1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sách: Điệp viên hoàn hảo ( NXB Thông Tấn)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi thuydo82, 19/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lathu777

    lathu777 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    962
    Đã được thích:
    0
    Mình vừa đọc xong "Điệp Viên Hoàn Hảo " dường như con người Này quá "Hoàn Hảo" bởi Ông quá thông minh và nhạy bén ..Những con người như ông làm tôi phục.
    -Phục bởi lòng yêu nước dám xông pha ..dám đối mặt trước thử thách và vững vàng về tâm lý.
    - Phục bởi tình người mà ông đã có ..dù biết rằng có thể sẽ phương hại đến uy tín ..Một tình bạn với Nguyễn Kim Tuyến khi cố gắng đưa lên máy bay di tản vào phút cuối . Có lẽ cái "Tình " của Ông đậm chất nhân văn nên ông được sự tín nhiệm , nể phục và thiện cảm cả với những người bên kia chiến tuyến sau ngày thống nhất
    -Phục bởi cách sống của Ông -Nhân-sinh-Quan và lẽ đời .
    Một quyển sách rất hay và đáng để đọc ..về cách tiếp cận lịch sử và vì sao Vietnam có thể chiến thắng ? có phải từ những người như Ông Phạm Xuân Ẩn.
    Được lathu777 sửa chữa / chuyển vào 08:50 ngày 04/10/2007
  2. musketeer

    musketeer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Tôi có xem qua trên báo Tuổi Trẻ. Không biết báo Tuổi trẻ có lưọc so với bản dịch Tiếng Việt không nhưng so với nguyên tác tiếng Anh thì rất sơ sài. Gần như là tóm tắt so với nguyên bản. Tôi thấy trong bản gốc có rất nhiều điều ông Ẩn nói về chính quyền khá nhạy cảm. Không nghĩ là nhà xuất bản có thể vượt qua được kiểm duyệt nếu đăng nguyên bản. Ví dụ một số điều trong sách ông Ẩn có nói như nhà nước cấm ông sang Mỹ vào năm 97, rồi nói với người bạn của ông đại loại là trừ khi bà ý là tổng bí thư thì tôi mới được cử sang Mỹ làm đại sứ, rồi còn bị nghi ngờ làm điệp viên hai mang, đoạn phê phán chính phủ sau khi giải phóng..Nói chung tôi không tin là dịch toàn bộ nguyên tác.
  3. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Thực ra trong cuốn sách NXB TT ấn hành, những đoạn quá nhạy cảm đã được mềm hoá, bạn cứ đọc đi, vẫn có ý như vậy, nhưng nếu dịch quá sát nghĩa thì ngay cả bất cứ NXB nào muốn phát hành cũng không vượt qua được kiểm duyệt.. còn trích đăng trên báo tuổi trẻ chỉ là trích dẫn một số đoạn trong cuốn sách NXB TT phát hành mà thôi. nên mình nghĩ nếu bạn muốn đọc vẫn có thể đọc được mà không cảm thấy quá thiếu sót so với bản dịch đâu.
  4. binhjuventus

    binhjuventus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    37
    Em vừa nhận được bản tiếng Anh đặt mua trên Amazon xong, mới đọc qua đoạn prolog nhưng đã thấy nhiều đoạn rất nhạy cảm của tác giả người Mỹ này, em cũng nghĩ là bên mình dịch hoặc lược bớt hoặc nói theo cách khác mang tính trung hoà hơn
    Tuy nhiên em nghĩ đây cũng chỉ là sách để tham khảo, sự thật thì chắc chỉ có đọc hồi ký của chính tướng Ẩn may ra còn tin được
  5. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo (kỳ 3)
    Phạm Xuân Ẩn gia nhập ********************** tháng 2/1953 ở vùng đất Mũi Cà Mau. Nhà lãnh đạo ********* cấp cao nhất ở miền Nam Việt Nam lúc đó là ông Lê Đức Thọ đã chủ trì buổi lễ kết nạp Đảng cho ông Ẩn.
    Sau đó, ông Lê Đức Thọ đã đưa Phạm Xuân Ẩn ra ngoài để nói chuyện riêng. Ông Lê Đức Thọ tiên đoán với Phạm Xuân Ẩn rằng khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Mỹ sẽ không để cho người Việt Nam tự quyết định tương lai của mình. Không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ đến một ngày có chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ. Phạm Xuân Ẩn được chuẩn bị sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng giao cho để bảo vệ đất nước mình.
