1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rượu San Lùng - đặc sản chỉ có ở bản Xèo, San Lùng, Bát Xát, Lào Cai (ruoudantoc.com)

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi tuusac, 09/07/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuusac

    tuusac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Rượu dân tộc .COM cung cấp tất cả các loại rượu dân tộc:
    - Rượu Bắc Hà (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, Lào Cai)
    - Rượu San Lùng (bản Xèo, xã San Lùng, huyện Bát Xát, Lào Cai)
    - Rượu ngâm táo mèo (Táo mèo Sapa, Tú Lệ + Rượu Bắc Hà)
    - Rượu chuối hột
    ....
    và nhiều loại rượu khác
    Đảm bảo rượu "chuẩn - ngon - bổ - rẻ"

    Vui lòng tham khảo chi tiết tại website:
    http://www.ruoudantoc.com
    http://www.ruoubacha.com
    http://www.banpho-bacha.com
    http://www.sanvat.com

    Liên hệ: 09.06.06.8428 - 0904.438.696
    Email: vnncntt@gmail.com


    bo duong bán rượu bát xát bản phố bắc hà h'mông lào cai lá cây hồng mỵ men lá pò sèn ruou chuan ruou viet rượu bắc hà rượu dân tộc rượu ngon rượu ngâm rượu ngô rượu san lùng rượu táo mèo san lung sơn tra thôn san lùng tuu táo mèo
  2. khobac

    khobac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Bài viết:
    667
    Đã được thích:
    0
    Tranh thủ cạnh tranh tí:
    Mời các bạn tham gia diễn đàn và mua rượu của tôi:
    http://www.toanbanruourom.com/
  3. tuusac

    tuusac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Truy tìm gốc rượu San Lùng


