1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rượu Miền Tây.....

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi goc_dua, 11/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. culanus

    culanus Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Chia buồn với bác, cái này tạng người rồi, đó chỉ là vài miếng võ mèo phòng thân thôi. Nhưng là biết vậy vì tôi chưa dùng lần nào vì uống đến độ say say là thì dừng. Tuy cũng có lần nổi máu 1 hớp nửa chai lúa mới, vẫn tỉnh nhưng đó là cái đầu còn cái thân bất tỉnh nhân sự. Trước nó nốc anh đào, từ vụ đó sợ mùi này luôn.
    Rượu miền tây, đặc biệt là rược nguyên chất ( ko có pha cồn ỏ pha ít ) thì uống 1 ly rất bổ nhưng nhiều ly thì rất khổ đối với " lính mới ". đặc điểm của rược này mới vừa vào tong dạ dày thì toàn thân rất ấm và hưng phấn, sau đó nó sẽ thấm từ từ ( khoảng trên dưới 30 phút ). Khi thấm rồi mới thấy nó " nặng " ghê gớm lắm, hơn cả bia. Bạn mình là dân nhậu thành thị mà khi về quê uống rượu nguyên chất này vào cũng pó tay, ói ra cả mật đen luôn ( cũng hên là mình chạy trốn trong khi nhậu ).
    Cái này thì đâu chỉ có miền tây, miền núi phía bắc của ngộ cũng có ah: nào thì mường khương, shanlùng, bắc hà, sùng vài chưa kể nhiều anh nếp cái hoa vàng hay rượu trắng cũng đạt cảnh giới này. uống cứ phê phê là.
  2. culanus

    culanus Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Nói gì ah: rượu bất khả ép, ép bất khả từ, lừ đừ thì cho chết. mà xỉn rồi thì ai mời nữa. ok
  3. AnotherFruit

    AnotherFruit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Theo thiển ý của tui thì "tẩu vi thượng sách".
    1. Trốn ngay từ khi được mời nếu cảm thấy ta sắp phải đối mặt với "hiểm nguy" không cần thiết.
    2. Làm mặt tỉnh và ngay từ đầu giữ vững 1 phong cách uống của mình. Với tui " Em xin nói trước...em uống yếu mà em còn sợ vợ hơn cả yếu, ráng ngồi chơi với anh em..đừng có ép em về con vợ em nó đánh em chết!"...
    3. Không từ được thì cứ canh lúc mà cái đầu bắt đầu xoay và lờ đờ, thở hơi nhanh và nhin cái ly thấy mờ rồi.. thì làm thêm khoản 2 ly nữa thì kíu về cho rồi.
    4. Không được nữa thì bác cứ 1 ly thì cho nữa chai Lavie vô ... ráng đi WC nhiều và thoải mái thì cũng đỡ.
    Ở trong đời ai mà không 1 lần say đến nhớ đời. Ta cứ nhớ về cái ngày đó...chia tửu ngày đó làm 3 phần ...về sau cứ làm đến 2 phần là quyết tâm kíu về coi như xong. Mà hỡi ơi..thiên hạ này đã vô đủ 3 ly thì khó anh hùng nào kíu về cho được.
    Còn em thì uống rượu thì thích...nhậu em cũng thích..nhưng em thích thưởng thức chứ không đi ép ai thế nên cũng ít ai ép em lại. Mà đã ép thì em uống theo kiểu của em vừa sức em không 100% 100% ... em làm thể lúc đầu trên bàn nhậu đám bạn em giận rồi la lối lắm, nhưng đó là trên bàn nhậu...sáng hôm sau vẫn kéo nhau đi ăn sáng bình thường (có ai đem chuyện hơn thua 1 -2 ly trên bàn nhậu để mà giận nhau đâu) ..thế rồi đến giờ em vẫn sống vẫn đi nhậu đều đều...
  4. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay lọ mọ thấy có bài viết này, để các bác nghiên cứu.