    Điệp viên duy nhất sang Mỹ
    Edward Lansdale - giám đốc phái đoàn quân sự Mỹ ở Sài Gòn - coi Phạm Xuân Ẩn (khi đó là thư ký tổng hợp của Cục Chiến tranh tâm lý thuộc Lực lượng dự bị liên quân) là một tiềm năng để có thể tuyển mộ phục vụ cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, Lansdale đã đề nghị được bảo trợ cho Phạm Xuân Ẩn sang Mỹ học ở trường hạ sĩ quan về tình báo và tâm lý chiến.
    Phạm Xuân Ẩn báo cáo cho cấp trên trực tiếp của mình là ông Mười Hương về đề nghị này của Lansdale. Ông Mười Hương đã khuyên Phạm Xuân Ẩn nên tránh việc này, thay vào đó là học nghề báo chí. Khi Phạm Xuân Ẩn nói với Lansdale rằng ông muốn được học báo chí, Lansdale lập tức đề nghị được đứng ra bảo trợ cho ông, đồng thời liên hệ ngay với Quỹ Á châu.
    Ông Mai Chí Thọ - khi đó đứng đầu bộ phận tình báo ở miền Nam - nói: "Ông Phạm Xuân Ẩn là điệp viên duy nhất mà chúng tôi cử sang Mỹ?. Ông Mai Chí Thọ đã tham gia một cách tích cực vào việc chuẩn bị cho chuyến đi của ông Ẩn. Ông Mai Chí Thọ kể với tôi: "Khi đó chúng tôi vẫn còn hoạt động trong bí mật. Tôi phải kín đáo gom góp tiền bằng cách một phần sử dụng quỹ hoạt động tình báo, số còn lại đi vay mượn thêm".
    Tôi hỏi ông Mai Chí Thọ vì sao ông Phạm Xuân Ẩn lại được lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này? Ông Mai Chí Thọ đáp: "Vì ông ấy nói được tiếng Anh tốt hơn những người khác, đồng thời ông có năng khiếu nghề nghiệp. Một trong những sức mạnh lớn nhất của người điệp viên là luôn bình tĩnh và có nhiều bạn bè, phải luôn chơi được với mọi người để không gây sự chú ý nào. Phạm Xuân Ẩn là người làm được điều ấy đối với mọi người và đó chính là lý do vì sao tôi coi ông Ẩn là một trong những nhà tình báo vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước tôi".
    Sứ mạng của Phạm Xuân Ẩn ở Mỹ là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về người Mỹ và văn hóa của họ, để khi về Việt Nam làm việc dưới vỏ bọc là một nhà báo; phải luôn cố gắng làm cho mình hòa nhập được vào cách viết, cách nghĩ của người Mỹ. Ông Mười Hương nói: "Nếu không làm được như vậy, anh sẽ không thành công".
    Hồ sơ của Phạm Xuân Ẩn khi đó được chuyển tới bác sĩ Trần Kim Tuyến với chỉ thị phải kiểm tra với phía Mỹ về tính cách và lòng trung thành của Phạm Xuân Ẩn. Chỉ riêng lời giới thiệu của Lansdale thôi cũng đủ hiệu quả cho Trần Kim Tuyến duyệt ngay mọi giấy tờ thủ tục của Phạm Xuân Ẩn, giúp ông kịp thực hiện được chuyến đi Mỹ. Từ đó, cuộc đời của điệp viên cộng sản Phạm Xuân Ẩn và cuộc đời của kẻ chống cộng khét tiếng Trần Kim Tuyến có nhiều liên hệ với nhau. Tối thứ bảy ngày 12/10/1957, chàng trai 30 tuổi Phạm Xuân Ẩn đặt chân xuống California.
    Thấm vào nền văn hóa Mỹ
    Phạm Xuân Ẩn nhanh chóng ổn định học tập và làm quen với cuộc sống sinh viên ở trường Đại học Orange Coast. Một trong những khía cạnh nổi bật trong thời kỳ Phạm Xuân Ẩn ở California là mức độ ông học được tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống ở trường. Nói một cách nôm na là ông đã thấm được nền văn hóa Mỹ.
