1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sách: Điệp viên hoàn hảo ( NXB Thông Tấn)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi thuydo82, 19/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Sách: Điệp viên hoàn hảo ( NXB Thông Tấn)

    Hiện nay NXB TT sắp cho ra mắt cuốn sách: Điệp viên hoàn hảo ( cuộc đời hai mặt không thể tin nổi của Phạm Xuân Ẩn) tác giả: Larry Barmen ( người mỹ)
    sách dày: 484 trang, bìa cứng giá 120.000 bạn nào có nhu cầu tìm mua cuốn sách hãy liên hệ hoặc đến các hiệu sách tại đinh lễ để mua nhé!
  2. meomat0205

    meomat0205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Không biết "Điệp viên hoàn hảo" đã phát hành trên toàn quốc chưa
    Ở Đà nẵng có bán sách này không các bạn có thể cho biết
  3. huyenchau

    huyenchau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Sách này sắp phát hành, thấy nói là cũng hay, chắc cũng phải xem thôi. Thấy bên PH của nhà Thông tấn đang đi quảng cáo rầm rộ phết. Khi nào có sách sẽ đọc thử rồi phát biểu cảm giác sau.
  4. musketeer

    musketeer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Sách này chắc chắn khi dịch ra tiếng Việt sẽ bị cắt nhiều đoạn rất nhạy cảm. Vì thế nên tôi đoán là nó sẽ không chuyển tả toàn bộ thông điệp của bác Ẩn cũng như tác giả. Nói chung đời tình báo bạc bẽo lắm. Khi thành công rồi thì bị hắt hủi, giống như người xưa nói, săn được thỏ xong rồi giết chó săn. Bác Ẩn cũng bị như vậy. Hơn thế nữa bác ý ******** báo kiểu nghĩa vụ thôi. Bác ý cỏ vẻ ân hận đấy. Có một câu rất hay bác ý nói là " If I know that we had been traded between Americans and Russians, I would have chosen Americans". VẬy đó, các bác thử tìm đọc xem nhé.
    Được yeutumlum sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 27/09/2007
  5. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi vì hôm nay mới trả lời các bạn. Sách này hiện nay đã được phát hành. Trong miền Nam và miền Trung có hệ thống nhà sách FaHaSa bán, ngoài Bắc thì sách có bán tại Nguyễn Xí, Tiền Phong và một số nhà sách khác.
    Sách này được NXB Thông Tấn bên mình dịch mà không lược bỏ bất cứ nội dung nào trong sách, do đó tiến độ phát hành bị chậm so với giai đoạn đầu lên kế hoạch mất 1/2 tháng, vừa mới tung ra thị trường hôm 1/10 vừa rồi.
    Rất hi vọng mọi người quan tâm và đón đọc. Hiện nay có thể nói đang là một cuốn sách hot, có thể đọc để tìm hiểu thông tin và làm quà tặng rất ý nghĩa, tôi sẽ trích đăng một số bài nhận xét của các báo về cuốn sách: ( trích đăng và lược đăng do sự chấp thuận về bản quyền bên NXB TT )
    Mời mọi người tìm mua. Hoặc nếu muốn mua rẻ hơn, liên hệ với mình nhé
  6. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo (kỳ 1)

    Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (giữa) và đại tướng Võ Nguyên Giáp (trái). Ảnh: Readexpress.
    Thiếu tướng tình báo - anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn nói về cái nghiệp tình báo đã vận vào mình: "Người ta có thể nói gì về cuộc sống khi mà luôn chuẩn bị sẵn sàng hy sinh".
    Dưới ngòi bút của giáo sư - nhà sử học Mỹ Larry Berman, trong cuốn sách Điệp viên hoàn hảo ra mắt độc giả Việt Nam hôm nay, nhà báo trong vỏ bọc mà Phạm Xuân Ẩn tạo ra thuở nào nhằm hoàn thành nhiệm vụ tình báo được giao đã nhập vai một cách hoàn hảo. Hai cuộc đời hoàn hảo trong một cuộc đời hoàn hảo.