    Đã nghe đồn đãi khắp “giang hồ” rằng, xứ Lào Cai có hai thứ danh tửu, là rượu ngô Bắc Hà và rượu mầm thóc San Lùng. Hôm qua, tại phiên chợ Bắc Hà, chúng tôi đã uống rượu ngô bản xứ rồi. Đó là rượu đặc sản cuả người H’Mông, được nấu bằng ngô, trăm phần trăm ngô. Quả nhiên ngon thật, đậm đà, mềm môi mà không mệt, nhưng vẫn chỉ là loại rượu nấu khéo, như rượu sắn, rượu mía nấu khéo, đạt vị mà chưa đạt hương, còn thiêu thiếu cái mùi thơm ngào ngạt buộc phải có mới được xếp hạng danh tửu. Hôm nay, 23.10, chúng tôi làm một cuộc “hành quân” truy tìm gốc rượu San Lùng trên núi cao huyện biên giới Bát Xát.
    [​IMG]
    Đưồng lên thôn San Lùng, nơi có danh tửu San Lùng nổi tiếng
    Tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội và nhiều nơi khác, có một thứ rượu màu nâu vàng được quảng cáo là “danh tửu San Lùng” (có chỗ gọi “Sán Lùng”, có chỗ gọi “Sắn Lùng”…) nấu bằng cao lương đỏ, đặc sản cuả Lào Cai, bán khá đắt, nhưng uống thì chẳng thấy ngon lành gì. Thực tế ấy khiến chúng tôi ngờ rằng cái thứ rượu “San Lùng” đang bán đại trà kia là rượu giả, rượu mạo danh, cũng như những thứ rượu giả khác, giả Lang Vân ở miền Bắc, giả Bàu Đá ở miền Trung, giả Phú Lễ ở miền Nam… Vậy nên, có hai điều chúng tôi phải làm rõ qua chuyến đi này: tên rượu và chất lượng rượu San Lùng.
    Người hướng dẫn cuộc “hành quân” cuả chúng tôi tên là Trường, một nhân viên ngành điện lực Lào Cai, từng làm việc nhiều năm tai huyện Bát Xát, rất thông thuộc đường đất nơi đây. Anh Trường cho biết, rượu San Lùng cuả người Dao đỏ chỉ được làm ra tại một điểm thôi, đó là thôn San Lùng, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Thôn San Lùng nằm trên lưng chừng núi San Lùng, tiếng địa phương có nghĩa là Tam Long, ba con rồng. Gọi Sắn Lùng hay Sán Lùng đều sai.
    Trung tâm thành phố Lào Cai cách Bản Xèo 31 cây số. Chúng tôi ước tính, cả đi, về, làm việc… mất ba tiếng đồng hồ. Không ngờ, đường xấu quá, lại nhiều dốc cao, chiếc xe Zace một cầu cuả chúng tôi bò ì ạch mất hai giờ mới tới chợ Bản Xèo. Từ đó vào thôn San Lùng còn phải cuốc bộ bốn cây số nữa.
    [​IMG]
    Lò rượu San Lùng
    Chúng tôi ghé một nhà dân hỏi thăm đường sá để lượng sức mình xem có thể đi nổi không. Thật tình cờ, nơi chúng tôi ghé vào nguyên là trụ sở cuả Hợp tác xã rượu đặc sản San Lùng vừa bị giải thể cách đây một tuần lễ. Bà Trần Thị Hoa, nguyên chủ nhiệm Hợp tác xã, cho hay rằng, chính bà lập nên cái hợp tác xã này, từ 5 năm nay. Bà vốn là giáo viên dạy tiểu học, nghỉ hưu, hoạt động công tác hội phụ nữ xã. Thấy chị em phụ nữ San Lùng đều nấu được rượu rất ngon mà nhà nào cũng nghèo, bà Hoa cùng mấy người nữa lập ra một đại lý thu gom và phân phối rượu, với pháp nhân là hợp tác xã. Nhờ có tổ chức một cách bài bản, giới thiệu rộng rãi, rượu San Lùng chính hiệu bán được mỗi ngày một nhiều hơn, trung bình được bốn – năm nghìn lít mỗi tháng, thu nhập cuả các gia đình nấu rượu cũng tăng lên, đời sống khấm khá hơn. Rượu San Lùng đã từng tham dự hội chợ triển lãm toàn quốc năm 2003, được tặng huy chương vàng hẳn hoi. Bà Hoa có sáng tác thơ tuyên truyền rượu khá mùi mẫn: ” Tục truyền có tự ngày xưa/ Người Dao ở núi bây giờ Po sen (tên một ngọn núi)/ Ngày lành tháng tốt hiện lên/ Ba rồng xuống hút rượu tiên về trời/ Nơi đây được những người đời/ Đặt San Lùng nhớ ơn trời Tam Long/ Dân bản lấy nước về cùng/ men làm bằng thứ lá rừng linh thiêng/ Thóc nương cùng với cao lương/ Đồ xong men ủ lên hương lạ kì/ Uống tiên tửu khoẻ tức thì/ tiếng thơm truyền tụng bay đi khắp vùng/ Phiêu du với chén San Lùng/ An khang thịnh vượng như rồng gặp mây ”. Nhà thơ Nguyễn Duy xin ngả nón bái phục nữ thi sĩ chủ nhiệm rượu, quả là thơ quảng cáo bậc thầy, ăn đứt nhiều nhà thơ trong Hội Nhà văn quốc gia!
    Thật oái oăm, chính quyền địa phương bỗng nhiên áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho rượu San Lùng mức 75%, cộng 10% thuế giá trị gia tăng. Hợp tác xã mua của các hộ dân giá 11.000 đồng/lít rượu, bán ra 12.000 đồng/lít, tổng chi phí và lợi nhuận chỉ nằm trong mức một nghìn đồng mỗi lít rượu. Nếu chịu mức thuế tám mươi lăm phần trăm thế kia thì, mỗi lít rượu phải đội giá lên thành hơn hai mươi nghìn đồng. Không thể bán cho ai được, khi giá thị trường chỉ ở mức mười hai nghìn đồng một lít. Thế là hợp tác xã phải giải thể, hàng nghìn lít rượu cuả bà con tồn đọng và hàng chục hợp đồng cung cấp rượu bị huỷ bỏ. Ai lo cho dân bây giờ?
    Chợt nhớ, tờ báo Lào Cai hôm nào vừa đăng bài về vụ công an tỉnh phát hiện và xử lý ba mươi nhà làm rượu giả tại thôn Hoà Lạc, xã Gia Phú, huyện Baỏ Thắng, chuyên pha chế và cung cấp rượu San Lùng với số lượng rất lớn cho khắp mọi miền đất nước.
    Câu chuyện thơ rượu lẫn thuế rượu tạm gác lại, để còn phải đi tìm rượu gốc. Chúng tôi nhờ bà Hoa chỉ đường tới một lò rượu San Lùng chính hiệu, và được bà cắt cử ngay ông chồng tên là Thịnh dẫn lối. Ông Thịnh nói, phải đi bộ bốn cây số dốc núi đấy, bác nào không đi nổi thì hãy ngồi đợi tại nơi đậu xe ô tô.
    [​IMG]
    Phong cảnh thôn San Lùng
    Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, được mệnh danh là “Trưởng lão Cái bang” vì anh vừa cao tuổi nhất đoàn, bảy mươi hai tuổi, vừa mang nhiều các loại túi nhất đoàn, lại chính là người hăng máu nhất đoàn. Anh băng băng leo lên dốc thẳng đứng mũi ngựa, một lát thì quì xuống bờ đường mà thở hồng hộc. Nhà quay phim Huỳnh Lâm với chiếc máy quay nặng tám kilogam trên vai, vượt lên trước, vừa leo dốc vừa ghi hình phong cảnh núi non trùng điệp đẹp như mơ. Đạo diễn Lê Vũ Hoàng đi cặp kè Huỳnh Lâm, vừa “chỉ đạo nghệ thuật” vừa chụp ảnh lia lịa. Tôi, “thi sĩ lệch lạc”, lạc lè chân héo chân tươi, tuy thở đứt hơi, nhưng vẫn qua mặt được “trưởng lão” Huấn. Không thể tưởng tượng nổi người Dao lại ở cao đến thế, đến nhà lưng núi lại thấy thấp thoáng nhà trên gần đỉnh núi. Cứ tưởng “trưởng lão” Huấn bỏ cuộc, tụt xuống hạ giới rồi, nào ngờ, nghe tiếng xe máy rồ ga rượt lên, “trưởng lão” ngồi co quắp sau xe cười khành khạch. Thì ra, anh Huấn chui vào lán công nhân làm đường nghỉ nhờ, sẵn máy ảnh số chụp loạn xạ, làm quà mấy câu chuyện vui, được một chú nhóc đền ơn đáp nghĩa bằng một cuốc xe máy.
    Xe Win 100 cuả Trung Quốc leo núi rất khoẻ. Những thanh niên người Dao chạy xe máy leo đường mòn ngoằn ngoèo lên núi như làm xiếc. Rượu San Lùng từ núi xuống, trước kia đi bằng ngựa, nay đi bằng xe máy. Hầu như nhà nào trong thôn San Lùng này cũng có xe máy. Những con ngựa đứng gõ móng bên cạnh xe máy trong sân nhà trên lưng chừng núi cao, chụp ảnh thật đã. Mười một giờ rưỡi trưa, chúng tôi mới lên tới ngôi nhà đầu tiên trên thôn San Lùng, ở độ cao một nghìn một trăm mét. Nhà đóng cửa. Tới nhà thứ hai, cũng đóng cửa… Đang mùa gặt lúa, mọi người đều ra nương.
    Tất cả các nhà trong thôn đều đóng cửa. Ông Thịnh đưa chúng tôi tới nhà người nấu rượu nhiều nhất thôn, tự động mở cửa vào. Chủ nhà tên là Lò Kin Xài, chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Bản Xèo vừa đi họp dưới xã về. Dựng xe máy bên đôi ngựa buộc cột hè, ông Xài với vẻ mặt không vui, hỏi chúng tôi từ đâu tới, có việc gì, có giấy giới thiệu của chính quyền không… Sau khi xem chúng tôi xuất trình thẻ nhà báo và trình bày mục đích chuyến đi, ông Xài mới chịu tiếp chuyện và hô con cháu nhóm lửa lò rượu cho quay phim, chụp ảnh mọi công đoạn làm rượu.