    Em xin không bình luận
    Rượu thơm vương 9000 năm?​
    Hà văn Thùy
    [​IMG]
    Ngày thừ Tư 3/1/2007 báo Tuổi trẻ đưa tin: ?oRượu ra đời đầu tiên ở đâu??: Cách nay 9000 năm, người sống ở làng Giả Hồ tỉnh Hà Nam Trung Quốc đã chế ra rượu từ gạo, mật ong và táo gai. Rượu Giả Hồ có trước rượu Hajji Firus Tepe (Iran) vẫn được coi là sớm nhất thê giới những 1600 năm!
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=180764&ChannelID=17
    Với nhiều bạn đọc, đó là thông tin góp phần thoả mãn lòng hiều kỳ như biết bao tin tức khác của Thế giới muôn màu.
    Nhưng tôi xin thưa, đó là tin vui lớn, có thể nói thiêng liêng nữa: thế giới đã tìm ra rượu của tổ tiên người Việt chúng ta!
    Sở dĩ dám nói như thế là vì những khám phá di truyền học mới nhất cho biết: 70.000 năm trước, người hiện đại Homo sapiens đã từ Trung Đông băng qua Ấn Độ, Pakistan rồi theo bờ biển Nam Á tới Việt Nam. Tại đây hai đại chủng Mongoloid và Australoid hoà thuyết tạo ra các chủng Indonesien, Melanesien tràn lan khắp lục địa Đông Nam Á. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Đông Nam Á di cư sang châu Úc sau đó tới các đảo ngoài khơi Đông Nam Á. Khoảng 40.000 năm trước, người Đông Nam Á đi lên khai phá lục địa Trung Hoa sau đó tràn lên Siberia rồi vượt eo Bering sang châu Mỹ, là tổ tiên của người da đỏ hiện nay.
    Cũng trong thời gian này, có thể muộn hơn, vào khoảng 30.000 năm trước, một số nhóm Mongoloid di cư riêng biệt từ Đông Nam Á theo hướng tây bắc đi lên định cư ở Tây Bắc Trung Quốc, tạo thành những bộ lạc du mục, sau này đươc gọi là chủng Mongoloid phương Bắc.
    Tại Việt Nam, người Việt cổ sáng tạo ra văn hoá Đá mới Hoà Bình với những chiếc rìu cong mài bén, sau đó phát minh ra cây lúa và khoai sọ cùng thuần hoá gà, chó, truyền khắp Đông Nam Á. Văn hoá Hoà Bình được nhiều thế hệ người Việt đem lên lục địa Trung Hoa. Khoảng 4000 năm TCN, người Bách Việt do tộc Lạc Việt lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ, xây dựng tại Đông Á nền văn minh nông nghiệp lúa nước tiên tiến của nhân loại. Trong khi đó tại vùng đồng cỏ phía Tây Bắc Trung Quốc, những bộ lạc Mongoloid vẫn duy trì phương thức sống du mục. Khoảng 2600 năm TCN, người Mongoloid phương Bắc vượt sông Hoàng Hà xuống chiếm đất của người Việt. Một bộ phận người Việt lên thuyền theo sông Hoàng Hà ra biển trở về Việt Nam lập ra nhà nước Văn Lang. Đại bộ phận người Việt ở lại, chung sống với quân xâm lược. Tuy thắng về quân sự nhưng do số dân ít nên người Mông Cổ nhanh chóng bị người Bách Việt đồng hoá bằng cuộc hoà huyết tạo ra chủng Mongoloid phương Nam, là dân cư thời Nghiêu, Thuấn và sau này được gọi là người Hán.