    Dưới đây là các trích đoạn trong sách:
    Tháng 8/1970. Chuyến bay 90 phút từ Singapore đến Sài Gòn đối với cô Diane Anson dường như dài bất tận. Vài ngày trước đó, cô nhận được thông báo chính thức rằng chồng cô, nhà báo Robert Sam Anson, làm việc cho tạp chí Time, đã mất tích ở Campuchia. Ngày mất tích là 3/8/1970. Ngoài ra không có một thông tin nào khác.
    Rời phi trường, Diane đi thẳng tới trụ sở văn phòng tạp chí Time-Life đặt tại khách sạn Continental. Một tay bế con trai Sam mới 15 tháng tuổi, còn tay kia dắt đứa con gái Christian hai tuổi rưỡi, cô vào hết phòng này đến phòng khác để hỏi các phóng viên tại đây thông tin về chồng mình. Diane sợ điều xấu nhất đã xảy ra đối với người phóng viên trẻ nhất của tạp chí Time, đồng thời là người chồng 25 tuổi của mình.
    Quan điểm chung
    Khi nhận nhiệm vụ sang Việt Nam, cũng như hầu hết các phóng viên trẻ đến đây, Bob Anson kỳ vọng rằng chuyến công tác này là cơ hội để anh tạo dựng danh tiếng của mình giống như các đồng nghiệp David Halberstam, Malcolm Browne và Neil Sheehan đã từng làm những năm đầu thập kỷ 1960.
    Nhưng sau vài tháng ở Việt Nam, các bài viết của Anson không được đăng trên tạp chí Time. Hai phóng viên cao cấp thường trú tại Sài Gòn là Clark và Burt Pines dường như cũng gặp ít nhiều rắc rối khi các bài viết của họ không được trưởng ban biên tập tạp chí ở New York duyệt.
    Trong mắt của Anson, cuộc chiến tranh này là giết chóc và vô đạo đức. Đây cũng chính là quan điểm chung về cuộc chiến tranh tồi tệ được cảm nhận ở mọi nơi, trừ bên trong bốn bức tường của văn phòng tạp chí Time ở Sài Gòn cũng như tại tổng hành dinh tờ tạp chí này ở New York.
    Khi Anson nêu vấn đề với ban biên tập tạp chí Time về sự tự quyết của người Việt Nam, anh liền bị gán cho nhãn hiệu là kẻ phản chiến nhụt chí và ấm đầu.
    Trong một bữa tiệc tối tại văn phòng tạp chí Time do John Scott - một ủy viên biên tập - chủ tiệc, cuộc nói chuyện xoay quanh vấn đề Mỹ đang giành được những tiến bộ lớn trong chiến tranh, người ta lảng tránh thực tế bằng cách đưa ra những thành tích bằng con số lấp lánh.
    Anson không thể chịu được nữa, anh xổ ra một tràng: "Các bạn đã bỏ qua một điểm chính rồi. Người Việt Nam đã từng đánh bại Nhật, đánh bại Pháp và họ đang đánh bại chúng ta, bất kể chúng ta đã dùng đến vũ khí gì để đánh họ. Người Việt Nam kiên trì lắm, họ rất quyết tâm, và lịch sử đang đứng về phía họ. Có lẽ các người không nhận ra điều đó?.
    Anson không hề cảm thấy hối tiếc những điều anh đã nói. Nhưng chính những lời anh nói ra đã mang lại tai họa cho anh. Marsh Clark bí mật gửi một lá thư báo cáo các sếp ở New York.
    Nhận được thư của Clark, lãnh đạo tạp chí Time ở New York liền gửi một lá thư cho tất cả các phóng viên và biên tập viên của tạp chí Time đang làm việc trên khắp thế giới rằng: "Trước khi đến Việt Nam, Bob đã từng cảm thấy rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là vô đạo đức; và rằng Việt Nam hóa chiến tranh chỉ đơn giản là kéo dài cuộc chiến tranh vô đạo đức mà thôi. Chẳng có điều gì ở Việt Nam khiến Bob thay đổi được cách nhìn cũ của anh ta".