    Trong khi nhiều điệp viên phải chấp nhận mình luôn ở một vị trí không nổi bật, Phạm Xuân Ẩn lại chọn cách thâm nhập vào cuộc sống để tạo thêm vỏ bọc cho mình. Ông thường xuyên tham gia các trận đấu bóng đá và các bữa tiệc trên bãi biển, trở nên nổi tiếng là người thích đùa.
    Phần lý thú nhất trong thời gian Phạm Xuân Ẩn sống ở đây là những lúc làm việc trong ban thời sự tờ báo Barnacle của trường.
    Tài năng báo chí của Phạm Xuân Ẩn nở rộ với sự hướng dẫn của Lee Meyer. Dưới sự lãnh đạo của Lee, tờ báo nhà trường Barnacle đã được Hiệp hội Báo chí học đường xếp hạng nhất trong số các tờ báo của các trường đại học, cao đẳng.
    Phạm Xuân Ẩn là một sinh viên giỏi, thường được nhận giấy khen mỗi học kỳ. Ông dự các lớp về lịch sử, khoa học chính trị, kinh tế học, triết học và khoa học xã hội. Phạm Xuân Ẩn còn tham dự hội nghị báo chí tại trường Đại học Redlands. Ngoài ra, ông còn tham gia đoàn đại biểu báo Barnacle đi dự đại hội các nhà xuất bản quốc gia bang California tổ chức tại thành phố San Francisco.
    Phạm Xuân Ẩn rất lo ngại đến những sự kiện diễn ra ở quê hương. Ông tự hỏi chẳng biết có ai trong gia đình, bạn bè bị bắt trong những cuộc càn quét của chính quyền Ngô Đình Diệm hay không? Điều Phạm Xuân Ẩn sợ nhất là có ai đó đã tiết lộ ông là một đảng viên cộng sản.
    Nếu điều đó xảy ra, ông có thể sẽ không bao giờ được trở về nước và gia đình ông sẽ phải chịu đựng những điều tồi tệ nhất do cảnh sát của chế độ Diệm mang lại. Tháng 1/1958, em trai của Phạm Xuân Ẩn bị bắt. Sau này ông nhớ lại: "Được tin đó tôi rất buồn. Tôi đã mất liên lạc với những người cộng sản, tất cả những người lãnh đạo trực tiếp của tôi đều đã bị bắt; em trai tôi cũng bị bắt".
    Quỹ Á châu đã dàn xếp một học bổng cho Phạm Xuân Ẩn và ông chuẩn bị một thời kỳ thực tập tại báo Sacramento Bee gần như ngay sau khi tốt nghiệp. Chuyến đi thực tập này sẽ tạo cho Phạm Xuân Ẩn không chỉ kinh nghiệm làm việc, mà còn tạo uy tín cho ông để làm công việc đó sau này. Sau đó, Phạm Xuân Ẩn đi thực tập ở Liên Hiệp Quốc cũng do Quỹ Á châu dàn xếp.
    Đến Liên Hiệp Quốc, Phạm Xuân Ẩn đã kịp được dự nghe nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Khi Phạm Xuân Ẩn đang mải mê thực tập thì nhận được tin Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (khóa III) họp tại Hà Nội đã ra nghị quyết về việc bắt đầu cuộc chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. "Khi tôi được tin về những người cộng sản trở lại chiến tranh, tôi đã biết tôi phải trở về quê hương", ông nói.
    Phạm Xuân Ẩn quyết định rằng chỉ có về nước ông mới cống hiến được tốt nhất cho Tổ quốc Việt Nam của ông: "Tôi lo cho gia đình tôi, cho những người lãnh đạo của tôi, và nhiệm vụ của tôi. Tôi đã hứa trước Đảng. Nay tôi đã ba mươi hai tuổi rồi. Tôi biết sớm muộn gì thì tôi cũng phải trở về nước. Tôi còn có nhân dân trông cậy vào tôi và sứ mạng của tôi".
    (Theo Tuổi Trẻ)
  6. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo (kỳ 4)
    Trở lại Sài Gòn vào một ngày cuối tháng 9/1959 sau hai năm ở Mỹ, điều mà Phạm Xuân Ẩn sợ nhất là vừa ra khỏi máy bay đã bị bắt giải đi mất tiêu.
    Phạm Xuân Ẩn đã bố trí cho cả gia đình ra đón ở sân bay để nếu chẳng may ông bị bắt thì còn có người chứng kiến. Lúc đó, rất nhiều đồng đội của ông đã bị bắt. Ông Mười Hương, chỉ huy trực tiếp của Phạm Xuân Ẩn, cũng đã bị bắt năm 1958 và khi đó đang bị giam giữ ở nhà lao Chín Hầm.
