỡi con, Đức chúa Giê-su đã đuổi lũ gian thương ra khỏi Đền thánh vì Đền thánh là nơi cầu nguyện, mà bọn chúng đã biến thành hang kẻ cướp!
    Sau một hồi lâu im lặng, Ác-tơ run run nói khẽ :
    - Và khi đuổi được bọn chúng đi rồi thì nước Ý sẽ là đền thờ của Chúa...
    Ác-tơ im lặng. Một giọng trả lời êm ru vọng lại :
    - Đức Chúa Lời đã phán truyền " Mặt đất này và của cải bởi đất mà ra đều thuộc về Ta cả".
  7. silver_light

    silver_light Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Chiều hồm ấy Ác-tơ cảm thấy muốn đi chơi một chuyến xa. Anh giao đồ đạc cho một người bạn học, rồi đi bộ về Li-voóc-nô.
    Trời ẩm thấp đầy mây, nhưng không lạnh. Ác-tơ cảm thấy mình đang đi trên một vùng đồng bằng tươi đẹp hơn bao giờ hết. Cỏ ướt mịn dưới chân; và nhìn những bông hoa dại mùa xuân mỉm cười thẹn thò mà duyên dáng ở bên đường. Ác-tơ thấy vô cùng khoan khoái. Một con chim đang làm tổ trong bụi gai xiêm vàng nơi ven rừng nhỏ hẹp. Thấy bóng Ác-tơ đi qua, chim hốt hoảng kêu, bay vụt lên không trung, vỗ đôi cánh nhỏ màu nâu sẫm.
    Ác-tơ cầm trí suy nghĩ những ý nghĩ đạo đức, đúng với ý nghĩa bước sang ngày thứ Sáu chịu nạn.
    (Ngày thứ Sáu chịu nạn-ngày thứ Sáu trước ngày Chủ nhật của Lễ phục sinh, ngày Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá.)
    Nhưng hình ảnh Mông-ta-ne-li và Giê-ma luôn hiện ra, cho nên cuối cùng Ác-tơ đành phải bỏ ý nghĩ ép mình làm như thế. Tính chất kỳ diệu và quan vinh của cuộc khởi nghĩa săp tới, ý nghĩa về vai trò gắn cho hai thần tuợng của mình trong cuộc khởi nghĩa ập đến rất nhanh. Trong trí tưởng tượng của của Ác-tơ, Đức cha sẽ là lãnh tụ, là thánh tông đồ, là đấng tiên tri mà mọi thế lực đen tối phải chạy trốn trước sự giận dữ thiêng liêng của người. Dưới chân Người, những vệ sĩ trẻ tuổi của tự do sẽ phải học lại niềm tin và những chân lý cũ trong ý nghĩa mới mà từ trước đến nay chưa ai khám phá ra.
    Còn Giê-ma ?Ồ, Giê-ma sẽ chiến đấu trên chiến lũy. Giê-ma sinh ra để trở thành nữ anh hùng. Đó là một đồng chí tốt hoàn toàn. Đó sẽ là một thánh nữ trong sáng và dũng cảm mà biết bao thi sĩ hằng mơ ước. Giê-ma sẽ đứng bên anh, vai kề vai cùng anh chia sẻ niềm vui dưới đôi cánh của bão táp sinh tử. Và họ sẽ cùng nhau hy sinh, hy sinh trong giờ phút thắng lợi vì họ không nghi ngờ gì rằng thắng lợi nhất định sẽ tới. Ác-tơ không thổ lộ cho Giê-ma biết tình yêu của mình, sẽ không ngỏ một lời nào, để khỏi phá cõi lòng yên tĩnh và tình cảm đồng chí êm đẹp của Giê-ma. Đối với Ác-tơ, Giê-ma là một vật linh thiêng, một của lễ thanh khiết hiến dâng lên bàn thờ để sẵn sàng chịu hỏa thiêu vì tự do của nhân dân. Vậy mà Ác-tơ lại dám len vào nơi đất Thánh trong trắng của một tâm hồn chưa biết tình yêu nào khác ngoài tình yêu Thượng đế và nước Ý hay sao ?
    Thượng đế và nước Ý...Nhưng anh đã thốt nhiên rơi xuống từ chín tầng mây khi anh bước vào ngôi nhà đồ sộ và âm thầm ở "phố Cung điện". Ngay ở cầu thang anh đã chạm trán với Ghíp-bơn, người quản gia của Giu-li. Y vẫn ăn mặc hết sức sạch sẽ, thái độ vẫn bình thản, và vẫn khinh khỉnh một cách lễ phép như mọi lần.
    - Chào bác Ghíp-bơn, các anh tôi có nhà không?
    - Thưa cậu có ông Tô-mát-xơ ở nhà và bà Bớc-tơn nữa. Hai vị đang ngồi trong phòng khách.
    Ác-tơ bước vào phòng với một cảm giác nặng nề và khó thở. Sao căn nhà ảm đạm thế ! Nó chẳng dính dấp gì với cuộc sống sôi nổi như một dòng sông chảy xiết bên ngoài. Trong phòng không hề thay đổi mảy may : vẫn những con người ấy, vẫn những bức ảnh gia đình ấy, vẫn những đồ đạc nặng chịch và những bộ ấm chén khó coi ấy, vẫn một vẻ khoe của kệch cỡm ấy, vẫn một trạng thái không sức sống nằm trong tất cả mọi vật...Ngay đến những bông hoa tươi cắm trong lọ đồng chạm bằng kim khí và phủ một lớp sơn cũng y như hoa giả. Có lẽ trong những ngày xuân ấm áp, nhựa non cũng chẳng bao giờ trào lên hoa cả.
