1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rượu và Hà Nội

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi hoibihay, 04/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Rượu và Hà Nội

    Đã gần 1 năm rồi em không được uống rượu ở Hà Nội,Hà Nội rượu cũng không được nổi tiếng cho lắm nhưng cái đáng bàn là những món nhậu vỉa hè ở đây.

    đầu tiên em muốn nói là món " dê " ở hà nội mà không đi ăn lẩu dê " dũng râu" thì không phải là dân nhậu,khi còn ở nhà hầu như tuần nào em cũng chui vào quán này.uống rượu với thịt dê rất ngon,rẻ và thịt dê cũng rất bổ nữa.những người vào đây uóng rượu trước tiên hầu như ai cũng gọi món nướng.Nầm nướng hoặc là thịt nướng ăn cùng với các loại rau thơm như : đinh lăng,mơ.ăn 1 miếng thịt nướng quấn lá Mơ và đinh lăng rồi chấm với tương(người sành ăn gọi là nước chao)thì thấy bùi đến tận ......cái gì đấy.sau khi ăn xong món nướng thì tiếp đến sẽ là món lẩu,bình thường thì mọi người ăn lẩu thịt nhưng riêng với em thì toàn gọi lẩu chân thôi.lẩu chân tuy đắt hơn 1 chút nhưng khi uống rượu mà gặm nhắm thì thật thú vị phải không.nhưng cái ngon nhất trong nồi lẩu không phải là chân,thịt hay rau mà đó là " váng đậu "1 thành phần tiêu biểu để làm nên nồi lẩu dê tuyệt hảo.có 3 loại rượu ở quán dê,đó là cà dê,mật dê và tiết dê trong đó thì rượu mật và cà dê đắt gấp 4 lần rượu tiết nhưng mỗi thứ đều có 1 vị riêng của nó.
    những ai ở Hà Nội nêu thích ăn lẩu thì hãy đến " dũng râu " còn thích ăn món nướng thì nên ra " lẩu dê nhất ly " ở hàng cót,món nướng ở đó ngon hơn