    Vào phủ tổng thống
    Do đi vắng lâu không nắm được tình hình ở nhà, nên suốt một tháng đầu kể từ khi về nước, Phạm Xuân Ẩn cứ ở lỳ trong nhà. Ông gửi một lá thư cho bác sĩ Trần Kim Tuyến. Trần Kim Tuyến vẫn còn quan hệ rất thân với Ngô Đình Nhu, em trai Ngô Đình Diệm. Trong thư, Phạm Xuân Ẩn viết: ?oTôi mới học xong lớp báo chí ở Mỹ và đã về nước, hiện đang cần một việc làm. Ông có thể bố trí cho tôi vào đâu được không??.
    Trần Kim Tuyến nhận thấy ngay giá trị của việc có một người tốt nghiệp ở Mỹ như Phạm Xuân Ẩn làm việc cho chính quyền Diệm. Ông ta liền bố trí cho Phạm Xuân Ẩn vào làm nhân viên trong văn phòng phủ tổng thống. Với vị trí này, Phạm Xuân Ẩn tiếp cận được các hồ sơ về quân đội, quốc hội, và nói chung là các loại hồ sơ về tất cả các tổ chức ở miền Nam Việt Nam.
    Tuy nhiên, ngay sau đó Trần Kim Tuyến lại nhận thấy một điều quan trọng hơn trong việc sử dụng kỹ năng báo chí của Phạm Xuân Ẩn. Trần Kim Tuyến bảo Phạm Xuân Ẩn đến gặp Nguyễn Thái, tổng giám đốc Việt Tấn xã (Vietnam Press). Việt Tấn xã là cơ quan báo chí chính thức của chế độ Ngô Đình Diệm. Từ hàng ngàn tin tức do các hãng thông tấn lớn quốc tế cung cấp mỗi ngày, Việt Tấn xã có nhiệm vụ lựa chọn ra những tin nào phù hợp về mặt chính trị để cho dịch sang tiếng Việt rồi xuất bản, coi đó như là quan điểm chính thức của chính quyền Ngô Đình Diệm.

    Một trong những tấm thẻ nhà báo của Phạm Xuân Ẩn. Ảnh:Larrybermanperfectspy.
    Nguyễn Thái nhớ lại: ?oPhạm Xuân Ẩn là nhân viên đầu tiên của Việt Tấn xã được đào tạo báo chí ở Mỹ và là người nói trôi chảy tiếng Anh. Hơn nữa, tôi đang cần một phóng viên giỏi như vậy để đưa tin từ văn phòng tổng thống, vì đây là một nhiệm vụ rất nhạy cảm. Tôi nhận thấy Phạm Xuân Ẩn rất thạo tin và quan hệ rộng. Dường như ông ấy quen biết tất cả những nhân vật quan trọng ở Nam Việt Nam, nhưng không bao giờ thấy ông khoe khoang điều đó. Đầu óc dí dỏm và khiếu hài hước khiến ông trở thành một người mà ai cũng thích?. Phạm Xuân Ẩn được các nhà báo quốc tế ở Sài Gòn yêu quý đến mức phóng viên nào cũng đánh giá rất cao về ông.
    Phạm Xuân Ẩn làm việc cho Việt Tấn xã không lâu bởi vì ông được các tờ báo lớn và các hãng thông tấn nước ngoài mời chào vào làm việc ở vị trí cao. Tất cả các cơ quan báo chí nước ngoài ở Sài Gòn đều đánh giá cao Phạm Xuân Ẩn bởi sự hiểu biết sâu sắc về chính trị Việt Nam và việc ông có quan hệ rộng với các quan chức Sài Gòn. Phạm Xuân Ẩn chuyển sang làm cộng tác viên cho Hãng thông tấn xã Anh Reuters. Phạm Xuân Ẩn cộng tác với phóng viên Reuters Peter Smark, người Australia. Văn phòng của Reuters đặt ngay trong khuôn viên của Việt Tấn xã.