    Giu-li ngồi trong phòng ấy, nơi trung tâm cuộc sống của mình, đương đợi khách đến ăn cơm. Bộ quần áo dự lễ, nụ cười trơ trẽn, những búp tóc hung, một con chó nhỏ nằm gọn trên đùi-đúng là tranh vẽ trong tờ báo quảng cáo mốt ăn mặc.
    - Chào chú Ác-tơ !
    Giu-li cất giọng khô khan, thò vội mấy ngón tay cho Ác-tơ bắt rồi rụt ngay lại để vuốt ve bộ lông mượt của con chó cho thích thú hơn.
    - Chắc chú vẫn khoe và học được đấy chứ !
    Ác-tơ lầm rầm mấy câu qua quýt vừa thoáng nghĩ ra rồi im lặng một cách gượng gạo. Gã Giêm-sơ đã tới với bộ cánh sang trọng và với một viên đại lý hàng tầu đã có tuổi nhưng chải chuốt đi cạnh. Nhưng sự có mặt của họ cũng chẳng làm cho không khí được khá hơn. Mãi đến khi Ghíp-bơn lên báo cơm chiều đã sửa soạn xong , Ác-tơ mới đứng dậy khe khẽ thở dài khoan khoái.
    - Chị Giu-li, hôm nay em không ăn cơm chiều. Xin chị thứ lỗi cho em về phòng đây.
    Tô-mát-xơ nói :
    - Chú giữ chay quá mức rồi đấy. Tôi dám chắc rằng như vậy chính chú lại tự làm ốm mình đấy thôi.
    - Ồ, không đâu ! Xin chào anh chị.
    Gặp người đầy tớ gái ở hành lang, Ác-tơ dặn sáu giờ sáng mai đánh thức hộ.
    - Mai cậu chủ đi lễ nhà thờ ư ?
    - Phải. Thôi, chào chị Tê-rê-da.
    Ác-tơ bước vào buồng của mình. Buồng này trước kia là của mẹ Ác-tơ. Cửa tò vò đối diện với cửa sổ dùng làm nơi cầu kinh khi bà đang ốm liên miên. Một cây thánh giá đặt trên chiếc bệ đen ở giữa bàn thờ. Trước cây thánh giá treo một cây đèn La-mã nhỏ. Chính mẹ Ác-tơ đã qua đời trong buồng này. Một bức chân dung của bà treo trên tường ở một bên giường. Trên bàn, một di vật khác của bà là chiếc bát sứ, trong cắm đầy hoa lan tím, một thứ hoa bà rất ưa thích. Bà Gơ-lê-đi-xơ mất đã tròn một năm nhưng những người Ý làm trong nhà vẫn chưa quên bà.
    Ác-tơ lấy trong bọc hành lý ra một bức tranh đóng khung bọc cẩn thận. Đó là bức chân dung truyền thần của Mông-ta-ne-li gửi từ La-mã về cách đây vài hôm. Ác-tơ vừa định giở vật quý ấy ra thì thấy một người hầu nhỏ của Giu-li bưng vào một chiếc khay. Trên khay, bà ở nấu bếp già người Ý, người đã phục vụ bà Gơ-lê-đi-xơ mãi cho đến ngày bà chủ mới khắc nghiệt xuất hiện trong nhà này, đã dọn đầy những thức ăn ngon mà theo bà cậu chủ quý mến có thể ăn, không phạm giới răn của Hội Thánh. Ác-tơ từ chối, chỉ nhón một chiếc bánh nhỏ. Cậu hầu nhỏ là cháu Ghíp-bơn, mới ở Anh sang. Cậu cười một cách láu lỉnh, bưng khay ra khỏi phòng. Cậu đã ra nhập phe Tin lành dưới bếp.
    Ác-tơ bước vào cửa tò vò, quỳ trước thánh giá, cố sức định thần để cầu kinh và suy nghĩ về Chúa. Nhưng qua một hồi rất lâu, Ác-tơ vẫn chưa định thần được. Đúng như Tô-mát-xơ nói, Ác-tơ thực quá khắc khổ. Những nỗi kham khổ mà anh tự gây cho mình đã có tác dụng như rượu mạnh. Ác-tơ hơi rùng mình, tự thấy cây thánh giá như chơi vơi trong sương mù. Nguyện kinh một hồi lâu anh mới cầm trí được để ăn năn tội. Cuối cùng, sự mệt mỏi cực độ của cơ thể đã áp đảo sự căng thăng của thần kinh. Ác-tơ thiu thiu ngủ, tâm hồn yên tĩnh, thoát khỏi được những ý nghĩ xao xuyến và nặng nề.
  8. silver_light

    silver_light Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Ác-tơ đương ngủ say thì có tiếng đập cửa phòng rất mạnh và gấp.
    " Lại Tê-rê-da chứ ai", anh nghĩ như vậy và uể oải trở mình thì lại có tiếng đập cửa. Ác-tơ giật thót, bừng tỉnh. Một giọng đàn ông gọi bằng tiếng Ý: "Cậu ơi ! Cậu! Dậy ngay đi, trời ơi! "
    Ác-tơ nhảy khỏi giường :
    - Cái gì thế ! Ai đấy ?
    - Tôi đây, Gian-ba-tít-stơ đây ạ. Lạy Đức mẹ đồng trinh phù hộ cho cậu, xin cậu dậy nhanh lên !
    Ác-tơ vội vã mặc quần áo và mở khóa cửa. Anh còn đang ngơ ngác nhìn bộ mặt tái xanh tái xám của người xà ích thì đã nghe thấy tiếng bước chân và tiếng sắt loảng xoảng ngoải hành lang và tức khắc anh hiểu hêt mọi việc xảy ra.
    Ác-tơ bình tĩnh hỏi :
    - Họ đến tìm tôi phải không ?
