1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sách báo liên quan

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi muaxuan_hn2004, 25/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    hic, cảm động quá
    vâng, cảm ơn cô, cháu ngủ nhưng vẫn mở mắt cô ah
    trời đen kịt, mắt cay sè cháu vẫn mở mắt
    mắt cháu trợn trừng chứ hem dim dim, ti hí như ng ta đâu !
  2. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Có câu thơ:
    "Nằm mộng đi bói trong mơ
    Thầy mù mở mắt vẫn ngờ là chưa
    Chúng sinh mắt nhắm say sưa
    Cùng trong huyễn mộng, ai lừa được ai..."

    Cổ nhân bảo: "Tiên trách Kỷ, hậu trách Nhân"
    Chúa bảo: "Lỗi tại ta, lỗi tại Ta mọi đàng"
    Nhà Phật có câu: "Vạn pháp duy tâm tạo, vạn hữu duy thức hiện"
    Ngày đầu, tuy tai nghe mà tâm chẳng phục, cho tới khi chợt nhận ra thấy mình đầy tăm tối...sám hối tuy muộn mằn nhưng cũng mang lại nhiều biến đổi và con đường trở nên dần tươi sáng. Hành lý mang theo những buổi ban đầu chỉ vẻn vẹn mấy câu Thầy cho: Đình tĩnh - Sáng suốt và trong lành !
    Tới đâu cũng chỉ nguyện cầu trước hết mở con mắt huệ, sáng trí, sáng lòng...Hướng tới Vô Biên, Vô Tận...
  3. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    cúi đầu...
    nhìn xuống.....
    ngẩng lên....
    cười.
  4. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    NHÂN QUẢ
    Mọi người rất đỗi ngạc nhiên về ẩn dụ mang tính cách rất thời sự của Minh Sư: "Đời sống chẳng khác gì một chiếc xe hơi."
    Các đệ tử đợi chờ trong thinh lặng vì biết rằng trước sau gì rồi cũng được nghe lời giải thích:
    Cuối cùng Minh Sư bảo: "Ồ, phải rồi. Người ta có thể dùng một chiếc xe hơi để vượt đèo cao."
    Mọi người lại im lặng.
    "Nhưng đa số người ta nằm trước xe hơi, tự ý để cho xe cán lên. Rồi họ đổ thừa cho chiếc xe hơi gây ra tai nạn."
    (Trích từ: Một Phút Minh Triết)
  5. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1