    Con sói cô đơn
    Trên thực tế, khi đó công việc của Phạm Xuân Ẩn với tư cách một nhà tình báo chiến lược mới chuẩn bị bắt đầu. Ông có thể sử dụng tất cả những mối quan hệ của mình với các nhân vật chống cộng sản khét tiếng. Đồng thời, Phạm Xuân Ẩn có thể phát huy tất cả những kỹ năng xã hội mà ông học được ở Mỹ để tiếp cận các tài liệu, các buổi thông báo tin tức giúp ông hiểu được những mấu chốt để chống lại những chiến thuật mới của Mỹ ở Việt Nam.
    Phạm Xuân Ẩn luôn tự ví mình như một con sói cô đơn, bởi vì chẳng ai giám sát hoạt động hằng ngày của ông. Tất cả mọi việc liên quan đến hoạt động tình báo đều tùy thuộc ở sự sáng tạo của Phạm Xuân Ẩn. Mỗi khi Trung ương Cục miền Nam có yêu cầu đặc biệt, Phạm Xuân Ẩn sẽ nhận được chỉ thị thông qua những thông tin được mã hóa do bà Ba chuyển tới, hoặc người nữ liên lạc này tìm cách gây chú ý với Phạm Xuân Ẩn khi ông đến đón các con giờ tan trường.
    Phạm Xuân Ẩn đôi khi cũng đến căn cứ ********* để trình bày các báo cáo của mình, cũng như để được giao thêm nhiệm vụ mới. Để thực hiện những chuyến đi về Củ Chi, Phạm Xuân Ẩn để ria mép và nuôi tóc dài hơn một chút nhằm che giấu khuôn mặt thật của mình. Mỗi khi thực hiện chuyến đi như vậy, Phạm Xuân Ẩn đều tạo ra một lý do cho sự vắng mặt của mình. Ông thường nói với các đồng nghiệp làm việc ở tạp chí Time rằng ?oGiáo sư ******** học đi nghỉ ba ngày ở Huế để tìm kiếm các em xinh tươi nhìn có vẻ nghệ sĩ và hippy?.
    Khi chuyển sang làm việc cho tạp chí Time, Phạm Xuân Ẩn sử dụng những tư liệu mà các phóng viên khác đã tiếp cận trước. Đó là những tài liệu của phía bên kia mà cảnh sát Sài Gòn thu được, những tin bài do các hãng thông tấn lớn phát phổ biến, những bài viết trên các báo chí, và cộng thêm thông tin từ các nguồn cao cấp của ông. Điều này chứng tỏ rằng Phạm Xuân Ẩn đã giữ lại một số thông tin, không viết hết cho tạp chí Time những điều ông biết. Mặt khác, trong công việc của một nhà tình báo chiến lược, Phạm Xuân Ẩn phụ thuộc vào những tài liệu thu được từ nhiều mối quan hệ của ông trong tổ chức tình báo trung ương Việt Nam, quân đội Việt Nam Cộng hòa, Quốc hội, và các mối quan hệ tiếp xúc của ông trong các cộng đồng tình báo Mỹ, Pháp, Trung Quốc.
    Phong trào nổi dậy ở miền Nam Việt Nam đang càng ngày càng phát triển rầm rộ. Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh xây dựng một kế hoạch toàn diện chống nổi dậy. Chẳng bao lâu sau, Mỹ cho ra đời sản phẩm ?oNhững chiến thuật và kỹ thuật hoạt động chống nổi dậy ?(CIP). Sản phẩm CIP được mang đến Sài Gòn đầu năm 1961. Ngay lập tức, một bản copy của tài liệu này được chuyển cho bác sĩ Trần Kim Tuyến.
    Ông Trần Kim Tuyến liền đưa cho Phạm Xuân Ẩn yêu cầu phân tích tài liệu đó để giúp ông ta có thể nắm được hết các ý tứ trong chiến lược mới. Tham mưu trưởng lục quân, tướng Trần Văn Đôn, cũng trao cho Phạm Xuân Ẩn một bản tài liệu đúng như vậy. Đây là những tài liệu được xuất bản tháng 5/1961 gồm 47 trang, trong đó có cả những sơ đồ xác định mục tiêu nhằm tiêu diệt các lực lượng của *********. Phạm Xuân Ẩn còn thường xuyên giữ liên lạc với các tướng lĩnh quân đội Việt Nam Cộng hòa sau khi họ kết thúc khóa huấn luyện đặc biệt về chiến lược chống nổi dậy được tổ chức tại Trung tâm chiến tranh đặc biệt quân đội Mỹ ở Fort Bragg, Mỹ, trở về.