    - Họ đến tìm cậu đấy ! Nhanh lên, cậu ơi ! Cần cất giấu gì không ? Tôi xin giúp cậu...
    - Tôi chẳng có gì phải cất giấu cả, các anh tôi đã biết chưa ?
    Ở đầu hành lang, bộ quần áo lính sen đầm đầu tiên đã hiện ra.
    - Ông nhà đã bị gọi dậy. Cả nhà đều dậy cả rồi. Khổ chưa, khổ biết chừng nào lại nhằm vào ngày Thứ sáu tuần Thánh nữa chứ. Xin các Thánh phù hộ cho chúng con !
    Gian-ba-tit-stơ òa lên khóc. Ác-tơ tiến lên mấy bước về phía tên đầm sen đang gươm giáo loảng xoảng tiến vào phòng. Theo sau họ là đám người ở, quần áo xộc xệch, run lẩy bẩy. Lũ sen đầm vây lấy Ác-tơ. Đi cuối cùng đoàn người lạ lùng ấy là ông bà chủ nhà. Ông đi dép lê, mặc áo ngủ, bà quấn chiếc áo choàng dài, đầu đầy giấy uốn tóc."Thật y như bầy súc vật chạy đi tìm thuyền để lánh nạn đại hồng thủy thứ hai vậy; kìa, lại thêm một đôi vợ chồng thú vật ngộ nghĩnh đến nữa kia !" Ý nghĩ ấy thoáng hiện khi Ác-tơ thấy những bộ mặt ngây ngô đó. Nhưng hiểu rằng cười trong giờ phút nghiêm trọng này là không đúng lúc nên anh cố bấm bụng nhịn.
    -" Ave, Maria, Regina, Coeli..."
    (câu đầu trong một kinh đạo Thiên chúa bằng tiếng La-tinh - "Kính mừng nữ vương Ma-ria trên trời")
    Ác-tơ thầm cầu nguyện và quay mặt đi để khỏi trông thấy và khỏi phì cười về những mảnh giấy uốn tóc đang phập phồng trên đầu Giu-li.
    Bớc-tơn tiến lại gần viên sĩ quan sen đầm nói :
    - Xin ông cho biết tại sao các ông lại dùng vũ lực xông vào nhà riêng như thế này ? Tôi xin báo cho các ông biết trước là nếu các ông không giải thích được thỏa đáng thì tôi buộc đi thưa ông đại sứ Anh.
    Viên sĩ quan lạnh lùng nói :
    - Tôi chắc lời giải thích của chúng tôi sẽ thỏa mãn được cả ông và Đại sứ Anh nữa.
    Hắn đưa cho Giêm-sơ giấy ra lệnh bắt chàng sinh viên khoa triết học tên là Ác-tơ Bớc-tơn.
    - Nếu ông cần giải thích gì thêm thì tôi khuyên ông đến hỏi ông chánh sen đầm.
    Giu-li giật tờ giấy trong tay chồng , đọc lướt qua rồi xỉa xói vào mặt Ác-tơ với một vẻ thô bỉ của một mụ quý phái lịch thiệp lúc nổi cơn tam bành.
    - Mày làm nhơ nhuốc gia đình tao ! - Mụ tru tréo : Bây giờ hàng phố kẻ chợ phỉ nhổ vào mặt chúng tao như thế nào? Lòng ngoan đạo của chúng mày dẫn mày tới đâu ? Vào tù à ? Không ngờ con mẹ đi đạo thiên chúa lại đẻ ra cái giống con như mày...
    Viên sĩ quan cắt ngang :
    - Thưa bà, bà không được phép nói chuyện bằng tiếng nước ngoài với kẻ bị bắt.
    Nhưng câu nói của viên sĩ quan bị át đi bởi những lời kết tội mà Giu-li tuôn ra hàng tràng tiếng Anh.
    - Tao đã biết trước mà ! Ăn chay, đọc kinh, cầu nguyện, rặt một thứ che đậy ! Tao biết tỏng từ lâu mà. !
    Có lần bác sĩ Uơ-ren đã ví Giu-li như một món xà lách đổ nhiều dấm. Ác-tơ thấy lợm giọng vì giọng nói the thé của Giu-li và chợt nhớ đến lời so sánh ấy.
    Ác-tơ nói :
    - Chị không cần phải nói thế. Chị không việc gì mà sợ lôi thôi. Ai cũng biết anh chị chẳng dính dáng gì đến việc này đâu...Quay về những tên sen đầm anh nói:
    - Chắc các ông muốn khám đồ đạc của tôi ? Tôi chẳng có gì giấu giếm cả.
    Trong khi lính sen đầm khám phòng, lục ngăn kéo, đọc thư, xem sổ ghi bài ở trường đại học, thì Ác-tơ ngồi ở mép giường. Anh hơi xúc động nhưng không lo lắng gì.
    Việc khám xét chẳng làm cho Ác-tơ lo ngại. Những thư từ nào có thể liên lụy đến người khác, Ác-tơ đều đã đốt cả. Giờ đây, ngoài mấy bài thơ chép tay nửa cách mạng, nửa thần bí và hai ba số "nước Ý trẻ", lính sen đầm chẳng tìm thấy cái gì có thể thưởng công được cho việc lục soát của chúng cả.
    Sau một hồi kèo nhèo trước những lời khuyên của Tô-mát-xơ, Giu-li mới chịu đi ngủ. Vẻ đài các khinh bỉ, Giu-li lướt qua mặt Ác-tơ. Giêm-xơ ngoan ngoãn theo sau.
