1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rượu~~Rượu~~Rượu

Chủ đề trong '1984 Hà Nội' bởi nguyenvietbach, 04/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenvietbach

    nguyenvietbach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    2.889
    Đã được thích:
    0
    Rượu~~Rượu~~Rượu

    Rượu Chit ​


    Không biết tự ngàn xưa ai nghĩ ra chuyện bắt con sâu chít ngâm rượu. Dịp Tết vừa qua đến nhà một người bạn, tôi được anh lôi chai rượu sâu chít ra mời. Anh bảo "rượu Tây, rượu Tàu có đủ cả, nhưng nay tôi mời ông rượu nội, bổ lắm đấy". Rồi anh nghiêng chai. Chất rượu trong vắt ánh mầu tơ tằm. Tôi nhấp thử một ngụm nhỏ, không tanh mà còn đậm một vị ngọt.

    Tôi lơ mơ nghĩ đến cây chổi chít quét nhà. Một cây chổi khoảng mươi mười lăm bông chít. Những rừng chít bạt ngàn từ Hòa Bình lên Sơn La và cuối cùng là Điện Biên, cung cấp hàng vạn cây chổi chít mỗi năm. Lên đây tôi mới biết, người dân ở đây còn có một nghề phụ là sản xuất rượu sâu chít. Người ta vào rừng chít, nhìn cây nào không có bông, đoạn ngọn úa vàng chắc chắn ở đó có con sâu chít. Con sâu chít chính là trứng của **** trắng. Sâu ăn hết nõn hoa của cây chít thì trở nên béo tròn, trắng nẫn.

    Tôi biết điều đó khi len lỏi qua các bụi chít, phát hiện ra một cây úa. Người ta chặt đoạn chít phình ra có sâu làm tổ, đem về nhà chẻ ra để bắt chú sâu. Một ngày may mắn cũng chỉ được vài ba chục con. Đúng là công việc của kiến tha mồi. Chai rượu 65 với non nửa sâu chít, không đếm cũng biết cỡ gần trăm con, bán với giá hai mươi lăm nghìn đồng cũng chứa chất ở đó bao nhiêu công sức lần mò trong đồi núi.

    Lần này lên Điện Biên, tôi đã nhìn thấy rượu sâu chít có ở nhà hàng, khách sạn, ngoài chợ. Khách quen nhậu không ai là không mua một hai chai. Cô gái Thái cười "cũng may là bây giờ nhiều khách đến thăm Điện Biên để chúng em còn bán được rượu sâu chít".



  2. nguyenvietbach

    nguyenvietbach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    2.889
    Đã được thích:
    0
    Rượu Ngô Bản Phố​
    Lên biên giới phía Bắc, đến Bắc Hà, ngoài việc được đi thăm các thắng cảnh như hang Cô Tiên, nếm vị ngọt và giòn của đào Pháp, mận Tam Hoa hẳn mọi người không ai không biết đến hương vị thơm nồng nhưng êm dịu của loại rượu ngô mà ai cũng gọi là rượu Bắc Hà. Đúng là sản phẩm của Bắc Hà nhưng chỉ một xã nấu được rượu này là xã Bản Phố cách trung tâm huyện khoảng 5 km. Tôi đã đến Bản Phố cách đây ít ngày và được chứng kiến cảnh nấu rượu ở nhà anh Vàng Seo Tủa. Theo anh muốn có rượu ngon, chất làm men rượu phải là hạt cây Hồng mị trồng trên nương, giống như hạt kê. Còn chất độn chính là loại ngô nếp vàng chỉ ở Bản Phố mới có. Ngô trồng 6 tháng mới cho thu hoạch. Khi già để chín và khô ở trên nương rồi mới hái về. Tách hạt ngô xong đem luộc chín, giã hạt hồng mi trộn đều trải trên ni lông một đêm dưới nền đất, sau đó mới cho vào các túi ni lông hoặc thùng gỗ đóng kín lại. Thời gian ủ men lên tới 7 ngày, 7 đêm. Dụng cụ chưng cất rượu phải là chảo gang được quây xung quanh bằng chiếc thùng gỗ đóng đai rất kín đặt trên chiếc lò rộng tới 5m2 lúc nào cũng đỏ lửa. Rượu ngưng tụ đưa ra ngoài bằng một máng gỗ được làm rất công phu nối với ống dẫn rượu cũng làm bằng gỗ.
    Theo anh, rượu ở Bản Phố sở dĩ có hương vị độc đáo là do nguồn nước và cách chế tạo men. Ở Bắc Hà bây giờ có rất nhiều nhà nấu rượu nhưng không ở đâu ngon bằng rượu Bản Phố. Một số nơi nguyên liệu làm men đã đổi khác đi để tăng thêm số lượng rượu, nhưng lại làm giảm đi uy tín và chất lượng của thương hiệu rượu Bắc Hà
  3. nguyenvietbach