    Như vậy, lịch sử người Việt có hai thời kỳ: thời kỳ đầu mang rìu đá đi lên khai phá Trung Hoa và thời kỳ thứ hai, từ Trung Hoa trở về dựng nước Văn Lang.(1)
    Những dòng phác hoạ trên cho chúng ta thấy: từ xa xưa, người Việt đã từng sống tại Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam. Ít nhất 15.000 năm trước, nơi đây là trung tâm kinh tế nông nghiệp phát triển với lúa nước được trồng diện tích rộng cùng nghề chăn nuôi gia súc với vật nuôi là chó, gà, bò, lợn? Đây cũng là trung tâm văn hoá lớn của cộng đồng Bách Việt. Năm 1921 người ta phát hiện ở huyện Thằng Trì, Hà Nam di chỉ văn hoá Đá Mới Ngưỡng Thiều mang dấu ấn của Văn hoá Hoà Bình giai đoạn sớm. Những năm cuối của thế kỷ trước, di chỉ Giả Hồ được phát hiện với 300 ngôi một cổ. Tại đây tìm được nhiều ống sáo bằng xương chân và xương cánh chim hạc, những nhạc cụ sớm nhất của người hiện đại Homo sapiens.(2) Chưa hết, cũng tại đây tìm được những ký tự chữ tượng hình cổ hơn chữ thời nhà Thương, được khắc trên mai rùa có tuổi 8600 năm. Tháng 3 năm 2000 phát hiện tại di chỉ Bán Pha 2 gần thủ phủ Tây An tỉnh Thiểm Tây chiếc bình trà bằng gốm 12.000 tuổi, trên đó khắc văn bản bằng chữ tượng hình, được các nhà khoa học Mỹ dịch ra tiếng Anh, có nội dung như sau:
    1. Có một thời đen tối
    2. Thế giới bị đảo lộn.
    3. Thời kỳ ảm đạm xảy ra do con người ứng xử tồi tàn và xúc phạm Thuỷ thần.
    4. Do vậy con người bị bệnh tật.
    5. Quan hệ giữa người và người trở nên rối loạn.
    Phương thức cứu chữa:
    1. Con người đến thưa với Sơn thần.
    2. Sơn thần biết lý do khiến Thuỷ thần giận dữ.
    3. Thần khuyên con người phải làm cuộc hành hương cứu rỗi.
    4. Trên dải núi xa sẽ thấy một loại cây, hãy mang về chế thành chè uống.
    5. Sự tha thứ xảy ra, bệnh sẽ khỏi và bóng tối biến thành ánh sáng.(3)
    Giáo sư Trung Quốc Trương Cự Trung, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: ?o12.000 năm trước, Trung Quốc chưa thể có chữ viết.? Đúng vậy, vào thời gian đó người Trung Quốc (người Hán) chưa ra đời. Đấy là giang sơn của người Bách Việt. Cố nhiên, ống sáo, bình gốm và chữ viết kia đều là sản phẩm Bách Việt.
    Nay tiến sĩ Patrick McGovern (Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ) phát hiện ra chất ruợu không màu, toả mùi hương thoang thoảng tương tự aceton hay vecni làm bằng gạo, táo và mật ong còn được giữ trong thành gốm của những bình cổ cách nay 9000 năm quả là phát hiện kỳ diệu cho thấy văn hoá rượu của tổ tiên ta vừa sớm nhất nhân loại lại vừa được chế biến bằng những nguyên liệu quý. Điều này chứng tỏ vào thời đó, văn hóa rượu của tổ tiên ta đã tuyệt với.
    Nhân dịp đầu xuân, xin con dân Việt cùng nâng chén rượu nếp cái hoa vàng làng Vân, Bầu Đá, Gò Đen, Đường Xuồng, Lúa Mới, Nàng Hương? uống mừng năm mới và vinh danh tổ tiên Việt.
    Bình đựng rượu bằng đống thời Thương. So sánh với rượu còn được giữ ở đây, tiến sĩ McGovern xác nhận chất được lưu giữ trên thành bình gốm Giả Hồ là rượu.