    Từ nãy đến giờ Tô-mát-xơ vẫn đi đi lại lại trong phòng cố làm ra vẻ thản nhiên. Khi vợ chồng GIên-xơ ra rồi, Tô-mát-xơ tiến lại chỗ viên sĩ quan xin phép nói chuyện với kẻ bị bắt. Viên sĩ quan gật đầu đồng ý. Tô-mát-xơ tới chỗ Ác-tơ, khàn khàn nói :
    - Chuyện xảy ra thật lôi thôi quá! Tôi rất lấy làm phiền lòng.
    Ác-tơ ngước nhìn Tô-mat-xơ với đôi mắt trong như một buổi trưa hè tươi nắng. Anh nói :
    - Lúc nào anh cũng tốt với em. Anh không có gì phải phiền lòng. Em chẳng sao đâu.
    Tô-mát-xơ giật mạnh ria mép và ra cái điều quyết định nói thẳng :
    - Chú Ác-tơ, nghe tôi bảo! Việc này có dính dáng đến tiền nong không ? Nếu có thì tôi...
    - Sao lại có thể tiền nong được? Tất nhiên, không.
    - Vậy thì chính trị phải không ? Tôi chắc thế. Thôi thì biết làm thế nào bây giờ...Chú đừng thất vọng và cũng đừng chấp chị Giu-li làm gì. Chắc chú cũng đã biết miệng lưỡi chị ấy rồi. Nếu cần tôi giúp tiền nong hoặc gì đó, thì chú cứ cho tôi biết.
    Ác-tơ chìa tay cho Tô-mat-xơ bắt, và Tô-mat-xơ bước ra khỏi phòng. Y cố làm ra vẻ phớt đời nên bộ mặt y lại càng thêm thộn hơn lúc nào hết.
    Trong khi đó, bọn sen đầm đã khám xét xong. Viên sĩ quan bảo Ác-tơ mặc áo khoác ngoài. Ác-tơ định bước ra khỏi phòmg nhưng bỗng dừng lại và ngập ngừng ở ngưỡng cửa, anh thấy khổ tâm phải từ giã phòng cầu kinh của mẹ trước mặt bọn sen đầm.
    Anh nói :
    - Các ông có thể ra phòng ngoài một chút không ? Tôi không chạy trốn được, mà cũng chẳng có gì dấu giếm cả.
    - Tiếc rằng chúng tôi không có quyền để kẻ bị bắt ở lại một mình.
    - Thôi thế cũng được.
    Ác-tơ bước vào cửa tò vò, quỳ gối, hôn chân thánh giá và khấn cầu :
    - Lạy chúa hãy cho con có đủ sức để trung thành đến cùng.
    Viên sĩ quan đứng cạnh bàn ngắm nhìn bức ảnh của Mông-ta-ne-li, rồi hất hàm hỏi :
    - Người thân thuộc của anh đấy à ?
    - Không, đó là cha linh hồn của tôi, đức giám mục mới tại Bờ-ri-ghê-la.
    Những người Ý làm trong nhà lo sợ và buồn rầu đứng đợi Ác-tơ ở thang gác. Cũng như mẹ, anh được mọi người trong nhà yêu mến. Giờ đây những người làm xúm lại quanh Ác-tơ, buồn thương hôn tay và áo Ác-tơ. Gian Ba-tit-stơ cũng đứng đó, nước mắt trào ra và rỏ cả xuống chòm râu bạc. Người nhà Bớc-tơn chẳng có ai tiễn cả. Sự lãnh đạm đó càng làm nổi bật lòng trung thực và tình yêu thương của những người ở khiến Ác-tơ suýt phải khóc trong khi nắm lấy bàn tay đang giơ ra cho anh.
    - Thôi chào bác Gian Ba-tit-stơ, nhờ bác hôn giùm các cháu nhé! Chị Tê-rê-da ở lại nhé! Hãy cầu nguyện cho tôi, và mong chúa phù hộ cho mọi người ! Thôi chào tất cả, tôi đi đây...
    Ác-tơ chạy nhanh xuống cầu thang.
    Một lát sau, chiếc xe ngựa chuyển bánh, trên bậc cửa chỉ còn lại một nhóm đàn ông thẫn thờ và đàn bà khóc thút thit đứng trông theo.
    .
  9. silver_light

    silver_light Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Ác-tơ bị giải tới một pháo đài lớn thời trung cổ, ở ngay cạnh bến tàu. Đời sống trong tù thế mà cũng chẳng đến nỗi. Xà lim ẩm thấp và đen tối, nhưng Ác-tơ đã từng lớn lên trong tòa nhà ở phố Cung điện, nên ngột ngạt , hôi thối và chuột bọ đối với anh cũng chẳng lấy gì làm lạ. Trong tù cho ăn rất ít và kém nhưng chẳng bao lâu Giêm-xơ đã xin phép được gửi mọi thứ cần dùng đến cho cậu em. Ác-tơ bị giam một mình trong xà lim. Tuy canh gác chẳng nghiêm ngặt lắm nhưng anh vẫn không hiểu rõ mình bị bắt vì cớ gì. Dù sao từ khi vào tù đến nay tâm hồn anh vẫn bình tĩnh. Trong tù không được đọc sách nên anh luôn luôn cầu kinh và suy nghĩ về đạo, kiên nhẫn chờ đợi mọi việc xảy ra.
    Một hôm, lính gác mở cửa xà lim và nói :
    - Mời ra !