    Được rarach24 sửa chữa / chuyển vào 05:39 ngày 16/07/2009
  6. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Tư duy siêu việt
    Có một người vừa nghĩ hưu trở về quê mua một căn nhà để ở. Ông muốn yên tịnh ở lại đó để viết sách và nghiên cứu khi tuổi về già.
    Mấy tuần đầu, cái gì cũng tốt đẹp, môi trường ở đó yên tĩnh rất thích hợp với những người có tuổi tác lớn như ông. Nhưng tự nhiên có một hôm, ba em học sinh sau khi bãi học đến đây chơi, rồi vứt rác vào chỗ ông ở, chúng chơi rất vui vẻ không cần biết chuyện gì.
    Ông già chịu không nổi với tiếng ồn náo của chúng, Thế là nói với tụi trẻ: ?o Các cháu chơi vui quá!?, ?oÔng rất thích xem các cháu chơi như vậy, nếu như ngày nào các cháu cũng đến chơi, ông sẽ cho ba đứa cháu mỗi đứa một đồng?.
    Ba đứa học sinh nghe rất mừng, càng biểu diễn công phu chơi giỏi của chúng. Qua ba ngày sau, ông già buồn rầu nói với chúng: ?oTiền thu nhập của ông bị giảm bớt một nửa, bắt đầu từ ngày mai ông chỉ cho các cháu năm hào thôi?.
    Tụi trẻ rất buồn, nhưng cũng bằng lòng với điều kiện này, sau mỗi ngày tan học, vẫn tiếp tục đi đến chỗ của ông để biểu diễn. Một tuần sau, ông lão mặt mày nhăn nhó nói với chúng: ?ogần đây ông chẳng nhận được tiền lương, xin lỗi các cháu, bây giờ ông chỉ cho các cháu mỗi đứa hai hào thôi? .
    ?o Hai hào hả ??Một đứa trẻ bắt đầu đổi sắc mặt nói: ?o Chúng tôi không thèm, chỉ có hai hào nhỏ nhoi vậy mà dại gì mất thời gian quý báu của mình đến biểu diễn cho ông xem, không làm đâu.?
    Từ đó về sau, ông già sống những ngày tháng yên tĩnh.
    Trẻ con và người lớn có tâm lý khác nhau. Càng cấm những chuyện không được làm thì chúng lại càng muốn tò mò. Do vậy ông già trong câu chuyện đã biết được tâm lý của tuổi trẻ. Ông đã biết bịnh mà cho thuốc, và đã đạt đến mục đích của mình rất khéo léo, Có thể thấy rằng sự suy nghĩ của con người rất phong phú, suy nghĩ nghịch hướng cũng là một phương pháp xử thế rất hay.
    Thoại Anh (Trích dịch từ ?oCẩm Nang Trí Tuệ?)
  7. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    TỪ BIỂN TÂM TĨNH LẶNG
    Thích Thái Hòa​
    Sống với bậc hiền trí thì ai cũng thích, nhưng làm sao để bảo vệ họ? Họ hiền trí thì cứ để cho họ hiền trí theo cách sống hiền trí của họ là ta đã bảo vệ được họ. Ta hãy bảo vệ họ bằng những hành động và tâm ý không bảo vệ gì cả, đó mới là cách bảo vệ chân thực đối với họ.
    Nếu ta khen và trọng dụng họ là vô tình ta làm cho nhiều người cạnh tranh với họ và ghét họ. Vì sao? Vì tâm cạnh tranh và ganh tỵ tài năng nơi mỗi người đối với mọi người nhiều hơn cát bụi.
    Nhưng, có người lại bảo, nếu có nhiều người cạnh tranh với người hiền trí, để trở thành bậc hiền trí, thì xã hội sẽ có được nhiều người hiền trí để phục vụ chứ sao?
    Hiền trí không phải do cạnh tranh mà được, nếu hiền trí do cạnh tranh mà được thì không phải là hiền trí, ấy chỉ là thủ thuật và trí xảo. Cạnh tranh đã tạo nên nỗi bất hạnh của thế giới con người. Cạnh tranh là bất hạnh.
    Thủ thuật thì không phải là hiền trí mà nó giết hiền trí và hại hiền đức. Thủ thuật chỉ có giá trị tạm thời mà không phải là giá trị vĩnh cửu. Hiền trí có giá trị vĩnh cửu là vì hiền trí có mặt ngay nơi tự thân hiền đức của nó.
    Muốn cạnh tranh để hơn người khác thì phải có thủ thuật, phải có trí xảo. Càng sử dụng thủ thuật và trí xảo là người khiếm đức, và tự thân của họ đã làm tổn thương hiền đức. Đức đã tổn thì làm gì có hiền. Hiền đã không có, thì hiền trí do đâu mà có?
    Không có hiền đức, thì không thể có hiền trí. Không có hiền trí thì làm gì có đại dụng? Không có đại dụng, thì tiểu dụng cũng mất luôn. Xã hội mà không có đại dụng của bậc hiền đức và không có tiểu dụng của bậc hiền trí, mà chỉ có đại dụng là những kẻ khiếm đức và tiểu dụng là những kẻ trí xảo, thì khuôn mặt của xã hội là cái gì, xin mời mỗi người hãy tự soi gương để thấy mình, trước khi trả lời. Vì sao? Vì hình ảnh xã hội, chỉ là hình ảnh của nhiều con người phóng đại.
    Bậc có hiền trí, thì đã có hiền đức của họ bảo vệ, mà không cần ai bảo vệ và đã có hiền đức của họ bảo chứng mà không cần phải thêm bất cứ một sự bảo chứng nào. Nếu ta thêm cho họ một bảo chứng, thì chẳng khác nào ta vẽ thêm một mặt trăng cho một mặt trăng giữa đêm rằm.
    Người nào manh tâm hại bậc hiền đức, người ấy chẳng khác nào đi ngược gió mà gie bụi, và người nào manh tâm ganh tỵ với bậc hiền trí, thì chẳng khác nào người lãng trí lấy chất dơ bôi vào mặt mình.
    Bậc hiền đức, thấy việc phải thì làm mà không mong cầu, không vụ lợi; bậc hiền trí thì luôn tránh những lỗi nhỏ nhặt nơi lời nói và việc làm của mình, khiến không tổn hại người và vật, và họ luôn luôn biết tránh những bất giác ở nơi tâm mình. Họ thấy việc phải thì bắt tay mà không cần ai mời gọi, họ làm xong việc thì buông tay mà không cần nắm bắt bất cứ một cái gì. Cần việc thì họ đến, ta không biết họ đến từ đâu; việc xong họ đi, ta không biết họ đi về đâu.
    Họ là vậy, nên họ chỉ mỉm cười và bất động trước những thịnh suy, tán tụ, vinh nhục hay khen chê nơi trần thế.
    Vậy, họ là ai? Họ hoàn toàn không có tên gọi. Họ là những hoạt khởi từ biển tâm tĩnh lặng không có danh ngôn. Nhưng, nếu cần gọi, thì ta cứ gọi họ bằng bất cứ tên gì cũng được. Ta gọi là quyền của chúng ta, nhưng bất động là quyền của những người đang hoạt dụng từ biển tâm tĩnh lặng ấy!
    Nguồn: thuvienhoasen.org
  8. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    cháu xin khai triển ý này:
    có 2 khái niệm : pháp luật trị và đạo đức trị
    ngày xưa khi văn mình con ng thấp, ng ta dùng đạo đức trị, mọi quyền hành đều quy về vua ( thiên tử ) quan ( phụ mẫu )
    bởi vì hệ thống lập pháp và hành pháp quá yếu,
    vai trò cá nhân là quá lớn>>>>> sinh ra bất công
    ( có lẽ vì đó mà bao công mới trở thành huyền thoại, chứ bao công mà sinh ra tại thời nay ở mỹ, thì ông ấy cũng ko là ông ấy như ng ta vẫn gọi ! )
    ngày nay, khi văn minh con ng đạt đc nhiều thành tựu hơn
    như tại nước Mỹ chẳng hạn: cu ly có thể chửi vào mặt tổng thống , phản đối tổng thống , phản đối lại cả bộ máy
    _______________
    1. vậy văn minh con ng cao hay văn minh của những thế giới cao hơn là cao hơn.
    một ngày nào đó, dân quyền, quyền tự do của mỗi con ng cao lên.
    thì những thế lực quen thói cá lớn đì cá nhỏ sẽ thế nào
    loài nào cao hơn, loài nào văn minh hơn !????????????
    2. một ngày nào đó, khi những cu lý, những ấu trùng ko phải lạy lục van xin
    ko phải theo luật đạo đức trị mà làm như thế
    khi đó ,những phẩm chất cao đẹp , những đỉnh cao tổng thể,
    chúng ta sẽ lên đc cao hơn, dễ dàng hơn . qua hệ thống pháp luật trị.