    Nhiệm vụ của Phạm Xuân Ẩn là phân tích các chiến thuật mới để những nhà vạch kế hoạch quân sự cộng sản đưa ra được những chiến thuật đối phó. Phạm Xuân Ẩn nói: ?oTôi được phía Việt Nam Cộng hòa tin cậy nên trao cho nhiều tài liệu, thậm chí cả ông Trần Kim Tuyến cũng vậy. Tôi đã đọc tất cả những tài liệu ấy, trao đổi với các cố vấn quân sự Mỹ và những người bạn Việt Nam của tôi vừa từ khóa huấn luyện ở Mỹ trở về. Sau đó tôi viết báo cáo tình báo gửi đi?.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  7. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Cuối tuần này, NXB TT sẽ ra cuốn Điệp viên hoàn hảo bằng bìa mềm, giá : 90.000đ/ cuốn, mời các bạn đón đọc nhé!
  8. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo (kỳ 5)
    Chế độ Ngô Đình Diệm đang tiến gần đến bờ phá sản. Sự hiếu chiến của bà Trần Lệ Xuân, thường gọi là madame Nhu, đã trở thành biểu tượng của chế độ Diệm.
    Tình báo Mỹ đã ít nhất hai lần tìm cách tuyển mộ Phạm Xuân Ẩn làm việc cho CIA mà không thành. Trong khi đó, tình báo cộng sản đã thâm nhập mọi tầng lớp xã hội miền Nam Việt Nam, kể cả thâm nhập vào chính các cơ quan tình báo của miền Nam là những đơn vị có nhiệm vụ phải loại trừ *********. Một "bộ ba" điệp viên cộng sản len vào sào huyệt chính quyền Sài Gòn lúc đó là Phạm Xuân Ẩn, Ba Quốc (Thiếu tướng tình báo - Anh hùng lực lượng vũ trang Đặng Trần Đức) và Phạm Ngọc Thảo.
    Cứu mạng Trần Kim Tuyến
    Năm 1962, bác sĩ Trần Kim Tuyến và nhiều nhân vật tai to mặt lớn khác không còn nghe lời madame Nhu trong các vấn đề chính trị nữa. Trong một lá thư gửi cho Ngô Đình Diệm, Trần Kim Tuyến thúc giục Diệm phải gạt bỏ bà Nhu ra khỏi trung tâm sân khấu chính trị. Khi Ngô Đình Nhu - em trai tổng thống Diệm và cũng là chồng của bà Trần Lệ Xuân - biết chuyện lá thư của Trần Kim Tuyến, liền cho khai tử số phận chính trị của Trần Kim Tuyến.
    Ngay lập tức, Trần Kim Tuyến bị cử đi làm việc tại tổng lãnh sự quán ở Cairo (Ai Cập). Trước khi rời Sài Gòn đi nhận nhiệm vụ mới, Trần Kim Tuyến vạch ra một kế hoạch đảo chính, rồi mang ra thảo luận các chi tiết của kế hoạch đó với Phạm Xuân Ẩn và một số người khác. Sau đó, Trần Kim Tuyến rời Sài Gòn nhưng không đi Cairo, mà đến Hong Kong và dừng lại ở đó.
    Ngày 1/11/1963, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết ở phía sau chiếc xe bọc thép do Mỹ sản xuất. Sau cuộc đảo chính, Trần Kim Tuyến từ Hong Kong trở về Sài Gòn, nhưng lập tức bị chính quyền bắt giam vì bị tình nghi là kẻ âm mưu đảo chính. Trần Kim Tuyến bị giam hai tháng trong nhà tù biệt lập, bị tra tấn, bỏ đói và bị lột hết quần áo sống trần truồng giữa bầy chuột. Phạm Xuân Ẩn cho biết chính Phạm Ngọc Thảo đã sử dụng ảnh hưởng của mình để Trần Kim Tuyến được phóng thích khỏi nhà tù.
    Tại một trong những cuộc nói chuyện cuối cùng của tôi với Phạm Xuân Ẩn, tôi đã nói đùa rằng bác sĩ Trần Kim Tuyến hóa ra là người thế nào mà cả Ba Quốc, Phạm Xuân Ẩn và Phạm Ngọc Thảo đều bắt đầu sự nghiệp từ tổ chức của ông Tuyến, Phạm Xuân Ẩn nói: "Bác sĩ Trần Kim Tuyến là bạn của tôi, cũng là bạn của ông Phạm Ngọc Thảo nữa. Tôi không phải là người duy nhất cứu mạng sống của ông Trần Kim Tuyến. Ông Phạm Ngọc Thảo cũng tham gia cứu Trần Kim Tuyến vì ông Tuyến đã giúp thả rất nhiều người của chúng tôi bị cầm tù sau khi ông ấy không còn được anh em Diệm - Nhu tin cậy".