    Ác-tơ hỏi lai hai ba lần nhưng chỉ nghe một câu trả lời : " Không có quyền nói chuyện". Anh đành chịu phép, đi theo người lính đi vào mảnh sân, những hành lang và thang gác ngoắt ngoéo và hôi hám. Cuối cùng anh bị dẫn vào một căn phòng lớn sáng sủa, trong đó có ba người mặc binh phục đang ngồi tán chuyện uể oải sau một chiếc bàn dài chất đầy giấy. Thấy Ác-tơ bước vào họ liền ra vẻ quan trọng. Người cao tuổi nhất trong bọn họ là một viên đại tá có tuổi nhưng rất bảnh bao ria mép đã bạc. Y chỉ cho anh chiếc ghế phía bên kia bàn rôi bắt đầu thẩm vấn.
    Ác-tơ chắc họ sẽ dọa dẫm, rỉa rói chửi mắng nên đã sẵn sàng kiên nhẫn đối phó cho xứng với phẩm chất của mình. Nhưng sự thật thì ngược lại, và anh cảm thấy dễ chịu. Viên đại tá tỏ ra rất đường bệ, lạnh lùng một cách quan liêu nhưng lại vô cùng lễ phép.
    Đầu tiên là những câu hỏi thường lệ : tên gì, bao nhiêu tuổi, quốc tịch gì, địa vị xã hội ra sao: họ ghi đều đều từng câu trả lời một.
    Ác-tơ đã bắt đầu thấy chán ghét và sốt ruột thì viên đại tá chợt ổi :
    - Nào, cậu Bớc-tơn, thế cậu biết gì về ?onước Ý trẻ? ?
    - Theo chỗ tôi biết thì đó là một đoàn thể chính trị, xuất bản báo tại Mác-xây, phát hành báo ở Ý để cổ động nhân dân khởi nghĩa và đánh đuổi quân đội Áo ra khỏi biên giới.
    - Cậu có đọc báo ấy chứ ?
    - Phải, tôi có quan tâm đến vấn đề đó.
    - Vậy khi đọc báo cậu có nghĩ mình đã làm điều bất hợp pháp không ?
    - Tất nhiên có,
    - Mấy tờ báo thấy trong phòng cậu lấy ở đâu ra ?
    - Tôi không thể nói với ông được.
    - Cậu Bớc-tơn, đây không phải chỗ nói ?otôi không thể?. Cậu phải trả lời mọi câu hỏi của tôi.
    - Nếu chữ ?otôi không thể? không vừa ý ông thì tôi nói là ?otôi không muốn? vậy.
    - Nếu cậu cứ nói kiểu đó với tôi thì cậu sẽ phải lấy làm hối tiếc.
    Không thấy Ác-to trả lời,y tiếp :
    - Tôi có thể nói thêm rằng, theo tài liệu trong tay chúng tôi thì quan hệ giữa cậu với đoàn thể đó gần hơn nữa chứ không chỉ đọc sách báo quốc cấm mà thôi đâu. Tốt hơn là cậu cứ thẳng thắn thú nhận cả đi. Đằng nào chúng tôi cũng sẽ biết sự thật và cậu sẽ thấy rằng dù chống chế và chối cãi để ẩn núp thì không có ích gì.
    - Tôi chẳng muốn ẩn núp. Các ông muốn biết điều gì ?
    - Trước hết, cậu hãy nói cho tôi biết : cậu là người nước ngoài thì cậu đã làm cách nào mà dính dáng vào chuyện này ?
    - Toi nghĩ nhiều về những vấn đề ấy và tôi đã đi đến những kết luận nhất định.
    - Ai thuyết phục cậu vào đoàn thể này ?
    - Chẳng ai thuyết phục cả. Đó là do ý muốn của cá nhân tôi.
    - Đừng giở trò loanh quanh với tôi ?" Viên đại tá sẵng giọng. Chắc y đã bắt đầu mất kiên nhẫn ?" Không có ai tham gia hội kia mà không có người giới thiệu. Anh nói với ai để xin vào tổ chức đó ?
    Im lặng.
    - Anh có sẵn lòng trả lời không ?
    - Nếu ông hỏi kiểu đó thì tôi sẽ không trả lời.
    Giọng Ác-tơ có vẻ bực bội. Một cơn giận kỳ lạ xâm chiếm Ác-tơ. Lúc ấy anh đã biết có nhiều vụ bắt bớ tại Li-voóc-nô và Pi-dơ, mặc dầu chưa hình dung được phạm vi của tai họa đã thực sự lên tới mức nào. Nhưng những tin đến tai Ác-tơ cũng đủ làm anh bồn chồn lo lắng cho số phận của Giê-ma và các bạn khác.
    Thái độ lễ phép giả dối của viên sĩ quan, cách nói ngoắt ngoéo, lối hỏi thâm độc tẻ ngắt và những câu trả lời đánh trống lảng làm cho Ác-tơ nôn nao bực tức. Thêm vào đó, tiếng giày đinh lộp cộp của tên lính gác ngoài cửa lại càng làm cho anh thêm khó chịu.
    Bỗng viên đại tá hỏi :
    - Vậy lần cuối cùng anh gặp Giô-va-ni Bô-la vào lúc nào? Ngay trước khi anh dời Pi-dơ phải không ?
    - Tôi không quen ai có tên như vậy cả.
    - Sao ? Không quen Giô-va-ni Bô-la hả. Anh quen hắn lắm chứ! Người thanh niên, cao lớn, râu cạo nhẵn, hắn là bạn học của anh mà.
    - Tôi quen làm sao với tất cả sinh viên được.
    - Ồ, nhưng nhất định là anh biết Bô-la. Nhìn đây, chữ hắn viết đây. Thấy không ? Hắn quen anh lắm.
    Và viên đại tá hờ hững đưa cho Ác-tơ một tờ giấu trên đề 2 chữ ?oBiên bản?, dưới ký ?o Giô-va-ni Bôla?. Ác-tơ đưa mắt lướt nhanh từ trên xuống dưới- và bắt gặp tên mình. Anh ngước mắt nhìn một cách ngạc nhiên.