    nguyenvietbach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    2.889
    Đã được thích:
    0
    Rượu Sán Lùng Lào Cai ​
    Xã Sán Lùng thuộc huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai - là nơi có thứ rượu ngon nổi tiếng. Nếu như các loại rượu khác đều cất từ gạo, ngô hoặc sắn nấu chín và ủ men thì rượu Sán Lùng được ủ và cất theo một quy trình độc đáo và công phu.
    Nguyên liệu là thóc mẩy đều hạt, đem ủ cho nảy mầm, lúc đó tinh bột được chuyển hóa thành đường ở mức cao nhất. Người Mông đem thóc nảy mầm cho vào chõ đồ chín, tãi ra nong cho nguội, tới nhiệt độ thích hợp mới trộn đều với men, rồi ủ từ năm tới sáu ngày, khi tỏa mùi thơm thì đem cất rượu. Dù quy trình, nguyên liệu như vậy nhưng nếu nấu ở nơi khác, rượu sẽ không ngon bằng ở Sán Lùng. Bởi ngoài những bí quyết truyền đời, có lẽ nguồn nước và tiểu vùng khí hậu là những yếu tố không thể thay thế được đã tạo ra hương vị đặc biệt của rượu Sán Lùng.
    Thứ rượu này trong vắt hơi ngả xanh. Chén mới kề môi, thực khách đã cảm nhận hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng mà cuốn hút, uống khỏi miệng thấy ngọt dịu và hơi ngậy, khi ngà ngà thấy lâng lâng dễ chịu, không có cảm giác đau đầu.
    Khi những cơn gió mùa đông bắc đầu tiên tràn về, xúm quanh đống lửa, người ta nhâm nhi chén rượu Sán Lùng với thịt trâu sấy khô lùi tro nóng, đập tơi ra chấm tương ớt trộn một chút chanh, hoặc nhấm với cá suối sấy khô nướng than thì quả là thi vị.

  4. nguyenvietbach

    nguyenvietbach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    2.889
    Đã được thích:
    0
    Rượu Nếp Tết Đoan Ngọ​
    Tháng năm lịch trăng có Tết Ðoan Ngọ, hay Ðoan Ngũ, Ðoan Dương. Các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Ðào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc và cái lòng vàng tươi khêu gợi. Đương nhiên là không thể thiếu món rượu nếp.
    Tác giả món rượu để ăn chứ không phải để uống này là ai? Không biết. Nhưng nó cũng đủ làm hồng đôi má, lâng lâng xao xuyến lòng người. Từ lúc những tia nắng rẻ quạt đầu tiên xuất hiện trên vòm trời cao tít, đã nghe tiếng rao văng vẳng gần xa.
    Cái rá tre cố hữu, đậy miếng vải màn trắng muốt, đầy một chất rượu thơm lừng, mà ta biết dưới đáy chiếc rá có lót lá chuối tươi óng ánh kia, là chiếc bát sành, bát sứ hứng chất nước ngọt lừ ngây ngất, đầy thì rót vào "vịt" và từ cái vòi như cái cổ con thiên nga, thứ mật say ấy được tưới lên bát rượu nếp một mầu vàng ướt át cay tê, ngọt dịu, đủ mùi...
    Bát ăn rượu nếp thường là cái chén múc chè đường, nho nhỏ xinh xinh. Ðôi đũa ăn rượu nếp cũng chỉ nhỉnh hơn chiếc que chơi chắt chuyền của bé gái nông thôn. "Giết sâu bọ" bằng thứ khí giới này thật lạ. Những hạt rượu nếp thuôn thuôn như cái bọng con kiến rừng vàng sậm, tan trên đầu lưỡi cũng đồng thời thấm vào tận sâu thẳm thân ta một chất khác hẳn ngày thường.
    Trẻ con uống rượu là có hại vì nguy hiểm. Nhưng rượu nếp là của mọi người, nam, phụ, lão, ấu, từ cụ già trệu trạo đôi lợi, đến em bé năm ngón xòe hoa chấp chới...
    Làm rượu nếp công phu, phải đồ gạo hai lần, ủ men như làm "cơm rượu" mất nhiều thì giờ, nên ít gia đình có đủ kiên nhẫn và công phu chế biến. Tác giả món rượu nếp thường ở những mái nhà tranh làng quê êm ả. Ngày Ðoan Ngọ sắp đến, làm ít quà nhà ăn là chính và dôi ra thì đem bán khắp phố phường cho mọi người cùng thưởng Tết. Vì vậy mà đôi quang gánh, tà áo nâu, cái nón đội đầu... xuất hiện vào đúng lúc bữa cỗ "giết sâu bọ" sắp đến.
    Ăn rượu nếp không thể bằng bát tô như ăn bún riêu, bún ốc mà phải nhẩn nha, vừa ăn vừa nghe chất rượu nhẹ lâng vần chuyển trong cơ thể, để thẩm thấu một nét đẹp ngàn xưa còn lại trong phong tục dân gian.
    Các nhà khoa học có thể cười thầm vì bữa cỗ giết sâu bọ. Nó chết vì chè đỗ đen hay quả đào thơm phức? Nó chết vì say la đà hương rượu nếp hay vị ngọt thanh dưa hấu? Nhưng lời nhắn gửi truyền đời thì bảo rằng, đây là lúc giao mùa, lúc nắng bắt đầu già, lúc quả bắt đầu ngon, là say nhè nhẹ, là thỏa mãn ước nguyện truyền kỳ mà mọi loại bánh tân thời, mọi thứ rượu nặng, rượu nhẹ Tây, Tàu không thể sánh.
    Từ dụng cụ để ăn (gọi là thực cụ ) như một thứ đồ chơi đến các món ăn thơm thảo vườn quê và men dân dã... đều đáng được lưu tâm, duy trì và phát triển .
  5. nguyenvietbach