    Được thtr321 sửa chữa / chuyển vào 16:45 ngày 01/03/2007
  5. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    Nói về rượu miền tây thì nói đến 2, 3 ngày còn chưa hết ... hầu như ai cũng biết và khoái uống kekeke ... do hồi xưa mần ruộng mổi năm có 1,2 mùa à ... nên rảnh rổi ... làm vài xị ehhe
    Có lần mình đi khánh thành cầu nông thôn, mà công nhận bà con ở quê dễ thương ghê ... lúc khánh thành xong, bà con cô bác người thì con gà, người bó rau ... hùn lại làm bữa tiệc đãi mọi người ... hehehee mà đúng là nói gì thì nói ... đồ ăn thì ít nhưng bảo đảm rượu là không thiếu ... quá trời quá đất luôn êhhhee ... nhiều khi còn nhiều hơn nước lọc nữa ...
    Mỗi tỉnh có 1 loại rượu đặc trưng ... Ví dụ : Long an thì có Gò Đen, Bến Tre thì có Phú Lễ ... (mình không nhớ hết ... các bạn bổ sung nhé ...)
    Mà dạo này có cái gu là rượu MỎ QUẠ ... rượu này hơi khó uống nhưng mình thấy sao nhiều người chuộng lắm ....
    Thiệt tình bây giờ thì khó mà tìm được rượu nguyên chất ...
    Vài lời chia sẻ .... chúc anh em vui nhé ...

  6. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    HƯƠNG VỊ PHÚ LỄ
    [​IMG]

    Chuyện kể rằng ngày xưa, cả Nam kỳ lục tỉnh chỉ có cha con nhà Hội đồng Trạch là ông Trần Trinh Trạch và Trần Trinh Huy - cậu Ba Huy, Công tử Bạc Liêu ?" là có quyền kháp [nấu] rượu đế. Cũng như tá điền kháp rượu lậu mà địa chủ biết thì chỉ có nước đập lò bỏ xứ tha hương. Chuyện bây giờ, nghe lạ là cả tỉnh Bến Tre đang dốc sức khôi phục lại rượu Phú Lễ (Ba Tri) truyền thống nức tiếng bấy lâu.
    Từ chuyện phục hồi ?onước mắt quê hương?
    Kỹ sư Trương Minh Nhựt-Giám đốc Sở KH&CN Bến Tre-là một người con xứ dừa, anh biết thưởng thức và ?ohâm mộ? thứ thần tửu quê mình từ thuở rượu phải kháp lén, giấu giếm ngoài bưng, đìa vì sợ du kích xử phạt. Chuyển sang thời kinh tế thị trường, rượu đế Phú Lễ trở lại với người tiêu dùng và được dân miền Tây chấp nhận một cách tự nhiên, sánh ngang các loại Gò Đen (Long An), Bàu Đá(Bình Định), Xuân Thạnh(Trà Vinh). Chỉ riêng tại xã Phú Lễ, đã có 100 hộ nông dân kháp rượu đế nếp chuyên nghiệp ba bốn đời, mỗi ngày cho ra thị trường khoảng 2.000 lít rượu, đó chưa kể hàng trăm hộ dân khác cũng tham gia thị trường mấy năm trở lại đây, khi Phú Lễ phục hồi danh tiếng. chính vì vậy, ?obi? hồ men rượu (bài hồ men: tiếng địa phương chỉ một hợp chất riêng do người dân tự pha chế làm men kháp rượu) tạo hương vị đặc trưng của Phú Lễ có thời điểm bị mai một do khuynh hướng hạ giá thành, nếp đôi khi thay bằng gạo? Bức xúc trước nguy cơ ?onước mắt quê hương? mình bị mất phẩm chất, anh Nhựt và các kỹ sư khác ở Sở KH&CN Bến Tre đã thực hện đề tài nghiên cứu ?oDự án khôi phục và nâng cao chất lượng rượu Phú Lễ?, trong đó chú trọng việc sưu tầm, chọn lọc và khôi phục kỹ thuật lên men để từ đó chuẩn hoá chất lượng rượu. Sau 18 tháng nghiên cứu với kinh phí 77 triệu đồng, ?obài? hồ men ?ochuẩn? được định hình như sau: gạo lức xay thành bột, phối trộn với nhiều vị thuốc như trần bì, quế khu, đinh hương, đại hồi, quế chi? cộng thêm các loại lá rau răm, nhãn ***g, tai vị, tiu sọ, muồng, trầu lương? theo liều lượng thích hợp. Các vị thuốc trên được xay nhuyễn, trộn bột gạo lức, nhồi chung với cám, vo thành viên hồ men. Công đoạn ủ men cũng được chuẩn hoá trong 3 ngày, phủ trấu lên bề mặt nguyên liệu, đậy chiếu cói rồi phơi khô trong bóng râm. Từ bài hồ men dự án này, người ta trộn theo tỷ lệ với 18 lít nếp mùa Ba Tri chánh hiệu, khi đưa vào lò kháp sẽ cho ra đúng 9 lít đế nếp nguyên chất từ 40 độ đến 62 độ.