    - Ông bắt tôi phải đọc ư ?
    - Lẽ tất nhiên. Việc đó có dính líu đến anấnhc-tơ bắt đầu đọc, các viên sĩ quan thì im lặng theo dõi nét mặt của anh. Tài liệu đó là những lời khai trả lời một loạt câu hỏi. Rõ ràng, Bô-la cũng đã bị bắt! Những lời đầu tiên rất thông thường. Tiếp đó là một lời khai ngắn về quan hệ giữa Bô-la với đoàn thể, về việc phát hành sách báo cấm tại Li-voóc-nô và các cuộc họp sinh viên.Tiếp nữa, Ác-tơ đọc thấy : ?oTrong số những người theo chúng tôi có cả một thanh niên người Anh tên là Ác-tơ Bớc-tơn, con một chủ hãng giàu có ở Li-voóc-nô?
    Máu trào lên mặt Ác-tơ. Thế là Bô-la đã cung khai anh! Chính gã Bô-la đã nhận trách nhiệm khởi xướng trọng yếu ấy, chính cái tay đã tổ chức Giê-ma?và đã yêu Giê-ma ấy ! Ác-tơ buông tờ giấy và đăm đăm nhìn xuống sàn nhà.
    Viên đại tá lễ phép nói :
    - Tôi mong tài liệu nhỏ ấy có thể làm sáng trí nhớ anh ra.
    Ác-tơ lắc đầu. Anh lạnh lùng và cứng cỏi nhắc lại :
    - Tôi không hề biết người này. Chắc đây chỉ là một sự nhầm lẫn.
    - Lầm lẫn ư ? Láo ! Anh Bớc-tơn, anh nên hiểu rằng phong độ hiệp sĩ và tinh thần Đông-ki-sốt là rất tốt theo nghĩa của nó nhưng nếu đi quá mức thì lại chẳng có ích lợi gì. Đó là một sai lầm mà thanh niên các anh thường mắc phải. Anh thử nghĩ lại xem : có nên vì chuyện cỏn con ấy mà làm liên lụy tới mình và phá hoại tương lai của mình không ? Anh thương hại một kẻ cung khai anh. Anh thấy chưa ? Khi đã khai thì nó có kiêng nể gì anh đâu !
    Giọng viên đại tá nói như châm chọc. Một dự đoán chợt lóe ra trong óc Ác-tơ, làm anh giật mình.
    Ác-tơ thét :
    - Đó là sự dối trá ! Đó là một sự bịa đặt ! Trông mặt các người ta đủ biết ! Các người hèn nhát?Các người định hãm hại một trong những kẻ đã bị các người bắt hoặc là các người định đưa ta vào tròng ! Đồ bịa đặt, đồ ăn gian nói dối, đồ khốn nạn?
    - Câm ngay ! ?" Viên đại tá điên cuồng bật khỏi ghế hét lên. Cả bè lũ hắn cũng đứng phắt dậy.
    Viên đại tá nói với một tên trong bọn :
    - Đại úy Tô-mát-xi gọi lính gác vào đây. Quẳng thằng này vào ngục tối, giam liền mấy ngày. Tôi phải cho nó một bài học đích đáng, phải dạy cho nó biết điều mới được.
    Ngục tối là một chiếc hầm nhỏ âm u, ẩm ướt, bẩn thỉu, ở sâu dưới đất. Viên đại tá định dạy cho Ác-tơ biết điều, nhưng điều đó lại làm cho Ác-tơ tức giận đến cực độ. Sinh trưởng trong một gia đình giàu có, Ác-tơ quen tính sạch sẽ trong mọi việc. Viên đại tá bị xúc phạm kia hoàn toàn có thể thỏa mãn về cảm giác đầu tiên mà những bức tường nhầy nhụa, lúc nhúc ròi bọ, mặt đất đầy rác rưởi bẩn thỉu, mùi rêu mốc, mùi nước cống rãnh và gỗ mục hôi thối đem đến cho Ác-tơ. Chúng đẩy Ác-tơ vào hầm rồi đóng sập cửa lại. Ác-tơ giơ hai tay lò rò bước về phía trước, anh rùng mình vì ghê tởm khi ngón tay đụng phải bức tường nhầy nhụa. Trong bóng tối, anh lần mò tìm chỗ đỡ bẩn nhất để ngồi.
    Suốt ngày Ác-tơ ngôi trong ngục tối im lìm không một tiếng động; đêm trôi qua mà chẳng thấy biến chuyển gì. Cách biệt hẳn với thế giới bên ngoai, Ác-tơ dần dần mất ý niệm về thời gian. Và sáng hôm sau, khi tiếng chìa khóa tra vào ổ kêu lách cách, những con chuột hốt hoảng chạy rúc vào chân, thì Ác-tơ bàng hoàng nhỏm dậy. Tim anh đập rộn ràng, tai ù lên như đã xa rời ánh sáng và tiếng động hàng mấy tháng ròng.
    Cửa mở, một ánh đèn yếu ớt le lói rọi vào hầm cũng đủ làm cho Ác-tơ chói mắt. Cai ngục đem vào một mẩu bánh và một bát nước. Ác-tơ tiến lên chắc mẩm thế nào cũng được ra khỏi nơi này. Nhưng anh chưa kịp nói gì, thì người cai ngục đã dúi cho anh mẩu bánh mỳ với bát nước rồi quay người lặng lẽ bước ra và khóa chặt cửa lại.
    Ác-tơ dậm chân. Lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy mình điên tiết. Giờ phút càng trôi qua, ý niệm của anh về không gian và thời gian càng thêm mờ mịt. Đối với anh, bóng tối là vô cùng vô tận, cuộc sống như ngừng hẳn lại.