    nguyenvietbach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    2.889
    Đã được thích:
    0
    Rượu Cần Tây Nguyên ​
    Sau mỗi vụ lúa, việc nương rẫy đã xong xuôi, tiết trời cuối năm trở nên thoáng mát, người Tây Nguyên lại tổ chức hội lễ. Ở Tây Nguyên không có tục ăn tết, nhưng vào thời điểm này, cả vùng Tây Nguyên sôi động hẳn lên bởi không khí náo nhiệt của hàng trăm nghi lễ lớn nhỏ. Nhà nhà đều tổ chức ăn cơm mới, lễ chúc thọ, chúc phúc, v.v... Cả một vùng rừng núi không lúc nào ngớt tiếng chiêng, tiếng trống. Từng đoàn người từ buôn xa buôn gần kéo nhau đi hội trong mầu sắc rực rỡ của váy, áo...
    Rượu cần ở Tây Nguyên là một thức uống không thể thiếu trong lễ hội. Ngoài uống trong các nghi lễ, người ta còn mời nhau lúc vui chơi giải trí, anh em bạn bè lâu ngày gặp mặt.
    Ðể có được ché rượu thơm ngon phải làm khá nhiều công việc như chuẩn bị men, vò sành, vật liệu làm rượu... Men rượu họ thường tự làm lấy. Người ta dùng một loại cây (lá, vỏ, rễ ) phơi khô, sau đó giã nhuyễn ra như bột, đem trộn với bột gạo, cho một ít nước rồi gói lại thành một nắm lớn bằng cái bát, ủ cho đến khi mốc trắng là được.
    Nguyên liệu tốt nhất là gạo và kê. Loại này thường có nồng độ cao, không gây đau đầu, ít bị hỏng.
    Ðể làm được rượu, trước tiên nấu chín nguyên liệu, rồi tãi ra để nguội. Nếu trời lạnh, người ta chờ cho hơi nguội là rắc men đã được tán mịn trộn đều. Chọn lấy một cái ché sao cho lượng vật liệu đưa vào vừa đủ. Khi đưa vào ché phải theo nguyên tắc xếp lớp, cứ một lớp nguyên liệu lại một lớp trấu. Sau cùng, người ta bịt kín miệng ché bằng một tàu lá chuối, ủ đến ngày thứ 3 là có thể dùng được. Tuy nhiên, ủ càng lâu, rượu càng có nồng độ cao. Việc trộn trấu đòi hỏi phải có tay nghề, vì trấu có tác dụng làm cho cần rượu không bị tắc khi cắm vào bình.
    Rượu ngon là loại rượu có mầu vàng đục như mật, khi rót ra rượu chảy không bị đứt đoạn, sờ vào thấy hơi dính, có mùi thơm ngây ngất, nồng nồng.
    Uống rượu cần là nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các dân tộc ở Tây Nguyên. Vào những dịp hội lễ, gia đình nào cũng tổ chức uống rượu, lớn thì cả làng tham dự, nhỏ thì vui trong gia đình.
    Nói đến uống rượu cần là phải nói đến cái cần rượu. Cần được làm từ một thân cây họ tre - trúc, gọi là drao, được khéo léo xuyên thủng từ đầu này đến đầu kia, một đầu được vát nhọn và chạm lỗ sao cho khi hút ống không bị tắc.
    Ché càng cao thì cần càng dài, việc xuyên lỗ càng phải công phu.
    Cách uống hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của nghi lễ. Nếu là lễ cúng, người ta thường dùng một cần, rồi lần lượt hút, từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến đàn ông, nối tiếp nhau liên tục. Người uống trước không được buông cần khi chưa có người thay thế. Ðiều này có ý nghĩa như là một sự kế tục của gia đình, dòng họ từ đời này qua đời khác, như là sự kế tục thay thế trong tục "Chuê nuê" nối nghĩa vợ chồng. Trường hợp uống vui, bạn hữu lâu ngày gặp nhau, thì có thể cùng lúc sử dụng nhiều cần.
    Ðiều nên tránh trong khi uống rượu là làm vỡ ché, gãy cần. Vì điều đó được coi là sẽ đem lại sự xui xẻo. Ðặc biệt không được buông tay cầm cần khi chưa có người thay thế.
    Nếu có dịp lên Tây Nguyên, nhất là những độ Xuân về, bạn sẽ chứng kiến từng đoàn người tấp nập đi trảy hội, bạn sẽ được nghe âm thanh của cồng chiêng vang khắp buôn rẫy và chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức hương vị rượu cần thơm ngọt, cay nồng của núi rừng Tây Nguyên.
  6. nguyenvietbach