    [​IMG]
    Lão nông Ba Vân và những viên hồ men truyền thống
    Đến ?oTổ hợp tác? lạ đời
    Có ?obài? hồ men ?ochuẩn? rồi, ?onhà nước?, ở đây là UBND xã Phú Lễ, bắt đầu lựa chọn ?ođối tác? cho mình, đó là 25 hộ ?onhà nông? có kinh nghiệm đã lập ra một tổ chức có lẽ chưa có tiền lệ miền Tây: ?oTổ hợp tác nấu rượu Phú Lễ?. Xem qua Quyết định thành lập tổ hợp tác, thấy lạ mà vui: cũng ?oCăn cứ luật tổ chức HĐND và UBND?, cũng ?oCăn cứ yêu cầu thực tế địa phương?, cũng ?oxét năng lực? của từng cá nhân?, nhưng cái chất nông dân trong quyết định vẫn làm ai nấy thêm yêu thương những con người một nắng hai sương, đó là việc UBND xã Phú Lễ quyết định: Nay thành lập tổ hợp tác nấu rượu gồm?; Các ?oông bà? có tên căn cứ quyết định thi hành! Các ?ocác ông bà? ở đây có thể kể ra những cái tên mộc mạc đã hàng chục năm gắn bó nghề kháp rượu như Trần Thị Măng, Huỳnh Thị Lượm, Hồ Văn Sại, Nguyễn Văn Xê, Huỳnh Thị Gái?, và tất cả đều nghèo!
    Con đường làng rợp bóng dừa dẫn đến nhà ông lão Ba Vân (ấp Phú Thạnh) cũng sực nức men rượu. Năm nay tròm trèm 80 nhưng trông ông vẫn còn khỏe mạnh lắm. Chính nhờ ?obi? hồ men truyền thống của gia đình mà mấy thế hệ con cháu của lão Ba vẫn giữ được chất lượng rượu nếp thơm ngon. Lão ba Vân kể: ?oThời Pháp thì trốn chui trốn nhủi kháp tuốt trong đồng Lạc Địa, bị bắt là coi như vừa chịu tiền phạt, vừa lập ?oăn-kết? (biên bản) rồi còn bị bắt bỏ bốt nữa. Sang thời Mỹ thì chiến sự tùm lum, không làm ăn gì được. Còn sau giải phóng một thời gian, do thiếu gạo nên việc nấu rượu bị cấm, du kích xã mà bắt được coi như ?otiêu? nhưng bây giờ thì ngon nghen!? Cơ sự ?ongon nghen?, theo lời lão Ba Vân, không chi khác ngồi chuyện con cháu của lão bây giờ được làm xã viên? kháp rượu. Có ?obài? hồ men làm ?obí kíp?, lão Ba Vân như người sống trên mây, nhất là mỗi khi cán bộ xã, cán bộ huyện hay ?omấy anh trên tỉnh? về xin học hỏi. Bấm đốt ngón tay, lão Ba Vân tính: ?oMấy cháu nghĩ coi , cứ 18 lít nếp chỉ cho được 9 lít rượu thì giá rượu trên chục ngàn một lít đâu có mắc lắm?. bây giờ lượng nếp mùa Ba Tri sản xuất ra không đủ cho kháp rượu nữa rồi. Nhưng tụi tui quyết giữ chất lượng, chỉ sản xuất vừa đủ chớ không vì số lượng mà bỏ quên chất lượng đâu nghen!?.