    [​IMG]
    Trẻ em ở thôn San Lùng
    Câu chuyện rượu San Lùng đến lúc này mới thật rõ. Rượu nấu bằng thóc nương, trộn với một ít hạt cao lương, khoảng năm phần trăm thôi, ngâm nước và nấu lên như nấu cơm. Khi hạt thóc chín tới, vỏ trấu nứt ra, lộ một vết gạo trắng trông giống như nảy mầm là được. Thóc chín, rỡ ra nong, để nguội, rắc bột men, trộn đều, cho vào thùng ủ. Một hoặc hai ngày sau, tùy theo thời tiết, thóc chín men, thơm mùi cơm rượu, đổ nước suối vào ngâm, một số ngày tùy theo chất men và thời tiết, rồi chưng cất. Cất bằng chảo gang lớn, mỗi mẻ năm mươi cân thóc, cho ra hai mươi lít rượu trong vắt, nặng từ bốn lăm đến năm mươi độ, hoặc hơn…
    Qui trình nấu rượu thóc San Lùng không khác nấu rượu gạo, rượu nếp dưới xuôi. Chỉ khác chất nước, chất men và bí quyết, kinh nghiệm. Thóc nương cuả San Lùng. Nước suối núi San Lùng. Men dược thảo cổ truyền của San Lùng. Cách nấu truyền thống của San Lùng. Thế là thành rượu San Lùng thôi. Quẹt diêm đốt ly rượu, lửa xanh biếc huyền aỏ. Nhấm ngụm rượu tê tê, ngòn ngọt đầu lưỡi, và đặc biệt thơm mùi men, ngát hương giông giống như rượu nếp làng Vân.
    Bữa trưa, rượu thóc nương với thịt gà vườn núi, ngon đến ối giời ơi, và say nghiêng say ngả. Lâng lâng xuống núi, đã chiều. Chân nam có hơi xẹ chân chiêu. Rượu mạnh, uống nhiều, mà đầu vẫn êm, mà mắt vẫn sáng, quả nhiên “danh bất hư truyền”. Có trong tay một thứ danh tửu thật sự quí như thế, nhưng bà con San Lùng còn phải biêt làm gì nữa để thoát khỏi nghèo khó, cái nghèo khó truyền kiếp của người trên núi cao? Hàng ngàn lít rượu còn tồn đọng sau khi hợp tác xã rượu đặc sản của họ bị giải thể bắt buộc vì áp thuế vẫn đang chất đầy trong góc nhà, biết làm sao bây giờ. Và biết làm sao trong ngày mai?
    Lào Cai, đêm 23.10.2006.