    Chiều thứ ba cai ngục lại vào lần này có thêm một tên lính. Đầu choáng váng, mắt hoa, Ác-tơ nhìn lên, anh phải che lấy mắt để tránh làn ánh sáng không quen thuộc ấy. Anh cố tình xem mình đã ở trong nhà mồ này bao nhiêu tuần lễ, nhưng cảm thấy mờ mịt, không sao tính được.
    Cai ngục lạnh lùng khô khan noi :
    - Mời ra?
    Ác-tơ đứng dậy bước theo như một cái máy. Anh choáng váng một cách kỳ lạ, chân nam đá chân chiêu như người say rượu. Cai ngục định dìu Ác-tơ leo lên cầu thang nhỏ và dốc ngược để chui ra khỏi hầm. Ác-tơ gạt tay y ra. Nhưng, đến bậc cuối cùng thì Ác-tơ bỗng thấy chóng mặt, lảo đảo. Nếu cai ngục không nắm vội lấy vai anh thì anh đã ngã lộn xuống.
  10. silver_light

    silver_light Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Một giọng vui vẻ cất lên :
    - Không sao, khỏi ngay thôi. Anh nào chui ra cũng đều thế cả.
    Khi được té nước vào mặt lần thứ hai, Ác-tơ cũng vẫn phải cố vùng vẫy rất khó nhọc mới thở được. Đêm tối hình như đã bị rũ sạch khỏi mình anh, vỡ loảng xoảng ra từng mảnh một.
    Ác-tơ tỉnh ngay. Anh gạt cai ngục ra, bước vững vàng ra hành lang và cầu thang. Họ dừng lại giây lát trước một cánh cửa. Khi mở cánh cửa. Khi cánh cửa mở ra, Ác-tơ bị dẫn vào căn phòng đèn đuốc sáng choang, nơi anh bị hỏi cung lần đầu. Nhưng Ác-tơ chưa nhận ra ngay. Anh bỡ ngỡ nhìn chiếc bàn giấy tờ đầy ngộn và những viên quan vẫn ngồi ở chỗ cũ.
    Viên đại tá nói :
    - A, cậu Bớc-tơn. Chắc lần này chúng ta nói chuyện với nhau dễ hơn nhỉ! Sao, cậu có thích ngục tối không ? Chắc chẳng được sang trọng như phòng khách của ông anh cậu nhỉ ?
    Nhìn bộ mặt tươi cười của y, một ý muốn điên rồ xui giục Ác-tơ nhảy xổ vào lão ria bạc chải chuốt ấy mà cắn vào cổ y.
    Chắc viên đại tá thấy được điều đó trên nét mặt Ác-tơ nên y đổi giọng ngay :
    - Anh Bớc-tơn, ngồi xuống và uống nước đi. Anh đang xúc động lắm, tôi biết.
    Ác-tơ đẩy cốc nước mà người ta đưa cho anh, tựa khuỷu tay vào bàn, tay bóp trán, anh cố định thần. Viên đại tá chăm chú nhìn Ác-tơ. Cặp mắt từng trải của lão ta nhìn thấy tay anh run lẩy bẩy, môi run rẩy, mái tóc ướt sũng và đôi mắt lờ đờ. Tất cả những cái đó chứng tỏ thể lực anh đã suy nhược, não cân anh đã rối loạn rồi.
    Sau mấy phút im lặng, viên đại tá lại ôn tồn :
    - Anh Bớc-tơn, bây giờ chúng ta trở lại vấn đề hôm trước. Lần ấy giữa chúng ta đã xảy ra một vài chuyện không vui. Nhưng bây giờ tôi phải nói ngay với anh trước rằng nguyện vọng duy nhất của tôi là khoan hồng. Nếu anh tỏ ra thỏa đáng và biết điều thì tôi cam đoan là sẽ không có gì quá khắc nghiệt với anh cả.
    - Các ông muốn gì tôi ?
    Ác-tơ nói với giọng cục cằn, uất ức khác hẳn ngày thường.
    - Tôi chỉ muốn anh nói thẳng, nói thật những điều anh biết về đảng ấy và những đảng viên của đảng ấy. Trước hết, anh quen với Bô-la từ bao giờ ?
    - Tôi chưa bao giờ gặp người ấy trong đời. Tôi hoàn toàn không biết một tý gì về anh ta.
    - Thật chứ ? Thôi được, ta trở lại vấn đề này sau. Vậy anh có biết người thanh niên nào là Các-lô Bi-ni không ?
    - Chưa bao giờ tôi nghe nói tới người ấy.
    - Thế thì lạ thật. Còn Phơ-ran-set-scô Ne-ri, anh có biết không ?
    - Lần đầu tiên tôi nghe nói đến tên ấy.
    - Nhưng chẳng phải bức thư chính tay anh viết gửi cho hắn là gì đây ! Nhìn xem
    Ác-tơ ngó qua bức thư rồi gạt qua một bên.
    - Bức thư ấy anh biết chứ ?
    - Không.
    - Anh chối không nhận là chữ của anh à ?
    - Tôi chẳng chối gì cả. Tôi không nhớ bức thư ấy là gì.
    - Vậy anh có nhớ bức thư này không ?
    Chúng đưa bức thư thứ hai, Ác-tơ nhận ra đấy là thư mình viết cho một người bạn học dạo mùa thu vừa rôi.
    - Không.
    - Và anh cũng không biết người nhận thư là ai nữa à ?
    - Không biết.
    - Trí nhớ anh kém lạ !
    - Tôi mắc tật ấy từ lâu rồi.
    - Thế à ! Nhưng có hôm tôi nghe một giáo sư đại học nói anh chẳng có kém gì đâu, trái lại, thông minh nữa là khác.