    ....
  7. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0

    Nhà buôn và nhà báo hợp tác
    [​IMG][​IMG]
    Một lò kháp rượu được Công ty SXTM Phú Lễ đầu tư vốn
    Việc đưa ?onước mắt quê hương? đi xa khỏi vùng đất ba đảo dừa xanh này xuất phát từ ý tưởng của một nhà? báo. Anh tên Trần Công Tạo-Trưởng phòng Công tác bạn đọc, báo Đồng Khởi, Bến Tre. Nhiều năm ngồi tiếp bạn đọc, anh Tạo găp vô số ý kiến của nông dân Ba Tri thắc mắc vì sao rượu Phú Lễ của họ không bước ra ngoài tỉnh được? Trong một lần trả lời bạn đọc, anh tạo nói sở dĩ rượu chưa được nổi tiếng bởi việc quảng bá còn yếu. Đem trăn trở của một nhà báo ra tâm sự với các nhà buôn quen, anh Tạo nhận được sự đồng cảm của một doanh nghiệp đồng hương đang phát đạt tại TPHCM. Và rồi một xưởng đóng chai ra đời (Cty cổ phần SXTM Phú Lễ), thu mua toàn bộ rượu của các xã viên kháp rượu ở Phú Lễ. Tiêu chuẩn bao tiêu của họ cũng đơn giản: chất lượng rượu kháp ra phải đồng đều, có sự giám sát của các đoàn thể xã (phụ nữ, nông dân) để giữ tiếng thơm. Phải sử dụng một ?obài? hồ men đồng nhất do các nhà khoa học xác định, phải dùng đúng loại nếp mùa trên đồng ruộng Ba Tri và phải đóng chai tại Phú Lễ, cái nôi của nghề kháp.
    Khỏi phải nói về sự hy vọng của ?onhà nước? khi mà bỗng dưng, sau hàng trăm năm, sản phẩm đặc trưng của Ba Tri được đóng chai và đăng ký thương hiệu. Bước đầu, đã có vài chục lao động nông dân được giải quyết việc làm do sự ra đời của xưởng đóng chai. Để gắn kết các xã viên với xưởng, ông Trần Anh Thuy ?" Giám đốc Công ty Cổ phần SXTM Phú Lễ - cho biết: ?oChúng tôi đã mua trữ hơn ngàn giạ nếp mà để chủ động nguyên liệu cung cấp cho các xã viên kháp rượu nhằm bình ổn giá và để cho xã viên yên tâm hơn. Rượu Phú Lễ - Ba Tri khi ra đời sẽ có mặt trong hệ thống phân phối của công ty chúng tôi tên toàn quốc?. Song, mọi việc còn phải kể đến tâm huyết của nhà báo Trần Công Tạo và nhà buôn Trần Anh Thuy khi họ ?ohùn? nhau cho 5 xã viên kháp rượu ở Phú Lễ mượn 20 triệu/người để xây các lò kháp đúng tiêu chẩn? của ông bà để lại. Nhớ chuyện xưa, lão nông Ba Vân tâm sự: ?oChuyện ở Phú Lễ quê tui, nếu Công tử Bạc Liêu có sống dậy, ổng cũng phải nghiêng người mà bái phục!?.
  8. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0

    ?oCon bổ củi trị bệnh gì mà sao tui nghe đám đàn ông sồn sồn cứ nhắc rồi tìm mua dữ vậy, ông có biết không??. ?oHình như nghe nói hồi dương, trị liệt gì đó?. ?oCái con đen thui đó mà cũng trị bệnh được sao? Có thật không??? Trong quán cà phê văng, hai ông già trị chuyện tơi ở bàn kế bên yên lặng lắng nghe. Con bổ củi mà ngày xưa anh em hay bắt chơi, giờ đã trở thành món hàng quý hiếm?