    Thông tin liên hệ:
    Rượu dân tộc .COM
    Địa chỉ: Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội (xem bản đồ)
    Điện thoại: 0906068428 - 0904438696
    Email: sales@ruoudantoc.com hoặc kinhdoanh@ruoudantoc.com

    Website: http://www.ruoudantoc.com; http://www.ruoubacha.com; http://www.banpho-bacha.com; http://www.sanvat.com
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Lên Bắc Hà thưởng thức rượu ngô đặc sản Bản Phố


    Phát triển làng nghề truyền thống nấu rượu ngô đặc sản Bản Phố không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào Mông vùng cao, góp phần xoá nghèo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Mông, mà đã trực tiếp giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.
    Nếu ai đến thăm Bắc Hà, Lào Cai, xin dành thời gian ghé thăm vùng đồng bào dân tộc Mông ở Bản Phố. Tại đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng rừng mận tam hoa, đào đang chin đỏ, được thả mình nghỉ dưỡng, tận hưởng khí hậu mát mẻ, trong lành mà còn được thưởng thức hương vị ẩm thực vùng cao, tìm hiểu đời sống văn hóa dân tộc Mông qua việc thăm làng nghề nấu rượu ngô đặc sản Bản Phố.
    [​IMG]

    Những ngày đầu hạ này đến thăm vùng cao Bắc Hà, đi chợ văn hoá ở trung tâm huyện lỵ hay đi dạo quanh trục đường chính… sẽ thấy rượu ngô được bày bán nhiều trong những đại lý, hàng quán và tập trung thành nhiều góc nhỏ nhộn nhịp “người mua, kẻ bán”, mùi hương rượu thơm nồng đắm say. Không chỉ có vậy, thương hiệu rượu ngô Bản Phố thơm ngon, nổi tiếng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng nên người ta đến Bắc Hà mua rượu ngô đặc sản Bản Phố mang về xuôi bán, ở thành phố Lào cai, Yên Bái, Phú Thọ, thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… cũng có nhiều điểm bán rượu ngô đặc sản Bản Phố.

    Đến thăm làng nghề nấu rượu ngô đặc sản xã Bản Phố nằm cách trung tâm huyện lỵ gần 2 km. Tới gia đình ông Giàng Seo Sẩu, 58 tuổi, dân tộc Mông, ở thôn Bản Phố 2A- một hộ gia đình nấu rượu lâu năm, rượu thơm ngon có tiếng, có uy tín, được nhiều người đặt mua rượu, gặp lúc ông đang ngồi bên bếp lò nấu rượu ngô đặc sản. Ông Sẩu chỉ tay vào đám chum, vò, can nhựa ở góc nhà, vui vẻ cho biết: “Đây là rượu ngô đặc sản đặc biệt được nấu bằng men lá hồng mi đã được chưng cất, ủ cách đây gần năm để rượu không sốc, thơm ngon, có vị ngọt mát tự nhiên đã được khách đặt”. Tiếp đó chỉ tay vào cái chảo nấu rượu đang bốc khói nghi ngút, tỏa hương thơm nồng, ông Sẩu nói: “Còn đây là mẻ rượu ngô đặc sản loại thường đang nấu để bán vào những phiên chợ ”.

    Qua tìm hiểu được biết, có 02 loại rượu ngô đặc sản được bán với giá khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng người mua. Loại rượu đươc nấu bằng men lá hồng mi đã được chưng cất, ủ cách đây từ 3-4 tháng đến 1-2 năm trước, thậm chí là 3- 4 năm thường là do khách quen đến đặt rượu từ trước, giá rượu dao động từ 25 ngàn đồng- 35 ngàn đồng/lít. Còn loại rượu ngô đặc sản thường mới nấu để mang ra chợ bán có giá từ 15 ngàn đến 20 ngàn đồng/lít. Trung bình mỗi năm nhà ông Sẩu nấu và bán ra từ 3500- 4000 lít rượu, còn vào dịp Tết vừa rồi ông Sẩu bán được 1500 lít, có khoản tiền kha khá mua sắm, ăn Tết đầy đủ hơn.

    Đã từ lâu đời rượu là đồ uống phổ biến của người dân vùng cao, nhất là vào mùa đông giá lạnh. Ở huyện Bắc Hà thì hầu như xã nào cũng có gia đình tham gia nấu rượu ngô, nhưng rượu Ngô của đồng bào người Mông Bản Phố là ngon nhất. Theo kinh nghiệm của nhiều gia đình có nghề nấu rượu ngô nổi tiếng ở xã Bản Phố, thì rượu ngon hay không ngon phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nguyên liệu chính là ngô trồng ngay trong vùng, để nấu thành rượu ngô phải luộc trong một khoảng thời gian dài cho sôi nhiều lần đến khi hạt ngô chớm bung thì được sau đó ngô được để nguội hẳn rồi đem ủ men. Theo ông Giàng Seo Sẩu cho biết thì đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất, men rượu cũng do mỗi gia đình tự làm lấy từ hạt cây hồng my. Cây hồng my hạt giống hạt kê, được trồng xen ngay ở nương ngô hoặc dưới tán mận vào tháng 3 và thu hoạch vào tháng 7 dương lịch . Sau khi thu hoạch hạt hồng my được phơi khô sau đó tách hạt bỏ vỏ nghiền thành bột đem trộn với rượu và nước rồi nặn thành chiếc men hoàn chỉnh. Trộn ngô với men theo một tỷ lệ đã định rồi đem ủ, ngô được ủ ngay trên nền đất trong nhà thì mới tốt. Người nấu rượu sẽ nhận biết nhiệt độ ủ men bằng cách cho tay vào đống ngô. Họ luôn giữ cho đống ngô ủ không quá nóng, cũng không quá lạnh. Mùa lạnh thì che chắn và đậy lên trên đống ngô bằng bạt. Sau khi đống ngô ủ ấm lên, những hạt ngô xuất hiện phấn trắng thì đem ngô ủ cho vào trong thùng buộc chặt đủ thời gian chừng 5 đến 6 ngày thì cho ngô vào chõ để nấu rượu, chõ phải làm bằng gỗ thì mới tốt, ngô nấu rượu được tính bằng sinh, thông thường mỗi nồi rượu người ta nấu khoảng 2 sinh ngô bằng 60 Kg, chưng cất được khoảng từ 20 đến 24 lít rượu nồng độ khoảng chừng trên 40 độ.

