1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rượu nào!!!! Tất tần tật về rượu - mùa đông uống rượu quây quần , vừa ngọt vừa rét là thích nhất.

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi greenlily2505, 10/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thithunkhoi

    thithunkhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    CHÙI UI, tất tần tật các loại rượu nếu thiếu nhậu thì gọi em ngay nhé!
  2. lunaviolet

    lunaviolet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Bài viết:
    832
    Đã được thích:
    0
    Hội rượu sắp off à bác ? khi nào vậy ? đã có địa điểm chưa ? Hay qua nhà em đi . Hi ! coi như em ra mắt .
  3. Kaza

    Kaza Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    2.880
    Đã được thích:
    1
    Nhà bác ở đâu
  4. luongy007

    luongy007 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    2
    Rượu Trung Quốc xuất hiện cách nay khoảng 7.000 năm, từ thời Thần Nông, ông vua huyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo dược, vì việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu. Theo một thuyết khác, kỹ thuật nấu rượu bắt đầu từ đời Hạ (2100 TCN ?" khoảng 1600 TCN). Các tửu khí (vật dùng đựng và uống rượu) mà các nhà khảo cổ khai quật được cho thấy từ xa xưa, rượu sớm được dùng trong cúng tế.
    - Người Trung Quốc phân biệt:
    ?" Bạch tửu T .' (rượu trắng) chế tạo bằng cách chưng cất, độ cồn trên 30%, thường được hâm nóng trước khi uống nên còn gọi là thiêu tửu ?' .'. Bạch tửu không tốt cho sức khỏe bằng hoàng tửu.
    ?" Hoàng tửu " .' (rượu vàng) chế tạo bằng cách lên men, có độ cồn dưới 20%, có thể chưng cất thành bạch tửu. Các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Sơn Đông, Thiệu Hưng rất nổi tiếng về hoàng tửu.
    Ngũ cốc làm rượu không giống nhau: miền Nam dùng gạo nếp; miền Bắc dùng lúa mì, đại mạch, cao lương hoặc hỗn hợp ngũ cốc. Ngoài ra, còn dùng nho (bồ đào), lê, cam, trái vải, sơn tra, mía v.v... Nước rất quan trọng vì nó góp phần vào sự lên men. Men rượu gọi là khúc bính 麴 . hay tửu dược .' 药 . Hương vị riêng của rượu còn tùy thuộc độ pH của nước. Người ta dùng thêm một số thảo dược để tạo màu và hương vị đặc trưng. Loại rượu thảo dược có thể dùng làm gia vị nấu ăn.
    Nổi tiếng nhất Trung Quốc là rượu Mao Đài (tỉnh Quý Châu), được tôn là quốc tửu oS 人 亦 f 損 人).
    ?" Trà khiến người ta sảng khoái, rượu khiến người ta mờ mịt. (Trà lịnh nhân thanh, tửu lịnh nhân hôn O 令 人 . .' 令 人 ~).
    ?" Tào Tháo (155?"220) nói: «Để giải ưu sầu chỉ có Đỗ Khang.» (Hà dĩ giải ưu, duy hữu Đỗ Khang. . 以 解 ?, " o? o 康 ). Tào Tháo ám chỉ rượu là Đỗ Khang o 康 (Đỗ Khang thường được xem là ông tổ nghề rượu).
    ?" Dùng rượu để tiêu sầu gọi là «phá thành sầu» 破 YZ ". Nhưng chắc gì rượu làm tan lòng sầu? Lý Bạch Z T (701?"762) than: «Rút đao chém nước, nước vẫn trôi; lấy rượu tưới sầu, sầu càng sầu.» (Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu. S ^? - 水 水 > 流 , ? .' ?"" > " ). (Dị bản: Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu. S ^? - 水 水 > 流 , 举 杯 "? " " > " = Rút đao chém nước, nước vẫn trôi; nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu
  5. luongy007