    Sức mạnh của bổ củi
    [​IMG]
    Ngày xưa sống ở quanh ?" vùng sông nước Hậu Giang, anh em tơi thỉnh thoảng moi được từ bọng cây ô môi vài con bổ củi. Con côn trùng này dài chừng 3 cm, toàn thân và cực khỏe. Em tôi đặt bổ củi lên bộ ngựa rồi lấy tay đè lên đuôi nó và cứ thế cười khối chí khi chứng kiến cảng bổ củi lin tục ?obổ củi? nghe cốc cốc? Xong, em tơi lật ngửa bổ củi và chỉ trong nháy mắt, nó đã tì đàu búng lên cao khoảng 30 cm rồi lật úp lại nhanh nhẹn bò đi. Loài bổ củi này quả có sức mạnh lạ thường.

    Đại từ điển tiếng việt do Nguyễn Như Ý chủ bin (NXB Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 1999) ghi: bổ củi là bọ cánh cứng, đầu ngóc lên hạ xuống trông như bổ củi . Riêng về ?onhà? bổ củi ?" vây ô môi ?" trong quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS-TS Đỗ Tất Lợi có ghi: ?quả ô môi chín dùng sống chữa táo bón, ngâm rượu uống làm thuốc tiêu, bổ giúp ăn ngon cơm, đỡ đau lưng, đau người. Lơ mơi tươi có thể sắc uống chữa đau lưng?. Bổ củi sống trong thân cây ô môi, lại có sức mạnh. Có phải đó là nguyên nhân của những lời đồn đại về dược tính ?ohồi dương, trị liệt? của nó hay không? Một bác sĩ ở Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ cho rằng, đến nay vẫn chưa có tư liệu về dược tính của bổ củi. Tuy nhiên, những lời truyền tai về khả năng tăng cường sinh lực cho đàn ông của bổ củi là rất đáng quan tâm nghiên cứu. Bởi không ai dại gì bỏ ra 1,3 triệu đồng để mang về nhà một hũ rượu gạo 10 lít, trong đó chỉ có 1 thang thuốc bắc và 1.000 con bổ củi, để rồi uống dần dần và tiếp tục mách bảo nhau tìm mua uống?
    Gặp ?ovua? bổ củi
    Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang bao đời nay không chỉ nổi tiếng về dòng sông bảy ngam còn là nơi mua bán động vật hoang dã của cả vùng. Xứ sở này cũng là nơi sản sinh những thầy thuốc rắn lừng danh như thấy Năm Rô. Thầy Năm đã qua đời cách đây 2 năm, con ông là Lương văn Minh năm nay 44 tuổi, được cha truyền nghề chữa rắn rắn khi còn độ tuổi thiếu niên. Sau thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, anh làm việc tại trại rắn Đồng Tâm ở Tiền Giang, và cứu chữa miễn phí không biết bao nhiêu trường hợp bị rắn độc cắn. Minh kể, vợ chồng anh trước đây kinh doanh rùa, rắn nhưng bây giờ chuyển sang nghề làm rượu thuốc tắc kè, bọ cạp, hải mã và nhất là rượu bổ củi. Chúng tơi thật sự ngạc nhiên khi thấy Minh có cả chục ngàn con bổ củi sống nhảy tanh tách. Minh kể, số bổ củi này anh mua từ Campuchia. Nước bạn còn rất nhiều rừng ơ nơi bạt ngàn, bổ một cây có khi bắt cả ngàn con. ?oNhờ nguồn bổ củi dồi dào này mà khách hàng chỉ cần gọi điện thoại đặt hàng là vài hôm sau tôi có ngay số lượng để giao hàng?-Minh nói.