    Dường như thứ rượu này chỉ dành riêng cho Bản Phố từ bao đời nay không sao lẫn được. Ngô, men hồng mi, rồi đất rừng, núi đá cộng với nguồn nước từ núi đá, khí hậu và tình cảm của người Bản Phố đã hoà lẫn, quyện chặt vào nhau để tạo nên thứ rượu ngon này. Để cho thế hệ trẻ tâm huyết với nghề nấu rượu, Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân Bản Phố động viên những người có kinh nghiệm truyền lại cho thế hệ trẻ tránh sự mai một, ông Giàng Seo Sẩu bày tỏ: Mình có được nghề nấu rượu là do bố mẹ truyền dạy lại cho, bây giờ mình phải có trách nhiệm truyền lại cho con mình, chúng giờ đây cũng đã tự nấu được rượu.

    Cùng với quả mận Tam Hoa, lê, đào, rượu ngô Bản Phố đã theo chân du khách khắp mọi miền đất nước, dù chỉ uống một lần hẳn nhớ mãi không quên. Rượu ngô Bản Phố nó mang theo trong đó những tâm tình của những người dân tộc Mông xã Bản Phố và hương vị của một vùng núi rừng Tây Bắc.

    Ngồi nhâm nhi chén rượu ngô đặc sản cùng gia đình ông Sẩu, Chủ tịch UBND xã Bản Phố Thào Xuân Thành cho biết: “ Nghề nấu rượu ngô có từ lâu đời nay, phát triển trở thành làng nghề. Năm 2007, huyện Bắc Hà xây dựng thành công thương hiệu rượu ngô Bản Phố nên bây giờ rượu bán chạy hơn, không bị nhầm lẫn, giá cao hơn nên ngày càng nhiều hộ nấu thường xuyên hơn và chủ yếu trồng ngô địa phương để nấu rượu cho ngon”. Ở xã vùng cao Bản Phố, hầu hết các gia đình người Mông trong xã đều nấu rượu ngô đặc sản, có 246 hộ nấu thường xuyên.

    Theo thống kê của xã Bản Phố, năm 2009, làng nghề Bản phố nấu và bán ra thị trường khảng 403.000 lít rượu trắng, tăng gần 40.000 lít, giá trung bình 15 ngàn đồng/lít, tăng 3.000 đồng/lít so với năm 2008, thu 6 tỷ 045 triệu đồng, tăng trên 1 tỷ đồng. Đặc biệt trong gần 02 tháng cuối năm 2009 và tháng đầu năm 2010, vào dịp giáp tết, giá rượu tăng vọt, giá trung bình là 20 ngàn đồng/lít, trong đó rượu ngô đặc sản được nấu bằng men lá hồng mi đã được chưng cất, ủ lâu, chôn đất có giá dao động từ 25 ngàn đồng- 35 ngàn đồng/lít. Trong dịp tết vừa qua, đồng bào Mông xã Bản Phố đã nấu và bán ra thị trường 120.000 lít rượu ngô đặc sản gồm rượu thường và rượu nấu bằng men lá hồng mi, thu gần 300 triệu đồng. Còn từ đầu năm đến nay, đã nấu và bán ra thị trường 217.000 lít rượu.

    Phát triển làng nghề truyền thống nấu rượu ngô đặc sản Bản Phố không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào Mông vùng cao, góp phần xoá nghèo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Mông, mà đã trực tiếp giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Mông ở Bản Phố. Cùng với rừng mận tam hoa sớm nở rộ trắng cao nguyên trắng bồng bềnh thì Thương hiệu rượu ngô đặc sản cũng đã góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Bản Phố, Bắc Hà, Lào Cai, thu hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu và thưởng thức rượu ngô Bản Phố.

    Theo Công TTĐT Bắc Hà



    Thông tin liên hệ:
    Rượu dân tộc .COM
    Địa chỉ: Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội (xem bản đồ)
    Điện thoại: 0906068428 - 0904438696
    Email: sales@ruoudantoc.com hoặc kinhdoanh@ruoudantoc.com

    Website: http://www.ruoudantoc.com; http://www.ruoubacha.com; http://www.banpho-bacha.com; http://www.sanvat.com
  4. tuusac

    tuusac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Rượu San Lùng của người Dao

    [​IMG]Có người bảo lời tán dương nào dành cho rượu cũng là dại dột, bởi cái thứ nước tinh tuý của trời đất ấy có “con sâu”, “con ma” làm lụi bại bao người, tan nát bao nhà.
    Nhưng vô tình, giữa hương xuân ngây ngất, lạc vào chốn tiên giới bồng lai, bản San Lùng (xã Bản Xỡ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), xứ sở của một loại mĩ tửu đã nức tiếng gần xa mà bất cứ kẻ sành cái ngon, cái đẹp nào ở đời cũng đã hơn một lần thưởng thức, tôi chẳng thể vô tình để không nói một lời gì về rượu.

