1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rượu - Một nét văn hóa vùng cao.

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi cleverview, 24/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cleverview

    cleverview Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2004
    Bài viết:
    9.613
    Đã được thích:
    2
    Rượu - Một nét văn hóa vùng cao.

    Nhường lời các bác nói trước.
  2. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Uống rượu cần ở Tây Nguyên
    (Nguồn http://www.vietnamtourism-info.com/)
    Đi Tây Nguyên mà không uống rượu cần thì coi như chưa tới Tây Nguyên. Nhưng thú vị hơn là còn được khám phá cách làm rượu, cách thưởng thức rượu của từng dân tộc.Người dân Tây Nguyên bảo: "Không có rượu cần thì khó nói tới một dịp hội ngộ bè bạn hoặc đám cưới, đám giỗ...".
    Ở Tây Nguyên, mỗi khi gia đình nào có việc, mọi nhà đều mang góp ghè rượu to nhất, ngon nhất. Mỗi dân tộc có cách làm rượu cần riêng. Khoảng tháng 11-12, sau thu hoạch, người Xê Đăng ở Kon Tum chọn một ngày tốt, cúng một ghè rượu và một con gà, vào lúc sáng sớm trước khi vào rừng tìm vỏ cây hjam hăng (ớt rừng), h''la xang (một loài cây có vị đắng) và củ rơ ja làm men rượu. Đem những thứ trên về giã nhỏ, trộn với bột gạo nếp, theo những tỉ lệ nhất định, rồi nắm, phơi khô. Khi làm men rượu, người Xê Đăng có quy định phải giữ thân thể sạch, vợ chồng không được ngủ chung. Còn người Ê Đê ở Đắc Lắc, dùng hoa, lá và rễ cây dong riềng, đem rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ rồi trộn thêm bột củ giềng hoặc gừng, bột gạo, nắm lại, phơi khô.
    Cách làm rượu mỗi dân tộc cũng mỗi khác. Có thể dùng gạo nếp, gạo tẻ hay ngô, sắn trộn men, nhưng tốt nhất nên làm bằng gạo nếp. Người Ê Đê trộn xong bỏ ngay cơm rượu vào ghè. Người Xê Đăng thì ủ kín cơm rượu trong gùi 3 - 4 ngày mới cho vào ghè. Đáy ghè lót một lớp trấu, sau khi đổ đầy cơm rượu, lại phủ lên một lớp trấu. Lớp trấu sẽ ngăn được bã rượu không chạy vào cần, nên hút được dễ dàng. Nước rượu phải là nước suối buổi sớm, tinh khiết, đổ vào ghè trước khi uống độ từ 7-10 tiếng đồng hồ.
    Trước khi uống rượu, người dân Xê Đăng có lệ: Chủ nhà đặt gan gà thái miếng lên tai ghè rồi khấn xin thần linh cho mọi người uống rượu. Già làng luôn là người uống đầu tiên. Nếu có khách, người đó được mời cầm cần đầu tiên, nhưng nếu khách biết ý sẽ mời già làng và chủ nhà uống trước. Với người H''Rê, khi mọi người đã ngồi quanh ghè rượu, chủ nhà đứng dậy, rút một cọng tranh trên mái nhà cắm vào ghè rượu (tượng trưng việc mời Yàng (trời) và tổ tiên uống trước), sau đó mới đổ nước. Nếu chủ nhà đổ nước đầy miệng ghè, đó là cách tỏ ý kính trọng khách, nhưng nếu chỉ đổ lưng chừng, thì khách được coi ở mức bình thường. Khách không nên sơ ý vơ luôn cần của chủ, bởi việc này biểu thị tiếng không tôn trọng chủ nhà.