    Bên ly rượu bỏ củi mùi thơm không thua rượu tây, Minh kể tiếp: ?oNhờ thứ này tẩm bổ thường xuynê, mà lúc nào củng dẻo dai, đi lấy hàng, giao hàng miền Đông, niềm Tây đều bằng Honda cả. Một con bổ củi sống tối bán 1.100 đồng. Một bình rượu 1.000 con bổ củi (500 con xay nhuyễn, 500 con để nguyên) + 1 thang thuốc bắc hơn 20 vị + 10 lít rượu gạo gốc hơn 40o tơi ra gi 1,3 triệu m người ta đặt mua làm không kịp. Hôm rồi có một doanh nghiệp ở Đắk Lắk điện xuống kêu mang 10.000 con sống để pha chế. Tôi bảo với số đó thì phải 15 triệu đồng ,mới chế biến tận nơi được. Họ đồng ý ngay?. Minh cười hề hề: ?oCũng nhờ bồ củi mà mà tôi có dịp ra Hà Nội. Anh em nhờ mang nguyên con sống ra đó rồi chế biến, ngâm rượu tại chỗ. Nói thật, bình rượu 1.000 con giá 1,3 triêu đồng tôi lời đúng 150.000đ. Vợ chồng tôi đâu túng thiếu gì??. Nhìn căn nhà đúc khang trang, nội thật đắt iền của Minh ngay mặt tiền huyện ly Phụng Hiệp, tôi tin anh nói thật.
    ?oBí mật? của bổ củi
    Chia tay Minh, tôi trở vê Cấn Thơ tìm gặp một số khách hàng của anh, nhằm tìm hiểu ?obí mật? của lồi cánh cứng này. Ơng L. khi mới tiếp xác tỏ ra rất ngại nhưng khi nghe tôi cam đoan chỉ nêu tên tắt, ông mới mạnh dạn ?okhai báo? chuyện phòng the. Ông nói: ?oTơi chưa tới 50 nhưng đã bị ?oyếu? từ nhiều năm qua, vợ sinh nghi có vợ bé nên cự hoài. Khổ lắm, tôi tìm đủ thuốc nhưng chẳng ăn thua. Tình cờ một lần đi ngã bảy, tơi biết Minh và mua một lúc 10.000 con bổ củi sống. Vợ chồng nó rang tại chỗ và tôi mang về cứ xúc bỏ vô họng mà nuốt. Tọng xong số bổ củi, tôi như hồi xuân lại ông ạ! Hiện nhà tôi không bao giờ thiếu rượu bổ củi của thằng Minh?. Còn Ng. ở Bình Thuỷ đã ngòai 60 nhưng bà vợ sau chưa tới 50. Bị ?otrục trặc? do tuổi đã cao, ông phải cầu viện tới Minh và bây giờ thì ?ngon lành?. Ông cười ha hả chỉ vào hũ rượu, nói rượu này đúng là ?oông uống bà khen?. Thế nhưng ông cũng cảnh báo, rượu phải dùng trường kỳ, mỗi lần một ít, uống lần cả lít có nước chết. Tôi có biết một số đồng nghiệp cũng dùng rượu bổ củi và ai cũng thừ nhận công hiệu của nó.
    Dân gian luôn có bài thuốc hay. Tuy bổ củi chưa được đề cập một cách chính thức trong các tài liệu khoa học nhưng từ những thực tế đã kể trên, thiết nghĩ cũng nên có một cuộc nghiên cứu thấu đáo về loài côn trùng này. Bổ củi thật sự có dược tính, hay chuyện ?hồi dương? chỉ thuần tuý là yếu tố tâm lý theo kiểu ?obổ củi có sức mạnh, đàn ông chắc phải khoẻ??
    (Thanh Niên)
  9. meoxxx

    meoxxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    2.115
    Đã được thích:
    0
    Chờ nghe thêm nhìu bài trị Rượu..uống làm sao để ko say ...
  10. meoxxx

    meoxxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    2.115
    Đã được thích:
    0

    Được meoxxx sửa chữa / chuyển vào 15:28 ngày 16/03/2007

Chia sẻ trang này