1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

S i N g L e C l U b - a L o N e N e V e R a L o N e - Hết mình cho Cuộc Sống!

Chủ đề trong 'Làm quen - rút ngắn khoảng cách' bởi ducnm78, 07/08/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sieuchanhhadong

    sieuchanhhadong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2004
    Bài viết:
    6.768
    Đã được thích:
    0
    Mưa . Bùn ghê Les nhỉ
  2. miss_U_so_much

    miss_U_so_much Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2005
    Bài viết:
    2.384
    Đã được thích:
    2
    Uh nhỉ, quên mất, ko nhìn thấy khách vào nhà, sorry bạn nhá!
    Nhưng muh... Les ui... sao lại mời vào buồng tắm thía

  3. miss_U_so_much

    miss_U_so_much Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2005
    Bài viết:
    2.384
    Đã được thích:
    2
    Thui thui, em ko có ý định bơi, khỏi cần khoẻ chân làm gì hết á, làm Vịt con xấu xí cũng được...
  4. born2make_U_happy

    born2make_U_happy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2006
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    0
    Em mới lấy số nè 0984238699. Chưa đi off được buổi nào buồn quá các Bro các Sis ơi.
    Tên em là Nguyễn Như
    nick chát nè tinh_ve_online
    số điện thoại nè 0984238699
    Nhớ nhé các anh các chị các em hihi
  5. miss_U_so_much

    miss_U_so_much Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2005
    Bài viết:
    2.384
    Đã được thích:
    2
    hihihi, chào bạn, lại thay mặt mọi người ra tiếp khách
    Chưa đi off buổi nào thì nhân tiện chủ nhật này cả nhà đi Bát Tràng, bạn đi luôn nhé... Đảm bảo bạn sẽ cực ấn tượng với nhà SC

  6. tung_mad_man

    tung_mad_man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    5.794
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí Lễ tân này nhanh nhẩu phết nhỉ! khác hẳn vẻ hiền lành, khá ít nói ngàoi đời
  7. tung_mad_man

    tung_mad_man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    5.794
    Đã được thích:
    0
    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GỐM BÁT TRÀNG THẾ KỶ XIV-XIX
    Vị trí địa lý
    Bát Tràng là một xã gồm hai thôn đó là thôn Bát Tràng và thôn Giang Cao. Bát Tràng ngày nay thuộc Huyện Gia Lâm, Thủ đô Hà Nội. Vị trí địa lý của Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía bắc giáp xã Đông Dư, phía đông giáp xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm), phía tây giáp sông Hồng, phía nam giáp xã Kim Lan (huyện Gia Lâm) và xã Xuân Quang (huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng) .
    Từ trung tâm Hà Nội có đường thuỷ và đường bộ đến Bát Tràng. Đường thủy từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng. Đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về hướng tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20km).

    Hình thành làng gốm Bát Tràng
    Theo sử biên niên có thể coi thế kỷ XIV-XV là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng. Nhưng theo những tư liệu thu thập được ở tại Bát Tràng thì làng gốm có thể ra đời sớm hơn. Theo những tư liệu dân gian, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127, khoảng đầu TK XII. Nghề gốm của Việt Nam xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của văn hoá Hoà Bình đầu văn hoá Bắc Sơn cách ngày nay gần 1 vạn năm.
    Năm 1010 với sự ra đời và phát triển của kinh thành Thăng Long, Hà Nội đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Gần kinh thành lại nằm bên bờ sông nhị (sông Hồng), Bát Tràng có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi để phát triển về công thương nghiệp. Đặc biệt vùng này có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm.
    Cuối thời Trần TK XIV và sang đời Lê TK XV, Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh, Trung Quốc.
    Năm 1958 khi đào kênh Bắc Hưng Hải cắt qua phía nam làng Bát Tràng người ta đã tìm thấy dấu vết của làng Bát Tràng xưa nằm sâu dưới lòng đất đến 12-13m. Đó là những di tích nhà ở, sân gạch, và nhiều phế vật bằng gốm. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng xưa đang bị chôn vùi trong lòng đất.