    Khi tất cả khách cầm cần, chủ nhà đặt tay lên miệng ghè, nói: "Rượu này mang đến cho người anh em nhiều sức lực, nhiều may mắn", rồi hút qua cần của mình một ngụm, nhổ đi, rồi làm lần lượt các cần khác. Điều này gia chủ chứng tỏ rượu của mình là rượu tốt, không độc. Khách cũng nên tiến hành việc này. Sau đó, cuộc vui mới chính thức diễn ra. Khách phải uống hết phần rượu mời mới là quý nhau. Thông thường, mỗi cuộc rượu, có một gai pe (người điều hành) được cử ra. Cần phải được liên tục chuyển từ người này sang người khác. Ai không uống phải dùng tay cái bịt đầu cần. Người cao tuổi hoặc phụ nữ thường được mời rượu rút ra từ ghè đựng trong ống nứa hoặc cốc, ly.
    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 16:35 ngày 28/08/2006
  3. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    chết thật cũng là người cao nhưng cái khoản rượu em lại ko ăn thua .chỉ được cái khoản mồi kéo lại ....
    nhưng em nghe tiếng cao bằng -bắc cạn từ lâu rồi nhất là con gái ..uống thôi rồi .
  4. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Rượu trong đời sống người Tày

    Người Tày thường quần cư đông đúc ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang . . . Trong đời sống của người Tày rượu là một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc và gắn bó với cuộc sống của đồng bào từ lâu đời.
    Có lẽ do điều kiện địa lý thường khắc nghiệt với nhiều đồi núi cao, khí hậu lạnh thấu xương khi mùa đông đến, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào săn bắn, chăn nuôi, khai thác lâm - thổ sản nên rất cần có rượu để giữ ấm cơ thể và tạo nên tinh thần mạnh mẽ trong sinh hoạt và lao động; vì thế, rượu gắn bó với người Tày như là một sự tất yếu.
    Rượu của người Tày được làm bằng nguyên liệu là gạo, ngô, khoai, sắn, có khi bằng cả mật mía, chuối quả. . . Men dùng để ủ rượu thường là men lá, cho nhiều rượu và uống êm.

    Rượu cất xong đem ngâm với thuốc Nam, thuốc Bắc để chữa bệnh hoặc sử dụng hàng ngày, còn bã rượu được dùng cho chăn nuôi.
    Có thể nói, dù quen hay lạ nhưng khi bạn đến chơi bất cứ một gia đình người Tày nào thì cũng sẽ được mời uống rượu. Rượu là cách để chủ nhà thể hiện lòng hiếu khách của mình. Trong bữa rượu người trẻ bao giờ cũng cung kính mời người lớn tuổi uống trước. Khi mời thì hai tay cầm chén rượu đưa về phía người già, người già có thể nhận chén hoặc lấy chén khác chạm vào phần trên chén của người mời mình. Nếu không chạm có thể chéo chén, nhưng đã chéo chén thì phải uống hết, người Tày gọi là ?otằng cuổn? (nghĩa là dốc ngược chén). Khi đã ngà ngà, những người đàn ông trong mâm thường tổ chức ?olày cỏ? (như oẳn tù tì của người Kinh). Lày cỏ được tiến hành ở từng đôi một hoặc chia làm hai phe, mỗi bên 4 -5 người. Hai người ngồi đối diện nhau xoè một hoặc hai ngón tay, đồng thời hô đoán tổng số ngón tay của mình và của đối phương. Ai đúng sẽ thắng, ai sai sẽ bị phạt uống rượu. Lúc chơi hai người càng hô to càng vui, những người xung quanh thì cổ vũ cuồng nhiệt tạo bầu không khí sôi động. Cứ thế cho đến khi tàn cuộc, mọi người đều chếnh choáng men say. Ở các cuộc rượu của đồng bào Tày thường hiếm khi xảy ra hiện tượng quá chén dẫn đến mất tự chủ, xô xát nhau mà thường kết thúc trong sự thân ái, vui vẻ.
    Đến với vùng người Tày sinh sống, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của rượu, mọi lúc, từ cưới xin, ma chay đến lễ hội, sinh hoạt cộng đồng...Tuy nhiên, ngày nay do điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội phát triển, ý thức của người dân được nâng cao thì rượu cũng dần được hạn chế trong sinh hoạt của người Tày nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Sự hạn chế đó có tác dụng tích cực đối với sức khoẻ, an ninh trật tự nên đồng bào rất ý thức tuân thủ. Song trong các cuộc vui chung như lễ hội, thoảng trong câu sli, câu lượn trao duyên của những đôi trai gái Tày vẫn phảng phất men say nồng của rượu. Thế mới biết rượu không thể vắng mặt trong các sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Tày.
    ( theo http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=3582)