    Rút dao chém xuống nước nước bắn đầy mặt.
  2. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Lang thang qua những "miền rượu"
    Trong cái se lạnh của đêm Hà Nội những ngày cuối thu đầu đông này, ngồi bên quán cóc trong những con phố cũ, nhâm nhi chén rượu ta với mấy miếng ổi xanh, vài quả cóc dầm ớt là một cái thú mà ta chẳng thể tìm thấy ở những thành phố phương Nam. Hãy tạm xa chiếc bàn phím và những cửa sổ của Bill Gate, cùng thử ghé đến những tửu quán, có tên và không tên - những "miền rượu" ở đất Hà Thành.
    Lâng lâng chén "rượu quê"?
    Học ngành kinh tế ra nhưng lại lang thang khắp mọi miền đất nước trong nghề lâm nghiệp, anh Nguyễn Quốc Nam có dịp được thưởng thức nhiều loại rượu nổi tiếng các vùng. Ý tưởng mở một quán rượu dân tộc đã thôi thúc anh cách đây 18 năm và anh đã thực hiện được nó năm 1998. Quán "Rượu quê mình" của Nguyễn Quốc Nam được dân nhậu biết đến bởi phong cách rất dân tộc, rất văn hoá và rất? rượu. Nói theo ngôn ngữ dân nhậu, "Rượu quê mình" là một trong những "miền rượu" hay của Hà Nội bây giờ.
    Nằm lặng lẽ trên phố Phùng Hưng, quán "Rượu quê mình" là một trong những niềm tâm huyết lớn nhất trong cuộc đời chủ quán Nguyễn Quốc Nam. Anh hiểu được điều quan trọng nhất của một quán rượu chính là? rượu.
    Do đi nhiều, đến nhiều vùng văn hoá trên đất nước, khi trở về Hà Nội anh Nam đã học được nhiều công thức chế rượu ngon. Ý định mở quán rượu quê thôi thúc, anh bàn với hai người bạn đồng ngũ năm xưa giúp sức. Anh Phạm Văn Môn ở Ninh Hiệp, Gia Lâm là nguồn cung cấp thảo dược, anh Đinh Văn Đức ở Cổ Bi, Gia Lâm chuyên nấu rượu cho "Rượu quê mình".
    Trong không gian nhỏ hẹp của quán, bất cứ cái gì cũng được anh Nam bài trí cho gắn với hình ảnh của làng quê Việt Nam. Từ chiếc cốc để uống đến nậm đựng rượu anh đều sang tận Bát Tràng đặt theo phong cách riêng của mình. Đồ nhắm chỉ là đĩa cá rô rán, tép xào khế, lạc rang?
    Khách đến "Rượu quê mình" như được trở về trong khung cảnh thôn quê thật sự. Trong hơi men dìu dịu của rượu nếp cái hoa vàng, lẳng nghe tiếng chim cu gù bên chiếc bàn gốc si và những người phục vụ mặc áo nâu sòng. Đã vào đây là không còn ai phải vướng bận chuyện "nhân tình thế thái", chuyện riêng tư sầu muộn nữa. Họ lâng lâng trong hơi men rượu quê, ngồi ngay giữa thủ đô mà cứ ngỡ như mình đang ngồi ở chốn núi rừng, chốn quê mùa xa xôi nào. Đó là cảm nhận của những khách hàng đã từng đến, từng lâng lâng ở "Rượu quê mình" Ai đến một lần cũng thấy da diết và say lòng .
    Và đặc biệt, rượu ở đây uống rất khó say, không đau đầu. Khó say ở chỗ tất cả các loại rượu đều là một vị thuốc có lợi cho sức khoẻ và chủ quán ít khi bán nhiều cho ai bao giờ. Những thanh niên "tóc xanh, tóc đỏ" lấy rượu làm niềm vui, dù có chất hàng núi tiền cũng không bao giờ được tiếp.
    "Rượu quê mình chỉ là một mô hình nhỏ trong một ý tưởng lớn của tôi. Trong tương lai không xa, tôi dự định gây dựng Rượu quê mình thành một địa điểm nhỏ của văn hoá rượu Hà Nội. Nơi đây sẽ có đủ các loại rượu nổi tiếng trên ba miền đất nước như rượu Làng Vân ở Bắc Ninh, rượu Kim Sơn ở Ninh Bình, rượu Gò Đen ở Tây Ninh?"- Anh Nguyễn Quốc Nam bộc bạch ý định của mình.
    Lai rai trong "cảm giác rắn"
    Đầu năm 1985, trong ngõ Tạm Thương, phố Hàng Bông (Hà Nội) có một quán rượu nhỏ mọc lên. Đó là quán của cụ Đinh Văn Thọ. Cụ Thọ là người gốc Hà Nam Ninh lên Hà Nội từ trước năm 1945. Do nghề nghiệp thời trẻ là lao động chân tay nhiều nên khi về già bệnh đau xương đã hành hạ cụ Thọ.
    Cụ chạy chữa khắp nơi không khỏi. Người con nuôi của cụ là một bác sỹ khuyên nên ngâm rượu rắn uống. Ông bác sĩ này đã dẫn cụ đến một thày lang có những bài thuốc bằng rượu rắn nổi tiếng ở Nhổn (một vùng ven Hà Nội). Sau khi chữa khỏi bệnh đau xương của mình, cụ Thọ nảy ra ý định mua rắn về ngâm rượu bán.