    những kẻ trên cao, những kẻ quyền thế ko thể đè, ko thể bắt nạt những kẻ cô hèn !
    một ngày nào đó !
    __________________
    @ cô thiên thần ! : cô đang xoa đầu cháu ná !
  9. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Một chị tu tập theo pháp quán tâm nhiều năm ở Miến có chia sẻ:
    - Ở Miến có một vị tăng, được gọi là người có tâm tỉnh thức 24/24. Chị đã đến đảnh lễ và thấy ngài có cầm cái quạt che mặt và không hề nhìn tới chị. Tôi hỏi: Sao lạ thế? Nếu tâm ngài tỉnh thức, sao lại phải ngại đụng nhìn chị?
    Chị nói rằng, không phải ngại về nhìn, ngài luôn có được những rung động an tĩnh, lại gần ngài thôi đã cảm nhận được sự an tịnh này, từ đó mà cái tâm nhảy nhót của chị cũng được cảm ứng. Chị còn nhận thấy, ngay cả tờ giấy mỏng khổ A4 mà ngài cầm trên tay (một bài trình pháp của đệ tử) cũng không hề rung động...cái tâm định của ngài thật mạnh mẽ. Ở đâu có những bậc như vậy, mọi người xung quanh đều được hưởng phước báu.
    Tiếc rằng Món quà Pháp Bảo nhận được lại không được phép chia sẻ trên mạng dù chỉ một đoạn ngoài việc copy tặng cho những người hữu duyên.
  10. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Có câu nói: "Cần có trí tuệ để thi hành kỷ luật và cũng cần có trái tim để biết lúc nào vượt qua kỷ luật"
    Câu hỏi: Có lúc tôi bị mất hứng thú vì mãi mà chẳng thấy mình tiến lên được tí nào.
    Đáp: Đó là bởi vì bạn không học hỏi được gì. Bạn không thực sự hứng thú với công việc mình đang làm. Bạn mong chờ thành quả. Bạn cần phải học hỏi từ chính những gì mà bạn đang làm, chứ không chỉ ngồi đấy mà chờ đợi kết quả sẽ đến. Bạn phải luôn hay biết và học hỏi từ chính những gì đang diễn ra bây giờ, phải nhìn vào chính quá trình thiền tập ấy của mình.
    Đừng bao giờ nản lòng mỗi khi mất chánh niệm. Mỗi khi phát hiện ra mình mất chánh niệm, lẽ ra bạn phải vui mừng mới đúng. Bởi vì ngay khi nhận ra mình mất chánh niệm, nghĩa là khi đó bạn đã chánh niệm trở lại rồi. Hãy cứ tiếp tục theo sát quá trình mất chánh niệm rồi lấy lại chánh niệm và học hỏi từ nó. Khi mất chánh niệm thì thế nào, khi có chánh niệm trở lại thì ra sao? Tại sao mất chánh niệm, làm thế nào mà bạn lấy lại được nó? Hãy có hứng thú đối với bất cứ cái gì đang diễn ra, dù đó là tốt hay xấu. Tất cả mọi kinh nghiệm, mọi việc đang diễn ra đều là Pháp, nó đúng như chính cách nó đang là. Tốt hay xấu đều chỉ là những đánh giá phán xét của cá nhân bạn mà thôi. Nếu có chánh kiến, bạn sẽ chấp nhận được bất cứ cái gì đang diễn ra như nó đang là ...

Chia sẻ trang này