    Thêm nữa, một đêm sống cùng những người Dao đỏ, tác giả của thứ nước tiên, nước thánh uống nồng nàn ấy, tôi đã thấu nỗi oan khiên mà mấy chục năm nay rượu và dân bản San Lùng phải gánh chịu. Thôi thì trước nàng xuân mơn mởn, mượn rượu tôi đành giãi bày.
    [​IMG]

    Truyền thuyết về rượu của trời
    Dân ở cái bản cao ngất trời bốn bề mây phủ ấy vẫn tự hào gọi đặc sản quê mình là rượu tiên.

    Chẳng biết cái tên này ra đời là do hương vị rượu thơm ngào ngạt “một người uống bốn người say”, người phàm trần uống một ngụm bỗng thấy mình như tiên khách hay tại những truyền thuyết mà bất cứ ai ở đất này đều biết, đều thuộc làu làu.

    Truyền thuyết thứ nhất kể rằng, ngày xửa ngày xưa, mặt đất còn nghèo, người trần còn đói. Giàng ở thiên đàng, nhưng thương người trần lắm, Giàng hay hạ thế ngao du khắp bốn phương để ban phát cho trần thế những điều tốt lành.

    Đến đất ấy, thấy địa thế đẹp Giàng dừng lại để nghỉ chân. Trưa nắng, khát nước, Giàng đã hoá phép để con suối nhỏ chạy vòng vèo qua bản nước vốn đục ngầu thành suối tiên, nước trong leo lẻo.

    Nhấp một ngụm nước suối ấy, cơn khát đang thiêu cháy cổ của Giàng tan biến, người phấn chấn lạ thường.

    Về trời đã được mấy mùa mận nở trắng rừng, nhưng chẳng hiểu thế nào, đất ấy người ấy đã làm trái tim Giàng thổn thức.

    Làm vua cai quản cõi trời, luật tiên giới khiến Giàng không thể xuống đất đó thăm lại thần dân nơi đó thêm một lần nữa(?)

    Để nguôi ngoai những nỗi nhớ mong, hàng ngày Giàng vẫn sai các tiên nữ xuống đất đó để múc nước mang về thiên đình.

    Nước ấy Giàng uống hàng ngày và càng uống thì khối tình, khối nghĩa của Giàng với bản làng nằm chót vót trên núi thẳm ấy càng sâu nặng. Và rồi, một hôm tù trường ngôi bản ấy giữa trưa nắng nghỉ lưng trên rẫy, nằm chiêm bao thấy ông lão râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào mách cho cách chiết xuất một thứ nước vừa có tác dụng giải khát vừa làm tăng thêm sức lực của con người.

    Khi choàng tỉnh, tù trưởng thấy ngay chỗ mình nằm có mảnh giấy ghi cách thức để tạo ra thứ nước tiên, nước thánh diệu kỳ ấy và ông biết người vừa báo mộng cho ông là Giàng đáng kính.

    Nước tiên ấy là tinh tuý của giời và đất, là những hạt thóc do bàn tay một nắng hai sương của dân bản ông tạo ra, và nước để đồ thóc chín được lấy từ dòng suối tiên mà ngày nào Giàng đã phù phép.

    Truyền truyết thứ hai kể rằng, khi trời đất mới hết cảnh hỗn mang, bản San Lùng thủa ấy chưa có tên như bây giờ.

    Những người Dao đỏ định cư ở đất này vì thấy nơi đây sơn thuỷ hữu tình, có non có suối.

    Một lý do nữa khiến những người Dao đỏ vốn thích cuộc sống nay đây mai đó gắn bó với đất này là khi đến đây, những người đầu tiên đi mở đất ấy luôn thấy một chiếc cầu vồng xuất hiện trên đỉnh những quả núi cao chót vót.

    Cầu vòng thì luôn có bảy sắc, nhưng cầu vồng ở đây thì chỉ có ba. Đoán là điềm lành, là nơi đất thiêng nên họ đã quyết định ở lại phá đất, lập làng.

    Khi đất hoang đã thành làng, thành bản thì cầu vồng ba sắc vẫn luôn xuất hiện, và sau cũng một tù trưởng nằm chiêm bao thấy thần linh báo mộng rằng, dân bản ông đang sống là bình rượu tiên của thiên đàng, cầu vồng ba sắc chính là ba con rồng do trời sai xuống để lấy rượu cho tiên giới.