    Bob Anson muốn từ chức sau khi đọc được những điều mà anh hiểu rằng Clark đã công khai muốn đuổi anh đi. Đó là lý do tại sao anh đi tìm gặp một người bạn thân nhất của mình ở Việt Nam: Phạm Xuân Ẩn. Giống như hầu hết các phóng viên ở Sài Gòn, Anson khâm phục Phạm Xuân Ẩn vì các mối quan hệ của ông trong phủ tổng thống và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.
    Phạm Xuân Ẩn dường như biết tất cả mọi người và mọi điều xảy ra ở Sài Gòn, đồng thời luôn sẵn sàng giúp đỡ các phóng viên Mỹ tìm hiểu về đất nước ông. Tại phân xã các tòa báo nước ngoài, người ta đồn rằng Phạm Xuân Ẩn là cựu nhân viên mật vụ dưới thời Ngô Đình Diệm, một điệp viên của Pháp, một nhân viên CIA, một điệp viên của Chính quyền Sài Gòn, hoặc là cùng lúc làm điệp viên cho tất cả các cơ quan nói trên.
    Trách nhiệm nặng nề
    Diane khóc nức nở khi cô tới văn phòng Phạm Xuân Ẩn. Suốt cuộc gặp, Phạm Xuân Ẩn cứ nhìn chằm chằm vào hai đứa trẻ. Phạm Xuân Ẩn lắng nghe lời của Diane cầu xin giúp đỡ tìm kiếm chồng mình. Trong đầu ông bỗng nhớ lại cách đó vài tuần, Bob Anson đã hẹn gặp ông ở tiệm cà phê Givral để nhờ ông đọc qua lá thư xin từ chức mà Bob định sẽ gửi cho Marsh Clark. Ông đã bảo Anson xé lá đơn xin từ chức đó đi.
    Nếu ông không khuyên Anson như vậy, rất có thể hôm nay biết đâu gia đình Anson lại chẳng đang cùng nhau đi nghỉ ở Singapore hay Bali. Nếu Anson trước đó từ chức thì anh đã không phải sang Campuchia. Bởi vì vài tuần sau khi Anson gặp ông ở tiệm cà phê Givral, Marsh Clark gọi Anson tới văn phòng của ông ta - nơi có treo trên tường một tấm bản đồ Đông Dương khổ lớn.
    Clark chỉ vào Việt Nam, nói với Anson: "Tôi phụ trách đưa tin khu vực này". Sau đó ông ta chỉ sang vị trí nước Lào và Campuchia nói: "Còn hai nước này thuộc về anh phụ trách". Kết thúc buổi làm việc hôm ấy, Clark bảo Anson đóng gói đồ đạc để ra sân bay: "Tôi không muốn thấy mặt anh ở đây nữa".
    Phạm Xuân Ẩn cố tìm lời an ủi Diane bằng cách nói rằng ông sẽ làm tất cả mọi điều có thể để giúp đỡ, nhưng trong lòng thì cũng nghĩ rằng bạn mình có thể không còn nữa. Chính vì thế mà ông thấy mình càng phải có trách nhiệm hơn. Phạm Xuân Ẩn hứa với Diane rằng ông sẽ tiếp tục kiểm tra các nguồn tin.
    Sau khi Diane và hai đứa nhỏ rời văn phòng, Phạm Xuân Ẩn suy nghĩ mông lung về người bạn Bob Anson của mình. Ông biết rõ những điều cần làm, nếu không cẩn thận có thể làm hỏng sứ mệnh của mình.
    Nhà tình báo hàng đầu của Hà Nội ở Sài Gòn chấp nhận rủi ro bị lộ để cứu mạng sống cho một phóng viên người Mỹ. Ông biết rằng nếu Bob Anson chết, người Việt Nam cũng mất đi một người bạn chân chính. Trong lòng ngập tràn trách nhiệm nặng nề về sự mất tích của Anson, Phạm Xuân Ẩn quyết tâm tìm bằng được câu trả lời về việc Anson còn sống hay đã chết.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  7. viet-thang

    viet-thang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    hi hi, Điệp viên hoàn hảo đang sốt "rét" trên thị trường sách mấy ngày hôm nay.