    luongy007 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    2
    Cách ngâm, công dụng và cách dùng rượu rắn
    Rượu rắn là một trong những dược phẩm hết sức độc đáo của y học cổ truyền phương Đông. Các loại rắn thường được dùng để ngâm rượu là hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn ráo. Người xưa cho rằng tốt nhất là kiếm được bộ ba (tam xà) rắn ráo, cạp nong và hổ mang hoặc bộ năm (ngũ xà) gồm tam xà thêm rắn cạp nia và hoa cân. Trên thực tế, nhiều khi chỉ cần một vài con cũng chế được thứ xà tửu có hiệu quả.
    Chế rượu rắn có nhiều cách: ngâm tươi hoặc ngâm khô, nhưng theo kinh nghiệm của cổ nhân thì ngâm tươi vẫn là tốt nhất. Rắn còn sống cho vào bình đã đổ đầy cồn hoặc rượu trắng 40 độ, ngâm trong 24 giờ cho rắn chết và tiết hết chất độc. Tiếp đó, đổ bỏ rượu, lấy rắn ra chặt bỏ đầu đuôi, mổ bỏ ruột (trừ mật), để nguyên da rồi lại cho vào bình đã đổ ngập rượu trắng 40 độ, bịt kín miệng bình, để nơi thoáng mát, ngâm đủ ít nhất là 100 ngày. Cũng có người cho rằng đem cả bình rượu chôn sâu xuống đất chừng 30 cm thì hay hơn. Khi ngâm đúng cách và đủ thời gian thì rượu thường có màu vàng hơi xanh và có mùi thơm.
    Nếu có rắn mà lại chưa sẵn rượu hoặc điều kiện chưa cho phép thì người ta thường dùng cách ngâm khô. Rắn mổ bỏ hết ruột, chặt đầu đuôi, rửa qua bằng rượu rồi chặt thành từng khúc dài chừng 15-20 cm, đem nướng vàng và ngâm với rượu trắng chừng 30 ngày thì dùng được. Cũng có thể đem rắn nướng hoặc sấy khô rồi tán thành bột, cho vào túi vải buộc kín miệng và ngâm với rượu trong 20 ngày. Cách ngâm khô tuy rút ngắn được thời gian nhưng chất lượng thì không thể bằng ngâm tươi. Để khử mùi tanh, tạo cảm giác thơm ngon và tăng hiệu quả chữa bệnh của rượu rắn, người ta thường ngâm thêm một số vị thuốc tùy theo mục đích trị liệu.
    Công dụng tốt nhất của rượu rắn là bồi bổ cơ thể và trị các chứng bệnh liên quan đến hệ vận động như hư xương sụn cột sống, viêm khớp, thoái khớp, loãng xương, mềm xương, tê bì chân tay... Thông thường, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần chừng 10-20 ml là hợp lý.
  6. luongy007

    luongy007 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    2
    Công dụng và cách pha chế rượu mật ong
    Trong dân gian, mật ong có nhiều tên gọi như thạch mật, thực mật, bạch mật, mật đường, phong đường..., được coi là "tinh của trăm hoa". Theo y học cổ truyền, mật ong vị ngọt, tính bình, có công dụng nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện và giải độc. Kết quả nghiên cứu của dược học hiện đại cho thấy, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư, nhuận tràng, giải độc, tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể và kéo dài tuổi thọ.
    Theo sử sách ghi lại, việc dùng mật ong ngâm rượu uống đã có từ thời nhà Chu (Trung Quốc) vào khoảng 780 năm trước Công nguyên. Loại rượu này có công dụng bồi bổ cơ thể, điều hòa công năng các tạng phủ, trừ phong thấp và làm hết ngứa nên có thể dùng rộng rãi cho mọi đối tượng, đặc biệt tốt cho những người mắc chứng ngứa kinh niên.
    Cách chế: Dùng 1.000 ml mật ong ngâm với 1.500 ml rượu trắng, bịt kín miệng lọ, để nơi râm mát, thỉnh thoảng lắc đều, sau 15 ngày có thể dùng được. Uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 25 ml. Người thể trạng thiên nhiệt cũng có thể dùng được. Tuy nhiên, vì rượu là thứ đại nhiệt nên cần chú ý uống đúng liều lượng, không được thấy hay mà "quá chén".
  7. traitimmangniemdau

    traitimmangniemdau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2007
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng quan tâm.Không ai biết rượu Bàu đá của Bình Định ở Hà Nội bán ở chỗ nào ah?
  8. lunaviolet

    lunaviolet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Bài viết:
    832
    Đã được thích:
    0
    nhà em ở ngõ Lê Đại Hành .
  9. nhumayphudu

    nhumayphudu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
  10. greenlily2505

    greenlily2505 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    0
    tớ sắp đi Huế - Đà Nẵng - Hội An rồi, Có bạn nào ở đó nhậu cùng tớ không nhờ.

Chia sẻ trang này