    Các chặng đường phát triển
    Thế kỷ XV dưới triều Lê (1428-1527) và thế kỷ XVI dưới triều Mạc (1527-1592), gốm Bát Tràng phát đạt, sản phẩm gốm phong phú và được lưu thông rộng rãi.
    Vào thế kỷ XVI-XVII, gốm Bát Tràng phát triển trong một bối cảnh kinh tế mới của đất nước và khu vực. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành.
    Năm 1371 gốm Việt Nam mở rộng thị trường ở khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian từ 1604-1634, gốm Việt Nam được nhập cảng vào Nhật, mở đầu cho thời kỳ xuất khẩu đồ gốm sang nước ngoài phát triển mạnh mẽ. Tk XV-XVII là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía Bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu (xã Thái Tân, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng).
    Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á.
    Từ cuối TK XVII, nhất là từ TK XVIII, việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút, nguyên do là vì gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn xuống thị trường Đông Nam Á.
    Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có được thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây dựng rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội thời bấy giờ.
    Thế kỷ XVIII-XIX, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.

    Làng gốm Bát Tràng cùng Nam Việt ngày nay
    Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh, nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường. Sau chiến tranh 1945-1954 kết thúc, tại Bát Tràng thành lập Xí nghiệp gốm Bát Tràng (1958) với 1250 công nhân, Xí nghiệp X51, X54 (1988) cùng các hợp tác xã và Liên hiệp gốm sứ (1984). Bát Tràng đào tạo được hàng trăm thợ gốm trẻ cung cấp cho các lò gốm mới mở ở các tỉnh.
    Từ sau năm 1986 gốm Bát Tràng có nhiều chuyển biến, các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần. Hiện nay Bát Tràng có 7 công ty TNHH, một số tổ sản xuất. Ngày nay cả xã Bát Tràng (gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao) trở thành một trung tâm gốm lớn, cả xã có 1221 hộ chuyên làm gốm và dịch vụ, trong đó thôn Bát Tràng có 2700 người với 570 hộ, tất cả đều làm nghề gốm.
    Cty TNHH Nam Việt là một trong những gia đình tiên phong trong việc đưa sản phẩm gốm Bát Tràng phát triển rộng ở thị trường trong nước cũng như quốc tế, từ sau 1992 khi nước nhà bước sang nền kinh tế thị trường. Cty cũng đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất tại Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh với thương hiệu sản phẩm mang tên ?oSắc Gốm?.
    Ngoài các mặt hàng truyền thống, Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa?và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Trong vài năm trở lại đây, hoạt động của làng gốm Bát Tràng trở nên sôi động. Sản phẩm gốm Bát Tràng không dừng lại ở trong nước mà đã theo chân các thương gia đến các nơi trên thế giới.

    Đời sống văn hoá
    Bát Tràng còn có nhiều đình làng, chùa, đền, miếu. Hàng năm, lễ hội làng Bát Tràng tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch và thường kéo dài trong 7 ngày. Tiêu biểu nhất là lễ hội Rước nước. Tại Bát Tràng, dòng họ đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá và tín ngưỡng của dân làng, trong đó Họ Nguyễn Ninh Tràng là họ bản địa lâu đời nhất, được cả làng tôn trọng.
    Bát Tràng là một làng gốm lâu đời, nổi tiếng và cũng là một làng có nhiều truyền thống văn hoá vừa mang những sắc thái cộng đồng chung của các làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ, vừa phản ánh những nét đặc thù của nghề gốm.
    Copyright © 2005 NamViet-Ceramic. All rights reserved.
  8. lesbian_8283

    lesbian_8283 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2005
    Bài viết:
    6.080
    Đã được thích:
    0
    Mưa trên phố ngày xưa, lời yêu thương thì thầm trong mưa !
    Sao mưa phố chiều nay đôi tình nhân ấy , không còn qua đây !
    pẹp pèm pem !