  8. phantom96

    phantom96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    các bác nhận xét cho em bài này cái:
    Việt Nam năm 2030
    Việt Nam là một đất nước đang phát triển với tốc độ nhánh. Với tốc độ phát triển đó, tôi tin chắc rằng vào năm 2030, Việt Nam sẽ có rất nhiều đổi mới, đủ để sánh vai với các cường quốc năm châu.
    Việt Nam năm 2030 sẽ có nhiều nhà máy, công ty tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hoá phục vụ cho cuộc sống của người dân. Điều tôi mong muốn nhất vào năm 2030 là vấn đề an toàn giao thông. Việt Nam hiện nay lúc giờ cao điểm luôn ùn tắc giao thông, hi vọng rằng năm 2030 đường phố sẽ rộng rãi hơn, không còn cảnh ùn tắc và tai nạn giao thông hàng ngày. Năm 2030 cảnh sát giao thông phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn giao thông và đua xe trái phép. Chúng ta cần làm như vậy để thành lập một xã hội Việt Nam có kỷ luật và nếp sống văn minh.
    Đảng và nhà nước cũng phải tích cực triển khai việc xoá đói giảm nghèo, trẻ em đến tuổi cần được đi học và được chăm sóc sức khoẻ. Tôi tin Việt Nam sẽ là một đất nước phần thịnh và no ấm.
    Chúng ta cũng phải xây dựng những khu công viên giải trí để phục vụ mọi người đến nghỉ ngơi sau giờ làm việc, người già đến tập thể dục và trẻ em đến vui chơi. Tôi tin ngành du lịch cũng sẽ phát triển mạnh để thu hút khách du lịch và hình ảnh Việt Nam sẽ được quảng bá rộng rãi trên thế giới.
    Nói chung, tôi nghĩ Việt Nam năm 2030 là một đất nước tươi đẹp, không có tệ nạn xã hội và sẽ có một nền kinh tế ổn định trên thế giới.
  9. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Hi......... bão về đương nhiên việc sốt rét là điều không tránh khỏi, nhưng bạn có biết khi bị sốt rét, bản thân nó lại là : " trong nóng ngoài lạnh không? Tôi nghĩ hẳn bạn làm cho nhà sách Nhã Nam, không nên như vậy đâu bạn ah, nếu là sách ko hay bản thân tôi làm ở NXB cũng không vì thế mà quảng cáo nó rùm beng, người đọc sẽ quyết định thôi.
  10. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo (kỳ 2)

    Chỉ một tháng sau cuộc đảo chính quân sự, Lon Nol tổ chức một cuộc thanh trừng sắc tộc đối với những người dân tộc thiểu số Việt Nam sinh sống tại Campuchia.
    Theo đó, một trong những chiến dịch của Lon Nol diễn ra tại thị xã Takeo - nơi nổi tiếng là một căn cứ của cộng sản. Anson khi đó được phái sang Campuchia để viết bài về sự kiện này.
    Những vụ thảm sát
    Cứ mỗi sáng Anson cùng với người cộng tác viên của anh là Tim Allman lái xe hơi từ Phnom Penh đi Takeo để kiểm số lượng người Việt bị giam giữ. Vào một đêm, lính Campuchia xả súng vào tất cả những người Việt Nam này. Sáng hôm sau, khi Anson và Allman đến nơi đã thấy những thi thể, người nọ nằm đè lên người kia giữa một vũng máu lớn.
    Nhưng khi bước lại gần hơn, họ nhìn thấy một vài người cử động, đồng thời nghe thấy những tiếng kêu rên. Một ông già bị bắn gãy chân cố gắng nói: "Chúng tôi chỉ là những người bán hàng. Các ông hãy đưa chúng tôi ra khỏi đây ngay, nếu không đêm nay chúng quay lại sẽ giết chết hết những người còn sống sót".