    nguyenvietbach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    2.889
    Đã được thích:
    0
    tạm thời thế cho bà con thưởng thức đã bi giờ đến cách pha chế rượu

    Iroman (****tail)​
    Nguyên liệu:
    2 quả chuối cau
    - 3 muỗng cà phê bột ngũ cốc (khoảng 50 gr)
    - 100 gr sữa đậu nành không đường
    - 40 gr mật ong
    - 170 gr nước đá bào nhuyễn
    Thực hiện:
    Chuối bóc vỏ
    Cho tất cả các nguyên liệu trên vào máy. Xay cho đến khi hỗn hợp tan đều
    Thưởng thức:
    Rót hỗn hợp vào ly. Trang trí trên miệng ly với vài lát chanh tươi và một quả sơri đỏ. Dùng ngay khi hỗn hợp còn lạnh.
    Mách bạn: Mua bột ngũ cốc trong chợ Bến Thành, An Đông (TP. HCM); Chợ Hôm (Hà Nội) và các chợ lớn khác.

    Được nguyenvietbach sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 04/08/2003
  7. fan2latulipe

    fan2latulipe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Em thấy mỗi rượu Remy nhắm với thịt cầy là nhất.

    Chờ một ngày nắng xua tan màn đêm
    Cùng vầng mây ấm vây quay tình tôi
  8. puppyltt

    puppyltt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    1.937
    Đã được thích:
    0
    papa lại........nữa roài àh. hì...con nhóm máu O chẳng bia rượu được. kỉ lục là một ly remy hồi lớp 9. uống xong biết đi xe máy liền
    "I don''''t know much...but I know I love U"
    Càng xa cách thì càng hạnh phúc. Điều gì nỗ lực đạt được thì điều đó lại càng đáng quý o^_^o ​
  9. nguyenvietbach

    nguyenvietbach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    2.889
    Đã được thích:
    0
    Star fruit trooper (****tail) ​
    Nguyên liệu:
    - 25 gr khế tươi
    - 25 gr dứa (thơm) tươi
    - 50 gr sữa đậu nành không đường
    - 1/2 muỗng cà phê mật ong
    - 120 gr kem tươi khoảng 7 muỗng cà phê
    - 100 gr nước đá bào nhuyễn
    Thực hiện:
    Khế và dứa rửa sạch, cắt lát mỏng bỏ hạt khế
    Cho khế, dứa và tất cả các nguyên liệu khác vào máy. Xay cho đến khi hỗn hợp tan đều.
    Thưởng thức:
    Rót hỗn hợp ra ly. Trang trí trên miệng ly với một lát khế chín và một quả dâu tươi cho đẹp. Dùng ngay khi còn lạnh.
  10. fan2latulipe

    fan2latulipe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Ái chà chà, uống rượu từ khi lớp 9, mấu ra phết nhỉ.

    Chờ một ngày nắng xua tan màn đêm
    Cùng vầng mây ấm vây quay tình tôi

Chia sẻ trang này