    Giấc mơ tiên vừa dứt, vị tù trưởng ấy quyết định đặt tên cho bản mình theo tiếng người Dao là San Lùng (San Lùng nghĩa là tam long, tức ba con rồng). Dân bản San Lùng trồng cây lúa nương trên đỉnh núi ấy, cây lúa luôn trĩu hạt, gạo thì thơm phưng phức.

    Uống nước chảy ra từ khe núi ấy thấy ngọt và thơm mát kỳ lạ. Khi những hạt thóc ấy được đem ra nấu rượu theo cách thức của người Dao đỏ thì rượu có hương vị thơm nồng đặc biệt mà không thứ rượu của vùng nào sánh đựơc.

    Không say không về

    Trước khi lên với bản, chủ tịch xã Bản Xèo, Lý Díu Thiền, cũng là một người Dao đỏ cảnh báo: “Muốn biết con gì lên núi bằng 2 chân, xuống núi bằng 4 chân thì lên San Lùng. Người Dao đỏ mến khách lắm đó, không say, không đi bằng 4 chân thì đừng nói chuyện về”.

    Quả đúng như lời chủ tịch Thiền, người Dao đỏ ở đây quả thật vô cùng mến khách.

    Đến nhà nào sự ưu ái cũng được thể hiện bằng những chén rượu thơm nồng.

    Dạo bản một vòng đến nhà trưởng bản Lò Láo Tả thì mặt trời cũng vừa đứng bóng. Gặp đúng bữa cơm, thế nên, theo lời trưởng bản thì: “Không uống là không thật cái bụng”, tôi lại phải khăn gói theo hầu đức thánh Lưu Linh.

    Rượu từ trong can được rót ra khắp lượt. Hương rượu thơm đến độ kẻ chẳng bao giờ uống lấy một giọt cái hợp chất tê tê say say như ông bạn đồng hành của tôi cũng buồn tay muốn thử.

    Trưởng bản Tả ngồi khoanh chân trên nền gạch đá hoa khề khà mời khách. Ông bảo, đến Lào Cai mà không nếm thử hương vị của rượu San Lùng thì coi như chưa đến.

    Không uống thì dại và càng dại hơn khi biết rượu nhà trưởng ban Lò Láo Tả ngon nhất nhì bản, nghĩ vậy, nên anh bạn đồng hành của tôi đã quên khuấy mất tửu lượng của mình.

    Bản San Lùng có 36 hộ. Nhà nào cũng có nồi nấu rượu. Trưởng bản Lò Láo Tả bảo, người Dao đỏ ở đâu cũng biết nấu rượu thóc nhưng không có rượu nơi nào bì được với rượu San Lùng.

    Cách thức nấu rượu thóc cũng đơn giản lắm, thóc sẩy sàng sạch, để nguyên vỏ cho vào chõ đồ, khi nào thấy tất cả mọi hạt nở bung ra trắng xoá thì múc ra mẹt, sau 2 đêm, men ăn thóc làm cả mẹt bốc hơi ngùn ngụt thì cho vào thùng chứa ủ tiếp.

    Mùa đông thì ủ từ 5-6 ngày, mùa hè chỉ ủ 4 ngày. Ủ xong, cho vào nồi nấu cách thuỷ (cả trên và dưới đều phải có nước). Khi nấu lửa phải luôn đều. Già lửa một chút, rượu khê. Thiếu lửa thì không được rượu. Thêm một điều quan trọng nữa nước ở phía trên của nồi phải luôn lạnh, nên luôn cần một người túc trực để thay.

    Quy trình và kinh nghiệm nấu rượu chỉ có vậy, ai cũng biết, ấy thế mà mấy người nhà cũng người Dao đỏ ở bản Nậm Pốu, nằm ngay sát bản San Lùng đã bao đời áp dụng cái công thức ấy mà rượu của họ vẫn chẳng thể ngon, không hề có hương thơm quyến rũ như rượu San Lùng.

    Khi đã ngà ngà hơi men, trưởng bản Lò Láo Tả nói thẳng: “Rượu của bản tôi hơn rượu các nơi khác là do nguồn nước và do do cách thức chế men”. Nguồn nước, tất nhiên không phải lấy từ con suối quanh năm vẫn chảy ào ào qua bản, mà theo ông Tả thì có vài mạch nước ngầm mà chỉ đàn ông, con trai có uy tín trong bản mới biết.

    Men nấu rượu là men lá, được làm là gạo nếp thơm nghiền nhỏ cộng với 15 loại lá rừng. Theo ông Tả thì 15 loại lá cây ấy, tất cả đều là vị thuốc đều là vị thuốc và “kẻ ngoại đạo” thì không thể biết tên các thứ lá cây này.
    Ngay cả trong 36 hộ, 201 khẩu người Dao đỏ ở bản San Lùng này thì cũng chỉ 36 ông chủ gia đình biết tên, biết mặt những thứ cây ấy.

    Nếu có vinh dự được đi theo xem họ hái lá rừng cũng chẳng thể biết được bởi họ rất cảnh giác. Mỗi lần đi rừng, họ hái cả gùi, vì trong cái đống hổ lốn ấy, có cả những cây, những lá mang về chỉ để vứt đi.