  5. banhbaonuong

    banhbaonuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Hề hề uống rượu kiểu nì có vẻ hay đấy. Phải chú nào đen mà oẳn tù tì thua liên tục thì...
    Bắc Kạn có rượu ngô uống rất êm, Nhưng không biết có phải rượu của người Tày không. Nhưng pải công nhận là người dân ở đây hiếu khách. Khách đến là hum nào cũng được đón tiếp nhiệt tình, rượu cứ gọi là suốt ngày
  6. babelake

    babelake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Rượu Khưa Quang bí quyết riêng của người Dao vùng Hồ Ba Bể
    ( Trích báo điện tử Bắc Kạn)
    Ai lên Bắc Kạn, nhất là Ba Bể đều được nghe kể đến một loại rượu của người Dao được ủ bằng men lá. Nếu một lần được uống chắc hẳn bạn sẽ không quên được hương vị đậm đà và rất riêng biệt đối với các vùng quê khác đó là rượu Khưa Quang của người Dao vùng Đồng Phúc (Ba Bể).
    Bản Khưa Quang có khí hậu quanh năm mát mẻ cùng với nguồn nước thiên nhiên trong lành và bí quyết riêng của đồng bào Dao đã tạo nên hương vị đặc trưng của rượu. Phương pháp nấu rượu Khưa Quang phức tạp và kì công hơn nhiều so với cách nấu rượu thông thường. Người dân bản xứ nấu bằng phương pháp cách thuỷ.
    Ngoài việc tuân thủ theo đúng quy trình nấu rượu thì phụ gia đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những mẻ rượu ngon đặc biệt là men rượu. Khác với men rượu của các vùng quê, men rượu ở đây người dân phải sưu tầm trên 100 loại thảo mộc, để có được một mẻ rượu ngon người ta phải lên rừng hàng nửa tháng mới sưu tầm các loại lá cây cần thiết.
    Thế nhưng, muốn có một mẻ rượu ngon phải phụ thuộc vào 3 yếu tố là men rượu, nguồn nước và nghệ thuật chưng cất. Đây là bí quyết riêng của người Dao, ai là con dâu của bản sẽ được truyền cho bí quyết này. Hương vị của rượu Khưa Quang, có mùi thơm đặc biệt, nhẹ nhàng, người uống rượu nếu không chú ý sẽ say lúc nào không biết vì men rượu rất êm, nếu say khi tỉnh lại người uống sẽ không bị đau đầu như những loại rượu khác. Ngoài làm đồ uống, người ta còn ngâm thuốc để xoa bóp, rượu có tác dụng chữa đau lưng.
    Hiện nay, rượu Khưa Quang đã có mặt trên thị trường của tỉnh. Tuy danh tiếng chưa được bay xa nhưng hương vị đậm đà của rượu đã được nhiều người biết đến. Người ta đóng thành từng bầu rượu bán cho du khách gần xa. Ai một lần nếm thử xin hãy đừng quên những kỳ công của người đi tìm thảo mộc tạo nên men lá làm đắm say lòng người./.