    - Chắc tại các ông xét trí thông minh của người ta bằng con mắt mật thám. Các giáo sư đại học dùng chữ nói trên theo một nghĩa khác.
    Giọng bực tức môi lúc một tăng rõ rêt trong những câu trả lời của Ác-tơ. Đói, không khí ngột ngạt và những đêm mất ngủ đã hút kiệt sức khỏe của anh. Anh đau rời rã từng khớp xương một mà lời nói của viên đại tá thì không ngừng chà xát cân não anh, khiến hai hàm răng anh siểt chặt lại như phấn cứng xiết vào bảng đen.
    Viên đại tá ngả lưng vào ghế nghiêm nghị nói :
    - Bớc-tơn, anh lại quẫn rồi. Tôi cảnh cáo anh một lần nữa là kiểu nói ấy không tốt lành gì đâu. Anh đã nếm mùi ngục tối,chắc không muốn nếm lần thứ hai nữa.Tôi nói thẳng cho anh biết L nếu xử nhũn không ăn thua thì tôi phải xử tệ. Anh nên nói rằng tôi có đủ chứng cớ và chắc chắn rằng một vài thanh niên trong số những người ma tôi đọc tên đã bí mật đưa sách báo cấn qua hải cảng này. Anh có liên lạc với bọn chúng. Vậy anh có tự khai hết ra không ?
    Ác-tơ càng cúi gục đầu xuống. Một nỗi uất ức điên cuồng, mù quáng cựa quậy trong người anh như một sinh vật. Và Ác-tơ sợ mình mất bình tĩnh hơn là sợ những sự hăm dọa. Lần đầu tiên Ác-tơ cảm thấy rõ rằng sự thận trọng theo lối quân tử và sự nhịn nhục kiểu đạo thiên chúa có thể phản lại anh, nên anh đâm ra ghê sợ cả bản thân mình.
    Viên đại tá nói :
    - Tôi đợi anh trả lời.
    - Tôi chẳng có gì trả lời ông cả.
    - Vậy anh nhất định không chịu trả lời chứ ?
    - Tôi chẳng nói gì hết.
    - Nếu thế thì tôi lại phải buộc lòng ra lệnh nhốt anh vào hầm tối cho tới khi nào anh tỉnh ngộ mới thôi. Nếu anh càng không chịu biết điều thì tôi sẽ hạ lệnh cùm anh lại.
    Ác-tơ ngẳng đầu, toàn thân run lên, và chậm chạp nói :
    - Các ông muốn làm gì thì làm nhưng đối xử với một kiều dân Anh như vậy lại không có chứng cứ gì về tội lỗi của người ta thì liệu vị đại sứ Anh có để cho các ông yên không ?
    Sau cùng, Ác-tơ bị dẫn về xà lim cũ và anh lăn ra giường ngủ ngay một mạch đến sáng hôm sau. Chúng không cùm mà cũng chẳng nhốt Ác-tơ vào cái lỗ ngục tối đáng sợ ấy, nhưng qua mỗi lần thẩm vấn thì mối thù giữa anh và tên đại tá ngày một sâu thêm.
    Mặc dù Ác-tơ luôn cầu xin Chúa cho anh đủ sức tự chiến thắng sự giận dữ trong lòng, mặc dù Ác-tơ suy nghĩ thâu đêm về đức nhẫn nhục và tính khiêm nhường của Đức chúa Giê-su nhưng đều vô hiệu quả. Mỗi khi người ta dẫn Ác-tơ vào căn phòng dài và trống trải nơi cái bàn phủ dạ xanh vẫn đứng nguyên chỗ cũ, mỗi khi Ac-tơ trông thấy bộ ria nhuộm của viên đại tá, thì tinh thần phi cơ đốc lại xâm chiếm lòng Ác-tơ, thúc đẩy anh thốt ra những câu trả lời hiểm hóc và khinh mạn. Ác-tơ ngồi tù chưa được một tháng mà anh và viên đại tá căm thù nhau đến nỗi cứ trông thấy nhau là nổi giận.
    Cuộc chiến tranh nhỏ nhưng luôn luôn gay gắt ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến thần kinh Ác-tơ. Ác-tơ biết chúng theo dõi anh rất chặt. Ác-tơ nhớ lại những câu chuyện ghê gớm rằng người ta thường cho ngầm những kẻ bị bắt ăn cả độc dược để nghe họ nói mê nên Ác-tơ hầu như không ăn ngủ gì cả. Đêm đén, hễ nghe tiếng chuột chạy bên mình, Ác-tơ lại toát mồ hôi vùng dậy tưởng chừng có kẻ manh tâm nào núp trong phòng để nghe ngóng xem anh có nói mê gì không.
    Rõ ràng bọn sen đầm cố bắt nọn Ác-tơ để kết tội Bô-la. Ác-tơ rất lo hớ hênh bị mắc lừa chúng đến nỗi thần kinh quá căng thẳng, làm anh rất có thể lại thực sự rơi vào nguy cơ đó. Tên của Bô-la vang lên văng vẳng trong tai Ác-tơ suốt ngày đêm; Ác-tơ đọc ra tên Bô-la ngay cả lúc cầu kinh. Đáng lẽ đọc "Maria" thì anh lại thốt ra "Bô-la". Nhưng nguy hơn cả là đức tin tôn giáo cùng với thế giới bên ngoài mỗi ngày một xa rời anh. Anh cầu nguyện suy tưởng hàng mấy tiếng đồng hồ liền để gắng hết sức bấu víu lấu chỗ dựa cuối cùng ấy. Nhưng ý nghĩ của anh lại luôn trở về với Bô-la và anh chỉ nhai đi nhai lại các câu kinh một cách máy móc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này