    Một người rời vị trí
    Ba Quốc là một trong những trợ lý "trung thành" của Trần Kim Tuyến. Ba Quốc hoạt động trong cơ sở tình báo số H.67 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam, điệp viên Ba Quốc đã hoạt động hơn 20 năm ở miền Nam Việt Nam. Sau khi vượt qua được các cuộc sát hạch bằng máy kiểm tra nói dối, Ba Quốc được chuyển sang làm việc tại một đơn vị mới được lập ra là bộ phận tình báo trong nước thuộc Tổ chức Tình báo trung ương miền Nam Việt Nam (CIO) của Trần Kim Tuyến, Ba Quốc làm trợ lý cho lãnh đạo bộ phận tình báo trong nước này. Ở vị trí này, Ba Quốc được tiếp cận với hầu hết các tài liệu quan trọng trong mạng lưới tình báo miền Nam Việt Nam.
    Ba Quốc bị lộ trong một trường hợp hoàn toàn bất ngờ. Hôm đó, Ba Quốc đã gặp người liên lạc lâu năm của mình là Bảy Ánh tại một chợ đông người, trao cho Bảy Ánh hàng chục cuộn phim. Bảy Ánh phải chuyển tiếp tài liệu và phim cho một nữ liên lạc trẻ tuổi để mang tới căn cứ ở Củ Chi. Thật không may cho người nữ liên lạc trẻ tuổi này, cảnh sát bất ngờ chặn chiếc xe buýt đi Củ Chi để tìm kiếm một người nào đó. Toàn bộ hành khách trên xe buýt bị tạm giữ để khám xét nhằm khẳng định có ********* nào trên xe không. Tình cờ, khi khám đồ của hành khách, cảnh sát đã tìm thấy những tài liệu tình báo trong túi xách của người nữ liên lạc. Rất nhanh chóng, chỉ trong vòng vài ngày cơ quan phản gián đã lần ra được điệp viên Ba Quốc. Nhưng Ba Quốc đã kịp trốn thoát vào rừng trước khi cảnh sát ập đến nhà để bắt ông.
    Chỉ còn một người
    Nhiệm vụ của Phạm Ngọc Thảo là làm mất ổn định chính quyền Sài Gòn. Phạm Ngọc Thảo trở thành một chuyên gia lật đổ nổi tiếng, thường cấu kết với bác sĩ Trần Kim Tuyến và các tướng lĩnh của quân đội Việt Nam cộng hòa để làm tất cả mọi điều, miễn là có thể làm mất uy tín của chính phủ Sài Gòn. Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn là chỗ bạn bè.
    Phạm Ngọc Thảo đã hoạt động như là một trong những trợ lý được tin cậy nhất của Ngô Đình Diệm. Ông đã làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm tin rằng ông thật sự tin tưởng vào sự nghiệp chống cộng sản, đồng thời muốn giúp đỡ Ngô Đình Diệm làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình. Nhiệm vụ bí mật của Phạm Ngọc Thảo được cấp cao nhất là Bộ Chính trị Trung ương Đảng chấp thuận. Sau đó, Phạm Ngọc Thảo được cử sang học ở Trường chỉ huy và tham mưu của Mỹ tại Kansas. Ông từng được đề bạt lên quân hàm đại tá, làm chỉ huy trưởng các lực lượng vùng tỉnh Vĩnh Long, sau chuyển sang làm chỉ huy trưởng các lực lượng vùng tỉnh Bình Dương, rồi tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre.