  9. lesbian_8283

    lesbian_8283 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2005
    Bài viết:
    6.080
    Đã được thích:
    0
    Vào buồng tắm vì bị đứng ngoài ướt hết chứ sao ! Cô cứ cẩn thận với tui nhá ! Tui thịt h ! Cắt ! Ngày CN hok cho hun nữa ! Hun ng bị ướt !
  10. tung_mad_man

    tung_mad_man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    5.794
    Đã được thích:
    0
    Làm bài nữa về Bát Tràng nhỉ
    Chợ gốm Bát Tràng
    Phong phú với hàng triệu mặt hàng, chợ gốm sứ quy tụ từ con thú đất nung nhỏ xíu cho đến chiếc lọ lục bình có giá chục triệu. Không chỉ đến mua bán, du khách còn được người dân làng cổ Bát Tràng giới thiệu công nghệ, tinh hoa của sản phẩm gốm truyền thống.

    Mới khai trương hơn 1 tháng song chợ gốm đã hoạt động rất nhộn nhịp, nhất là vào ngày cuối tuần. Sáng sáng, hàng nghìn bạn trẻ Hà Nội, khách nước ngoài men theo bờ sông Hồng hoặc theo tàu du lịch trên sông về chợ. Họ thoả thích ngắm nhìn, sờ tận tay những sản phẩm gốm thuần Bát Tràng. Từ những loại bình, lọ, bát kiểu dáng và màu sắc đương đại đến những loại chén, đĩa cổ được phục chế, các bộ tranh, tượng nghệ thuật từ chất liệu gốm... Giới trẻ rất thích thú những chuỗi vòng gốm được trang trí hoa văn độc đáo, bầy thú xinh xắn...

    Không chỉ tự do xem hàng, du khách còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, phối màu men mà người thợ thủ công dày công nghiên cứu. Anh Phùng Văn Hữu, một chủ hàng cho hay, các hộ gia đình đưa sản phẩm ra chợ gốm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm truyền thống tới khách thập phương, không đặt yếu tố kinh doanh lên hàng đầu. Do vậy, đây là chợ gốm duy nhất mà du khách có thể thoải mái xem hàng hoặc tìm hiểu về sản phẩm theo ý thích.


    Theo một số bạn trẻ, ngoài mục đích mua bán đồ gốm sứ khi đến Bát Tràng, họ còn muốn tìm hiểu các công đoạn sản xuất, tinh hoa của sản phẩm gốm. Chợ gốm đã đưa họ gần gũi với sản phẩm gốm và người thợ. Ông Trần Quốc Việt, Trưởng ban quản lý chợ, cho rằng, mong muốn của người dân Bát Tràng là giữ gìn và lưu danh thương hiệu truyền thống, tên hiệu tạo được chỗ đứng vững chắc trong kinh tế thị trường. Do vậy, sản phẩm của bà con đưa ra chợ gốm đều có chất lượng cao, giá bán hợp lý. Ngoài ra, chợ gốm xoá đi kiểu làm ăn "nhà nào biết nhà đấy", các hộ dân đã giao thương, học tập nhau những kiểu thiết kế mới, màu men lạ, cùng đưa ra những ý tưởng cho sản phẩm độc đáo, mới lạ bởi họ là người tự sản xuất, thiết kế.

    Theo ông Việt, hiện nay chợ đã có gần 100 gian hàng, song thời gian tới sẽ mở rộng hơn. Ngoài ra, sẽ bố trí khu vực giới thiệu sản xuất để du khách được biết 24 công đoạn sản xuất gốm, tự tay làm những sản phẩm theo ý thích. Như thế, du khách sẽ hiểu kỹ hơn về nghề truyền thống này. Tuy nhiên, về Bát Tràng, khách du lịch vẫn phải đi trên con đường đê gần 10 km với đầy "ổ gà". Ngoài ra, còn chịu đựng khói bụi len lỏi khắp làng bởi còn gần 50% hộ dân nung gốm bằng lò than mà chưa chuyển sang lò gas. "Giá mà khắc phục những điểm này, khách du lịch về thăm làng gốm sẽ đông gấp nhiều lần hiện nay", ông Việt nói.
    © Copyright 2004 Trung tâm Tin học - Tổng cục Du lịch (TITC)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này