    Anson quì xuống gần một bé trai chừng 8 tuổi. Anson và Allman quyết định chở chú bé tới bệnh viện ở Phnom Penh, đồng thời gọi thêm các phóng viên khác tới đưa những người bị thương đi, nếu không lính Campuchia trở lại sẽ giết hết những người còn sống sót. Anson và Allman xếp những người bị thương càng nhiều càng tốt vào xe hơi rồi chở họ về Phnom Penh. Anson chạy thẳng về khách sạn để gặp đoàn phóng viên mới tới. Anh hét to: "Xuống Takeo ngay. Người ta đang bắn giết người Việt Nam. Gọi cả những nhà báo khác nữa".
    Trời tối dần. Allman lái xe chở đầy các nhà báo trở lại để viết bài về vụ thảm sát. Đêm đến, đám lính Campuchia chuẩn bị cuộc thảm sát cuối cùng của chúng. Anson bắt đầu sợ, đúng lúc đó có tiếng xe hơi đang đến gần. Thì ra đó là xe của Bernard Kalb, phóng viên của Hãng CBS, cùng cả nhóm làm phim từ Phnom Penh lên để chở vài người bạn ra khỏi Takeo. Nhận ra hai đồng nghiệp, Bernard Kalb nói: "Các cậu cho rằng đứng đây là có thể ngăn chặn được đám lính Campuchia hành quyết những người đó sao? Nếu chúng đã có ý định giết những người Việt này thì chúng sẽ giết họ thôi. Và khi đó cả các cậu cũng không thoát".
    Anson không muốn đi, nói rằng anh không nỡ bỏ mặc những đứa trẻ Việt Nam ở lại. Bernard Kalb liền đặt bàn tay hộ pháp lên vai Anson có vẻ như để an ủi động viên đồng nghiệp. Nhưng không, bàn tay người khổng lồ đã túm chặt lấy cổ Anson rồi cùng với các phóng viên truyền hình khiêng Anson ấn vào xe hơi.
    Henry Kamm - người sau này được nhận giải thưởng Pulitzer - sau đó đã có bài đăng trên trang nhất báo New York Times về vụ thảm sát người Việt Nam ở Campuchia. Trong đó, anh nêu rõ nhà báo Anson đứng đầu một nhóm người tìm cách cứu *********. Những bài báo viết về vụ thảm sát đã làm dấy lên sự căm phẫn ở Sài Gòn, đặc biệt là trong đám phi công quân lực Việt Nam Cộng hòa tổ chức những đợt tấn công vào các vị trí của Bắc Việt ở Campuchia.
    Bob Anson còn sống. Theo lời kể của Anson thì anh bị quân đội Bắc Việt Nam bắt sống tại địa điểm bên kia một con sông trên đất Campuchia cách thị trấn Skoun vài kilômet do anh không để ý đến hai hoặc ba trạm gác trên đường. Sau khi bị bắt, Anson bị dẫn giải đi. Khi thì phải đi bộ, lúc thì chạy xuyên qua những địa hình rừng già dọc đường mòn Hồ Chí Minh trong tư thế tay bị trói. Cuộc đi bộ bắt buộc đã dẫn Anson đến một ngôi làng nhỏ. Tại đây, Anson được một người sĩ quan nói được tiếng Anh thẩm vấn.
    Cứu mạng một người bạn
    Tại Sài Gòn, sau cuộc gặp đầy xúc động với Diane Anson, Phạm Xuân Ẩn trở về nhà. Đêm hôm đó, chờ cho đến khi các con đã đi ngủ, Phạm Xuân Ẩn đặt mấy hạt gạo và đổ một ít nước lên chiếc thìa rồi đưa lên lửa nấu cho đến khi gạo trở thành một chất hồ sền sệt. Bên cạnh ông, con chó Đức và bà Thu Nhàn - vợ ông - đứng nhìn. Phạm Xuân Ẩn nhúng ngòi bút vào thìa cháo đặc, rồi bắt đầu viết lên một tờ giấy gói thông thường. Vài phút sau mực bay hơi biến mất nhưng ông vẫn tiếp tục viết, giống như ông đã từng làm cứ vài tuần một lần như vậy trong suốt một thập kỷ qua.