    Thậm chí nhiều nhà còn cảnh giác đến độ, mang lá về rồi cũng băm, cũng giã xong để đấy chẳng làm gì. Men lá họ giữ kín như bảo bối gia truyền.

    Khi người chủ gia đình ấy không còn đảm đương được trọng trách của mình bí quyết chế tạo men lá được truyền cho các con trai.

    Trước khi truyền nghề, các người con trai ấy phải làm lễ ăn thề với các vị thần là không được tiết lộ bí quyết ấy cho bất kỳ ai. Ai không giữ được lời thề sẽ bị Giàng trị tội. Con gái theo chồng, tất nhiên, không ai được biết.

    Dân bản San Lùng giờ đã có bát ăn bát để, chứ chẳng còn thiếu ăn thiếu mặc như chục năm trước đây. Rượu San Lùng đã thành thương phẩm nên nhà ai cũng có đồng ra đồng vào.

    Nhà nào cũng có tivi màu, bắt đài trung ương có rõ mồn một nhờ hệ thống chảo thu mi ni . Trưởng bản Lò Láo Tả phấn khởi khoe: “Bản tôi mỗi tần mang xuống chợ khoảng 1000 lít rượu, tính ra mỗi tuần cũng thu cả chục triệu. Mừng lắm! Vui lắm!” Nhà ông Tả mỗi ngày cho ra lò khoảng 40 lít rượu, thu 450 nghìn đồng. Trừ tiền thóc, tiền củi cũng nhẹ nhàng bỏ túi cả trăm nghìn.

    Thật hiếm có nghề nào mang lại lợi nhuận cao như thế. Rượu San Lùng trứ danh, đến bản San Lùng lại được nghe những “thương hiệu” trứ danh khác. San Lùng nhà lò Kim Phù, San Lùng nhà Lò Sài Phin, San Lùng nhà Lò Cao Pà, San Lùng nhà Chảo Cùi Chìu… Đi cùng với những “thương hiệu” ấy là một cuộc sống no đủ, là phơi phới tương lai.

    Chén đắng đầu xuân

    Trưởng bản San Lùng Lò Táo Trả sửng sốt khi nghe tôi kể đi bất cứ nơi đâu cũng thấy người ta bán rượu San Lùng. Trong cái sửng sốt của ông già gắn cả đời mình với nỗi nấu rượu ấy, tôi chẳng tìm thấy niềm vui vì rượu bản mình nổi tiếng khắp từ bắc chí nam mà chỉ thấy nỗi buồn, nỗi xót xa tràn đầy trên khoé mắt.

    Ông buồn, xót xa cũng phải, vì bản ông chỉ có 36 nóc nhà, nấu nhiều thì mỗi tuần chỉ vẹn vẹn trên dưới 1000 lít rượu. Số ấy, bán cho dân Bát Xát còn chẳng đủ, huống chi… Vậy mà nơi nào cũng thấy: “Có bán rượu San Lùng nguyên chất”, hoặc “rượu San Lùng 100%…

    Đã có người cố tình gọi chệch rượu San Lùng thành rượu “Sắn Lùng” tức là rượu sắn giả San Lùng, nhưng số này xem ra cũng chẳng thấm vào đâu.

    Ông Lý Văn Trình, chủ tịch Hội nông dân xã Bảo Xèo thì khẳng định có nhiều rượu San Lùng trên thị trường là do những kẻ buôn rượu lấy rượu gạo pha vào. Ông quả quyết một công thức pha rượu như sau: ở bản San Lùng thì một lít rượu là một lít rượu, nhưng xuống đến huyện, 1 lít rượu ấy đã hoá thành 10, và đến tỉnh thì 10 lít rượu ấy hoá 100 và đi các tỉnh khác thì 100 hoá 1000. Số lượng rượu San Lùng trên thị trường đã chứng minh cái công thức là hoàn toàn có cơ sở.

    Thêm một chén đắng nữa, khi thị trường lên cơn sốt, theo một số tay buôn rượu San Lùng ở thị trường Bát Xát, đã có không ít những gia đình ở bản San Lùng vì lợi nhuận mà bán đi chữ tín của mình. Họ cất rượu từ nơi khác về, và người mua rượu cứ thấy họ mang rượu từ trên bản xuống là mua, không cần biết ấy là rượu gì. Cứ đo đủ độ, nếm thử thấy ngai ngái là mua.

    Trước thực trạng trên, ông Lý Dịu Thiền chủ tịch xã cho biết, chính quyền xã đang cố gắng hoàn thành mọi thủ tục để đăng ký thương hiệu cho thứ đặc sản quê mình.

    Có vậy, rượu San Lùng sẽ thoát khỏi tiếng nỗi oan mà lâu nay vẫn phải gánh chịu.

    Xuân mới, còn gì tuyệt vời hơn khi có chai rượu San Lùng thết khách. Rượu San Lùng nặng (48-520) nhưng êm, ai quá chén, say cũng không thấy đau đầu. Xuân mới, cũng xin gửi tặng dân bản San Lùng những mong ước tốt lành, cùng với một niềm hy vọng, nay mai, rượu San Lùng sẽ đúng là rượu San Lùng như sự kết tinh mong ước của trời và đất.

Chia sẻ trang này