  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là truyện về Tướng Trần Nhật Duật - một nhà dân tộc học lỗi lạc., Người đã được coi là người đi đầu trong việc Đại Đòan Kết các dân tộc anh em, chính vì người đã hiểu được văn hóa và phong tục vùng cao,
    Phong tục về rượu, cũng là một cách chuyển tải văn hóa, phong tucj và con người nơi đó,
    Hiểu về rượu, chính là hiểu về người vậy!
    Mọi người tiếp tục post bài về văn hóa rượu đi, rất hay đó:)
    Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật
    Trần Nhật Duật (1253-1330) con trai thứ tư của Trần Thái Tông, người có công lớn trong việc chỉ huy quân Trần đánh thắng giặc Nguyên, từng được phong Thái úy quốc công với Chiêu Văn dại vương, từ bé đã nổi tiếng là ông hoàng hiếu học và "sớm lộ thiên tri, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người". Có thể nói, tuổi trẻ của Trần Nhật Duật là những năm tháng miệt mài rèn luyện để trở thành tài. Vì vậy, Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng. Uy tín của vị vương còn vang dội cả nước ngoài do sự hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng. Học tiếng Tống và tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những sử dụng thành thạo các ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu nhiều mặt của các nước đó, kể cả phong tục tập quán của họ. Đối với các dân tộc trong nước, Nhật Duật không những hiểu tiếng mà còn hiểu cả người.
    Mới ngoài 20 tuổi, Nhật Duật đã được triều đình nhà Trần giao đặc trách những công việc về các dân tộc có liên quan. Vua Nhân Tông thán phục, thường nói đùa: "Chiêu Văn vương có lẽ không phải người Việt mà là hậu thân của giống Phiên, Man". Tiếp xúc với các sứ thần triều Nguyễn, có lần Nhật Duật đã vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt cả một ngày, khến cho sứ Nguyễn cho rằng Nhật Duật là người Hán ở Châu Định (gần Bắc Kinh) sang làm quan bên Đại Việt. Hiển nhiên, Nhật Duật phải khổ học công phu và hết sức kiên trì mới đạt được kết quả ấy. Câu chuyện sau đây tỏ rõ Nhật Duật chẳng những chỉ giỏi các thứ tiếng mà là một nhà dân tộc học lỗi lạc.
    Ngày ấy, vua quan Triều thần được tin chúa đạo Đà Giang (thuộc miền Tây Bắc ngày nay) Trịnh Giác Mật tụ họp phe đảng nổi lên nổi lên cự lại triều đình. Tin dữ trong nước đến cùng lúc nhà Nguyên đang sửa soạn đại binh đánh Đại Việt. Cần phải dẹp ngay mối bất hòa trong nước . Người đảm đang trọng trách này không ai hơn Trần Nhật Duật. Thế là vị vương trẻ 27 tuổi dưới cờ hiệu "Trấn thủ Đà Giang" làm lễ ra quân lên đường.
    Hay tin, chúa Đà Giang họp đám hầu mục bàn kế cự chiến. Trịnh Giác mật định ám hại viên tướng trẻ triều Trần nên sai người đưa thư dụ Nhật Duật: "Giác Mật không dám trái lệnh triều đình. Nếu ân chủ một mình một ngựa đến, Giác Mật xin ra hàng ngay". Muốn thu phục được Giác Mật, Nhật Duật mặc các tướng can ngăn, một mình một ngựa đến trại Giác Mật, chỉ mang theo mấy tiểu đồng cắp tráp đi hầu. Thản nhiên đi giữa lớp lớp gươm giáo và đám lính sắc phục kỳ dị cố ý phô trương uy hiếp của Giác Mật, Nhật Duật nói với chúa đạo bằng chính ngôn ngữ và theo đúng phong tục của dân tộc Đà Giang:
    -Lũ tiểu đồng của ta khi đi đường thì nóng tai trái, vào đây thì nóng tai phải.
    Từ Giác Mật đến các đầu mục đều sững sờ kinh ngạc trước sự am hiểu tiếng nói và tục lệ của Nhật Duật. Rồi mâm rượu được bưng lên. Chúa đạo nheo mắt thách thức, đưa tay mời, Chỉ có quả bầu cắt đôi sóng sánh rượu và dĩa thịt nai muối. Nhật Duật không chút ngần ngại cầm thịt ăn rồi vừa nhai vừa ngửa mặt, cầm gáo rượu bầu từ từ dốc vào mũi hết sức thành thạo.
    Trịnh Giác Mật kinh ngạc thốt lên: "Chiêu Văn Vương là anh em với ta".
    Nhật Duật từ tốn: "chúng ta xưa nay vẫn là anh em". Rồi sau đấy, theo lệnh Nhật Duật, tiểu đồng mở tráp lấy ra những chiếc vòng bạc sáng lóa trao cho từng đầu mục Đà Giang. Những người cầm đầu đạo Đà Giang chỉ còn biết: hoan hỉ đón lấy tặng phẩm kết nghĩa theo đúng tục lệ của họ từ tay viên tướng triều đình mà họ vừa nhận làm anh em. Chúa đạo Đà Giang đã quy thuận. Sức mạnh của dân tộc như được nhân lên.
  8. cleverview