    Sáng hôm sau, ông Ẩn có hẹn gặp với bà Nguyễn Thị Ba, một người liên lạc lâu năm của ông (năm 1976, bà Nguyễn Thị Ba được tuyên dương Anh hùng các lực lượng vũ trang). Bà Ba lớn hơn ông Ẩn 12 tuổi, miệng luôn bỏm bẻm nhai trầu nên không hề gây ra sự chú ý nào đối với người khác. Phạm Xuân Ẩn quyết định chỉ gửi một bức điện với vài cuộn phim.
    Ông nêu yêu cầu cấp trên cung cấp cụ thể những thông tin về một nhà báo Mỹ, đồng nghiệp của ông làm việc cho tạp chí Time, một người bạn của Việt Nam vừa bị bắt sống. Ông đề nghị nếu Bob Anson chưa chết, cần phải trả lại tự do ngay cho anh ta, không cần hỏi lại. Ông giải thích rằng người Mỹ này đã cứu nhiều mạng sống của trẻ em Việt Nam ở Takeo. Phạm Xuân Ẩn làm điều này là rất mạo hiểm vì nếu chẳng may bà Ba hoặc bất kỳ thành viên nào trong tổ tình báo khi đang vận chuyển báo cáo của ông mà bị bắt, thì vỏ bọc của ông bị lộ tẩy ngay tức khắc.
    Ngày hôm sau Phạm Xuân Ẩn đi chợ chim, thú cùng với con chó Đức của ông luôn ở bên. Chợ chim, thú lúc nào cũng đông nghẹt người. Vài phút sau, bà Ba tới và ông Phạm Xuân Ẩn bắt chuyện. Sau đó, họ chia tay mỗi người đi một ngả. Phạm Xuân Ẩn trở về văn phòng tạp chí Time còn bà Ba đi về hướng Củ Chi ngoại ô Sài Gòn. Tại đây, một mạng lưới hỗ trợ tinh vi đang chờ bà Ba chuyển giao những gói nem cuốn. Trong gói đó có cả những yêu cầu của ông Phạm Xuân Ẩn về thời gian, địa điểm cho những cuộc gặp gỡ tiếp theo. Sau khi gửi các báo cáo đi, Phạm Xuân Ẩn không biết phải làm gì nữa ngoài chờ đợi tin tức về số phận của Bob Anson.
    Sau nhiều tuần bị bắt giữ, một hôm vào lúc nửa đêm, Bob Anson được một trong những sĩ quan thẩm vấn đánh thức dậy, thông báo rằng việc anh là phóng viên của tạp chí Time đang được xác minh, có thể có kết quả trong vài ngày tới nhưng anh sẽ sớm được trả lại tự do. Người sĩ quan nói: "Ở Việt Nam chúng tôi có truyền thống người nào chỉ cần cứu mạng sống của một trong số con em chúng tôi thôi thì đã được chúng tôi ghi nhận. Mặt trận xin cảm ơn anh. Anh được tự do. Từ nay anh là người của phía chúng tôi. Một người chiến sĩ cách mạng". Chín ngày sau, Anson được rời nơi tạm giam.
    17 năm sau, Bob Anson trở lại Việt Nam vì lý do cá nhân. Nửa đêm Anson đến thăm nhà Phạm Xuân Ẩn. Ông ra chào khách trong một bộ quân phục với hàm đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, trên ngực đeo huân chương. "Lúc nào anh cũng mặc thế này à?", Anson hỏi. "Phải. Lúc nào cũng thế này", ông Ẩn đáp và mỉm cười.
    Khi gặp lại Anson, câu đầu tiên Phạm Xuân Ẩn hỏi là: "Thế nào, các cháu Christian và Sam có khỏe không? Diane có khỏe không?". Anson nghĩ: "17 năm đã trôi qua, thế mà ông Ẩn vẫn chưa quên một chi tiết nào. 17 năm đã trôi qua, ông vẫn còn biết cách làm vui lòng tôi. Kỹ năng này chắc đã khiến ông rất giỏi trong nghề của mình".
    (Theo Tuổi Trẻ)

Chia sẻ trang này