    Lúc đầu quán của cụ chỉ có vài phong kẹo lạc, dăm chiếc chén trên chiếc bàn con. Sau thấy rượu của cụ ngon, khách đến ngày một đông và chủ yếu là các bậc cao niên. Đã có một thời dân nhậu Hà Nội quen câu cửa miệng "Rượu rắn ông Thọ". Từ đó người ta cứ quen gọi là quán rượu ông Thọ cho đến tận bây giờ. Năm 1994, cụ Thọ mất và hiện nay chỉ còn lại người cháu nội cụ bán. Chị Đinh Thị Bình cũng đã học được ở ông nội cách pha chế từng loại rượu cho phù hợp với từng loại khách.
    Rượu ở quán "Ông Thọ" được nhiều người thích, ngoài cảm giác "rắn" ra còn ở một điều khác nữa. Đó là vị thế của quán, nhiều khách thích điều này. Tuy chật hẹp nhưng nó lại nằm sâu trong ngõ nhỏ, rất yên tĩnh, không bị cái nhộn nhạo, xô bồ của phố phường len lỏi vào cơn say của mình. Và hơn nữa, "mồi" của quán đơn giản, giá bình dân và ngon. Chỉ cần bỏ ra... 2.000 đồng là đã có một cốc rượu rắn hay tắc kè, thêm một đĩa lạc rang 1.000, đĩa dưa chuột 1.000 là có thể lai rai, lâng lâng và hoà mình trong một chút bình dị của nhịp sống thị thành nơi ngõ vắng.
    Uống cho "vơi" cả hè phố
    Trong cái se se lạnh của đêm Hà Thành, ngồi bên quán cóc trong khu phố cổ mà nhâm nhi chén rượu nhạt với mấy miếng ổi xanh, vài quả cóc dầm ớt thì không gì thú vị bằng. Bao nhiêu âu lo, bao nhiêu nỗi niềm của cuộc sống dẹp sang một bên để con người ta trở về với chính mình. Có vô vàn lý do để đến với rượu, để giãi bày lòng mình nhưng thú uống rượu đêm thì quả thật, không nơi nào "say" và ngất ngây như khi người ta lang thang Hà Nội và... uống rượu. Nhiều khi, buồn, làm dăm ba chén cho vơi, đẩy nỗi sầu muộn vào trong hoặc tìm tri âm dốc hết nỗi lòng. Vui, cùng nhau cạn hết, uống cho mình thành kẻ lâng lâng để thức cùng phố cũ, vui trong cái vui của chính mình.
    Một nhà thơ ở hội nhà văn Việt Nam đã "lâng lâng" như thế suốt một ngày bên quán cóc hè đường Nguyễn Du mặc cho dòng đời chảy trôi không ngừng bên ngoài. Nhà thơ này có một điều đặc biệt là chỉ có lang thang, ngất hơi men mới làm được thơ. Quán cóc bên hồ Thuyền Quang đã hằn sâu dấu chân ông đến nỗi mỗi khi vắng ông, bà cụ chủ quán chẳng biết bán rượu cho ai.
    Ở Hà Nội có một nơi mà khi nhắc đến, ai xa thủ đô lâu cũng cảm thấy có cái gì đó tựa linh hồn Hà Nội, thiêng liêng và lắng đọng. Đó là "khu 36 phố" với những "Hàng" đã đi vào tâm linh người Hà Thành. "Đêm phố cổ, bên chén rượu nồng - ngất ngây say cho vơi hè phố..." - một câu thơ về rượu, về phố cổ Hà Nội đã nói hộ lòng người như vậy.
    Trên góc phố Hàng Dầu, có một cụ bà bán quán đêm đã mười mấy năm. Gánh rượu của cụ lúc đầu chỉ dăm ba cái chén con, vài quả ổi xanh, nhưng khách đến ngày một đông. Rượu ở quán cụ, ai uống một lần không thể không đến lần thứ hai. Đậm đà, thoang thoảng hương nếp và hơn cả là quyện cả hồn phố cổ vào. Ai sành rượu cụ mới khó bỏ, thấy da diết nhớ Hà Nội mỗi khi đi xa. Khách vào quán cụ chỉ là bác xích lô chạy đêm nghỉ chân, anh bánh mì rong làm đôi chén chống cái lạnh đêm mùa đông hay cụ già lỡ độ đường dừng bước.
    Trước đây trên phố Phạm Sư Mạnh có một hàng rượu làng Vân mà không phải ai cũng biết. Người bán là một ông già quê gốc làng Vân. Gánh hàng của ông lão đặt lặng lẽ bên một gốc cây hoa sữa già. Ông già lặng lẽ, khách đến cũng lặng lẽ đến nỗi có những người dân ở ngay cạnh cũng không biết ông bán rượu. Gắn bó với góc phố vắng đã lâu, ông kể lại... Có một ông già gốc Hà Nội, định cư bên Mỹ đã lâu mới về thăm. Căn nhà trước đây của gia đình ông ở phố Phạm Sư Mạnh chính lại là nơi ông già bán rượu ngồi. Sau vài lần cùng nhau lâng lâng, hai người nhanh chóng thành bạn rượu. Có lần vào một đêm thu, hoa sữa rơi kín lối phố. Gánh rượu của ông lão cũng rụng đầy hoa sữa. Hai người đã ngồi uống với nhau và say trong mùi hoa sữa dìu dịu. Đó là một thú uống của người Hà Nội gốc bên tri âm của mình...
    Nore

Chia sẻ trang này