    cleverview Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2004
    Bài viết:
    9.613
    Đã được thích:
    2
    Hôm nay đọc bài của bác như gặp được tri kỷ.Kết nhất câu này của bác.Câu chuyện về vị tướng này em cũng được đọc hồi nhỏ.Nhưng bây giờ không nhớ rõ lắm.Cảm ơn bác đã tìm viết lại câu chuyện này.
    Em cũng không phải là một người sành về rượu.Sinh ra ở vùng cao nhưng từ nhỏ đến năm lớp 12 chưa biết uống rượu là gì.Bây giờ sống xa quê đôi lúc cũng cảm thấy nhớ về quê hương về tình cảm bạn bè.Sự nồng ấm của tình cảm.Đặc biệt là cảm giác ấm áp của những chén rượu.Mỗi năm mỗi dịp lễ tết về quê được sum họp bên gia đình.Tiết trời giá lạnh còn gì vui hơn là ngồi nâng chén hàn huyên tâm sự với bạn bè gia đình.
    Nhà em ở TX nhưng quê gốc lại ở quê.Tết nào cũng tranh thủ một ngày về quê.Phải nói là mùa đông lạnh.Sương trắng đầy đồng sướng nhất là ngồi với anh chị họ hàng trên nhà sàn ngồi uống rượu.Cái cảm giác đó thật là đặc biệt mà không gì sánh nổi.Đấy là uống rượu mùa đông,còn mùa hè khoái nhất là uống rượu buổi tối lúc trời mưa.Tuyệt không gì bằng.Hằng năm cũng tranh thủ về ăn rằm tháng 7.Tiết trời mưa mưa.Ngồi với bạn bè tâm sự làm vài ly thấy vơi đi mọi khó khăn,trăn trở đời thường.
    Rượu ngon phải có bạn hiền.Ngồi uống rượu với bạn thân.Hoặc ngồi đối ẩm với cô bạn nào đó # người yêu thì thật tuyệt vời.Hic ngồi với người yêu thì càng tuyệt hơn nữa nhưng mà chưa có cơ duyên .
    Người vùng cao rất hiếu khách.Khách đến nhà.Trước là chén trà sau là ly rượu đó là tình cảm rất mộc mạc.Dường như là rượu gắn với cuộc sống dân vùng cao như là một thứ văn hóa không thể lẫn vào đâu đượcCó quý có thương mới mời rượu.Miễn là đừng lạm dụng thái quá là được..Đến một mâm cỗ cưới vùng cao thường là đầy mâm đầy rượu.Khách đến nhà chúc mừng gia chủ nếu quen thân thường ngồi đến khuya cũng chưa về.Em cũng chưa đi được nhiều nơi nhưng em có cảm giác là ăn cưới dưới xuôi thời gian ngắn thế nào ấy.
    Nói chuyện uống rượu thích nhất là uống rượu với anh chị em,bạn bè người thân.Gặp tri kỉ,tâm giao.Ghét nhất là phải đi uống rượu giao tiếp.Uống rượu đấu đá,dùng rượu để diệt nhau.Lúc ấy uống rượu nó như là một cực hình,hoặc như là một trận chiến.Mà một nét rất khác biệt.Là vùng cao uống rượu chỉ có chén đầu chén cuối là đồng khởi còn lại thì chủ yếu là giao lưu từng đôi mời nhau.Ặc các bác thử tưởng tượng giả dụ cuộc vui có 10 người thì hic.Nếu gọi là một trận đấu đá vòng tròn tính điểm thì chỉ cần hai vòng .Hoặc cũng giả dụ là hai đội đấu nhau.Ặc .Nói uống rượu giao tiếp,đã làm Sếp phải uống rượu giỏi làm nhân viên đi theo sếp còn phải giỏi hơn.Cuối cùng sau một trận chiến tương tàn.Suy ra chẳng có ai là người chiến thắng..Thấy nhiều bác post bài cứ coi rượu như là vũ khí để tương tàn buồn quá.Thôi tạm thế đã.
    Được cleverview sửa chữa / chuyển vào 22:34 ngày 04/09/2006
  9. giamdocdaudat

    giamdocdaudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0

    Đôi điều về chữ kí của tôi.
    Lương châu từ
    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
    Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
    Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
    Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
    Dịch nghĩa:
    Rượu Bồ đào phải uống với chén dạ quang
    Đang định uống thì tiếng đàn tì bà đã giục lên đường
    Say rượu nặm trên sa trường, xin mọi người đừng cười
    Xưa nay chinh chiến có mấy ai trở về đâu.
    Bài thơ nổi tiếng ngắn gọn và sâu sắc này là của Vương Hàn, đời nhà Đường. Ngoài cái chất lãng mạn, bay bổng, say sưa nhạc điệu mang máng đầy chất thơ ra. Độc giả còn nhận thấy ở bài thơ nhiều điều khác nữa. Ở bài thơ này nhà thơ nói về các tráng sĩ miền Tây Vực có tinh thần thượng võ cao. Cuộc đời của họ là những cuộc chinh chiến liên miên. Nhưng sau mỗi trận chiến, họ lại vui chơi, uống rượu với nhau thật say. Sống hết mình cho ngày hôm nay, vì ngày mai đối với họ là quá xa. Lúc chàng trai muốn uống thêm chút nữa thì tiếng đàn tỳ bà vang lên giục người tráng sĩ phải lên ngựa để ra sa trường. Cuộc sống của người tráng sĩ là vậy, ngồi bên chén rượu ngon mà vẫn phải giũ vững quân lệnh, Nhưng từ xưa đến nay, người tráng sĩ ra chiến trường mấy ai có ngày trở về đâu. Cái chết đối với họ nhẹ tựa lông hồng, thật là bi tráng, cho nên ngày hôm nay gặp được rượu quý như gặp được tri kỉ. Cứ uống say đi rồi nằm luôn giữa sa trường, nằm giữa nơi mà sự sống cái chết cận kề, coi thường tất cả. Xin mọi người đừng cười tôi, vì tôi phải sống những giây phút cho mình, cái chết là đáng sợ nhất rồi, mà với người tráng sĩ này nó là một chuyện đương nhiên, không thể tránh khỏi. Vậy thì hãy sống cho mình đi. Thật là bi tráng.
  10. woshi_cimeixiang

    woshi_cimeixiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Bài viết:
    3.072
    Đã được thích:
    0
    1 bữa cơm dùng đến 5 loại R làm gì mà chẳng say.. híc.. đúng là vùng cao R ong uốn nóng cả người...

Chia sẻ trang này