    Phạm Ngọc Thảo trở thành một trong những nhân vật thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho dự án đô thị nông nghiệp, thôn ấp hiện đại tự quản. Phạm Ngọc Thảo biết rõ chương trình này sẽ vấp phải sự phản đối của nông dân, đó chính là lý do tại sao Phạm Ngọc Thảo đưa ra đề nghị về dự án này mạnh mẽ nhất. Chương trình này đã gây ra sự phản đối và cô lập chính quyền Ngô Đình Diệm. Khi dự án này bị hủy bỏ, Phạm Ngọc Thảo tập trung vào vấn đề xây dựng ấp chiến lược. Ông thuyết phục Diệm cho xây dựng ấp chiến lược thật nhanh chóng, và cũng là để chính quyền bị chỉ trích trong chính sách này. Phạm Ngọc Thảo đã giúp làm suy yếu Diệm và Nhu bằng cách giúp cho chương trình bình định nông thôn nhanh chóng thất bại. Phạm Ngọc Thảo là một nhân vật lớn trong cơn xoáy lốc của các âm mưu phá hoại ngầm, rồi cuối cùng là hủy hoại các chương trình đó.
    Phạm Xuân Ẩn cho biết: "Nhiệm vụ được giao cho Phạm Ngọc Thảo khác với nhiệm vụ của tôi. Ông ấy có nhiệm vụ làm mất ổn định của chế độ Diệm và vạch âm mưu đảo chính, còn tôi là một nhà tình báo chiến lược. Nhiệm vụ của ông Phạm Ngọc Thảo nguy hiểm hơn nhiệm vụ của tôi rất nhiều". Tôi hỏi Phạm Xuân Ẩn rằng vì sao rất nhiều người khâm phục Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn - một người bạn chơi với Phạm Ngọc Thảo từ bé - nói: "Phạm Ngọc Thảo là người mà suốt cuộc đời đã một mình đơn độc chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam".
    Phạm Ngọc Thảo bị giết chết ngày 17/7/1965. Người ta tin rằng chính tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh hành quyết Phạm Ngọc Thảo. Phạm Xuân Ẩn nói: "Đó là điều mà lúc nào tôi cũng sợ. Có thể một ngày nào đó tôi bị lộ, cảnh sát liền ập đến văn phòng tạp chí Time để bắt tôi, và thậm chí còn có thể tồi tệ hơn nữa là tôi bị bắt trong trường hợp không có người chứng kiến. Sau đó, tôi sẽ bị tra tấn trước khi bị giết". "Con sói" Phạm Xuân Ẩn bây giờ thật sự cô đơn.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  9. trunghieudng

    trunghieudng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn: "Đến bây giờ thì mọi người đã hiểu tôi chẳng làm điều gì sai trái cả và tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa. Tôi đã không phản bội. Đã có sự cố gắng làm thay đổi cách nói chuyện của tôi trong suốt một năm và cách nghĩ của tôi trong thời gian dài hơn thế nữa. Người ta có thể làm gì? Tôi không thể bị bắn. Người ta nói với tôi rằng không thích tính cách nói của tôi và rằng tôi khác lắm. Thậm chí đến nay, cũng không ai biết tôi có bao nhiêu thông tin và tôi biết những gì. Thậm chí, tôi đã phải chứng minh sự trung thành của mình, do vậy mà đến nay, mọi người có thể đã hiểu tôi hơn. Tôi đã dám đang ở Mỹ mà bỏ trở về nước, và đây là một bài học cho thanh niên đất nước tôi. Tôi được coi là một tấm gương tốt cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước"
    (Trích: Điệp viên hoàn hảo, Larry Berman, NXB Thông tấn, tr23,24)
    Bạn nghĩ gì về câu nói trên?
  10. phieudieu01

    phieudieu01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Bản dịch cuốn sách này con nhiều lỗi khó chấp nhận.
    Câu "Ông Phạm Xuân Ẩn hứa sẽ hợp tác với tôi nhưng với một điều kiện là ông bảo lưu quyền được nói rằng: ?oĐiều này nói ra chỉ để cho ông hiểu toàn cảnh bức tranh chứ không được viết vào sách vì nó có thể làm đau lòng con cháu của người đó và xin đừng bao giờ kể câu chuyện đó với ai hoặc nhắc đến tên người ấy", câu này khá tối nghĩ và quá mang ngữ phá Mỹ.
    Hoặc như câu " sách Nhgệ Thuật Chiến Tranh của Sun Tzu", câu này phải là sách Binh Pháp của Tôn Tử , cái này chắc do các bác nhà mình dịch từ "The Art of War" mà ra.
    Trong sách còn nhiều đoạn dịch tối nghĩa, câu văn lủng củng thiếu liền mạch mà tôi không nghĩ rằng "văn" của Larry Barmen lại tệ thế.

Chia sẻ trang này